Hãy đứng dậy, lên đường

[lwptoc]

HÃY ĐỨNG DẬY, LÊN ĐƯỜNG

… Chỉ có khổ được sanh, Khổ tồn tại, khổ diệt,

Ngoài khổ, không gì sanh, Ngoài khổ không gì diệt.

Tăng Chi Bộ Kinh, Web Link

🍀

… Sanh ra rồi phải chết, Ðã sanh thấy khổ đau,

Kiết sử trói gia hại, Do vậy không thích sanh.

Ðức Phật thuyết giảng pháp, Khiến vượt khỏi tái sanh,

Ðoạn trừ mọi khổ não, Giúp ta trú chân thật.

Chúng sanh hướng sắc giới, Họ vọng vô sắc giới,

Nếu không biết đoạn diệt, Họ đi đến tái sanh.

Tăng Chi Bộ Kinh, Web Link

🍀

… Hãy đứng dậy, lên đường, Hãy dấn thân Phật giáo,

Hãy đánh bại Ma quân, Như voi phá chòi lá.

Ai trong pháp luật này, An trú không phóng dật,

Ðoạn tận vòng sống chết, Sẽ chấm dứt khổ đau.

Tăng Chi Bộ Kinh, Web Link

🍀

… Do không như thật thấy, Bốn sự thật bậc Thánh,

Phải lâu ngày luân chuyển, Trải qua nhiều đời sống.

Khi chúng được thấy rõ, Mầm tái sanh nhổ sạch,

Gốc khổ được đoạn tận, Nay không còn tái sanh.

Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm, Web Link

🍀

⚀ Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỳ–khưu.

① Sinh là khổ, ② già là khổ, ③ bệnh là khổ, ④ chết là khổ, ⑤ sầu, ⑥ bi, ⑦ khổ, ⑧ ưu, ⑨ não là khổ, ⑩ oán gặp nhau là khổ, ⑫ ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ.

Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

⚁ Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỳ–khưu, chính là ái này đưa đến tái sinh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là ① dục ái, ② hữu ái, ③ phi hữu ái.

⚂ Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỳ–khưu, chính là ① ly tham, ② đoạn diệt, ③ không có dư tàn khát ái ấy, ④ sự quăng bỏ, ⑤ từ bỏ, ⑥ giải thoát, ⑦ không có chấp trước.

⚃ Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỳ–khưu, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là ① chánh tri kiến, ② chánh tư duy, ③ chánh ngữ, ④ chánh nghiệp, ⑤ chánh mạng, ⑥ chánh tinh tấn, ⑦ chánh niệm, ⑧ chánh định.

Kinh Chuyển Pháp Luân Tương Ưng, Lvi-11, Web Link

🍀

… Do vậy, này các Tỷ–kheo,

⚀ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: ‘Ðây là Khổ’,

⚁ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: ‘Ðây là Khổ tập’,

⚂ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: ‘Ðây là Khổ diệt’,

⚃ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: ‘Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt.’

Tương Ưng Bộ – Kinh Lá Rừng Simsapa, Web Link

[Phần ‘Ghi chú’ và ‘Các bài viết liên quan’ dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham muốn tìm hiểu chi tiết, đầy đủ, có chứng cứ, nhưng chưa biết cách tìm kiếm trong biển kiến thức bao la, có thể tìm được nguồn Chánh kinh và tài liệu gốc trực tiếp khi cần thiết, một cách thuận tiện và nhanh chóng. Người đọc bình thường có thể bỏ qua phần chuyên sâu và mở rộng này.]

GHI CHÚ:

Chuyện Về Một Người Phụ Nữ Mất Tất Cả, Vượt Lên Tất Cả Trở Thành Bất Tử Tỳ-Kheo Ni Đệ Nhất Thông Hiểu Giáo Pháp, Web Link

PATÀCÀRÀ BỊ MẤT CẢ GIA ÐÌNH

Ai sống một trăm năm,

Không thấy pháp sanh diệt,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được pháp sanh diệt.

Phật dạy như thế tại Kỳ Viên, do chuyện Tỳ–kheo–ni Patàcàrà.

Bà là con gái một gia đình giàu có ở Xá–vệ, gia sản lên đến bốn trăm triệu. Nhan sắc bà tuyệt đẹp, mười sáu tuổi được cha mẹ cho ở tầng chót tòa nhà bảy tầng, canh gác cẩn thận. Tuy vậy bà vẫn thông gian với gia đồng của mình. Cha mẹ đã hứa gả cho một chàng trai đồng giai cấp và ngày cưới gần kề, bà bảo tên gia đồng rằng hắn sẽ không bao giờ có được quà cáp để đến thăm bà ở bên chồng, do đó hắn hãy tìm cách mang bà đi khỏi nơi này, nếu thật sự thương yêu bà. Và họ đồng ý trốn đi. Ðến ngày hẹn, bà dậy sớm, ăn mặc dơ bẩn, tóc tai rối bù, còn bết thêm bụi đỏ vào mình, cầm bình đựng nước, giả bộ ra ngoài kiếm nước để đến chỗ hẹn. Rồi cả hai đi thật xa đến một làng nọ sinh sống. Chồng trồng trọt gom củi và lá trong rừng. Vợ xách nước, giã gạo, nấu ăn, làm việc nội trợ. Bà lãnh quả báo của tội lỗi mình.

Khi có mang, bà muốn về nhà cha mẹ sinh nở để được giúp đỡ nhưng anh chồng không chịu, sợ họ bắt tội và hành hạ mình. Bà đòi nhiều lần vẫn không được, nên khi chồng vào rừng bà gởi nhà cho hàng xóm rồi về nhà cha mẹ. Anh chồng trở về hay được, rượt theo bắt bà trở lại. Nhưng đến một nơi bà chuyển bụng sinh được một bé trai. Cả hai lại trở về nhà. Lần sau có mang, bà cũng bỏ về nhà cha mẹ như trước. Anh chồng tìm theo cũng bắt bà trở lại. Và trên đường về bất ngờ một cơn bão lớn thổi tới. Mưa như trút, sấm sét không ngừng. Ðúng lúc đó bà chuyển bụng. Anh chồng cầm rìu tìm cách che chòi cho bà lâm bồn. Thấy bụi cây trên ụ mối, anh ta vừa chặt xuống thì rắn độc trườn ra cắn chết, thân nóng như lửa, thịt tím ngắt.

Patàcàrà đau bụng dữ dội, chờ hoài không thấy chồng trở lại. Rồi bà sanh đứa thứ hai. Cả hai đứa không chịu nổi gió mưa, khóc thét lên. Bà chỉ có cách áp chúng vào ngực, úp mình xuống chịu trận như thế suốt đêm. Toàn thân như không còn chút máu, thịt như chiếc lá vàng úa.

Hừng đông hôm sau, bà lên đường, tay ôm đứa mới sinh đỏ hỏn trong lòng, tay kia đưa cho đứa lớn nắm. Ba mẹ con thất thểu đi theo đường anh chồng đã đi, và thấy anh nằm chết gần ụ mối. Bà than khóc ai oán rồi đi tiếp. Ðến bờ sông Aciravatì nước dâng cao, nhiều chỗ đến thắt lưng. Bà quá yếu không thể lội qua với hai đứa con. Ðể đứa lớn bên này, bà đem đứa nhỏ qua sông, bẻ một nhánh cây trải đặt nó lên, rồi quay trở lại. Vừa bơi vừa nhìn ngoái lại, đến giữa dòng thấy một con diều hâu sà xuống quắp đứa bé. Bà hốt hoảng xua tay hét lên: “Bay đi, bay đi!”. Nhưng nó không nghe vì quá xa, và chộp đứa bé bay mất. Bên này đứa con lớn thấy mẹ quơ tay tưởng gọi mình, cũng bò xuống sông, bị nước cuốn mất. Chồng bị chết, con đứa thì bị chim tha, đứa thì nước cuốn, bà rên rỉ như thế và đi tiếp đến Xá–vệ. Gặp một người từ trong thành đi ra, bà hỏi thăm về gia đình mình. Ông kia biết nhưng hình như không muốn nói đến. Bà cứ hỏi riết buộc ông phải nói sự thật là gia đình đó cả nhà bị sập đè chết hết. Hàng xóm và thân nhân vừa thiêu họ xong, khói còn bốc lên trên giàn hỏa từ xa vẫn trông thấy. Bà nghe xong nổi điên ngay, y phục tuột hết mà không hay biết. Bà trần truồng như thuở mới sinh, lang thang khóc lóc thở than:

Hai con ta đã chết,

Chồng ta chết giữa đường.

Cha mẹ và anh cũng,

Ðược thiêu trên lửa hừng.

Ai thấy bà cũng đều la lên: “Ðồ điên, đồ điên!” Kẻ ném rác, kẻ tung bụi vào bà.

Lúc ấy Thế Tôn ngụ ở tinh xá Kỳ Viên, đang thuyết pháp giữa hàng môn đệ. Ngài trông thấy bà từ xa và biết bà đã viên mãn một trăm ngàn kiếp, tròn lời nguyện và đạt đến cứu cánh.

(Thời Phật Padumuttara, bà đã thấy một Tỳ–kheo–ni được tuyên bố là đệ nhất thông hiểu giáo pháp, được Phật mở cửa trời Ðế Thích cho vào Lạc Viên. Vì thế bà phát nguyện xin được một vị Phật công nhận là Tỳ–kheo Ni đệ nhất thông hiểu giáo pháp. Phật Padumuttara nhìn tương lai biết bà sẽ được như nguyện, nên thọ ký vào thời Phật Cồ–đàm bà tên là Patàcàrà sẽ được đúng như lời nguyện).

Do đó Thế Tôn khiến bà đến tinh xá. Các Tỳ–kheo la lên bảo nhau đừng để bà điên vào. Nhưng Phật bảo cứ để bà đến, rồi nói với bà:

– Này chị, hãy tỉnh trí!

Nhờ thần lực của Phật, bà lập tức khôi phục tâm trí. Ngay đó bà nhận ra y phục mất hết, cảm thấy xấu hổ và sợ tội, bà vội úp mình xuống đất. Một người ném cho bà y khoác. Mặc xong, bà phủ phục dưới chân Phật thưa:

– Bạch Thế Tôn, con xin quy y Ngài, nương tựa Ngài. Con có một đứa con bị diều tha, một đứa bị nước cuốn. Chồng con chết, cha mẹ anh em cũng chết.

Phật bảo:

– Patàcàrà, đừng phiền muộn. Ngươi đã đến với người có thể là nơi ẩn trú, nơi che chở, nơi nương tựa cho ngươi. Những điều ngươi kể đều đúng cả. Cho đến ngày nay, qua biết bao nhiêu vòng luân hồi, ngươi đã khóc vì mất con, mất người thân, nước mắt rơi nhiều hơn nước bốn biển.

Và Ngài nói kệ sau:

Nước bốn biển ít hơn

So với lệ nước đổ

Vì sợ và quẩn trí,

Tại sao còn phóng dật?

Thế Tôn giảng về luân hồi từ vô thủy. Ngài nói tới đâu đau buồn của bà giảm tới đó. Ngài nói tiếp:

– Patàcàrà, đối với một người trên đường qua bên kia thế giới thì không có con cái, bạn bè hay thân quyến nào làm nơi trú ẩn hay nương tựa. Ngươi có thể trông đợi họ được bao lâu trong cuộc đời này? Người trí phải biết thanh lọc đạo hạnh của mình, và như thế sẽ thanh lọc con đường dẫn đến Niết–bàn.

Và Ngài đọc Pháp Cú:

(288) Một khi tử thần đến,

Không có con che chở,

Không cha, không bà con,

Không thân thích che chở.

(289) Biết rõ ý nghĩa này,

Bậc trí lo trì giới,

Mau lẹ làm thanh tịnh,

Con đường đến Niết–bàn.

Cuối bài kệ Patàcàrà chứng quả Dự lưu, và tham dục trong tâm nhiều như bụi đại địa, cháy tiêu hết. Nhiều người khác cũng chứng quả Tư–đà–hàm và A–na–hàm. Bà xin Phật gia nhập Tăng đoàn, được nhận và gởi tới Ni chúng. Bà đã làm tròn bổn phận, và vì tánh tình vui vẻ nên được tên là Patàcàrà.

Một hôm, bà múc nước đầy bình và xối rửa chân. Nước chảy ra đất thấm xuống hết. Lần thứ hai nước chảy xa hơn rồi cũng thấm hết. Lần thứ ba xa hơn nữa rồi cũng thấm hết. Bà lấy đó làm đề mục thiền quán. Tức là nước đổ lần đầu giống như chúng sanh qua đời lúc tuổi nhỏ. Lần thứ hai khi tuổi thanh xuân, và lần thứ ba lúc đã già.

Thế Tôn ngồi trong hương thất, phóng quang ảnh đến trước mặt bà bảo:

– Patàcàrà, sống một ngày hay trong chốc lát mà thấy được sự sanh diệt của ngũ uẩn còn hơn là sống trăm năm chẳng thấy gì hết.

Và Ngài đọc Pháp Cú:

(113) Ai sống một trăm năm,

Không thấy pháp sanh diệt,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được pháp sanh diệt.

Cuối bài kệ, bà chứng A–la–hán cùng các thần thông.

Tích Truyện Pháp Cú – Viii. Phẩm Ngàn 12. Patàcàrà Bị Mất Cả Gia Ðình, Web Link

 

🍀 TỨ THÁNH ĐẾ

Thế Tôn nói với các vị Tỷ–kheo:

– Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi. Bốn Thánh đế ấy là gì?

⚀ Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.

⚁ Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Tập Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.

⚂ Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.

⚃ Này các Tỷ–kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Ðạo Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm,

Ta và các Ngươi. Này các Tỷ–kheo khi ⚀ Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi ⚁ Khổ Tập Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi ⚂ Khổ Diệt Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi ⚃ Khổ Diệt Ðạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa.

Kinh Đại Niết Bàn Trường Bộ Kinh, 16, Web Link

🍀 BÁT THÁNH ĐẠO – TRUNG ĐẠO

– Có hai cực đoan này, này các Tỷ–kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?

❶ Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích.

❷ Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích.

Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ–kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.

Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ–kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn?

Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là:

❶ chánh tri kiến,

❷ chánh tư duy,

❸ chánh ngữ,

❹ chánh nghiệp,

❺ chánh mạng,

❻ chánh tinh tấn,

❼ chánh niệm,

❽ chánh định.

Ðây là con đường trung đạo, này các Tỷ–kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.

🍀 BÁT THÁNH ĐẠO – CON ĐƯỜNG DUY NHẤT DẪN TỚI GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT: BẤT TỬ – NIẾT BÀN

Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt ⚀ đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt ⚁ đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt ⚂ đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt ⚃ đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).

Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt ⚀ đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt ⚁ đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt ⚂ đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt ⚃ đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).

Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Đạo nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa môn đạt ⚀ đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt ⚁ đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt ⚂ đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt ⚃ đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).

Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát.

Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán giải thoát.

Kinh Đại Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214, Web Link

🔶… Này các Tỷ–kheo, ai nói như sau: “Không có như thật giác ngộ ❶ Thánh đế về Khổ, ❷ Thánh đế về Khổ tập, ❸ Thánh đế về Khổ diệt, ❹ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau”; sự kiện này không xảy ra.

Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [56] Chương Xii – Tương Ưng Sự Thật – 44. Iv. Nhà Có Nóc Nhọn S.V,452, Web Link, Web Link

🔶… Ðoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này Tỷ–kheo, được gọi là bất tử.

Con đường Thánh đạo Tám ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là ❶ chánh tri kiến, ❷ chánh tư duy, ❸ chánh ngữ, ❹ chánh nghiệp, ❺ chánh mạng, ❻ chánh tinh tấn, ❼ chánh niệm, ❽ chánh định.

