Vì sao chớ có tranh luận, chớ có nói những chuyện phù phiếm vô ích

▶️ VÌ SAO CHỚ CÓ TRANH LUẬN, CHỚ CÓ NÓI NHỮNG CHUYỆN PHÙ PHIẾM VÔ ÍCH?

(English text below)

⚀… – Này các Tỷ–kheo, chớ có nói lời tranh luận nhau: “Ông không biết Pháp và Luật này. Tôi biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật này? Ông theo tà hạnh. Tôi theo chánh hạnh. Ðiều đáng nói trước, Ông lại nói sau. Ðiều đáng nói sau, Ông lại nói trước. Lời nói tôi tương ưng. Lời nói Ông không tương ưng. Ðiều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được”.

(9. IX. Tranh Luận (Viggàhikà) (S.v,419))

⚁… – Này các Tỷ–kheo, chớ có nói những câu chuyện phù phiếm vô ích, như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu.

(10. X. Lời Nói (S.v,419))

Vì sao?

Những câu chuyện này, này các Tỷ–kheo, không đưa đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.

Và này các Tỷ–kheo, nếu có nói, thời hãy nói: “Ðây là Khổ”, hãy nói: “Ðây là Khổ tập”, hãy nói: “Ðây là Khổ diệt”, hãy nói: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

Vì sao?

Các lời nói đấy, này các Tỷ–kheo, liên hệ đến mục đích, là căn bản cho Phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.

Do vậy, này các Tỷ–kheo,

⚀ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”.

⚁ Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây Khổ tập”.

⚂ Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”.

⚃ Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya. Tập V – Thiên Ðại Phẩm. [56] Chương XII – Tương Ưng Sự Thật (a). I. Phẩm Ðịnh

 

▶️ WHY DO NOT ENGAGE IN DISPUTATIOUS TALK OR IN THE VARIOUS KINDS OF POINTLESS TALK?

Saṃyutta Nikāya 56, Connected Discourses on the Truths. 9. Disputatious Talk

“Bhikkhus, do not engage in disputatious talk, saying: ‘You don’t understand this Dhamma and Discipline. I understand this Dhamma and Discipline. What, you understand this Dhamma and Discipline! You’re practising wrongly, I’m practising rightly. What should have been said before you said after; what should have been said after you said before. I’m consistent, you’re inconsistent. What you took so long to think out has been overturned. Your thesis has been refuted. Go off to rescue your thesis, for you’re defeated, or disentangle yourself if you can.’

For what reason?

Because, bhikkhus, this talk is unbeneficial, irrelevant to the fundamentals of the holy life, and does not lead to revulsion, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

“When you talk, bhikkhus, you should talk about: ‘This is suffering’; you should talk about: ‘This is the origin of suffering’; you should talk about: ‘This is the cessation of suffering’; you should talk about: ‘This is the way leading to the cessation of suffering. ’

For what reason?

Because, bhikkhus, this talk is beneficial, relevant to the fundamentals of the holy life, and leads to revulsion, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

“Therefore, bhikkhus, an exertion should be made to understand: ‘This is suffering.’… An exertion should be made to understand: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’”

10. Pointless Talk

“Bhikkhus, do not engage in the various kinds of pointless talk, that is, talk about kings, thieves, and ministers of state; talk about armies, dangers, and wars; talk about food, drink, garments, and beds; talk about garlands and scents; talk about relations, vehicles, villages, towns, cities, and countries; talk about women and talk about heroes; street talk and talk by the well; talk about those departed in days gone by; rambling chitchat; speculation about the world and about the sea; talk about becoming this or that.

For what reason?

Because, bhikkhus, this talk is unbeneficial, irrelevant to the fundamentals of the holy life, and does not lead to revulsion, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

“When you talk, bhikkhus, you should talk about: ‘This is suffering’; you should talk about: ‘This is the origin of suffering’; you should talk about: ‘This is the cessation of suffering’; you should talk about: ‘This is the way leading to the cessation of suffering. ’

For what reason?

Because, bhikkhus, this talk is beneficial, relevant to the fundamentals of the holy life, and leads to revulsion, to dispassion, to cessation, to peace, to direct knowledge, to enlightenment, to Nibbāna.

“Therefore, bhikkhus, an exertion should be made to understand: ‘This is suffering.’… An exertion should be made to understand: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’”

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 9 tháng 4, 2018