Tối thượng trong tất cả thiện pháp

🍃🍃🍃🍃🍃

TỐI THƯỢNG TRONG TẤT CẢ THIỆN PHÁP: KHÔNG PHÓNG DẬT – Appamāda

🍃🍃🍃🍃🍃

Này các Tỷ–kheo, cho đến các loài hữu tình không chân, hay hai chân, hay nhiều chân, hay có sắc, hay không sắc, hay có tưởng, hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Như Lai được gọi là tối thượng giữa họ, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những dấu chân của các loại chúng sanh bộ hành nào, tất cả đều hội tập trong chân con voi và chân con voi được gọi là tối thượng trong tất cả loại chân, tức là về phần to lớn.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những THIỆN PHÁP nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, các đòn tay nào của một ngôi nhà có nóc nhọn, tất cả đều đi đến mái nhọn, hướng đến mái nhọn, quy tụ vào mái nhọn. Mái nhọn đối với chúng được gọi là tối thượng.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những loại rễ hương nào, loại mủ keo đen được gọi là tối thượng.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những loại lõi hương nào, loại chiên–đàn đỏ được gọi là tối thượng.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những loại hương nào, vũ quý hoa được gọi là tối thượng.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có những tiểu vương nào, tất cả đều tùy thuộc vua Chuyển luân vương. Chuyển luân vương đối với họ được gọi là tối thượng.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm ánh sáng của bất loại sao nào, tất cả đều không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng đối với chúng được gọi là tối thượng.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, này các Tỷ–kheo, vào mùa thu, khi hư không mở rộng, không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, rực sáng, bừng sáng.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

⚀ Ví như, này các Tỷ–kheo, phàm có con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Maihì, tất cả con sông ấy đều đi đến biển, hướng đến biển, thuận xuôi về biển, hướng nhập vào biển, biển lớn được gọi là tối thượng với chúng.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy Không Phóng Dật làm CĂN BẢN, lấy Không Phóng Dật làm CHỖ QUI TỤ, Không Phóng Dật được gọi là TỐI THƯỢNG trong các pháp ấy.

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya, Chương X – Mười Pháp – (V) (15) Không Phóng Dật

Tham khảo thêm:

👍👍👍👍👍👍👍

⚁ chương 3: tương ưng kosala – ii: phẩm thứ hai – 17. Không Phóng Dật

Ở tại Sāvatthi.

… Ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, có một pháp nào có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?

– Thưa Ðại vương, có một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

– Bạch Thế Tôn, pháp ấy là gì, có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau?

– Bất phóng dật, thưa Ðại vương, là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau. Thưa Ðại vương, cũng như con voi, trong tất cả loài hữu tình có chân, tóm thâu tất cả đặc tướng của chân trong bàn chân của nó; và bàn chân của voi được xem là đệ nhất về phương diện to lớn trong tất cả loại chân. Cũng vậy, thưa Ðại vương, bất phóng dật là một pháp có thể đưa đến chứng đắc và tồn tại cả hai hạnh phúc: hạnh phúc đời này và hạnh phúc đời sau.

Ai ước nguyện tuổi thọ,

Không bệnh, có diệu sắc,

Ðược sanh lên Thiên giới,

Sanh các nhà quý tộc,

Phải liên tục tăng thượng,

Tinh tấn, không dừng nghĩ.

Người hiền triết tán thán,

Hạnh lành không phóng dật,

Ðối với những người lành,

Làm các hạnh công đức,

Người hiền không phóng dật,

Ðược cả hai lợi ích,

Lợi ích trong đời này,

Lợi ích cả đời sau.

Kẻ anh hùng được gọi,

Là bậc chơn hiền trí,

Nếu biết nắm chụp lấy,

Hạnh phúc cho chính mình.

⚁ Chương 35: Tương Ưng Sáu Xứ – V: Phẩm Từ Bỏ – 95. Sống Phóng Dật (Pamàdavihàri)

Nhân duyên ở Sāvatthi …

– Này các Tỷ–kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về trú phóng dật và trú không phóng dật. Hãy lắng nghe.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là trú phóng dật?

Ai sống không nhiếp hộ nhãn căn, này các Tỷ–kheo, thời tâm người ấy bị nhiễm ô (vyàsincati) đối với các sắc do mắt nhận biết.

Với người tâm bị nhiễm ô thời không có hân hoan.

Do không có hân hoan nên không có hỷ.

Do không có hỷ nên không có khinh an.

Do không khinh an nên khổ an trú.

Với người đau khổ, tâm không có thể định tĩnh.

Do tâm không định tĩnh, các pháp không hiển lộ.

Do các pháp không hiển lộ, người ấy được gọi là người an trú phóng dật.

… nhĩ căn … tỷ căn … thiệt căn … thân căn …

Ai sống không nhiếp hộ ý căn, tâm bị nhiễm ô đối với các pháp do ý nhận biết.

Với người tâm bị nhiễm ô thời không có hân hoan.

Do không hân hoan nên không có hỷ. Do không có hỷ nên không có khinh an.

Do không có khinh an nên khổ an trú.

Với người đau khổ, tâm không có thể định tĩnh.

Do tâm không định tĩnh, các pháp không hiển lộ.

Do các pháp không hiển lộ, người ấy được gọi là người an trú phóng dật.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, là an trú phóng dật.

Và như thế nào, này các Tỷ–kheo, là an trú không phóng dật?

Ai sống nhiếp hộ nhãn căn, tâm không bị nhiễm ô đối với các sắc do mắt nhận biết.

Với người tâm không bị nhiễm ô thời hân hoan sanh.

Do có hân hoan nên hỷ sanh.

Do có hỷ sanh nên thân được khinh an.

Do thân khinh an nên cảm lạc thọ.

Với người an lạc, tâm được định tĩnh.

Do tâm định tĩnh, các pháp được hiển lộ.

Do các pháp được hiển lộ, người ấy được gọi là người trú không phóng dật.

… nhĩ căn … tỷ căn … thiệt căn … thân căn …

Ai sống nhiếp hộ ý căn, tâm không bị nhiễm ô đối với các pháp do ý nhận biết.

Với người tâm không bị nhiễm ô thời hân hoan sanh.

Do có hân hoan nên hỷ sanh.

Do có hỷ tâm nên thân được khinh an.

Do thân khinh an nên cảm lạc thọ.

Với người an lạc, tâm được định tĩnh.

Do tâm định tĩnh, các pháp được hiển lộ. Do các pháp được hiển lộ, người ấy được gọi là người trú không phóng dật.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, là trú không phóng dật.

⚁ aṅguttara nikāya – VI. Phẩm búng ngón tay – 1–10. Tâm Ðược Tu Tập

– Tâm này, này các Tỷ–kheo, là sáng chói. Và tâm này bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm kẻ phàm phu ít nghe, không được tu tập.

Tâm này, này các Tỷ–kheo, là sáng chói. Và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào. Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều, như thật rõ biết tâm ấy. Do vậy, Ta nói rằng tâm bậc Thánh đệ tử nghe nhiều có được tu tập.

Nếu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo phát từ tâm; vị ấy, này các Tỷ–kheo, được gọi là vị Tỷ–kheo trú Thiền tịnh không có trống không, làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là người làm theo giáo giới, ăn đồ ăn khất thực của xứ không có uổng phí. Còn nói gì những người làm cho sung mãn từ tâm ấy.

Nếu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo tu tập từ tâm… tác ý từ tâm; vị ấy, này các Tỷ–kheo, được gọi là vị Tỷ–kheo trú Thiền tịnh không có trống không, làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là người làm theo giáo giới, ăn đồ ăn khất thực của xứ không có uổng phí. Còn nói gì những người làm cho sung mãn từ tâm ấy.

Phàm những pháp nào, này các Tỷ–kheo, là bất thiện, thuộc thành phần bất thiện, đứng về phía bất thiện, tất cả các pháp ấy đều được ý đi trước. Ý khởi trước các pháp ấy. Các pháp bất thiện theo sau.

Phàm những pháp nào, này các Tỷ–kheo, là thiện, thuộc thành phần thiện, đứng về phía thiện, tất cả các pháp ấy đều được ý đi trước. Ý khởi trước các pháp ấy. Các pháp thiện theo sau.

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ–kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ–kheo, như phóng dật. Với người phóng dật, này các Tỷ–kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ–kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ–kheo, như không phóng dật. Với người không phóng dật, này các Tỷ–kheo, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ–kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ–kheo, như biếng nhác. Với người biếng nhác, này các Tỷ–kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

⚁ chương 48: tương ưng căn – VI: Phẩm thứ – 56. Y Chỉ, An Trú

– Tỷ–kheo y chỉ một pháp, này các Tỷ–kheo, năm căn được tu tập, được khéo tu tập. Một pháp ấy là gì? Là không phóng dật.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là pháp không phóng dật? Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu. Do vị ấy hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu, nên tín căn được tu tập đi đến viên mãn … tuệ căn được tu tập đi đến viên mãn.

Tỷ–kheo y chỉ một pháp như vậy, này các Tỷ–kheo, năm căn được tu tập, đi đến viên mãn.

⚁ Chương 35: Tương Ưng Sáu Xứ – IV: Phẩm Devadaha – 132. Sát Na Ở Devadaha

Này các Tỷ–kheo, còn những Tỷ–kheo nào còn là hữu học, sở nguyện chưa thành đạt, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; thời này các Tỷ–kheo, đối với các Tỷ–kheo ấy, Ta tuyên bố rằng họ cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.

Vì sao?

Này các Tỷ–kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả ái và không khả ái.

Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại.

Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không có cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm.

Này các Tỷ–kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ–kheo ấy, Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.

Này các Tỷ–kheo, có những tiếng do tai nhận thức …

có những hương do mũi nhận thức …

có những vị do lưỡi nhận thức …

có những xúc do thân nhận thức …

Này các Tỷ–kheo, có những pháp do ý nhận thức khả ái và không khả ái.

Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại.

Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm.

Này các Tỷ–kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ–kheo ấy, Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ.

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 23 tháng 6, 2018