🔶… Có tám pháp này, này Nandiya, đưa đến Niết–bàn, hướng đến đích Niết–bàn, đưa đến cứu cánh Niết–bàn.

Tức là là ❶ chánh tri kiến, ❷ chánh tư duy, ❸ chánh ngữ, ❹ chánh nghiệp, ❺ chánh mạng, ❻ chánh tinh tấn, ❼ chánh niệm, ❽ chánh định.”

Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn, Web Link

🔶… Ðây là ❶ Giới, đây là ❷ Ðịnh, đây là ❸ Tuệ (iti sīlaṃ, iti samādhi, iti paññā).

Tu tập Giới đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn cho Định.

Tu tập Ðịnh đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn cho Tuệ.

Tu tập Tuệ sẽ đưa đến tâm giải thoát hoàn toàn khỏi các lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn, Web Link

🔶… Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những nhà không tịnh. Này Cunda, hãy Thiền định (jhāyatha), chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.

Trung Bộ Kinh – 8. Kinh Ðoạn Giảm, Web Link

Chú Thích:

⚀ Chỉ = Samatha = Serenity: Phương pháp tu tập tâm, phát triển Định thế gian (lokiyasamādhi) để tâm trở nên an tịnh (vắng lặng, tịch tĩnh), dẫn đến 5 tuệ thần thông (5 thắng trí: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông) hoặc dẫn đến tái sinh nơi thiên giới hoặc phạm thiên giới …

⚁ Quán = Vipassana = Insight: Phương pháp tu tập tuệ, phát triển Định xuất thế gian (lokuttarasamādhi) đồng thời khi phát triển tuệ minh sát, dẫn đến tuệ Đạo, tuệ Quả, chứng ngộ Niết Bàn, chấm dứt sinh tử luân hồi.

⚂ Thiền = jhāna = Untranslated: a state of deep meditative concentration – thường để nguyên không dịch: một trạng thái thể hiện mức độ tập trung sâu. Đây là một nhóm loại Định: Một trong nhiều cách phân loại các loại Định thế gian và Định xuất thế gian.

Hai loại thiền (Jhāna):

1. Thiền thẩm định cảnh (Ārammaṇūpanijjhāna). Thiền này chú niệm trên cảnh đề mục, tức là chỉ cho hai loại thiền hiệp thế, hay thiền đáo đại, hay thiền chỉ/vắng lặng (Samatha).

2. Thiền thẩm định tướng (Lakkhaṇūpanijjhāna). Thiền này thẩm sát tam tướng dựa trên danh sắc, cũng gọi là Thiền minh sát hay Thiền quán (Vipassanājhāna). Lại nữa Đạo và Quả siêu thế cũng được xem là Thiền (jhāna) là loại thiền thẩm định tướng vì Đạo và Quả chú tâm trên thực tướng của níp–bàn.

Ā. II 41; Ps A.281; Dhs A.167.

⚃ Định = samādhi= Concentration: là mức độ/khả năng tập trung trên hai loại đề mục chính là

⑴ ⚀ đề mục là tục đế, tức các khái niệm không thay đổi của pháp tu thiền Chỉ Samatha (Thiền Tịch tĩnh / Thiền vắng lặng), hoặc trên

⑵ ⚁ đề mục là chân đế Danh Sắc thay đổi trong từng sát na của pháp tu thiền Quán Vipasana (Thiền Minh Sát).

Có rất nhiều cách phân loại các loại Định samādhi này. Jhāna chỉ là một cách phân loại nhóm Định samādhi trong số đó.

(Tham khảo Thanh Tịnh Đạo: “Ðịnh có nhiều thứ và nhiều phương diện. Một giải đáp nhằm bao quát mọi phương diện của định thì không thể nào hoàn tất được ý định nó, cũng không chu toàn được mục đích của nó, và lại còn đưa đến sự tán loạn. Bởi thế, chúng ta tự giới hạn trong loại định ở đây gọi là sự nhất tâm có lợi ích”).

==> Chú ý tránh hiểu lầm Samatha, Samādhi, Jhāna: nhiều dịch giả chuyên và không chuyên đã không phân biệt nhất quán, thống nhất, rõ ràng bằng những từ ngữ khác nhau, rất nhiều khi ta thấy Samatha cũng dịch là Thiền định, Samādhi cũng dịch là Thiền định, Jhāna cũng dịch là Thiền định. Vì vậy nên rất nhiều người nhầm lẫn, đồng nhất Jhana Thiền = Samadhi Định = Samatha Chỉ.

⚄ Chánh định (sammāsamādhi): Định (samādhi= mức độ tập trung = concentration) có nhiều cách phân loại, không phải Định nào cũng là Chánh định, chỉ có Định dẫn đến giác ngộ giải thoát mới được gọi là Chánh định. Đức Phật định nghĩa: Bốn Jhāna (được dịch là Tầng thiền /Thiền Định – một trong nhiều cách phân loại Định samādhi) được dẫn dắt và hỗ trợ bởi 7 chi phần còn lại trong Bát Thánh Đạo là Chánh định.

==> Các loại Định samādhi khác không được dẫn dắt và hỗ trợ bởi 7 chi phần của còn lại trong Bát Thánh Đạo, kể cả jhana, cũng không được gọi là Chánh định sammāsamādhi. Chúng được gọi là Tà Định micchāsamādhi

==> Chánh định sammāsamādhi còn được gọi là Định xuất thế gian (lokuttarasamādhi) được phát triển trong khi tu tập tuệ bởi thiền Quán Vipassana (Minh Sát).

Định Xuất thế gian là định thuộc thánh đạo: khi chú tâm chánh niệm tỉnh giác một cách tinh tấn liên tục vào đặc tính Vô Thường thì pháp Quán minh sát vipassana đạt được Vô tướng định – animitta samādhi;

vào đặc tính Khổ thì pháp Quán minh sát vipassana đạt được ‘Vô Nguyện định– appaṇihita samādhi’;

vào đặc tính Vô Ngã thì pháp Quán minh sát vipassana đạt được ‘Không định – suññata samādhi’;

và khi viên mãn chín muồi, Thánh Chánh Định lấy Niết bàn làm đề mục, đạt được Đạo Tuệ, Quả Tuệ dẫn đến nhổ tận gốc rễ mọi lậu hoặc, phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Đây là Định samādhi liên hệ Bát thánh đạo (xuất thế) vun bồi trong phương pháp tu tập tuệ, vì trong khi tu tuệ, định cũng được phát triển đồng thời dẫn đến tuệ Đạo, tuệ Quả, chứng ngộ Niết Bàn.

==> Định thế gian (lokiyasamādhi) được phát triển trong khi tu tập tâm bởi thiền Chỉ Samatha (Tịnh chỉ / Vắng Lặng). Ðịnh thế gian là sự nhất tâm có tánh thiện ở ba cõi dục, sắc, vô sắc. Lợi ích có năm:

❶ Hiện tại lạc trú.

❷ Nhân gần cho tuệ phát sinh.

❸ Căn cứ địa, nhân gần cho 5 thần thông.

❹ Tái sinh vào cảnh giới thiện thú thuộc dục giới, thiên giới, phạm thiên giới.

❺ Nhập diệt định.

Bài viết liên quan

  • Ngoài chuyện sinh – tử chẳng có gì là quan trọng cả, Web, FB
  • Mưa & mưa, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Người hiền trí – bài 4/4: xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), Web, FB
  • Tôi chấp nhận hay tôi buông bỏ có phải là giải thoát, Web, FB
  • Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 1/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 2/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB, Youtube
  • Tứ thánh đế – bài 4/4, Web, FB
  • Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
  • 4 thánh đế, 4 bậc thánh, 4 đạo & 4 quả, 4 bậc alahán, Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Bát thánh đạo, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Người hiền trí – bài 4/4: xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), Web, FB
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB
  • Kinh 7 trạm xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (1) Kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (2) Đoạn nghi thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (3a) Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (3b) Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4a) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4b) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4c) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (5a) Tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (5b) Tri kiến thanh tịnh, Web, FB