Hòa thượng, thượng tọa

HÒA THƯỢNG, THƯỢNG TỌA

– PT: Phẩm bậc Hòa thượng, Thượng tọa nên hiểu như thế nào ạ?

– @:

Thượng tọa, Hòa thượng là Giáo phẩm của các vị sư thuộc truyền thống Đại thừa Trung Hoa du nhập vào Việt nam và được Giáo Hội Phật Giáo Việt nam (một tổ chức, công cụ quản lý Phật giáo về mặt chính quyền của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam) qui định trong Hiến chương của Giáo hội. Các Giáo phẩm này không liên quan đến Giới luật Phật giáo do Đức Phật qui định, chỉ được tấn phong cho thành viên của GHPGVN mà thôi; không tấn phong cho chư tăng phật giáo nguyên thủy Theravada, và các truyền thống Phật giáo khác, NẾU HỌ KHÔNG PHẢI LÀ THÀNH VIÊN GHPGVN.

Một số vị Tỳ Khưu thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada tại Việt nam, là thành viên GHPGVN, có tham gia cơ cấu quản lý của GHPGVN, và có đủ các thiền tiêu chuẩn về hạ lạp, công lao và chức vụ theo qui định của GHPGVN nên cũng được tấn phong cho Giáo phẩm Hòa thượng hoặc Thượng tọa (xem phần tài liệu tham khảo ở dưới đây). Đây là các Giáo phẩm cao quí, được kính trọng trong hệ thống thứ bậc của GHPGVN.

Tuy nhiên, theo thiển ý cá nhân, sẽ là gượng ép, không cần thiết nếu đem gán các Giáo phẩm này cho các vị trưởng lão Thái lan, Miến điện, SriLanka… (Ví dụ: Hòa thượng Narada (?!), Hòa thượng Achan Chah (?!), Hòa thượng Mahasi (?!) …).

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada hay sử dụng các danh xưng cao quí (không phải do một tổ chức phong, cấp) như sau:

– Thầy Tế độ = Upajjhayo (Pali)

– Thầy Thọ giáo = Acariya (Pali)

– Pháp sư = Dhamma Acariya (Pali)(có chứng chỉ tại Myanmar)

– Trưởng lão = Mahathera (Pali)

– Ngài, Đại đức (Bề trên) = Bhante (Pali)

– Hiền giả, Đạo hữu (Bậc dưới) = Avuso (Pali)

– Tỳ Khưu /Tỳ Kheo = Bhikkhu (Pali)

– Đại sư, Thiền Sư, Bậc Thầy = Sayadaw (Myanmar) = Ajahn (Thailand)

Tài liệu Tham khảo

Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt nam

Chương IX, Giáo Phẩm

Điều 53: Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn danh sách tấn phong hàng giáo phẩm Hòa thượng đối với Thượng tọa tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 54: Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam xem xét tấn phong giáo phẩm Thượng tọa đối với Đại đức tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 55: Hàng Giáo phẩm của Ni giới là Ni trưởng và Ni sư. Tiêu chuẩn và điều kiện để tấn phong giáo phẩm của Ni giới như quy định của hàng Tăng giới ở Điều 53, 54 Hiến chương.

Điều 56: Thủ tục tấn phong hàng giáo phẩm do Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương Giáo hội thông qua và Đại hội đại biểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn tấn phong bằng Nghị quyết Đại hội và Giáo chỉ do Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký.

Trong trường hợp đặc biệt, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh xem xét phê chuẩn tấn phong giáo phẩm trước thời hạn trên cơ sở đề nghị của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, trình Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành Giáo chỉ.

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 20 tháng 4, 2017