Nếu mục tiêu của bạn khiến bạn khác biệt với đám đông, hãy ở một mình

 

NẾU MỤC TIÊU CỦA BẠN KHIẾN BẠN KHÁC BIỆT VỚI ĐÁM ĐÔNG, HÃY Ở MỘT MÌNH.
IF YOUR GOALS SET YOU APART FROM THE CROWD, STAY ALONE.

Chánh kinh:

… “Tìm không được bạn đường,

Hơn mình hay bằng mình,

Thà quyết sống một mình,

Không bè bạn kẻ ngu.”

(PC 61)

… “Khi tỷ kheo độc cư

đào luyện tâm viễn ly

Vị ấy không trở lại

ở trong các hữu này.”

(Sn.810)

… “Nếu tìm được bạn lành,

Thận trọng và sáng suốt,

Bạn đồng hành chung sống,

Bạn thiện trú Hiền trí.

Cùng nhau đồng nhiếp phục,

Tất cả mọi hiểm nạn,

Hãy sống với bạn ấy,

Hoan hỷ, giữ chánh niệm.

Nếu không được bạn lành,

Thận trọng và sáng suốt,

Bạn đồng hành chung sống,

Bạn thiện trú Hiền trí.

Hãy như vua từ bỏ,

Ðất nước bị bại vong,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.”

(Sn 6)

 

… 103. Như một người kiệt sức vì đói thì thèm ăn, cũng thế hành giả thèm thức ăn chánh niệm về thân (thân hành niệm) có vị bất tử.

104. Như người khát cháy cổ khao khát được nước uống có nhiều vị, cũng vậy, hành giả khát khao thức uống diệu thánh đạo tám ngành.

105. Như người rét cóng khao khát hơi ấm, cũng vậy, thiền giả khát khao ngọn lửa đạo lộ đốt cháy phiền não.

106. Như người xỉu vì hơi nóng khát khao được mát, hành giả cũng vậy, khát ái Niết bàn.

107. Như người ngộp trong bóng tối khát khao ánh sáng, thiền giả cũng thế, bị trùm phủ trong bóng tối vô minh, khát khao ánh sáng của đạo trí.

108. Như người trúng độc khát khao liều thuốc giải, cũng vậy, thiền giả này trúng độc phiền não khao khát Niết bàn, vị thuốc bất tử hủy diệt độc tố phiền não.

109. Do đó trên đây nói: “Khi hành giả biết và thấy vậy, tâm vị ấy lùi lại, co lại, dội lại từ ba hữu, bốn sanh, năm thú, bảy thức trú và chín hữu tình cư, tâm vị ấy không còn đi đến chúng, như những giọt nước co lại trên ngọn lá sen…

110. Ở điểm này, vị ấy được gọi là “Người độc hành độc bộ”. Về một người như vậy, có câu:

Khi tỷ kheo độc cư

đào luyện tâm viễn ly

Vị ấy không trở lại

ở trong các hữu này (Sn.810)

-– Hết trích dẫn —

Nguồn trích dẫn: Thanh Tịnh Đạo – Chương 21: Ðạo Tri KiếnThanh Tịnh

 

Như Tê Ngưu Một Sừng

35. Ðối với các hữu tình,

Từ bỏ gậy và trượng,

Chớ làm hại một ai

Trong chúng hữu tình ấy.

Con trai không ước muốn,

Còn nói gì bạn bè,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

36. Do thân cận giao thiệp,

Thân ái từ đấy sanh,

Tùy thuận theo thân ái,

Khổ này có thể sanh.

Nhìn thấy những nguy hại,

Do thân ái sanh khởi,

Hãy sống riêng một mình,

Như tê ngưu một sừng.

37. Do lòng từ thương mến,

Ðối bạn bè thân hữu,

Mục đích bị bỏ quên,

Tâm tư bị buộc ràng,

Do thấy sợ hãi này,

Trong giao du mật thiết,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

38. Ai nhớ nghĩ chờ mong,

Ðối với con và vợ,

Người ấy bị buộc ràng,

Như cành tre rậm rạp,

Còn các ngọn tre cao,

Nào có gì buộc ràng,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

39. Như nai trong núi rừng,

Không gì bị trói buộc,

Tự đi chỗ nó muốn

Ðể tìm kiếm thức ăn.

Như các bậc Hiền trí,

Thấy tự do giải thoát,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

40. Giữa bạn bè thân hữu,

Bị gọi lên gọi xuống,

Tại chỗ ở trú xứ,

Hay trên đường bộ hành.

Thấy tự do giải thoát,

Không có gì tham luyến,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

41. Giữ bạn bè thân hữu,

Ưa thích, vui cười đùa,

Ðối với con, với cháu,

Ái luyến thật lớn thay,

Nhàm chán sự hệ lụy,

Với những người thân ái,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

42. Khắp cả bốn phương trời,

Không sân hận với ai,

Tự mình biết vừa đủ,

Với vật này vật khác,

Vững chịu các hiểm nguy,

Không run sợ dao động,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

43. Có số người xuất gia,

Chung sống thật khó khăn,

Cũng như các gia chủ,

Ở tại các cửa nhà,

Sống vô tư vô lự,

Giữa con cháu người khác,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

44. Từ bỏ, để một bên,

Mọi biểu dương gia đình,

Như loại cây san hô,

Tước bỏ mọi lá cây,

Bậc anh hùng cắt đứt,

Mọi trói buộc gia đình.

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

45. Nếu tìm được bạn lành,

Thận trọng và sáng suốt,

Bạn đồng hành chung sống,

Bạn thiện trú Hiền trí.

Cùng nhau đồng nhiếp phục,

Tất cả mọi hiểm nạn,

Hãy sống với bạn ấy,

Hoan hỷ, giữ chánh niệm.

46. Nếu không được bạn lành,

Thận trọng và sáng suốt,

Bạn đồng hành chung sống,

Bạn thiện trú Hiền trí.

Hãy như vua từ bỏ,

Ðất nước bị bại vong,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

47. Thật chúng ta tán thán,

Các bằng hữu chu toàn,

Bậc hơn ta, bằng ta,

Nên sống gần thân cận.

Nếu không gặp bạn này.

Những bậc không lầm lỗi,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

48. Thấy đồ trang sức vàng,

Lấp lánh và sáng chói,

Ðược con người thợ vàng,

Khéo làm, khéo tay làm,

Hai chúng chạm vào nhau,

Trên hai tay đeo chúng,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

49. Như vậy nếu ta cùng

Với một người thứ hai,

Tranh luận cãi vã nhau,

Sân hận, gây hấn nhau,

Nhìn thấy trong tương lai,

Sợ hãi hiểm nguy này,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

50. Các dục thật mỹ miều,

Ngọt thơm và đẹp ý,

Dưới hình sắc, phi sắc,

Làm mê loạn tâm tư,

Thấy sự nguy hiểm này,

Trong các dục trưởng dưỡng,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

51. Ðây là một mụn nhọt,

Và cũng là tai họa,

Một tật bệnh, mũi tên,

Là sợ hãi cho ta,

Thấy sự nguy hiểm này,

Trong các dục trưởng dưỡng,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

52. Lạnh lẽo và nóng bức,

Ðói bụng và khát nước,

Gió thổi, ánh mặt trời.

Muỗi lằn và rắn rết.

Tất cả xúc chạm này,

Ðều chịu đựng vượt qua,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

53. Như con voi to lớn,

Từ bỏ cả bầy đàn,

Thân thể được sanh ra,

To lớn tợ hoa sen,

Tùy theo sự thích thú,

Sống tại chỗ rừng núi,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

54. Ai ưa thích hội chúng,

Sự kiện không xảy ra,

Người ấy có thể chứng,

Cảm thọ thời giải thoát.

Cân nhắc lời giảng dạy,

Ðấng bà con mặt trời,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

55. Ðược giải thoát vượt khỏi,

Các tri kiến hý luận,

Ðạt được quyết định tánh,

Chứng đắc được con đường.

Nơi ta trí được sanh,

Không cần nhờ người khác,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

56. Không tham, không lừa đảo,

Không khát dục, gièm pha,

Mọi si mê ác trược,

Ðược gạn sạch quạt sạch.

Trong tất cả thế giới,

Không tham ái ước vọng,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

57. Với bạn bè độc ác,

Hãy từ bỏ lánh xa,

Bạn không thấy mục đích,

Quen nếp sống quanh co,

Chớ tự mình thân cận,

Kẻ đam mê phóng dật,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

58. Bậc nghe nhiều trì pháp,

Hãy gần gũi người ấy,

Bạn người tâm rộng lớn,

Người thông minh biện tài,

Biết điều không nên làm,

Nhiếp phục được nghi hoặc,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

59. Mọi du hí vui đùa,

Và dục lạc ở đời,

Không điểm trang bày biện,

Không ước vọng mong cầu,

Từ bỏ mọi hào nhoáng,

Nói lên lời chân thật,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

60. Với con và với vợ,

Với cha và với mẹ,

Tài sản cùng lúa gạo,

Những trói buộc bà con,

Hãy từ bỏ buộc ràng,

Các dục vọng như vậy,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

61. Chúng đều là trói buộc,

Lạc thú thật nhỏ bé,

Vị ngọt thật ít oi,

Khổ đau lại nhiều hơn,

Chúng đều là câu móc,

Bậc trí biết như vậy,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

62. Hãy chặt đứt, bẻ gãy,

Các kiết sử trói buộc,

Như các loài thủy tộc,

Phá hoại các mạng lưới.

Như lửa đã cháy xong,

Không còn trở lui lại,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

63. Với mắt cúi nhìn xuống,

Chân đi không lưu luyến,

Các căn được hộ trì,

Tâm ý khéo chế ngự.

Không đầy ứ, rỉ chảy,

Không cháy đỏ bừng lên,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

64. Hãy trút bỏ, để lại,

Các biểu tượng gia chủ,

Như loại cây san hô,

Loại bỏ các nhành lá.

Ðã đắp áo cà sa,

Xuất gia bỏ thế tục,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

65. Không tham đắm các vị,

Không tác động, không tham,

Không nhờ ai nuôi dưỡng,

Chỉ khất thực từng nhà.

Ðối với mọi gia đình,

Tâm không bị trói buộc,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

66. Từ bỏ năm triền cái

Che đậy trói buộc tâm,

Ðối với mọi kiết sử,

Hãy trừ khử, dứt sạch,

Không y cứ nương tựa,

Chặt đứt ái sân hận,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

67. Hãy xoay lưng trở lại

Ðối với lạc và khổ,

Cả đối với hỷ ưu,

Ðược cảm thọ từ trước,

Hãy chứng cho được xả,

An chỉ và thanh tịnh;

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

68. Tinh cần và tinh tấn,

Ðạt được lý chân đế,

Tâm không còn thụ động,

Không còn có biếng nhác,

Kiên trì trong cố gắng,

Dõng lực được sanh khởi,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

69. Không từ bỏ độc cư,

Hạnh viễn ly thiền định,

Thường thường sống hành trì,

Tùy pháp trong các pháp.

Chơn chánh nhận thức rõ,

Nguy hiểm trong sanh hữu,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

70. Mong cầu đoạn diệt ái,

Sống hạnh không phóng dật,

Không đần độn câm ngọng,

Nghe nhiều, giữ chánh niệm.

Các pháp được giác sát,

Quyết định, chánh tinh cần.

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

71. Như sư tử, không động,

An tịnh giữa các tiếng,

Như gió không vướng mắc,

Khi thổi qua màn lưới.

Như hoa sen không dính,

Không bị nước thấm ướt,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

72. Giống như con sư tử,

Với quai hà hùng mạnh,

Bậc chúa của loài thú,

Sống chinh phục chế ngự.

Hãy sống các trú xứ,

Nhàn tịnh và xa vắng,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

73. Từ tâm, sống trú xả,

Bi tâm, hạnh giải thoát,

Sống hành trì thực hiện,

Hỷ tâm, cho đúng thời,

Không chống đối và chậm,

Với một ai ở đời.

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

74. Ðoạn tận lòng tham ái,

Sân hận và si mê,

Chặt đứt và cắt đoạn,

Các kiết sử lớn nhỏ

Không có gì sợ hãi,

Khi mạng sống gần chung,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

75. Có những bạn vì lợi,

Thân cận và chung sống,

Những bạn không mưu lợi,

Nay khó tìm ở đời.

Người sáng suốt lợi mình,

Không phải người trong sạch,

Hãy sống riêng một mình

Như tê ngưu một sừng.

– Hết trích dẫn —

Nguồn trích dẫn: Tiểu bộ – Kinh Tập – III Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng (Sn 6)

 … Thế Tôn nói như sau

– Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo,

tất cả những SỢ HÃI ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita),

phàm có những THẤT VỌNG gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí,

phàm có những HOẠN NẠN gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.

Ví như, này các Tỷ-kheo, tia lửa từ ngôi nhà bằng cỏ, thiêu cháy ngôi nhà có lầu gác được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ đóng kỹ; cũng vậy, này các Tỷ-kheo,

phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;

phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;

phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.

Như vậy, này các Tỷ-kheo,

KẺ NGU ĐẦY NHỮNG SỢ HÃI, NGƯỜI HIỀN TRÍ KHÔNG CÓ SỢ HÃI.

KẺ NGU ĐẦY NHỮNG THẤT VỌNG, NGƯỜI HIỀN TRÍ KHÔNG CÓ THẤT VỌNG.

KẺ NGU ĐẦY NHỮNG HOẠN NẠN, NGƯỜI HIỀN TRÍ KHÔNG CÓ HOẠN NẠN.

Này các Tỷ-kheo,

KHÔNG CÓ SỢ HÃI CHO NGƯỜI HIỀN TRÍ,

KHÔNG CÓ THẤT VỌNG CHO NGƯỜI HIỀN TRÍ,

KHÔNG CÓ HOẠN NẠN CHO NGƯỜI HIỀN TRÍ.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, “Chúng tôi sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”, như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

-– Hết trích dẫn —

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 115. Kinh Đa Giới

 

28. Người trí dẹp phóng dật,

Với hạnh không phóng dật,

Leo lầu cao trí tuệ,

Không sầu, nhìn khổ sầu,

Bậc trí đứng núi cao,

Nhìn kẻ ngu, đất bằng.

60. “Ðêm dài cho kẻ thức,

Ðường dài cho kẻ mệt,

Luân hồi dài, kẻ ngu,

Không biết chơn diệu pháp.”

61. “Tìm không được bạn đường,

Hơn mình hay bằng mình,

Thà quyết sống một mình,

Không bè bạn kẻ ngu.”

62. “Con tôi, tài sản tôi,

Người ngu sanh ưu não,

Tự ta, ta không có,

Con đâu, tài sản đâu.”

63. “Người ngu nghĩ mình ngu,

Nhờ vậy thành có trí.

Người ngu tưởng có trí,

Thật xứng gọi chí ngu.”

64. “Người ngu, dầu trọn đời,

Thân cận người có trí,

Không biết được Chánh pháp,

Như muỗng với vị canh.”

66. “Người ngu si thiếu trí,

Tự ngã thành kẻ thù.

Làm các nghiệp không thiện,

Phải chịu quả đắng cay.”

69. “Người ngu nghĩ là ngọt,

Khi ác chưa chín muồi;

Ác nghiệp chín muồi rồi,

Người ngu chịu khổ đau.”

70. “Tháng tháng với ngọn cỏ,

Người ngu có ăn uống

Không bằng phần mười sáu

Người hiểu pháp hữu vi.”

71. “Nghiệp ác đã được làm,

Như sữa, không đông ngay,

Cháy ngầm theo kẻ ngu,

Như lửa tro che đậy.”

72. “Tự nó chịu bất hạnh,

Khi danh đến kẻ ngu.

Vận may bị tổn hại,

Ðầu nó bị nát tan.”

74. “Mong cả hai tăng, tục,

Nghĩ rằng (chính ta làm).

Trong mọi việc lớn nhỏ,

Phải theo mệnh lệnh ta ”

Người ngu nghĩ như vậy

Dục và mạn tăng trưởng.”

121. “Chớ chê khinh điều ác,

Cho rằng “chưa đến mình “,

Như nước nhỏ từng giọt,

Rồi bình cũng đầy tràn.

Người ngu chứa đầy ác

Do chất chứa dần dần.”

125. “Hại người không ác tâm,

Người thanh tịnh, không uế,

Tội ác đến kẻ ngu,

Như ngược gió tung bụi.”

136. “Người ngu làm điều ác,

Không ý thức việc làm.

Do tự nghiệp, người ngu

Bị nung nấu, như lửa.”

161. “Ðiều ác tự mình làm,

Tự mình sanh, mình tạo.

Nghiền nát kẻ ngu si,

Như kim cương, ngọc báu.”

164. “Kẻ ngu si miệt thị,

Giáo pháp bậc La Hán,

Bậc Thánh, bậc chánh mạng.

Chính do ác kiến này,

Như quả loại cây lau

Mang quả tự hoại diệt.”

171. “Hãy đến nhìn đời này,

Như xe vua lộng lẫy,

Người ngu mới tham đắm,

Kẻ trí nào đắm say.”

177. “Keo kiết không sanh thiên,

Kẻ ngu ghét bố thí,

Người trí thích bố thí,

Ðời sau, được hưởng lạc.”

206. “Lành thay, thấy thánh nhân,

Sống chung thường hưởng lạc.

Không thấy những người ngu,

Thường thường được an lạc.”

207. “Sống chung với người ngu,

Lâu dài bị lo buồn.

Khổ thay gần người ngu,

Như thường sống kẻ thù.

Vui thay, gần người trí,

Như chung sống bà con.”

286. “Mùa mưa ta ở đây

Ðông, hạ cũng ở đây,

Người ngu tâm tưởng vậy,

Không tự giác hiểm nguy.”

330. “Tốt hơn sống một mình,

Không kết bạn người ngu.

Ðộc thân, không ác hạnh

Sống vô tư vô lự,

Như voi sống rừng voi.”

325. “Người ưa ngủ, ăn lớn

Nằm lăn lóc qua lại,

Chẳng khác heo no bụng,

Kẻ ngu nhập thai mãi.”

355. “Tài sản hại người ngu.

Không người tìm bờ kia

Kẻ ngu vì tham giàu,

Hại mình và hại người.”

-– Hết trích dẫn –.

Nguồn Trích Dẫn: Kinh Pháp Cú – Phẩm Người Ngu, Web Link

 

Bài Viết Liên Quan

  • Ngoài Chuyện Sinh – Tử Chẳng Có Gì Là Quan Trọng Cả., Web, FB
  • Hãy Đứng Dậy, Lên Đường, Web, FB
  • Con Là Cái Gì Mà Sao Con Khổ Thế Này?, Web, FB
  • Cuộc Đời Là Đau Khổ Hay Không Đau Khổ?, Web, FB
  • Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
  • Who Am I, Ta Là Ai, Web, FB
  • Bát Thánh Đạo, Web, FB
  • Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng. Web, FB
  • Dukkha Là Gì? Phải Chăng “Đời Là Bể Khổ?”(Tứ Thánh Đế – Bài 1/4), Web, FB
  • Dukkha Samudaya: Chân Lý Về Nguyên Nhân Của Khổ Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 2/4), Web, FB
  • Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt: Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 3/4), Web, FB
  • Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube,
    Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB