Mở rộng tâm đón nhận ánh sánh trí tuệ: như thế nào là niềm tin chân chính trong Phật giáo
MỞ RỘNG TÂM ĐÓN NHẬN ÁNH SÁNH TRÍ TUỆ: NHƯ THẾ NÀO LÀ NIỀM TIN CHÂN CHÍNH TRONG PHẬT GIÁO ❓
Phật giáo “nguỵ tạo” và Phật giáo “ăn theo” thì cần lên án và đào thải. Phật giáo “chân chính”, Phật giáo “gốc” thì cần tôn trọng và áp dụng trí tuệ đã tích lũy được của Đạo Phật vào đời sống. Những Giáo lý mà chính Đức Phật lịch sử Gotama tự mình thực chứng giác ngộ và truyền giáo lại mới được gọi là Phật Giáo. Trong Phật giáo niềm tin chân chính là vô cùng quan trọng: người Phật tử đặt niềm tin vào Phật Pháp Tăng là đặt niềm tin vào “Sự thật có thể chứng nghiệm bởi chính bản thân mình”: sự thật đó chính là Tứ Thánh Đế, được tự thực chứng bởi Tuệ Giác Bát Thánh Đạo, thể nhập chân lý Vô Thường, Khổ và Vô Ngã của tất cả các Pháp trong vũ trụ để hoàn toàn và vĩnh viễn nhiếp phục kiêu mạn, nhiếp phục khao khát, nhổ lên dục ái, chặt đứt tái sanh, đoạn diệt tham ái, ly tham, đoạn diệt, Niết–bàn.
Xin hãy mở rộng tâm, không có định kiến trước, với ánh sáng trí tuệ soi rọi hãy chú tâmlắng nghe, khéo tác ý và suy nghiệm đôi lời của người có niềm tin trong Phật giáo diễn tả về niềm tin chân chính trong truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada:
CHÁNH TÍN
(Tk Giác Nguyên)
Tôi có đọc về những tôn giáo lớn khác, Lão giáo, Liệt tử, Nam tử, Nam Hoa Đạo Đức, thánh kinh của Cơ Đốc, kinh Quran của Hồi giáo, sách giảng của đức Huỳnh giáo chủ Cao Đài, kinh điển của Ấn giáo,… thì tôi thấy không có cái gì qua kinh Phật được hết trên phương diện Con đường giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não.
Chuyện đầu tiên trong kinh Phật, Đức Phật đưa ra một cương lãnh đầu tiên là gì?
Xác định mọi thứ đều vô thường và vô ngã.
Mọi thứ do lắp ráp nên vô ngã.
Mọi thứ không bền nên gọi là vô thường.
Cái đó là tiêu ngữ đầu tiên của đạo Phật.
Tiêu ngữ đầu tiên là hai chữ vô ngã và vô thường.
Điều thứ hai Ngài dạy là mình phải sống tỉnh thức chánh niệm thì mình mới biết cái gì đang xảy ra.
Cái gì nó đang xảy ra nó cũng giống hệt [về bản chất] như những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra.
Nhớ cái đó!
Chánh niệm nó ghê lắm. Chánh niệm và tỉnh thức trong hiện tại.
Khi ta biết rõ [bản chất] cái gì đang xảy ra thì ta cũng hiểu ngầm là [bản chất] mọi sự đã xảy ra và sẽ xảy ra cũng giống y chang như vậy.
Đồng thời [bản chất] ta như thế nào thì [bản chất] người khác cũng như vậy.
Trong bài Vô Ngã Ngài dạy:
Phàm tất cả những sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, [thuộc] quá khứ, hiện tại, vị lai, xa gần, thô tế, thắng liệt; tất thảy đều vô thường.
Cái gì vô thường thì cái đó khổ.
Cái gì khổ thì cái đó vô ngã.
Nếu năm uẩn là của các ngươi thì các ngươi có thể điều động sai sử nguyện ước cho chúng hãy như thế này và đừng như thế kia. Đừng bị già, bị đau, bị chết. Đừng bị ‘muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần’. Nhưng chuyện ấy không bao giờ xảy ra. Khi nhân duyên hội đủ thì sanh, hễ có sanh thì có già, có bịnh, có chết. Hễ có thân thì phải bị ‘muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần’.
Đó là quy luật đương nhiên. Nhớ nhé! Cái đó gọi là vô ngã.
Đó, thì một người mà coi như hiểu được điều đó, thành tựu được trí tuệ như vậy thì an lạc hơn nhiều lắm, thưa quý vị.
Niềm tin đó mới gọi là chánh tín.
Người mà thiếu niềm tin [chân chính] thì coi như là mắc vào một trở ngại rất lớn, không thể phát triển thiện pháp được. (Tk Giác Nguyên).
– Hết trích dẫn –
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
VỚI LÒNG TIN TAM BẢO NHƯ THẾ NÀO, GIỮ GIỚI NHƯ THẾ NÀO SAU KHI THÂN HOẠI MẠNG CHUNG, NHẤT ĐỊNH ĐƯỢC SANH LÊN CÕI LÀNH, KHÔNG VÀO CÕI DỮ?
Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Cundì, con gái vua, với năm trăm thiếu nữ hộ tống trên năm trăm cỗ xe đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Cundì, con gái vua bạch Thế Tôn:
– Anh của chúng con, bạch Thế Tôn, hoàng tử Cunda nói như sau:
“Nếu có người đàn bà hay người đàn ông
❶ quy y Phật,
❷ quy y Pháp,
❸ quy y chúng Tăng,
❹ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say đắm rượu men, rượu nấu, người ấy,
SAU KHI THÂN HOẠI MẠNG CHUNG, NHẤT ĐỊNH SANH LÊN CÕI LÀNH, KHÔNG VÀO CÕI DỮ”.
Nhưng bạch Thế Tôn, con xin hỏi Thế Tôn:
❶ Với lòng tin bậc Ðạo Sư như thế nào, bạch Thế Tôn sau khi thân hoại mạng chung: nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?
❷ Với lòng tin Pháp như thế nào, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?
❸ Với lòng tin chúng Tăng như thế nào, sau khi thân hoại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?
❹ Làm cho đầy đủ các giới như thế nào, sau khi thân loại mạng chung, nhất định được sanh lên cõi lành, không vào cõi dữ?
– ❶ Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cundì, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, THẾ TÔN, BẬC A–LA–HÁN, CHÁNH ÐẲNG GIÁC ĐƯỢC XEM LÀ TỐI THƯỢNG.
Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng.
Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
❷ Dầu cho loại pháp nào, này Cundì, hữu vi hay vô vi, LY THAM ĐƯỢC XEM LÀ TỐI THƯỢNG trong tất cả pháp, (tức là) sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khao khát, sự nhổ lên dục ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham, đoạn diệt, Niết–bàn.
Những ai đặt lòng tin vào pháp ly tham, này Cundì, họ đặt lòng tin vào tối thượng.
Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
❸ Dầu cho loại chúng Tăng hay Hội chúng nào, này Cundì, CHÚNG TĂNG ĐỆ TỬ CỦA NHƯ LAI, ĐƯỢC XEM LÀ TỐI THƯỢNG trong tất cả hội chúng ấy, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử của Như Lai đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời.
Những ai đặt lòng tin vào chúng Tăng, này Cundì, họ đặt lòng tin vào tối thượng.
Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
❹ Dầu cho loại giới nào, này Cundì, CÁC GIỚI ĐƯỢC BẬC THÁNH ÁI KÍNH ĐƯỢC GỌI LÀ TỐI THƯỢNG TRONG CÁC GIỚI ẤY, TỨC LÀ GIỚI KHÔNG BỊ BỂ VỤN, KHÔNG BỊ SỨT MẺ, KHÔNG BỊ VẾT CHẤM, KHÔNG BỊ UẾ NHIỄM, ĐEM LẠI GIẢI THOÁT, ĐƯỢC BẬC TRÍ TÁN THÁN, KHÔNG BỊ CHẤP THỦ, ĐƯA ĐẾN CHÁNH ĐỊNH. Với những ai làm cho đầy đủ trong các giới luật được các bậc Thánh ái kính, họ làm cho đầy đủ những gì tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.
Tin tưởng vào tối thượng,
Biết được pháp tối thượng,
Tin tưởng Phật tối thượng,
Ðáng tôn trọng, vô thượng.
Tin tưởng Pháp tối thượng,
Ly tham, an tịnh lạc,
Tin tưởng Tăng tối thượng,
Là ruộng phước vô thượng,
Bố thí bậc tối thượng,
Phước tối thượng tăng trưởng,
Tối thượng về thọ mạng,
Dung sắc và danh văn,
Tối thượng về an lạc,
Tối thượng về sức mạnh.
Bậc trí thí tối thượng,
Pháp tối thượng chánh định,
Chư Thiên hay loài Người
Ðạt được hỷ tối thượng.
Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – IV. Phẩm sumanà – (II) (32) Cundì, Con Gái Vua
BỐN THÁNH DỰ LƯU QUẢ
❶ Ở đây Thánh đệ tử thành tựu lòng tin tuyệt đối với Phật: “Ðây là Thế Tôn,
① bậc A–la–hán,
② Chánh Ðẳng Giác,
③ Minh Hạnh Túc,
④ Thiện Thệ,
⑤ Thế Gian Giải,
⑥ Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu,
⑦ Thiên Nhơn Sư,
⑧ Phật,
⑨ Thế Tôn”.
❷ Vị này thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp:
“① Pháp được Thế Tôn khéo léo thuyết giảng,
② Pháp ấy là thiết thực hiện tại,
③ vượt ngoài thời gian,
④ đến mà thấy,
⑤ có hiệu năng hướng thượng,
⑥ chỉ người có trí mới tự mình giác hiểu”.
❸ Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối chúng Tăng:
“① Chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ diệu hạnh,
② chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ trực hạnh,
③ chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ như lý hạnh,
④ chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là đầy đủ chánh hạnh, tức là bốn đôi, tám vị.
⑤ Chúng tăng đệ tử của Thế Tôn này đáng cung kính,
⑥ đáng tôn trọng,
⑦ đáng được cúng dường,
⑧ đáng được chấp tay,
⑨ là phước điền vô thượng ở đời”.
❹ Vị ấy thành tựu giới đức được các bậc Thánh ái mộ, không bị hư hoại, không bị tỳ vết, được thực hành liên tục, không bị khiếm khuyết khiến con người tự tại, được bậc Thánh tán thán, không bị nhiễm ô, hướng đến thiền định.
Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh – 33. Kinh Phúng tụng
Bài viết liên quan
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Hâm mộ ngoại đạo, Web, FB
- Phật nào, pháp nào, tăng nào, nương tựa nơi đâu, Web, FB
- Giả và thật, Web, FB
- Phân biệt tà với chánh, Web, FB
- Chớ lầm đường lạc lối, kẻo hoài phí đời người, Web, FB
- Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
- Phật pháp dành cho ai, Web, FB
- Chánh pháp toàn hảo, Web, FB
- 4 sự thuyết giáo chánh pháp, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- 969 ân đức Tam Bảo & giới thanh tịnh, Web, FB
- Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
- Hoàn toàn và vĩnh viễn: sự thật về đạo Phật giải thoát, Web, FB
- Trả lời ngoại đạo, Web, FB
- Phê phán ngoại đạo có nên chăng, Web, FB
- Tha thứ như thế nào, Web, FB
- Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai phần 1, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai phần 2, Web, FB
- Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
- Có phải vô ngã là không nên phân biệt, Web, FB
- Vô phân biệt cái gì, và phân biệt cái gì, Web, FB