Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā
[lwptoc]
CÓ SỰ KHÁC NHAU RẤT LỚN GIỮA
CHỈ – SAMATHA VÀ ĐỊNH – SAMĀDHI
QUÁN – VIPASSANĀ VÀ TUỆ – PAÑÑĀ
✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵
Định samādhi không phải là Chỉ samatha,
Chỉ samatha không phải là Định samādhi,
Tuệ paññā không phải là Quán vipassanā,
Quán vipassanā không phải là Tuệ paññā.
Nếu đồng nhất hai phạm trù samatha (Chỉ) với samādhi (Định) làm một – đều dịch là Định/Thiền định, và nếu đồng nhất hai phạm trù vipassanā (Quán) với paññā (Tuệ) là một – đều dịch là Tuệ, thì sẽ dẫn đến một loạt các suy diễn sai lầm lời Phật dạy, để rồi không hiểu và chỉ trích lời hướng dẫn của các vị thầy theo cỗ xe thuần quán suddha– vipassanā–yānika cho là họ bác bỏ Định khi tu tập Tuệ, trong khi thực ra họ chỉ không tu tập Chỉ samatha để có Định samādhi của pháp tu Chỉ mà thôi, nhưng họ trực tiếp ngay lập tức vun bồi Không” định – suññata samādhi, “Vô tướng” định – animitta samādhi, “Vô nguyện” định – appaṇihita samādhi và Tuệ paññā thông qua tu tập Quán vipassanā.
Nếu phân biệt rõ ràng là
Chỉ samatha là PHƯƠNG PHÁP TU TẬP tâm, tức vun bồi tịnh chỉ vắng lặng, với đề mục là khái niệm tục đế,
khác với
Định samādhi là MỨC ĐỘ TẬP TRUNG, tức mức độ cận định và an chỉ định tức các tầng thiền jhāna, đạt được với đề mục ⑴ hoặc là tam tướng: khổ – vô thường – vô ngã trong trường hợp tu Quán vipassanā, ⑵ hoặc là các khái niệm tục đế trong trường hợp tu Chỉ samatha,
thì sẽ hiểu được rõ là Định samādhi có mặt trong cả hai trường hợp khi tu tập Chỉ samatha hoặc khi tu tập Quán vipassanā, chứ không phải chỉ có mặt khi tu tập Chỉ samatha.
Nếu phân biệt được rõ ràng như vậy, thì sẽ hiểu và dịch sang tiếng Việt đúng đắn lời hướng dẫn của các vị thầy theo cỗ xe thuần quán suddha– vipassanā–yānika là họ không cần tu tập Chỉ samatha chứ không phải là không cần tu tập Định samādhi, mà ngược lại họ vẫn nhấn mạnh vào việc tu tập Định samādhi – và trong trường hợp này để viên mãn Tuệ dẫn đến giải thoát rốt ráo họ tu tập:
– “Không” định – suññata samādhi: Định (samādhi) được vun bồi, tu tập bởi pháp thiền Quán (Minh Sát vipassanā) với đề mục là đặc tính Vô ngã (anattā) của tất cả các pháp: Hành giả chỉ như lý tác ý ngũ uẩn là vô ngã, tác ý tất cả trống không, không có tự ngã, không có ngã sở, không có ngã mạn – vì tất cả không thể điều khiển, làm chủ theo ý muốn của bất kỳ ai cả, chúng chỉ có mặt khi các yếu tố nhân duyên khác có mặt, và sẽ không có mặt khi các yếu tố nhân duyên khác không có mặt. Định này dẫn đến một trong ba cửa giải thoát là “Không” giải thoát – Suññato Vimokkho.
– “Vô tướng” định – animitta samādhi: Định (samādhi) được vun bồi, tu tập bởi pháp thiền Quán (Minh Sát vipassanā) với đề mục là đặc tính Vô thường (anicca) của tất cả các pháp hữu vi: Hành giả chỉ như lý tác ý ngũ uẩn là vô thường, không tác ý đến tất cả các tướng, tác ý vô tướng giới – vì tất cả luôn biến chuyển, thay đổi không đứng yên, không cố định trong bất cứ hình tướng nào. Định này dẫn đến một trong ba cửa giải thoát là “Vô tướng” giải thoát – Animitto Vimokkho.
– “Vô nguyện” định – appaṇihita samādhi: Định (samādhi) được vun bồi, tu tập bởi pháp thiền Quán (Minh Sát vipassanā) với đề mục là đặc tính Khổ (dukkha) của tất cả các pháp hữu vi: Hành giả chỉ như lý tác ý ngũ uẩn là khổ, không tác ý bất kỳ sự khát khao, ham muốn, ước nguyện điều gì – vì tất cả đều là khổ và dẫn đến khổ. Định này dẫn đến một trong ba cửa giải thoát là “Vô nguyện” giải thoát – Appa–ṇihito Vimokkho.
Định samādhi là MỨC ĐỘ TẬP TRUNG tức các Tầng Thiền jhāna, nhưng chỉ có những Định samādhi (jhāna) được dẫn dắt và hỗ trợ bởi 7 chi phần còn lại của Bát Thánh Đạo là: ① Chánh Kiến, ② Chánh Tư duy, ③ Chánh Ngữ, ④ Chánh Nghiệp, ⑤ Chánh Mạng, ⑥ Chánh Tinh tấn, ⑦ Chánh Niệm, tức các chi phần hướng tới giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn, thì mới được coi là Chánh Định sammāsamādhi.
Như vậy Chánh định là Tứ Thiền, nhưng không phải Tứ Thiền nào cũng là Chánh Định.
Chánh định trong Bát Thánh Đạo chính là bốn Jhāna (4 mức độ Định: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền) với các đề mục tam tướng (Khổ, Vô Thường, Vô Ngã) của Vipassnā, tức thuộc ba loại Định samadhi (Không định – Vô tướng định – Vô nguyện định) đạt được do phương pháp tu tập Quán vipassanā nêu trên, chúng còn có tên chung là Định (Tầng thiền) Minh sát = Vipassanājhana = Định đặc tướng / Thiền thẩm định tướng = Lakkhaṇūpanijjhāna.
Chánh định chắc chắn không phải là bốn tầng thiền jhāna đạt được do phương pháp tu tập Chỉ samatha với các đề mục khái niệm tục đế, không dẫn đến tuệ giải thoát, Định này được gọi là Định (Tầng thiền) Chỉ = Samathajhāna = Định đặc cảnh / Thiền thẩm định cảnh = Ārammaṇūpanijjhāna.
Bốn tầng thiền jhāna do tu tập Chỉ samatha này sẽ là tiền đề vững chắc cho các hành giả khi xuất khỏi Định samādhi đạt được này (tức thay đổi đề mục từ khái niệm tục đế sang đề mục thực tại chân đế) để chuyển sang Quán vipassanā đối với các hành giả theo cỗ xe samatha–yānika (Chỉ samatha trước Quán vipassanā sau).
Hành giả theo cỗ xe suddha– vipassanā–yānika (Thuần Quán) thì không cần phải xuất khỏi Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện định mà vẫn tiếp tục vun bồi tuệ cho đến khi viên mãn, chuyển sang Thánh Định lấy Niết bàn làm đối tượng, đắc Đạo – Quả các bậc Thánh.
Các phân tích cụ thể cùng trích dẫn từ Kinh tạng của bài viết tổng quan này có thể xem trong Mục “Các bài viết liên quan” ở cuối bài viết.
TK Viên Phúc Sumangala.
Ghi chú:
Update bài viết để làm rõ về Định & Tuệ Hiệp thế và Xuất thế có đối tượng đề mục khác nhau như thế nào:
🍀 ĐỊNH, TUỆ HIỆP THẾ có hai loại đối tượng đề mục là:
⑴ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ MỤC TỤC ĐẾ – KHÁI NIỆM: khi đó định & tuệ này là định & tuệ của Samatha (Chỉ). Định & Tuệ hiệp thế này gồm có ⒜ Định vắng lặng samatha–jhāna và ⒝ Tuệ thắng trí ngũ thần thông (trừ lậu tận thông) mà cả ngoại đạo (không tu tập viên mãn Bát Thánh Đạo) cũng có thể đạt tới.
Cùng với chánh kiến về nghiệp và quả của nghiệp, Định Tuệ Samatha là Chánh kiến hiệp thế – tức Ánh sáng thế gian, có mặt ngay cả khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác chưa ra đời.
⑵ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ MỤC CHÂN ĐẾ – THỰC TẠI DANH & SẮC TRỪ NIẾT BÀN: khi đó định & tuệ này gồm có ⒜ Định của Quán = Vipassnā–jhāna và ⒝ các Minh Sát Tuệ từ Phân Biệt Danh Sắc cho đến Tuệ Hành xả.
Định & tuệ hiệp thế trong mục ⑵ này khác với Định & Tuệ hiệp thế nêu ở bên trên trong mục ⑴: chúng chỉ có thể đạt được nhờ tu tập pháp Quán Vipassana, chúng chỉ có trong Pháp và Luật của Đức Phật Gotama, chúng cũng còn được gọi là Chánh kiến Phật Pháp – tức Ánh sáng Giáo Pháp chỉ có mặt khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời và Giáo pháp của Ngài còn tồn tại và tỏa sáng trên thế gian. Sau đó cũng bị thất truyền và thế gian lại chìm trong bóng tối của vô minh tới khi có vị Phật Chánh Đẳng Giác ra đời.
🍀 ĐỊNH & TUỆ XUẤT THẾ có ĐỐI TƯỢNG ĐỀ MỤC LÀ CHÂN ĐẾ NIẾT BÀN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN ĐẾ DANH & SẮC. Đây chính là 40 Tâm Đạo, Tâm Quả (4 Đạo + 4 Quả trong 5 bậc Thiền jhāna): khi Minh Sát Tuệ chín muồi sẽ xuất hiện Minh Sát tuệ chuyển tộc lấy Niết bàn làm đối tượng,, sau đó sẽ là Đạo Tuệ và Quả Tuệ cũng lấy Niết bàn làm đối tượng, siêu xuất Tam giới.
Định & Tuệ xuất thế này cũng còn được gọi là Chánh kiến Phật Pháp – Ánh sáng Giáo Pháp chỉ có trong Phật giáo như đã nói ở phần trên.
Bài viết liên quan
- Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
- Mở Rộng Hiểu Biết Về Chánh Định Là Gì?, Web, FB
- Như Thế Nào Là Tu Tập Định-Samādhi Minh Sát Quán-Vipassnā Ngũ Uẩn Để Đạt Tuệ-Paññā Đoạn Tận Lậu Hoặc-Āsavānaṃ?, Web, FB
- Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ!, Web, FB
- Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
- Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định -, Web, FB
- “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
- Mahasi Sayadaw – Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
- U Pandita Sayadaw – Các Tầng Thiền Minh Sát, Budsas
- Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ Hoặc Tu Tập ‘Vô Tướng Định – Animitto Samādhi’ Để Đoạn Diệt Không Còn Dư Tàn Ba Bất Thiện Tư Duy: Dục Tư Duy, Sân Tư Duy, Hại Tư Duy., Web, FB
- Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
- Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
- Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
- Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
- Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
- Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
- Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
- Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
- Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
- Niệm Chết Như Thế Nào, Web, FB
- Quán Niệm 32 Thể Trược, Web, FB
- Thân Hành Niệm – Quán Thân Bất Tịnh 32 Thể Trược, Web, FB
- Vị Thầy Tâm Linh Trên Hành Trình Tới Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
- “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không?, Web, FB
- Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
- Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
- Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
- Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
- Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
- Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
- Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
- “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB