Đâu là con đường độc nhất

ĐÂU LÀ CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT

đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu, bi, diệt trừ khổ, ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn?

Này các Tỷ khưu, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu, bi, diệt trừ khổ, ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn Niệm Xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ khưu, ở đây vị Tỷ khưu sống

quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham, ưu ở đời;

sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham, ưu ở đời;

sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham, ưu ở đời;

sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham, ưu ở đời.

(Trường Bộ Kinh – Digha Nikaya, 22: Kinh Ðại Niệm xứ – Mahàsatipatthana sutta. HT Thích Minh Châu)

Ghi chú của TK Viên Phúc

Đây là một trong những bài kinh quan trọng nhất mà Đức Phật giảng giải về cách thực hành Thiền Vipassana (còn được gọi là Thiền Minh sát, Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Quán, Thiền Tuệ).

Bát Thánh Đạo là con đường Trung Đạo, bao gồm Giới, Định, Tuệ. Đồng thời với giữ gìn Giới trong sạch (Giới tịnh), vun bồi Định vững chắc (Tâm tịnh), Hành Giả tiến bước theo con đường duy nhất là tu tập Tuệ Vipassanā, tức Tuệ Minh sát, giai đoạn thứ ba và là giai đoạn cuối cùng của Thánh Ðạo (Giới, Ðịnh, Tuệ). Mục tiêu cứu cánh của Minh Sát là thấu triệt sự vật đúng như sự vật thật sự là vậy, tức Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.

Trên thực tế, khi Hành Giả tu tập Thiền Minh sát (còn được gọi là Thiền Tuệ, Thiền Quán, Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Vipassana) là Hành Giả đang tu tập đồng thời cả Giới, Định, Tuệ, tức là Hành Giả đang ở trên con đường duy nhất Bát Thánh Đạo dẫn đến chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau, vĩnh viễn thoát khỏi sinh tử luân hồi trong tam giới, chứng ngộ Niết Bàn.

What is the only one direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and distress, for the attainment of the right method, and for the realization of Nibbana?

“This is the only one direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and distress, for the attainment of the right method, and for the realization of Nibbana – in other words, the four frames of reference. Which four?”There is the case where a monk remains focused on the body in and of itself – ardent, alert, and mindful – putting aside greed and distress with reference to the world. He remains focused on feelings… mind… mental qualities in and of themselves – ardent, alert, and mindful – putting aside greed and distress with reference to the world.

Nguồn trích dẫnTrường Bộ Kinh – Digha Nikaya 22: Maha-Satipatthana SuttaThe Great – Frames of Reference. Translated by Bhikkhu Thanissaro.

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB