Vì sao phải xả bỏ thân mạng này
Vì sao phải xả bỏ thân mạng này❓
ĐÃ CÓ VÒNG LUÂN HỒI ĐAU KHỔ, ẮT PHẢI CÓ NIẾT BÀN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ
––––––––––––––––––––––––––––––
Đại Phật Sử – Cuốn 1a – Chương iv – Sự Xuất Gia Của Bồ Tát Sumedha
Một lần nọ chàng trai Sumedha [vị Bồ tát, tiền thân Đức Phật Gotama] bước lên gác thượng, ngồi kiết già trong gian phòng tĩnh lặng và trầm tư suy quán như sau:
“Đau khổ thay phải sanh vào một kiếp sống mới! Sự tan rã của xác thân này cũng như thế. Đau khổ không kém là phải chết trong tâm trạng si ám, bị tuổi già lấn áp từng ngày.
“Kỳ diệu thay nếu ta từ bỏ xác thân này mà chẳng chút quan tâm, chẳng qua thân này chỉ là một khối uế trược gồm nước tiểu, phẩn, máu, mủ, mật, đàm, v.v…
“Chắc chắn phải có một con đường dẫn đến Niết bàn tịch tịnh, không còn con đường nào khác. Ta sẽ tìm ra con đường tốt đẹp dẫn đến Niết bàn, như thế ta mới thoát khỏi xiềng xích của kiếp sống.
“Trong thế gian này, nếu có đau khổ tất phải có hạnh phúc. Cũng vậy, đã có vòng luân hồi đau khổ, ắt phải có Niết bàn chấm dứt đau khổ.
“Lại nữa, có nóng thì phải có lạnh. Cũng thế, có ba thứ lửa tham, sân và si thì ắt phải có Niết bàn dập tắt ba thứ lửa ấy
“Lại nữa, nếu có tội thì ắt phải có phước. Cũng vậy, đã có sự tái sanh thì cũng phải có Niết bàn, mà nơi đó không còn mầm mống tái sanh.
Sau khi đã suy xét như thế, vị ấy tiếp tục suy nghĩ sâu sắc hơn.
“Chẳng hạn có người bị rơi xuống hố xí và bị dính đầy phẩn, anh ta nhìn thấy từ xa có hồ nước trong, mặt hồ phủ kín bởi năm loại hoa sen. Nếu đã thấy hồ sen rồi, mà anh ta không tìm đường đi đến đó, thì không phải do hồ sen mà do chính anh ta. Cũng vậy, có cái hồ lớn chứa nước Niết bàn bất tử, nơi đó người ta có thể rửa sạch mọi phiền não trong tâm, và nếu người ta không tầm cầu hồ nước Niết bàn bất tử ấy, thì không phải do Niết bàn.
“Lại nữa, nếu một người bị kẻ thù bao vây mà không tìm cách trốn chạy, thì anh ta không thể thoát thân và lỗi không phải do con đường thoát. Cũng vậy, nếu một người bị kẻ thù là những pháp ô nhiễm bao vây mà không muốn bỏ chạy, dù trước mặt có hiện rõ con đường lớn dẫn đến thành phố an bình là Niết bàn, nơi mà người ta được an toàn thoát khỏi những kẻ thù ô nhiễm, thì lỗi không phải do con đường ấy.
“Lại nữa, nếu một người lâm trọng bịnh mà không chữa trị dù có một vị lương y giỏi thì vị lương y ấy không thể bị chê trách. Cũng vậy, nếu một người bị đau đớn bởi chứng bịnh là những pháp ô nhiễm hành hạ mà không tìm kiếm vị đạo sư để chữa trị, dù vị đạo sư là người đã thuần thục trong việc đoạn trừ các pháp ô nhiễm này, vị đạo sư không thể bị chê trách.”
Sau khi suy nghỉ như vậy, Sumedha quán xét thêm về sự xả bỏ thân mình:
“Cũng như người mang quanh cổ xác chết của con rắn, vất bỏ cái xác hôi tanh ấy và tự do đi đâu tùy thích. Cũng vậy, ta sẽ đi đến thành phố Niết bàn sau khi từ bỏ cái thân xác hôi hám này, tấm thân chỉ toàn là những vật bất tịnh và thối tha này.
“Lại nữa, giống như những người sau khi đã đại tiện ở nhà xí, bỏ đi mà không hề quay đầu lại. Cũng vậy, ta sẽ đi đến thành phố Niết bàn sau khi bỏ lại tấm thân đầy những vật thối tha và dòi bọ này.
“Lại nữa, cũng như người chủ của chiếc thuyền cũ kĩ, mục nát và đầy những chỗ rò rỉ, đã bỏ nó với tâm nhờm gớm. Cũng vậy, ta sẽ đi đến thành phố Niết bàn sau khi từ bỏ tấm thân luôn tuôn ra những vật bất tịnh.
“Lại nữa, giống như một người mang của báu mà không biết mình đi chung với bọn cướp. Khi biết được, bèn bỏ của báu và trốn chạy đến chỗ an toàn. Cũng vậy, với ý nghĩ sẽ bị tước mất những vật báu chính là các phước thiện khiến ta sợ hãi. Ta sẽ từ bỏ tấm thân này – nó giống như tên cướp. Ta sẽ tìm con đường đến Niết bàn, nơi chắc chắn sẽ đem lại sự an ổn và hạnh phúc cho ta.”
Chú thích: Khi người ta suy nghĩ sái quấy, bị tham, sân sai khiến thì thân này sẽ hành động như tên cướp, nó làm những việc tội lỗi như sát sanh, trộm cắp, v.v… và cướp mất cơ hội làm phước. Vì thế thân này giống như một tên cướp.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Đại Phật Sử – Cuốn 1a – Chương iv – Sự Xuất Gia Của Bồ Tát Sumedha
Bài viết liên quan
- Thiền giả xả bỏ quy phục thân mạng tới vị thầy thiện trí thúc như thế nào?, Web Link
- Vì sao phải xả bỏ thân mạng này? đã có vòng luân hồi đau khổ, ắt phải có niết bàn chấm dứt đau khổ, Web Link
- Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
- Vị thầy hộ trì, Web, FB
- Theo thầy, Web, FB
- Thầy & trò, Web, FB
- Tìm gặp thiện tri thức, Web, FB
- Vai trò của vị thầy tâm linh, Web Link
- Đôi lời nhắn nhủ tới những vị sắp xuất gia theo truyền thống phật giáo nguyên thủy theravada. , Web Link
- Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB