Người hiền trí – bài 3/4: Duyên khởi là gì? (paṭiccasamuppāda – depending arising)
“Người hiền trí” – Bài 3/4
[lwptoc]
⚂ DUYÊN KHỞI LÀ GÌ?
(Paṭiccasamuppāda – Depending arising)
“Người hiền trí” – Bài 3/4
… Này các Tỷ–kheo, không có sợ hãi cho người hiền trí, không có thất vọng cho người hiền trí, không có hoạn nạn cho người hiền trí.
Do vậy, này các Tỷ–kheo, “Chúng tôi sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”, như vậy, này các Tỷ–kheo, các Ông cần phải học tập.
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn
—Ðến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: “Tỷ–kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu?”
—Cho đến khi, này Ānanda, Tỷ–kheo ⚀ thiện xảo về giới, ⚁ thiện xảo về xứ, ⚂ thiện xảo về duyên khởi và ⚃ thiện xảo về xứ phi xứ, cho đến mức độ như vậy, này Ānanda, là vừa đủ để nói: “Tỷ–kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”.
⚂ DUYÊN KHỞI ⚂
—Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: “Tỷ–kheo thiện xảo về duyên khởi?”
—Ở đây, này Ānanda, Tỷ–kheo biết như sau:
⚀ Nếu cái này có, cái kia có;
⚁ do cái này sanh, cái kia sanh.
⚂ Nếu cái này không có, cái kia không có;
⚃ do cái này diệt, cái kia diệt.
Tức là
① vô minh duyên hành,
② hành duyên thức,
③ thức duyên danh sắc,
④ danh sắc duyên lục nhập,
⑤ lục nhập duyên xúc,
⑥ xúc duyên thọ,
⑦ thọ duyên ái,
⑧ ái duyên thủ,
⑨ thủ duyên hữu;
⑩ hữu duyên sanh;
⑪ do duyên sanh: ⑫ lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi.
Như vậy, này Ānanda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính ① vô minh này, các ② hành diệt; do các hành diệt, ③ thức diệt; do thức diệt, ④ danh sắc diệt; do danh sắc diệt, ⑤ lục nhập diệt; do lục nhập diệt, ⑥ xúc diệt; do xúc diệt, ⑦ thọ diệt; do thọ diệt, ⑧ ái diệt; do ái diệt, ⑨ thủ diệt; do thủ diệt, ⑩ hữu diệt; do hữu diệt, ⑪ sanh diệt; do sanh diệt, ⑫ lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt.
Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này.
Cho đến như vậy, này Ānanda, là vừa đủ để nói: “Tỷ–kheo thiện xảo về duyên khởi”.
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh, 115. Kinh Ða giới
– Ghi chú:
1. Avijjā, Vô Minh.
Theo nghĩa đen là sự “không–biết”, tức không biết Tứ Diệu Ðế. Danh từ avijjā cũng được giải thích là “cái gì làm nguyên nhân cho chúng sanh mãi mãi lăn trôi theo vòng luân hồi vô tận” (anṭavirahite saṁsāre satte javāpeti). “Cái gì do đó quả trổ sanh” được gọi là paccaya. Khi vô minh được tận diệt và trở thành minh, sự hiểu biết sáng suốt, thì tất cả những nguyên nhân đều tan biến, như trường hợp chư Phật và chư vị A La Hán.
⒉ Saṅkhāra, Hành.
Saṅkhārā là một danh từ có nhiều ý nghĩa phải được hiểu biết tùy theo đoạn văn. Nơi đây Saṅkhārā, Hành, là tác ý (cetanā) bất thiện (akusala), thiện (kusala), và bất động (āneñjā, không lay chuyển), vốn tạo Nghiệp (Kamma) đưa đến tái sanh.
Tác ý bất thiện gồm tất cả những tác ý trong 12 loại tâm bất thiện; tác ý thiện gồm những tác ý trong 8 loại tâm Ðẹp (kusala, thiện) thuộc Dục Giới (kāmāvacara kusala citttāni) và 5 loại tâm Thiền thiện thuộc Sắc Giới (kusala Rūpajhāna); tác ý bất động gồm tất cả những tác ý trong 4 loại tâm Thiền thiện thuộc Vô Sắc Giới (kusala Arūpajhāna). Trong tiếng Anh không có một danh từ nào chính xác tương đương với Phạn ngữ nầy. Saṅkhāra (Hành), một trong năm uẩn, là danh từ gọi chung 50 tâm sở, ngoại trừ hai tâm sở thọ và tưởng.
Tác ý của bốn lokuttaramaggacitta, tâm Ðạo Siêu Thế, không được xem là saṅkhārā, hành, vì có chiều hướng loại trừ vô minh. Trí tuệ (paññā) là yếu tố nổi bật trong những loại tâm siêu thế, trong khi tác ý (cetanā) là yếu tố nổi bật trong các loại tâm tại thế.
Vô minh là yếu tố nổi bật trong những loại tâm bất thiện trong khi đó cũng ngủ ngầm trong các loại tâm thiện. Do đó cả hai – hành động thiện và hành động bất thiện – đều được xem là bắt nguồn từ vô minh.
⒊ Viññāṇa, Thức.
Một cách chính xác, thức ở đây là 19 loại tâm của thức–tái–sanh (paṭisandhi viññāṇa) được mô tả trong chuơng V. Tất cả 32 loại tâm quả (vipākacitta) được chứng nghiệm trong đời sống cũng được bao gồm trong đó.
Bào thai trong bụng mẹ được cấu thành do sự phối hợp của thức–tái–sanh, cùng với tinh trùng và minh châu của cha mẹ. Trong thức nầy ngủ ngầm tất cả những cảm thọ, những đặc tính, và những chiều hướng tâm tánh của một cá nhân, huân tập từ quá khứ xa xôi trong luồng nghiệp.
Thức–tái–sanh nầy được xem là ‘sáng tỏ” (pabhassara) vì không liên hợp với những căn bất thiện tham, sân, si (như trong trường hợp những tâm quả vô nhân, ahetukavipāka), hoặc đồng phát sanh cùng những căn thiện (như trường hợp các loại tâm quả hữu nhân).
⒋ Nāmarūpa, Danh–Sắc.
Danh từ kép nầy phải được hiểu riêng rẽ, nāma riêng, rūpa riêng, và nāmarūpa cùng chung một chữ. Trường hợp ở cảnh Vô Sắc Giới (arūpa) thì chỉ có danh; trường hợp cảnh Vô Tưởng (asañña), chỉ có sắc; trong trường hợp ở Dục Giới (kāma) và Sắc Giới (rūpa), thì có cả hai, danh và sắc.
Danh (nāma) ở đây có nghĩa là ba uẩn – thọ (vedanā), tưởng (saññā), và hành (saṅkhāra) – phát sanh cùng một lúc với thức–tái–sanh. Rūpa, sắc, có nghĩa là ba thành–phần [1] thân, bhāvavatthu – cũng khởi phát cùng lúc với thức–tái–sanh, do nghiệp quá khứ tạo duyên. Yếu tố thứ nhì và thứ ba thuộc về quá khứ và hiện tại. Yếu tố thứ ba và thứ tư trái lại, đồng thời trong hiện tại.
⒌ Salāyatana, Lục Căn.
Trong thời kỳ thai nghén của bà mẹ, lục căn tuần tự tiến triển từ những hiện tượng tâm lý trong đó có ngủ ngầm tiềm năng vô cùng tận. Ðốm nhỏ không quan trọng vô cùng vi tế ấy giờ đây phát triển dần và trở thành guồng máy sáu giác quan phức tạp tác hành gần như tự động, không cần bộ phận nào khác, như một linh hồn, điều khiển. Sáu giác quan, hay lục căn, là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Năm giác quan đầu là năm phần nhạy – nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân – dần dần mở mang theo thời gian. Ý căn đã được đề cập đến trong một phần trước.
⒍ Phassa, Xúc
Xuất nguyên từ căn “phas”, tiếp xúc.
Cho đặng có sự ghi nhận hay biết của giác quan phải có ba yếu tố: thức, giác quan tương ứng, và đối tượng. Thí dụ như với nhãn thức ta thấy một vật (nhãn trần) xuyên qua mắt (nhãn căn).
Khi một đối tượng phát hiện đến thức, xuyên qua một trong sáu căn thì tâm sở “Xúc” khởi sanh. Không nên hiểu rằng sự xúc chạm suông là “Xúc” (Na sangatimatto eva Phasso).
Như cây cột cái nâng đỡ trọn vẹn toàn thể sườn nhà, cùng thế ấy, Xúc cũng có nhiệm vụ tương tợ, nâng đỡ các tâm sở đồng phát sanh.
Xúc có nghĩa là “nó chạm đến” (phusatī’ti). Có sự xúc chạm (phusana) là đặc tính nổi bật (lakkhana), đụng (sanghaṭṭana) là cơ năng (rasa), sự trùng hợp (của nền tảng vật lý, đối tượng và thức) là biểu tượng (sannipāta paccupaṭṭhāna) và đối tượng đã đi vào con đường (của sự hay biết) là nguyên nhân gần (padaṭṭhāna).
Xúc được đề cập đến đầu tiên vì nó đến trước tất cả các tâm sở. “Có sự tiếp chạm do xúc, thức chứng nghiệm do thọ, tri giác do tưởng, và có ý muốn do tác ý (Phassena phusitvā, vedanāya vediyati, saññāya sañjānāti, cetanāya ceteti)”. Theo pháp Thập Nhị Nhân Duyên (Paṭicca Samuppāda) cũng vậy, Xúc tạo điều kiện để Thọ phát sanh.
Tuy nhiên, một cách chính xác, không có lý do nào để nói rằng tâm sở nầy phát sanh trước tâm sở kia, vì tất cả đồng khởi sanh cùng một lúc. Sách Atthasālini viết: “Về các tâm sở đồng phát sanh trong một tâm thức, ta không thể nói rằng ‘tâm sở nầy’ khởi sanh trước, ‘tâm sở kia’ sau. Xúc được kể đến trước tiên chỉ vì để cho tiện việc giảng giải, nhưng ta cũng có thể trình bày như thế nầy:– Có thọ và xúc, tưởng và xúc, tác ý và xúc; có thức và xúc, thọ, tưởng, tác ý, tầm. Tuy nhiên, để cho dễ hiểu, ta đề cập đến xúc trước tiên. Cùng thế ấy, khi nêu lên từng tâm sở còn lại, cũng không có dụng ý nào đặc biệt ngoài việc để cho dễ hiểu.”
“Xúc được có địa vị ưu tiên vì được xem như khởi thủy, bắt đầu tư tưởng và như “điều kiện tất phải có” cho các tâm sở đồng phát sanh, nâng đỡ nhiều cho tất cả như cây cột chánh của một kho hàng nâng đỡ các cơ cấu khác.” (Mrs. Rhys Davids – Buddhist Psychology, trang 6)
⒎ Vedanā, Thọ
Xuất nguyên từ căn “vid”, cảm thọ.
Cảm thọ là danh từ thích nghi, hơn chữ cảm giác, để phiên dịch Phạn ngữ vedanā. Cũng như Xúc, Thọ là đặc tính chánh yếu của tất cả các loại tâm vương. Thọ có thể là hỷ, ưu, hay vô ký, thuộc tinh thần. Khổ và lạc, thuộc cơ thể vật chất cũng đều là thọ. Nhưng khổ hay lạc thuộc về thân không có tầm quan trọng về phương diện đạo đức.
Theo các nhà chú giải, Thọ cũng như một ông chủ thưởng thức món ăn do người đầu bếp nấu. Người đầu bếp thì tựa như các tâm sở còn lại trong một tư tưởng. Một cách chính xác, chính Thọ thọ cảm một đối tượng, khi đối tượng nầy tiếp xúc với giác quan tương ứng.
Chính Thọ thọ cảm những quả lành hay dữ của một hành động đã làm trong kiếp hiện tại hay trong kiếp quá khứ. Ngoài tâm sở Thọ không có một linh hồn hay một cá nhân nào khác thọ cảm quả của hành động. Nên hiểu rằng hạnh phúc Niết Bàn không có gì liên quan đến Thọ. Hạnh phúc Niết Bàn chắc chắn là hạnh phúc (sukha) tối thượng, nhưng đó là hạnh phúc của sự giải thoát ra khỏi mọi đau khổ, không phải là sự thích thú trong một đối tượng đáng ưa thích.
”””
Vedanā, Thọ, hay cảm giác, là một trạng thái tâm (hay tâm sở) phổ thông, chung nằm trong tất cả các loại tâm vương.
Ðại để có ba loại thọ là: somanassa, thọ hỷ, vui vẻ về tinh thần. Domanassa, thọ ưu, sầu muộn, buồn phiền về tinh thần, và upekkhā, thọ vô ký, bình thản, không vui không buồn, xả. Với dukkha, khổ, đau đớn về vật chất và sukha, lạc, sung sướng vật chất, tính chung có tất cả năm loại Thọ.
Somanassa là một danh từ trừu tượng gồm “su”, tốt và “mana”, tâm. Ðúng theo ngữ nguyên, là trạng thái tốt đẹp của tâm, tức vui vẻ, hay thọ hỷ. Cùng thế ấy, domanassa (“du”, xấu và “mana”, tâm), là trạng thái xấu của tâm, tức buồn phiền, sầu muộn, hay thọ ưu. Loại thọ thứ ba là vô ký. Danh từ “bình thản” được dùng ở đây trong ý nghĩa riêng biệt chớ không có nghĩa là tâm chai đá, cứng đơ, không còn cảm xúc. Danh từ Sukha gồm “su”, dễ dàng, và “kha”, gánh chịu hay chịu đựng. Cái gì có thể chịu đựng dễ dàng là sukha, tức sung sướng, thọ lạc. Dukkha (“du” là khó), là cái gì khó chịu đựng, tức đau đớn, thọ khổ. Cả hai cảm giác nầy thuộc về vật chất.
Theo Abhidhamma, trong tám mươi chín (89) loại tâm vương chỉ có một loại đồng phát sanh cùng thọ khổ, một loại cùng thọ lạc, và hai loại với thọ ưu. Ngoài ra tám mươi lăm (85) loại tâm còn lại đều liên hợp với thọ hỷ hoặc thọ xả.
Hỷ (somanassa), ưu (domanassa), và xả (upekkhā) thuần túy thuộc về tinh thần. Lạc (sukha), và khổ (dukkha) hoàn toàn vật chất. Ðó là lý do tại sao thọ xả, upekkhā, không thể đồng phát sanh cùng với “xúc giác”. Bởi vì, theo Abhidhamma, khi “xúc”, hay có sự đụng chạm, tức nhiên phải có hoặc thọ lạc (sukha), hoặc thọ khổ (dukkha) mà không thể vô ký hay xả.
8. Taṇhā, ái.
ái có ba là: ái duyên theo nhục dục ngũ trần (kāmataṇhā); ái duyên theo dục lạc liên hợp với thường kiến (bhavataṇhā), tức trong khi thỏa thích, có ý nghĩ rằng những dục lạc nầy là thường còn, tồn tại mãi mãi không hư hoại; và ái duyên theo dục lạc liên hợp với đoạn kiến (vibhavataṇhā), tức trong lúc thỏa mãn dục vọng nghĩ rằng tất cả đều chấm dứt sau khi chết. Ðây là quan điểm của người sống theo thuyết duy vật.
Bhavataṇhā và Vibhavataṇhā cũng đuợc chú giải là luyến ái duyên theo cảnh Sắc Giới và luyến ái theo cảnh Vô Sắc Giới. Thông thường hai danh từ nầy được hiểu là ái dục trong trạng thái sinh tồn và ái dục trong sự không–sinh–tồn.
Có sáu loại ái dục duyên theo 6 trần cảnh như sắc, thinh v.v… Sáu loại nầy trở thành 12 nếu cộng với sáu căn môn như nhãn, nhĩ v.v… và 36 nếu tính luôn quá khứ, hiện tại và vị lai. Nếu nhân luôn cho ba loại ái dục kể trên thì có tất cả là 108.
⒐ Upādāna, Thủ
Danh từ nầy xuất nguyên từ “upa” + “ā” + căn “da”, có nghĩa cho ra. Upādāna, Thủ, là ái dục ở mức cao độ, mãnh liệt tham ái và chặt chẽ nắm giữ lại. Taṇhā, ái dục, giống như tên trộm rình mò trong đêm tối để lấy trộm một vật. Upādāna, Thủ, là chính hành động lấy trộm. Thủ là hậu quả của luyến ái và lầm lạc. Thủ đưa đến quan kiến sai lầm về “Ta” và “Của Ta”.
10. Bhava, Hữu.
Theo nghĩa đen, bhava là trở thành, và được giải thích là cả hai, hành động tạo Nghiệp, Kamma (kamma–bhava), thiện và bất thiện – tiến trình tích cực của sự trở thành – và những cảnh giới sinh tồn khác nhau (upapatti– bhava) – tiến trình tiêu cực của sự trở thành.
Giữa hai danh từ Saṅkhārā, Hành, và Kammabhava, Hữu, chỉ có sự khác biệt là “hành” được dùng theo nghĩa “nghiệp được tạo nên trong quá khứ” và “hữu” là “nghiệp tạo trong hiện tại”. Chỉ có bhava, hữu, tức nghiệp hiện tại tạo duyên cho sự tái sanh tương lai.
11. Jāti, Sanh
Một cách chính xác jāti, là sự khởi sanh của năm uẩn (khandhānaṁ pātubhāvo).
[Nguồn: Abhidhammattha Saṅgaha, Vi Diệu Pháp Toát Yếu, Nārada Mahā Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Chương VIII, PACCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO, Toát yếu về những duyên hệ
Ānanda, when the bhikkhu becomes clever, ⚀ in the elements, ⚁ in the spheres, ⚂ in dependent arising and ⚃ in the possible and impossible, he becomes an inquirer”
[DEPENDING ARISING]
“Venerable sir, saying it rightly how is the bhikkhu clever in dependent arising?”
“Ānanda, the bhikkhu knows,
⚀ when this is present, this happens,
⚁ when this arises, this arise.
⚂ When this is not present, this does not happen,
⚃ when this ceases, this cease.
Such as from ① ignorance arise ② determinations, from determinations arise ③ consciousness, from consciousness arise ④ name and matter, from name and matter arise ⑤ the six spheres, from the six spheres arise ⑥ contact and from contact arise ⑦ feelings, from feelings arise ⑧ craving, from craving arises ⑨ holding, from holding arises ⑩ being and from being arises ⑪ birth, from birth arises ⑫ decay, death, grief, lament, unpleasantness displeasure and distress.
Thus arises the complete mass of unpleasantness.
With the cessation of ① ignorance, cease ② determinations, with the cessaton of determinations cease ③ consciousness, with the cessation of consciousness cease ④ name and matter. With the cessation of name and matter cease ⑤ the six spheres, with the cessation of the six spheres cease ⑥ contact. With the cessation of contact cease ⑦ feelings, with the cessation of feelings cease ⑧ craving, with the cessation of craving ceases ⑨ holding. With the cessation of holding ceases ⑩ being, with the cessaton of being ceases ⑪ birth and with the cessation of birth cease ⑫ decay, death, grief, lament, unpleasantness, displeasure and distress.
Thus ceases the complete mass of unpleasantness.
When the bhikkhu knows and sees this, saying it rghtly he becomes clever in dependent arising”
MAJJHIMA NIKĀYA III, 2. 5. Bahudhātukasuttaṃ, (115) The Discourse on Many Elements
Bài viết liên quan
- Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
- Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
- Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭiccasamuppāda – depending arising), Web, FB
- Người hiền trí – bài 4/4: xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhāna – possible and impossible), Web, FB
- Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
- Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
- Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
- Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
- Người xấu kẻ ác, Web, FB
- Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
- Tìm gặp thiện tri thức, Web, FB
- Vị thầy hộ trì, Web, FB
- Theo thầy, Web, FB
- Thầy & trò, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Kinh tạng Phật giáo nguyên thủy mp3, Web, FB
- Theravada nikaya mp3, Web
- Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
- Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
- Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
- Khúc gỗ trôi sông, Web, FB
- Quí vị thiền vì mục đích gì, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Xóa bình luận, hủy kết bạn, chặn, Web, FB
- Thời gian: ai cũng chỉ có 24h mỗi ngày, Web, FB
- Không phải là đọc nhiều, học nhiều, mà là đọc đúng, học đúng những điều cần học, Web, FB
- Về việc trả lời các câu hỏi, Web
- 🔹🔹hỏi đáp 10/2021, Web
- 🔹🔹hỏi đáp 9/2021, Web
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB