Hiện tại lạc trú là gì

 

HIỆN TẠI LẠC TRÚ LÀ GÌ ❓

Tịch tĩnh an trú là gì❓

Đoạn diệt (phiền não) là gì❓

 

(BỐN CHỨNG ĐẮC THIỀN ĐỊNH SẮC GIỚI LÀ HIỆN TẠI LẠC TRÚ)

1) Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây một Tỷ–kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn diệt (phiền não)”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn diệt (phiền não) trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.

2) Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ–kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn diệt (phiền não)”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn diệt (phiền não) trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.

3) Này Cunda, sự kiện này xảy ra khi ở đây, một Tỷ–kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy có thể nghĩ “Ta sống với hạnh đoạn diệt (phiền não)”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn diệt (phiền não) trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.

4) Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ–kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn diệt (phiền não)”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn diệt (phiền não) trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú trong giới luật của bậc Thánh.

(BỐN CHỨNG ĐẮC THIỀN ĐỊNH VÔ SẮC GIỚI LÀ TỊCH TĨNH AN TRÚ)

1) Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ–kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ–kheo nghĩ rằng: “Không gian là vô biên”, chứng và trú Không gian vô biên xứ. Vị ấy có thể tự nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn diệt (phiền não)”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn diệt (phiền não) trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tĩnh an trú trong giới luật của bậc Thánh.

2) Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ–kheo vượt lên mọi Không gian vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn diệt (phiền não)”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn diệt (phiền não) trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tĩnh an trú trong giới luật của bậc Thánh.

3) Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ–kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn diệt (phiền não)”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn diệt (phiền não) trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tĩnh an trú trong giới luật của bậc Thánh.

4) Này Cunda, sự kiện này xảy ra, khi một Tỷ–kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy có thể nghĩ: “Ta sống với hạnh đoạn diệt (phiền não)”. Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn diệt (phiền não) trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tĩnh an trú trong giới luật của bậc Thánh.

(44 ÐOẠN DIỆT PHIỀN NÃO)

Này Cunda, ở đây đoạn diệt (phiền não) được thực hiện bởi:

(1) “Những kẻ khác có thể là những người làm hại, chúng ta ở đây không thể là những người làm hại”, như vậy đoạn diệt (phiền não) được thực hiện.

(2) “Những kẻ khác có thể sát sanh, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ sát sanh”,… (như trên)…

(3) “Những kẻ khác có thể lấy của không cho, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ lấy của không cho”,… (như trên)…

(4) “Những kẻ khác có thể không phạm hạnh, chúng ta ở đây sẽ sống phạm hạnh”,… (như trên)…

(5) “Những kẻ khác có thể nói láo, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói láo”,… (như trên)…

(6) “Những kẻ khác có thể nói hai lưỡi, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói hai lưỡi”,… (như trên)…

(7) “Những kẻ khác có thể nói lời độc ác”, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời độc ác”,… (như trên)…

(8) “Những kẻ khác có thể nói lời phù phiếm, chúng ta ở đây sẽ từ bỏ nói lời phù phiếm”,… (như trên)…

(9) “Những kẻ khác có thể tham dục, chúng ta ở đây không tham dục”,… (như trên)…

(10) “Những kẻ khác có thể có sân tâm, chúng ta ở đây sẽ không có sân tâm”,… (như trên)…

(11) “Những kẻ khác có thể có tà kiến, chúng ta ở đây sẽ có chánh kiến,… (như trên)…

(12) “Những kẻ khác có thể có tà tư duy, chúng ta ở đây sẽ có chánh tư duy”,… (như trên)…

(13) “Những kẻ khác có thể có tà ngữ, chúng ta ở đây sẽ có chánh ngữ”,… (như trên)…

(14) “Những kẻ khác có thể có tà nghiệp, chúng ta ở đây sẽ có chánh nghiệp”,… (như trên)…

(15) “Những kẻ khác có thể có tà mạng, chúng ta ở đây sẽ có chánh mạng”,… (như trên)…

(16) “Những kẻ khác có thể có tà tinh tấn, chúng ta ở đây sẽ có chánh tinh tấn”,… (như trên)…

(17) “Những kẻ khác có thể có tà niệm, chúng ta ở đây sẽ có chánh niệm”,… (như trên)…

(18) “Những kẻ khác có thể có tà định, chúng ta ở đây sẽ có chánh định”,… (như trên)…

(19) “Những kẻ khác có thể có tà trí, chúng ta ở đây sẽ có chánh trí”,… (như trên)…

(20) “Những kẻ khác có thể có tà giải thoát, chúng ta ở đây sẽ có chánh giải thoát”,… (như trên)…

(21) “Những kẻ khác có thể bị hôn trầm thụy miên chi phối, chúng ta ở đây sẽ không có hôn trầm thụy miên chi phối”,… (như trên)…

(22) “Những kẻ khác có thể có trạo hối, chúng ta ở đây sẽ không có trạo hối”,… (như trên)…

(23) “Những kẻ khác có thể nghi hoặc, chúng ta ở đây sẽ không có nghi hoặc”,… (như trên)…

(24) “Những kẻ khác có thể phẫn nộ, chúng ta ở đây sẽ không có phẫn nộ”,… (như trên)…

(25) “Những kẻ khác có thể oán hận, chúng ta ở đây sẽ không có oán hận”,… (như trên)…

(26) “Những kẻ khác có thể hư ngụy, chúng ta ở đây sẽ không hư ngụy”,… (như trên)…

(27) “Những kẻ khác có thể não hại, chúng ta ở đây sẽ không não hại”,… (như trên)…

(28) “Những kẻ khác có thể tật đố, chúng ta ở đây sẽ không tật đố”,… (như trên)…

(29) “Những kẻ khác có thể xan tham, chúng ta ở đây sẽ không xan tham”,… (như trên)…

(30) “Những kẻ khác có thể man trá, chúng ta ở đây sẽ không man trá,… (như trên)…

(31) “Những kẻ khác có thể ích kỷ, chúng ta ở đây sẽ không ích kỷ “,… (như trên)…

(32) “Những kẻ khác có thể ngoan cố, chúng ta ở đây không thể ngoan cố”,… (như trên)…

(33) “Những kẻ khác có thể ngạo mạn, chúng ta ở đây không thể ngạo mạn”,… (như trên)…

(34) “Những kẻ khác có thể khó bảo, chúng ta ở đây sẽ dễ bảo”,… (như trên)…

(35) “Những kẻ khác có thể là ác hữu, chúng ta ở đây sẽ là thiện hữu”,… (như trên)…

(36) “Những kẻ khác có thể phóng dật, chúng ta ở đây sẽ không phóng dật”,… (như trên)…

(37) “Những kẻ khác có thể là bất tín, chúng ta ở đây sẽ có tín tâm”,… (như trên)…

(38) “Những kẻ khác có thể không xấu hổ, chúng ta ở đây sẽ có xấu hổ”,… (như trên)…

(39) “Những kẻ khác có thể không sợ hãi, chúng ta ở đây sẽ có sợ hãi”,… (như trên)…

(40) “Những kẻ khác có thể nghe ít, chúng ta ở đây sẽ nghe nhiều”… (như trên)…

(41) “Những kẻ khác có thể biếng nhác, chúng ta ở đây sẽ siêng năng”,… (như trên)…

(42) “Những kẻ khác có thể thất niệm, chúng ta ở đây sẽ an trú niệm”,… (như trên)…

(43) “Những kẻ khác có thể liệt tuệ, chúng ta ở đây thành tựu tuệ”,… (như trên)…

(44) “Những kẻ khác có thể nhiễm thế tục, cố chấp tư kiến, tánh khó hành xả, chúng ta ở đây sẽ không nhiễm thế tục, không cố chấp tư kiến, tánh dễ hành xả”, như vậy đoạn diệt (phiền não) được thực hiện.

(Majjhima Nikaya – Trung Bộ Kinh, M8: Kinh Ðoạn giảm – Sallekha sutta. TK Viên Phúc tóm lược và hiệu đính theo bản dịch của HT Thích Minh Châu.)

What are ‘abidings in ease here and now’?

What are ‘abidings in peace ‘?

What is effacement (of difelements)?

(The Eight Attainments)

4. “It may be, Cunda, that some monk, detached from sense–objects, detached from unsalutary ideas, enters into the first absorption that is born of detachment, accompanied by thought–conception and discursive thinking, and filled with rapture and joy, and he then might think: ‘I am abiding in effacement.’ But in the Noble One’s discipline it is not these [attainments] that are called ‘effacement’; in the Noble One’s discipline they are called ‘abidings in ease here and now.’

5. “It may be that after the stilling of thought conception and discursive thinking, he gains the inner tranquillity and harmony of the second absorption that is free of thought–conception and discursive thinking, born of concentration and filled with rapture and joy; and he then might think: ‘I am abiding in effacement.’ But in the Noble One’s discipline it is not these [attainments] that are called ‘effacement’; in the Noble One’s discipline they are caged ‘abidings in ease here and now.’

6. “It may be that after the fading away of rapture, the monk dwells in equanimity, mindful and clearly aware, and he experiences a happiness in his body of which the Noble Ones say: ‘Happily lives he who dwells in equanimity and is mindful!’ – that third absorption he wins; and he then might think: ‘I am abiding in effacement.’ But in the Noble One’s discipline it is not these [attainments] that are called ‘effacement’; in the Noble One’s discipline they are called ‘abidings in ease here and now.’

7. “It may be that with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous disappearance of joy and grief, he enters upon and abides in the fourth absorption, which is beyond pleasure and pain and has purity of mindfulness due to equanimity; and he then might think: ‘I am abiding in effacement.’ But in the Noble One’s discipline it is not these [attainments] that are called ‘effacement’; in the Noble One’s discipline they are called ‘abidings in ease here and now.’

8. “It may be that, with the entire transcending of perceptions of corporeality, with the disappearance of perceptions of sense–response,’ with non–attention to perceptions of variety, thinking: ‘Space is infinite,’ some monk enters upon and abides in the sphere of infinite space; and he then might think: ‘I am abiding in effacement.’ But in the Noble One’s discipline it is not these [attainments] that are called ‘effacement’; in the Noble One’s discipline they are called ‘peaceful abidings.’

9. “It may be that by entirely transcending the sphere of infinite space, thinking: ‘Consciousness is infinite,’ some monk enters and abides in the sphere of infinite consciousness; and he then might think: ‘I am abiding in effacement.’ But in the Noble One’s discipline it is not these [attainments] that are called ‘effacement’; in the Noble One’s discipline they are called ‘peaceful abidings.’

10. “It may be that by entirely transcending the sphere of infinite consciousness, some monk enters and abides in the sphere of nothingness; and he then might think: I am abiding in effacement.’ But in the Noble One’s discipline it is not these [attainments] that are called ‘effacement’; in the Noble One’s discipline they are called ‘peaceful abidings.’

11. “It may be that, by entirely transcending the sphere of nothingness, some monk enters and abides in the sphere of neither–perception–nor–non–perception; and he then might think: ‘I am abiding in effacement.’ But in the Noble One’s discipline it is not these [attainments] that are called ‘effacement’; in the Noble one’s discipline they are called ‘peaceful abidings.’

(Effacement)

12. “But herein, Cunda, effacement should be practiced by you:

(1) others will be harmful; we shall not be harmful here – thus effacement can be done.

(2) Others will kill living beings; we shall abstain from killing living beings here – thus effacement can be done.

(3) Others will take what is not given; we shall abstain from taking what is not given here – thus effacement can be done.

(4) Others will be unchaste; we shall be chaste here – thus effacement can be done.

(5) Others will speak falsehood; we shall abstain from false speech here – thus effacement can be done.

(6) Others win speak maliciously; we shall abstain from malicious speech here – thus effacement can be done.

(7) Others will speak harshly; we shall abstain from harsh speech here – thus effacement can be done.

(8) Others will gossip; we shall abstain from gossip here – thus effacement can be done.

(9) Others will be covetous; we shall not be covetous here – thus effacement can be done.

(10) Others will have thoughts of ill will; we shall not have thoughts of ill will here – thus effacement can be done.

(11) Others will have wrong views; we shall have right view here – thus effacement can be done.

(12) Others will have wrong intention; we shall have right intention here – thus effacement can be done.

(13) Others will use wrong speech; we shall use right speech here – thus effacement can be done.

(14) Others will commit wrong actions; we shall do right actions here – thus effacement can be done.

(15) Others will have wrong livelihood; we shall have right livelihood here – thus effacement can be done.

(16) Others will make wrong effort; we shall make right effort here – thus effacement can be done.

(17) Others will have wrong mindfulness; we shall have right mindfulness here – thus effacement can be done.

(18) Others will have wrong concentration; we shall have right concentration here – thus effacement can be done.

(19) Others will have wrong knowledge; we shall have right knowledge here – thus effacement can be done.

(20) Others will have wrong deliverance; we shall have right deliverance here – thus effacement can be done.

(21) Others will be overcome by sloth and torpor; we shall be free from sloth and torpor here – thus effacement can be done.

(22) Others will be agitated; we shall be unagitated here – thus effacement can be done.

(23) Others will be doubting; we shall be free from doubt here – thus effacement can be done.

(24) Others will be angry; we shall not be angry here – thus effacement can be done.

(25) Others will be hostile; we shall not be hostile here – thus effacement can be done.

(26) Others will denigrate; we shall not denigrate here – thus effacement can be done.

(27) Others will be domineering; we shall not be domineering here – thus effacement can be done.

(28) Others will be envious; we shall not be envious here – thus effacement can be done.

(29) Others will be jealous; we shall not be jealous here – thus effacement can be done.

(30) Others will be fraudulent; we shall not be fraudulent here – thus effacement can be done.

(31) Others will be hypocrites; we shall not be hypocrites here – thus effacement can be done.

(32) Others will be obstinate; we shall not be obstinate here – thus effacement can be done.

(33) Others will be arrogant; we shall not be arrogant here – thus effacement can be done.

(34) Others will be difficult to admonish; we shall be easy to admonish here – thus effacement can be done.

(35) Others will have bad friends; we shall have noble friends here – thus effacement can be done.

(36) Others will be negligent; we shall be heedful here – thus effacement can be done.

(37) Others will be faithless; we shall be faithful here – thus effacement can be done.

(38) Others will be shameless; we shall be shameful here – thus effacement can be done.

(39) Others will be without conscience; we shall have conscience here – thus effacement can be done.

(40) Others will have no learning; we shall be learned here – thus effacement can be done.

(41) Others will be idle; we shall be energetic here – thus effacement can be done.

(42) Others will be lacking in mindfulness; we shall be established in mindfulness here – thus effacement can be done.

(43) Others will be without wisdom; we shall be endowed with wisdom – thus effacement can be done.

(44) Others will misapprehend according to their individual views, hold on to them tenaciously and not easily discard them; we shall not misapprehend according to individual views nor hold on to them tenaciously, but shall discard them with ease – thus effacement can be done.


From Majjhima Nikaya M8, Sallekha Sutta: The Discourse on Effacement, Edited by Nyanaponika Thera.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB


Bài viết trên Facebook, 1 tháng 11, 2014