Tìm Gặp Thiện Tri Thức

Photo: “Này Ananda, cần phải hiểu toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện đồng đảng, thiện đồng chí. Do nương tựa nơi Ta làm thiện bạn hữu, này Ānanda, nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.” Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 45: Tương Ưng Ðạo, I: Phẩm Vô Minh, 2. Một Nửa (Upaddham)

TÌM GẶP THIỆN TRI THỨC

(Như thế nào gọi là bậc thiền sư?)

– CN:

Sư từ bi hoan hỷ cho con hỏi, trên FB có 1 bài viết nội dung như sau:

Như thế nào gọi là bậc thiền sư ?

Nếu chưa Đắc đến Tứ thiền thì vị đó chưa phải là Thiền sư thật sự. Thiền sư phải là bậc giác ngộ tứ thánh đế ! Sống đúng bát thánh đạo và chứng nghiệm niết bàn. Đây mới là bậc thiền sư chân chánh, sống như chân lý này mới được gọi là đệ tử Phật.

Con đọc mà con không hiểu!

Dạ, bạch Sư! Sư từ bi giải thích giúp cho con!

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Thiền Sư là vị Sư hoặc vị Thầy dạy thiền. Có người dạy thiền Phật giáo Nguyên thủy, có người dạy thiền không phải là thiền Phật giáo Nguyên thủy, có người dạy thiền không phải là thiền Phật giáo, có người dạy tốt, có người dạy dở, có người dạy đúng có người dạy sai, có người nổi tiếng có người không nổi tiếng…

Chẳng có tổ chức nào, đoàn thể nào, cá nhân nào ra quyết định công nhận hay phong danh hiệu Thiền sư.

Các ý kiến, tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh, trí tuệ của vị thầy dạy thiền hoàn toàn là ý kiến cá nhân, chủ quan, suy diễn, chỉ để tham khảo, biết vậy chứ không có các tiêu chuẩn, điều luật được Đức Phật đề ra.

Đức Phật chỉ khuyên mọi người tìm đến các bậc chân nhân, các bậc thánh nhân có giới hạnh viên mãn và có trí tuệ thâm sâu do pháp học, pháp hành và pháp thành theo chánh pháp, để gần gũi học hỏi, tu tập nhằm mục đích an tịnh tâm, thanh lọc tâm, đoạn tận sầu, não, vượt qua khổ, ưu, đạt được chánh trí, giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi.

Vậy ai nói gì, tuyên bố gì (công nhận hay không công nhận, khen hay chê) về vị Thiền sư thì cũng chỉ là ý kiến chủ quan của họ, cần sàng lọc, đối chiếu theo kinh điển, theo kinh nghiệm sống thân cận, lâu dài với vị Thầy đó, trước khi tiếp thu, chấp nhận.

Gặp được bậc thiện tri thức là việc khó, nhưng không phải là không thể. Khi người học trò đã sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện. Có đi sẽ có đến. Có tìm sẽ có gặp.

Dưới đây là lời khuyên của Ngài Trưởng Lão Upatissa trích trong cuốn GIẢI THOÁT ĐẠO LUẬN – VIMUTTI MAGGA:

Tìm Gặp Thiện Tri Thức

Người mới tập thiền, nếu muốn định tuệ khởi lên, cần nên tìm gặp bậc thiện tri thức.

Tại sao?

Người mới tập thiền muốn đắc được định tuệ thật cao mà xa lìa bậc thiện tri thức thì chẳng đạt được sự ổn định, như trong Kinh có nói: “Có Tỳ–kheo Meghiya kia gặp phải sự thoái sụt”; như người lữ khách đơn độc, chẳng bạn đồng hành chỉ dẫn, tự ý mình đi đến một nước xa xôi; như voi chẳng có câu liêm kềm thúc (câu liêm = gậy dài đầu bằng sắt hình móc câu, để thúc đuổi voi).

Nếu người tu hành thiền gặp được thiện tri thức giảng dạy cho giáo pháp, biết thọ trì và tránh được các lỗi lầm, theo đúng đường lành, tinh cần tu tập, sẽ đắc được định tuệ cao nhất.

Bậc thiện tri thức

– như người buôn bán giàu có được mọi người kính trọng,

– như một người thân thiện,

– như cha mẹ mình,

– như dây buộc voi chẳng cho động đậy,

– như người cầm cương muốn xe chạy tới hay ngừng lại tùy ý mình,

– như kẻ lái thuyền biết chọn đúng đường,

– như vị y sĩ trị bịnh cho thuốc thang để tiêu trừ khổ sở,

– như trận mưa rào tưới nhuần muôn vật,

– như cha mẹ nuôi con khuyên con, tránh cho con các điều nguy hiểm,

– như bạn hiền đến giúp ích đỡ đần,

– như bậc thầy răn dạy.

Tất cả các pháp lành theo đó mà được thành mãn.

Bởi thế nên Thế Tôn có dạy Tôn giả Ananda rằng: “Tất cả Phạm hạnh đều do thiện tri thức.” Vì vậy, cần phải tìm gặp cho được người chí thiện mà kết tình giao hảo.

Thế nào là thiện tri thức cao nhất?

Đó là hạng người đã thành tựu được sự thông hiểu thấu đáo:

– một mặt, thông đạt Kinh Tạng, Luật Tạng và Vi diệu pháp Tạng,

– mặt khác, hiểu rõ về nghiệp chủng – các nhân duyên tạo nghiệp,

– hiểu rõ về Tứ Thánh Đế – bốn Chân lý nhiệm mầu: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế,

– đắc các pháp lành về thần thông.

Hạng người nào đã thành tựu các loại công đức đó, chính là những bậc thiện tri thức cần phải tìm gặp.

Nếu chẳng gặp người đã thành tựu được như trên, thì nên tìm gặp những bậc có đủ bảy đức tánh tốt, kể ra sau đây.

Thế nào là bảy đức tánh tốt?

Các đức tánh đó là: khả kính ái, đáng trọng, đáng quí, khéo giảng, nhẫn nhục, lời cao thâm, chẳng ở nơi chẳng phải chỗ.

❶ Thế nào là khả kính ái? Đó là người biết thực hành y theo hai điều thường khéo giảng: tâm vui chung sống, hoà giải chẳng gây khó khăn.

❷ Đáng trọng là giới hạnh thanh tịnh, giữ tròn chánh niệm, chẳng ham nói nhiều.

❸ Đáng quí là thành tựu việc tu huệ, biết trọng việc ngồi thiền.

❹ Khéo giảng là lời nói khả ái, đáng qúi trọng và có hiệu quả; sự suy nghĩ theo đúng chơn lý, có lợi ích cho mọi người; sự tôn trọng pháp, biết khắc phục các điều chẳng nên làm, tuân hành cho đến cuối chẳng bỏ sót.

❺ Nhẫn nhục là như bậc hiền thánh hiểu rõ ngay, chẳng chút ngập ngừng, các lời nói nịnh hót, lời nói bao quát (…).

❻ Lời cao thâm là thông đạt nghiệp quả, phân biệt rõ về tưởng niệm, tác ý, chấp trước đều do sự chấp tướng mà ra; khéo giảng các điều đúng pháp, còn điều chẳng đúng pháp, phiền não, chấp tướng, thì khuyên nên diệt bỏ hết.

❼ Chẳng ở nơi chẳng phải chỗ là nơi quê cha đất tổ, nơi hành nghề mà nếu có sự tán tụng ràng buộc thì chẳng nên ở; còn nơi sở làm được an ổn thì nên ở.

Người nào đã hội đủ bảy đức tánh tốt vừa nói, là bậc thiện tri thức mà ta phải cần tìm gặp.

Bài viết liên quan

  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
  • Theo Thầy, Web, FB
  • Thầy & Trò, Web, FB
  • Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
  • Đôi Lời Nhắn Nhủ Tới Những Vị Sắp Xuất Gia Theo Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada. , Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
  • Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
  • 7 Trạm Xe = 7 Giai Đoạn Thanh Tịnh Dẫn Đến Thành Tựu Vô Thủ Trước Bát Niết Bàn Là Gì?, Web, FB
  • Những Ai Không Thể Chứng Được Pháp Thậm Thâm – Vi Diệu – Cao Thượng?, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
  • Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
  • Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
  • Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • “Ānanda, it may be understood how the entire holy life is good friendship, good companionship, good comradeship: by relying upon me as a good friend, Ānanda, beings subject to birth are freed from birth; beings subject to aging are freed from aging; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair are freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair.”
  • Saṃyutta Nikāya 45, Connected Discourses on the Path, 2. Half the Holy Life
  • Bài viết trên Facebook, 10 tháng 6, 2017