Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p4/4

[lwptoc]

TU TẬP THIỀN ĐỊNH VỚI ĐỀ MỤC TỪ TÂM – P4/4

(Thanh Tịch Đạo – Buddhaghosa)

(Kinh văn và luận giải)

44. Bấy giờ, chính là với những thiền khởi từ sơ thiền, mà vị tỷ kheo ấy “An trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, trên, dưới, bốn bên; cùng khắp thế giới bình đẳng, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, chan chứa, cao cả, vô biên, không hận, không não.” (D i.,250). Vì tính cách rộng rãi này chỉ phát sinh ở nơi một người tâm đã đắc định sơ thiền và các thiền còn lại.

45. Với tâm câu hữu với từ: tâm có từ. Một phương bất cứ hướng nào trong đó hành giả trông thấy một chúng sanh đầu tiên, và (tâm từ) lan khắp đến những chúng sinh gồm trong phương ấy. Biến mãn: chạm đến làm thành đối tượng của vị ấy. Trú: làm phát sinh một chỗ trú, (một tương tục trong bốn uy nghi) dành cho các phạm trú.

46. (lược) Bốn bên: là những phương trung gian. Cứ thế hành giả để cho tâm sung mãn đức từ rải rắc qua lại khắp mọi hướng như một con ngựa trong trường đua. Cho đến điểm này, sự gieo rắc tâm từ còn chỉ rõ từng phương hướng riêng biệt.

47. Cùng khắp thế giới v.v… Chỉ sự biến mãn tâm từ không giới hạn. Bình đẳng: là đối với tất cả, hạng hạ, trung thượng, người bạn, kẻ thù, người dưng v.v… như với chính bản thân. Hoặc còn có nghĩa là với tất cả tâm hồn mình (nguyên văn: sabbattàya: với tất cả bản thân, hết mình) không chừa một chút gì sót lại mà không thấm nhuần bởi tâm từ).

48. Biến mãn với tâm từ: được lặp lại ở đây để dẫn các tiếng đồng nghĩa sau: quảng đại v.v…Hoặc, nó được lặp lại vì không có hai tiếng “cũng vậy” như trong trường hợp sự biến mãn có định hướng trước đó. Hoặc lặp lại để làm kết luận. Chan chứa, tràn trề, trong sự biến mãn. Cao cả là chỉ về bình diện, từ bình diện dục giới mà biến mãn tâm từ lên đến sắc giới. Vô lượng: do sự quen thuộc (trong việc biến mãn) và do lấy vô lượng chúng sanh làm đối tượng. Không hận do từ bỏ ác tâm và sân hận, không não là do từ bỏ buồn phiền đau khổ.

49. Và cũng như tính cách quảng đại này chỉ thành công với một người mà tâm đã đắc định, tính cách rộng lớn được nói trong Patisambhidà cũng cần được hiểu là chỉ thành công nơi một người đã đắc định.

50. “Từ tâm giải thoát được tu tập biến mãn không giới hạn bằng 5 cách, ấy là: mong rằng tất cả hữu tình thoát khỏi hận thù ưu não và sống hạnh phúc. Mong rằng tất cả loài có hơi thở… tất cả sinh vật… tất cả mọi người… tất cả những gì có một nhân cách, đều được thoát khỏi hận thù, ưu não và sống hạnh phúc.” (Ps. ii, 130).

51. Từ tâm giải thoát được tu tập với sự biến mãn có từng bộ loại bằng 7 cách: “Mong tất cả nữ nhân thoát khỏi hận thù, ưu não và sống hạnh phúc. Mong tất cả nam nhân,… tất cả bậc Thánh… phi Thánh… tất cả chư thiên… tất cả loài người… tất cả chúng sanh ở những đọa xứ được thoát khỏi hận thù ưu não và sống hạnh phúc”. (Ps. ii, 131).

52. Từ tâm giải thoát được tu tập biến mãn theo từng phương hướng có 10 cách: Mong rằng tất cả chúng sanh ở phương đông thoát khỏi hận thù, ưu não, và sống hạnh phúc. Mong rằng chúng sanh ở phương tây… phương bắc… phương nam… phương trung gian về đông… phương trung gian về tây… phương trung gian về nam… phương trung gian về bắc… phương dưới… phương trên… thoát khỏi hận thù ưu não và sống hạnh phúc.

Mong rằng tất cả những vật có thở phương đông… Mong rằng tất cả sinh vật phương đông… Mong rằng tất cả người ở phương đông… Mong rằng tất cả những gì có nhân cách ở phương đông…(v.v.)… ở phương trên được giải thoát khỏi hận thù, ưu não và sống hạnh phúc. Mong rằng tất cả đàn bà ở phương đông… Mong rằng tất cả đàn ông ở phương đông…Mong rằng tất cả Thánh giả phương đông… Mong tất cả Phi Thánh ở phương đông… Mong rằng chư thiên phương đông… Mong tất cả loài người ở phương đông… Mong rằng tất cả chúng sanh trong đọa xứ ở phương đông… (v.v.)… được thoát khỏi hận thù, ưu não và sống hạnh phúc” (Ps. ii, 131).

53. Ở đây, tất cả là không chừa sót một ai. Chúng sanh hay hữu tình: dịch từ satta, bị giữ lại, hay bị tóm lấy (visatta) bởi dục và tham đối với năm uẩn, khởi đầu là sắc, nên gọi là satta (hữu tình). Vì đức Thế Tôn dạy như sau: “Này Ràdha, phàm dục nào đối với sắc, tham nào đối với sắc, phàm thích thú nào trong đó, khát ái nào đối với nó, đã nắm giữ (satta) nó, tóm lấy nó (visatta), đó là lý do một hữu tình (satta) được gọi.”(S. iii, 190). Nhưng trong ngôn ngữ thông thường, danh từ cũng dùng để gọi những người không tham, (lược).

54. Vật có thở (pàna) được gọi như thế là vì hiện hữu của chúng tùy thuộc vào hơi thở–vô hơi thở– ra. Hữu tình (bhùta) vì có hiện hữu (bhùtatta: sự trở thành) có trở thành (sambhùtatta) được sinh ra (abhinibbattatta) Người (Puggala) “pụm” là tên gọi địa ngục. Có nghĩa là chúng đọa (galanti) vào địa ngục, nên gọi là puggala (bố đặc già la). Tự ngã (attabhàva) là tên gọi cái thân vật lý; hay cả ngũ uẩn, vì đó kỳ thực chỉ là một khái niệm xuất phát từ năm uẩn (mặc dù trong nghĩa tối hậu, thì ngã tính ấy hoàn toàn không).

55. Và tất cả những danh từ còn lại cần được hiểu như là đồng nghĩa với “tất cả chúng sanh” theo ngôn ngữ thông dụng. Dĩ nhiên còn nhiều tiếng đồng nghĩa khác, nhưng vì để sáng sủa rõ ràng mà từ tâm giải thoát được tu tập bằng cách biến mãn không giới hạn theo 5 cách đã nói, và chỉ nói đến 5 cách ấy mà thôi (nghĩa là satta, pana, bhùta, puggala, và attabhàva.)

56. Những người cho rằng không những chỉ có sự sai biệt trên ngôn từ giữa những tiếng “chúng sanh” có hơi thở… mà còn có sự khác biệt thực sự trong ý nghĩa, sẽ thấy đoạn đề cập đến sự biến mãn không phân loại, vô hạn, đã xác chứng ngược lại. Bởi thế, thay vì hiểu theo cách đó sự biến mãn vô giới hạn từ tâm giải thoát được thực hiện đối với bất cứ cách nào trong 5 cách trên đều được cả.

Và ở đây, “mong rằng tất cả chúng sanh thoát khỏi hận thù” là một định an chỉ (absorption, appanà) thoát khỏi ưu (abyàbajjha) là một an chỉ, và thoát khỏi não là một an chỉ, “mong rằng chúng sống hạnh phúc” là một an chỉ. Do đó hành giả nên tu tập biến mãn từ tâm với bất cứ câu nào trong đó mà hành giả cho là sáng sủa rõ ràng. Bởi thế với bốn loại định trong mỗi một cách của 5 cách, có tất cả 20 thứ định ở trong sự tu tập biến mãn không giới hạn.

57. Trong sự biến mãn có phân loài, với bốn thứ an chỉ định trong mỗi cách thuộc bảy cách, thì có 28 thứ định an chỉ (absorption). Và ở đây, nam, nữ là nói theo phái tính; thánh, phi thánh là chỉ thánh và phàm; chư thiên, người và chúng sanh ở đọa xứ là nói theo các loại tái sanh.

58. Trong sự biến mãn theo phương sở, với 20 thứ định trong mỗi phương, thì có 200 thứ định; và với 28 thứ mỗi phương thì có 280 thứ làm thành 480. Do đó, tất cả thứ định đề cập trong Patisambhidà lên đến 528 thứ.

59. Bởi vậy, khi thiền giả tu tập từ tâm giải thoát do bất cứ một loại định nào trong số đó, thì sẽ có được 11 lợi ích đã nói ở đoạn 37, bắt đầu là ngủ trong an lạc.

60. Ở đây, ngủ yên có nghĩa là thay vì ngủ một cách trằn trọc, quay qua quay lại và ngáy như người thường làm, vị ấy ngủ thoải mái, đi vào giấc ngủ như đi vào thiền chứng.

61. Thức trong an lạc: thay vì thức dậy một cách bực dọc, càu nhàu, ngáp dài và quay qua lại như người khác vị ấy trở dậy một cách an lạc không nhăn nhó, như một đóa sen nở.

62. Vị ấy không chiêm bao ác mộng: Khi nằm mộng vị ấy chỉ có những mộng lành, như là mộng lễ bái điện thờ Phật, cúng dường, nghe pháp. Vị ấy không thấy mộng dữ như người thường, như thấy bị giặc vây, bị thú dữ dọa dẫm hay thấy té xuống vực sâu. (xem Ch.14, đ.45)

63. Vị ấy được người yêu mến: vị ấy được loài người yêu mến quí chuộng như chuỗi đeo cổ, như tràng hoa trang sức trên đầu.

64. Vị ấy được phi nhân yêu mến: được phi nhân, không phải người cũng yêu mến vị ấy như loài người yêu mến. Như trưởng lão Visàkha. Truyện kể rằng: “Ngài vốn là một vị địa chủ sống ở Pàtaliputta (Patna). Khi còn ở đây, vị ấy nghe đồn: Ðảo Tambapanni (Tích lan) được trang hoàng bằng một dãi điện đài thờ Phật và rực rỡ bóng hoàng y, ở đấy người ta có thể ngồi hay nằm chỗ nào tùy thích, khí hậu dễ chịu, trú xứ tiện nghi, dân chúng dễ chịu và tất cả mọi điều dễ chịu ấy có thể đạt được dễ dàng tại đấy.”

65. Vị ấy giao tài sản lại cho vợ con và chỉ đem một đồng “ducat” may vào chéo áo rời nhà ra đi. Vị ấy dừng lại bên bờ biển một tháng để chờ tàu, trong thời gian ấy, với tài khéo trong việc buôn bán, vị ấy làm ra 1000 đồng.

66. Cuối cùng vị âý đi đến ngôi đại tự ở Anuràdhapura, và xin xuất gia. Khi được đưa đến nhà đại chúng nhóm họp (Sìmà) để làm lễ xuất gia, cái túi đựng một ngàn đồng vàng rơi khỏi thắt lưng vị ấy. Khi được hỏi “Cái gì đó?”, vị ấy đáp: “Bạch chư đại đức, đấy là một ngàn tiền vàng.” Ðại chúng bảo ông: “Này cư sĩ, sau lễ xuất gia, thì không thể phân phát chúng được nữa. Hãy phân phát ngay bây giờ đi.” Vị ấy nói: Hãy đừng để cho một ai đến dự lễ xuất gia của Visàkha này ra về với bàn tay trắng.” rồi mở túi vải ra giữa sân chùa mà bố thí tất cả tiền ấy. Sau đó vị ấy làm lễ xuất gia, và thọ giới cụ túc.

67. Sau khi xuất gia được 5 năm, đã quen thuộc với hai bộ luật (Ch. III, 31), vị ấy làm lễ tự tứ cuối mùa an cư (vào mùa mưa), xin một đề mục thiền thích hợp và khởi sự du phương, ở mỗi tu viện bốn tháng, làm tất cả các phận sự trong chùa giống như những thường trú tăng tại mỗi nơi. Trong khi du phương như vậy, vị đại đức dừng lại trong một khu rừng để xét lại con đường đã đi; ngài thốt lên bài kệ sau đây tuyên bố rằng nó thật tốt đẹp:

“Từ lúc thọ cụ túc

cho đến lúc dừng đây

Không lỗi sa môn hạnh

Hãy hoan hỷ điều này.”

68. Trên đường đi đến Citta– pabbata, ngài gặp một ngã ba và đứng đấy không biết rẽ lối nào. Khi ấy một vị trời sống trong hang đá đưa ra một tay chỉ đường cho Ngài đi.

69. Ngài đến tu viện Cittapabbata. Sau khi ở đấy bốn tháng, vị ấy nằm nghĩ: “Ngày mai ta sẽ ra đi”. Rồi một vị thần sống trong một cây “manila” ở cuối đường đi kinh hành, ngồi trên một bực thềm mà khóc. Vị trưởng lão hỏi “Ai đấy?” –”Con đây, Maniliyà, bạch đại đức” – “Tại sao con khóc?” –”Vì ngài sắp đi xa” –”Ta ở đây có lợi gì cho ngươi?” –”Bạch đại đức trong khi ngài ở, các phi nhân ở đây đối xử với nhau ôn hòa tử tế. Bây giờ ngài đi, thì chúng sẽ khởi sự gây lộn và nói tục.”

Vị đại đức bảo: “Nếu sự sống của ta làm cho các ngươi an vui, thì tốt” và ngài lưu lại bốn tháng nữa, và lại nghĩ đến chuyện ra đi. Vị thần lại khóc như trước. Bởi thế ngài tiếp tục sống ở đấy, và chính nơi ấy ngài đã nhập Niết bàn. Một tỳ kheo an trú tâm từ được phi nhân yêu mến là như vậy.

70. Chư thiên hộ trì vị ấy: như cha mẹ bảo hộ con.

71. Lửa, độc chất và khí giới không hại được vị ấy: không xâm nhập cơ thể của người an trú tâm từ, như ngọn lửa đối với tín nữ Uttarà (Ch.12,34), như độc chất với trưởng lão Cùla–Sìva người tụng Tương Ưng Bộ Kinh, như con dao trong trường hợp chú tiểu Sankicca.

72. Lại có câu chuyện về con bò mẹ đang cho con bú. Một thợ săn nghĩ, ta sẽ bắn nó, và ném vào nó một cái chỉa dài cán. Nó chạm đến thân bò cái nhưng văng đi như một ngọn lá. Ðó không phải nhờ định an chỉ hay cận hành gì nơi bò cái, mà chỉ nhờ từ tâm của nó đối với con bê. Tâm từ có mãnh lực lớn lao như vậy.

73. Tâm vị ấy dễ tập trung: Tâm của một vị an trú tâm từ thì mau định, không có giải đải lừ đừ.

74. Vẻ mặt khinh an: mặt vị ấy biểu lộ sự bình an.

75. Vị ấy chết không tán loạn: Với người an trú từ tâm, chết không mê loạn, như đi vào giấc ngủ.

76. Nếu vị ấy không thâm nhập cái gì cao hơn: nếu không thể đạt đến một trình độ cao hơn (sự an trú tâm từ) để chứng A–la–hán quả, thì khi hết đời này, vị ấy tái sinh vào Phạm thiên giới như người thức dậy từ một giấc ngủ.

Trên đây là giải thích chi tiết về tu tâm từ.

Nguồn trích dẫn: Thanh Tịch Đạo – Buddhaghosa, Thích Nữ Trí Hải Việt dịch từ Anh ngữ

Bài viết liên quan

  • Hiềm hận cần được trừ khử như thế nào, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 1/2, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 2/2, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p1/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p2/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p3/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p4/4, Web, FB
  • Niệm chết như thế nào, Web, FB
  • Quán niệm 32 thể trược, Web, FB
  • Thân hành niệm, Web, FB
  • Đến như thế nào là không biết đủ đối với thiện pháp, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2: 11 cách để phát sanh tinh tấn), Web, FB
  • Duy trì việc quan sát cái đau, sự nóng bức, Web, FB
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Thế nào là tám pháp đối trị dã dượi buồn ngủ, Web, FB
  • (09) đối trị đau nhức và buồn ngủ, Archive
  • Thánh lạc và phi thánh lạc khác nhau như thế nào, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada , FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – lý thuyết & thực hành – thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube