Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi

ÁI DỤC TRÓI BUỘC CHÚNG SINH VÀO KHỔ ĐAU BẤT TẬN CỦA LUÂN HỒI SINH TỬ TRONG TAM GIỚI NHƯ THẾ NÀO❓

(LỜI PHẬT VỀ ÁI DỤC – TAṆHĀ: KINH PHÁP CÚ – DHAMMAPADA – Bài 1)

[lwptoc]

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

🍀 Ái dục phát sanh đến người sống dể duôi

––––––––––––––––––––––––––––––

1. Manujassa pamattacārino – taṇhā vaḍḍhati māluvā viya

So plavati hurāharaṁ – phalam icchaṁ’va vanasmiṁ vānaro.

1. Ái dục [1] của người sống dễ duôi tăng trưởng (nhanh chóng) như loài cây leo. Nó nhảy từ kiếp sống này chuyền sang kiếp khác như loài khỉ thích trái cây trong rừng.

334. Người sống đời phóng dật,

Ái tăng như giây leo.

Nhảy đời này đời khác,

Như vượn tham quả rừng.

🍀 Người nuôi dưỡng ái dục tăng gia sầu muộn

––––––––––––––––––––––––––––––

2. Yaṁ esā sahatī jammī – taṇhā loke visattikā

Sokā tassa pavaḍḍhanti – abhivaṭṭhaṁ’ va biraṇaṁ.

2. Trên thế gian này, sầu muộn của người bị khát vọng khắng khít và đê hèn ấy tràn ngập, sẽ sinh sôi nảy nở tựa hồ như cỏ bìrina được tưới nước đầy đủ.

335. Ai sống trong đời này,

Bị ái dục buộc ràng

Sầu khổ sẽ tăng trưởng,

Như cỏ bi gặp mưa.

🍀 Người đã dập tắt ái dục không còn sầu muộn

––––––––––––––––––––––––––––––

3. Yo c’ etaṁ sahātī jammiṁ – taṇhaṁ loke duraccayaṁ

Sokā tamhā papatanti – udabindu’ va pokkharā vo.

3. Trên thế gian này, sầu muộn sẽ tách rời người đã khắc phục ái dục bất trị và đê hèn ấy, như giọt nước rời lá sen.

336. Ai sống trong đời này

Ái dục được hàng phục

Sầu rơi khỏi người ấy

Như giọt nước lá sen.

🍀 Hãy dập tắt ái dục từ cội rễ

––––––––––––––––––––––––––––––

4. Taṁ vo vadāmi bhaddaṁ vo yāvant’ ettha samāgatā

Taṇhāya mūlaṁ khanatha – usīrattho’ va bīraṇaṁ

Mā vo naḷaṁ va soto’ va – māro bhanji punappunaṁ.

4. Ðiều này, Như Lai dạy các con: May mắn thay cho tất cả các con, những người tụ hợp tại đây! Hãy đào xới ái dục tận gốc rễ như người ta đào lấy rễ ngọt ngào của cỏ bìrina. Chớ để Ma vương [2] mãi mãi đè bẹp các con như trận lụt làm rạp đám lát.

337. Đây điều lành Ta dạy,

Các Người tụ họp đây,

Hãy nhổ tận gốc ái

Như nhổ gốc cỏ Bi.

Chớ để ma phá hoại,

Như giòng nước cỏ lau.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Ðức Phật dạy những lời trên khi nhắc đến một vị Tỳ–khưu vô lễ, mặc dầu thông suốt Giáo Pháp nhưng lòng còn chứa đầy ái dục và, ngã mạn, khinh rẻ các vị khác.

Chú thích

––––––––––––––––––––––––––––––

1. Ái dục – Tanhā, có nghĩa luyến ái, khát khao, bám bíu. Có ba loại ái dục là:

a) ái dục đeo níu theo nhục dục ngũ trần (kāmataṇhā),

b) ái dục đeo níu theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương đoạn kiến hay tuyệt diệu, (vibhavataṇhā). Trong lúc hưởng, nghĩ rằng tất cả điều tiêu diệt sau khi chết – chết là hết.

c) Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương thường kiến (bhavataṇhā) tức là, trong khi thọ hưởng, nghĩ rằng những khoái lạc này sẽ mãi mãi tồn tại, vĩnh cửu trường tồn.

Bhavataṇhā có khi được giải thích là sự luyến ái đeo níu theo Sắc Giới, và vibhavataṇhā là sự luyến ái đeo níu theo Vô Sắc Giới. Hai Phạn ngữ ấy thường được dịch là ái dục đeo níu theo sự sống, theo kiếp sinh tồn, và ái dục đeo níu theo sự không sống, không sinh tồn.

Có sáu loại ái dục liên quan đến sáu căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, và sáu loại liên quan đến sáu trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.

Nếu tính có sáu ái dục liên quan đến lục căn và sáu, liên quan đến lục trần thì tất cả có mười hai.

Nếu tính luôn ái dục trong quá khứ, hiện tại và tương lai thì có tất cả ba mươi sáu.

Và nếu tính theo cả ba loại ái dục kể trên thì có một trăm lẻ tám.

2. Ma Vương – ở đây có nghĩa là khát vọng.

🍀 Bao giờ còn ái dục là còn đau khổ

––––––––––––––––––––––––––––––

5. Yathā’ pi mūle anupaddave daḷhe – chinno’ pi rukkho punareva ruhāti

Evam pi taṇhānusaye anūhate – nibbattatī dukkham idaṁ punappunaṁ.

5. Như cái cây mà rễ còn vững chắc và không bị động đến, mặc dầu bị chặt ngã, vẫn đâm chồi nở tược, cùng thế ấy, bao giờ lòng ái dục tiềm ẩn chưa bị tận diệt, sầu muộn ấy còn phát sanh trở đi trở lại triền miên.

338. Như cây bị chặt đốn,

Gốc chưa hại vẫn bền

Ái tùy miên chưa nhổ,

Khổ này vẫn sanh hoài.

🍀 Tư tưởng tham ái phát sanh đến người ái dục

––––––––––––––––––––––––––––––

6. Yassa chattiṁsatī sotā – manāpassavanā bhusā

Vāhā vahanti duddiṭṭhiṁ – saṅkappā rāganissitā.

6. Nếu bên trong kẻ nào ba mươi sáu dòng (ái dục) [1] tuôn chảy mạnh mẽ đến những tư tưởng hỷ lạc [2], tâm tham ái cuồn cuộn lôi cuốn kẻ si mê ấy đi như một luồng thác lũ.

339. Ba mươi sáu dòng ái,

Trôi người đốn khả ái.

Các tư tưởng tham ái.

Cuốn trôi người tà kiến.

🍀 Hãy dùng trí tuệ dập tắt ái dục

––––––––––––––––––––––––––––––

7. Savanti sabbadhī sotā – latā ubbhijja tiṭṭhati

Tañ ca disvā lataṁ jātaṁ – mūlaṁ paññāya chindatha.

7. Dòng (ái dục) tràn ngập khắp nơi. Loài cây leo (ái dục) đâm chồi [3] và bám vững [4]. Ðã thấy loài cây leo đâm chồi, hãy dùng trí tuệ bứng tận gốc rễ.

340. Dòng ái dục chảy khắp,

Như giây leo mọc tràn,

Thấy giây leo vừa sanh,

Với tuệ, hãy đoạn gốc.

🍀 Luyến ái dục lạc dẫn đến sanh hoại

––––––––––––––––––––––––––––––

8. Saritāni sinehitāni ca – somanassāni bhavanti jantuno

Te sātasitā sukhesino – te ve jātijarūpagā narā.

8. Giữa chúng sinh, hỷ lạc phát khởi và cuộn chảy (đến ngũ trần), và (những chúng sanh ấy) đắm mê trong ái dục. Thiên về hạnh phúc, chúng đi tìm hạnh phúc. Ðúng vậy, người như thế đi đến sanh và hoại.

341. Người đời nhớ ái dục,

Ưa thích các hỷ lạc.

Tuy mong cầu an lạc,

Chúng vẫn phải sanh già.

🍀 Bị ái dục ràng buộc, chúng đi đến sầu muộn

––––––––––––––––––––––––––––––

9. Tasiṇāya purakkhatā pajā – parisappanti saso’ va bādhito

Saññojanasaṅgasattā–dukkham upenti punappunaṁ cirāya.

9. Kẻ bị bao trùm trong ái dục kinh hoàng như thỏ nằm trong rọ. Bị thằng thúc và trói buộc [5] siết chặt, kẻ ấy còn chịu đau khổ triền miên lâu dài.

342. Người bị ái buộc ràng,

Vùng vẫy và hoảng sợ,

Như thỏ bị sa lưới.

Họ sanh ái trói buộc,

Chịu khổ đau dài dài.

🍀 Người muốn tìm trạng thái không dục vọng phải xa lìa ái dục

––––––––––––––––––––––––––––––

10. Tasiṇāya purakkhatā pajā – parisappanti saso’ va bādhito

Tasmā tasiṇaṁ vinodaye – bhikkhu ākaṅkhī virāgam attano.

10. Kẻ bị bao trùm trong ái dục kinh hoàng như thỏ nằm trong rọ. Vậy, thầy Tỳ–khưu có ý nguyện thành đạt trạng thái không dục vọng (Niết–bàn) phải xa lìa ái dục.

343. Người bị ái buộc ràng,

Vùng vẫy và hoảng sợ,

Như thỏ bị sa lưới.

Do vậy vị Tỷ–kheo,

Mong cầu mình ly tham

Nên nhiếp phục ái dục.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Trong lúc đi dài theo đường, Ðức Phật trông thấy một con heo nái. Ngài thuật lại rằng trong những kiếp quá khứ của nó, con heo đã có thọ hưởng sự nghiệp lớn lao sang cả và trong những kiếp sống khác cũng bị suy đồi. Ngài giảng về hậu quả khác nhau của ái dục.

Chú thích

––––––––––––––––––––––––––––––

1. Ba mươi sáu dòng ái dục – xem Chú thích dưới câu 334.

2. Tư tưởng hỷ lạc – xuyên qua lục căn.

3. Cây leo… đâm chồi – từ lục căn.

4. Cây leo… bám vững – dính mắc theo lục trần.

5. Trói buộc – có năm loại trói buộc (saṅga) là: tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn và tà kiến.

🍀 Trở về đời sống thế gian là điên cuồng

––––––––––––––––––––––––––––––

11. Yo nibbanatho vanādhimutto – vanamutto vanam eva dhāvati

Taṁ puggalam etha passatha – mutto bandhanam eva dhāvati.

11. Người không còn ham muốn (đời sống tại gia), tìm thỏa thích trong rừng và, mặc dầu thoát khỏi ham muốn (sống tại gia), (vẫn) chạy trở về chính cái nhà ấy. Ðến đây, hãy nhìn xem con người ấy! Ðã thoát ly, còn chạy trở vào vòng trói buộc.

344. Lìa rừng lại hướng rừng

Thoát rừng chạy theo rừng.

Nên xem người như vậy,

Được thoát khỏi buộc ràng.

Lại chạy theo ràng buộc.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Ðức Phật đọc lên câu kệ này khi nhắc đến một chàng thanh niên có niềm tin vững chắc, xuất gia, nhưng còn bị dục lạc quyến rũ, quay trở lại đời sống tại gia.

Chú thích

––––––––––––––––––––––––––––––

Trong câu này danh từ vana có hai nghĩa: rừng và ham muốn. Ở đoạn đầu, vana là ham muốn (đời sống tại gia) và cũng câu ấy, ở đoạn sau vana là rừng.

🍀 Dây trói buộc của ngũ trần còn ngàn lần bền chắc hơn dây xích

––––––––––––––––––––––––––––––

12. Na taṁ daḷhaṁ bandhanam āhu dhīrā – yadāyasaṁ dārujaṁ babbajañ ca

Sārattarattā maṇikuṇdḍlesu puttesu dāresu ca yā apekkhā.

12. Dây làm bằng sắt, gỗ, hay gai, ràng buộc không bền chắc. Bậc thiện trí dạy như thế. Lòng bám bíu vào kim cương, đồ trang trí, vợ con, là trói buộc bền chắc hơn nhiều.

345. Sắt, cây, gai trói buộc

Người trí xem chưa bền.

Tham châu báu, trang sức

Tham vọng vợ và con.

🍀 Hãy từ khước dục lạc

––––––––––––––––––––––––––––––

13. Etaṁ daḷhaṁ bandhanam āhu dhīrā – ohārinaṁ sithilaṁ duppamuñcaṁ

Etam pi chetvāna vajanti dhīrā anapekkhino kāmasukhaṁ pahāya.

13. Trói buộc ấy thật bền chắc, bậc thiện trí dạy như vậy. Nó trì xuống, mềm mỏng, nhưng rất khó tháo gỡ. Chính dây ấy, người thiện trí cũng cắt lìa và, từ bỏ thế gian, không luyến ái, từ khước mọi dục lạc.

346. Người có trí nói rằng:

Trói buộc này thật bền.

Rì kéo xuống, mần xuống,

Nhưng thật sự khó thoát.

Người trí cắt trừ nó,

Bỏ dục lạc, không màng.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Vài vị Tỳ–khưu đi ngang qua khám đường thấy phạm nhơn bị trói buộc bằng dây xích. Các thầy bạch hỏi Ðức Phật có loại dây trói buộc nào bền chắc hơn những sợi dây ấy không. Ðức Phật giải đáp rằng trói buộc của ái dục còn ngàn lần bền chắc hơn.

🍀 Kẻ tham ái bị mắc trong lưới tham của mình

––––––––––––––––––––––––––––––

14. Ye rāgarattānupatanti sotaṁ sayaṁ kataṁ makkaṭako’ va jātaṁ

Etaṁ pi chetvāna vajanti dhīrā anapekkhino sabbadukkhaṁ pahāya.

14. Những ai đắm say trong tham ái sẽ rơi trở vào dòng, như nhện sa vào lưới của chính nó. Chính lưới ấy, người thiện trí cũng cắt đứt và, ra đí, không luyến ái, siêu thoát ra khỏi phiền não. 347.

347. Người đắm say ái dục

Tự lao mình xuống dòng

Như nhện sa lưới dệt.

Người trí cắt trừ nó,

Bỏ mọi khổ, không màng.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Một bà hoàng hậu đắm say trong sắc đẹp của chính bà. Ðức Phật tạo một phương cách làm cho bà nhàm chán sắc đẹp bề ngoài ấy. Do đó bà nhận thức tánh cách vô thường tạm bợ của đời sống. Ðể khuyên dạy, Ðức Phật đọc câu kệ trên.

🍀 Hãy thoát ly cái tâm

––––––––––––––––––––––––––––––

15. Muñca pure muñca pacchato majjhe muñca bhavassa pāragū

Sabbattha vimuttamānaso – na puna jātijaraṁ upehisi.

15. Hãy để cho dĩ vãng trôi đi. Ðể cho tương lai trôi đi. Ðể cho hiện tại [1] trôi đi (trước, sau và giữa). Hãy vượt qua đến bờ bên kia của kiếp nhơn sinh, với tâm thanh thoát ra khỏi tất cả, chớ nên cam chịu cảnh sanh hoại nữa.

348. Bỏ quá, hiện, vị lai,

Đến bờ kia cuộc đời,

Ý giải thoát tất cả,

Chớ vướng lại sanh già.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Một chàng thanh niên đem lòng thương một cô gái làm nghề xảo thuật và chính chàng cũng trở thành một nhà leo dây nhào lộn để cùng nhau đi đó đi đây. Ngày kia Ðức Phật gặp chàng và dạy những lời trên.

Chú thích

––––––––––––––––––––––––––––––

1. Tức là luyến ái ngũ uẩn trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

🍀 Ái dục của người đam mê tăng trưởng

––––––––––––––––––––––––––––––

16. Vitakkapamathitassa jantuno tibbarāgassa subhānupassino

Bhiyyo taṇhā pavaḍḍhati – esa kho daḷhaṁ karoti bandhanaṁ.

16. Người bị tư tưởng (bất thiện) khuấy động, tham ái quá độ, tưởng nhớ hỷ lạc, ái dục càng tăng trưởng. Chắc như vậy, người ấy làm cho dây trói buộc (của Ma vương) càng bền chắc. 349.

349. Người tà ý nhiếp phục,

Tham sắc bén nhìn tịnh,

Người ấy ái tăng trưởng,

Làm giây trói mình chặt.

🍀 Tâm niệm chấm dứt ái dục

––––––––––––––––––––––––––––––

17. Vitakkūpasame ca yo rato – asubhaṁ bhāvayati sadā sato

Esa kho vyantikāhiti eso checchati mārabandhanaṁ.

17. Người thỏa thích trong sự khắc phục tư tưởng (bất thiện), người suy niệm về tánh cách ô trược [1] (của thể xác), người luôn luôn giữ chánh niệm, đó là người sẽ chấm dứt (ái dục). Người ấy sẽ phá vỡ vòng ràng buộc của Ma vương.

350. Ai vui an tịnh ý,

Quán bất tịnh, thường niệm,

Người ấy sẽ diệt ái,

Cắt đứt Ma trói buộc.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Một vị tăng sĩ trẻ tuổi bị một thiếu phụ đem lòng thương và quyến rũ. Vì thầy không vui với đời sống xuất gia nên một hôm được đem đến trước Ðức Phật. Nhân cơ hội thầy bạch với Ðức Phật lòng bất mãn của mình. Ðức Phật thuật lại một diễn biến trong kiếp sống quá khứ của thầy, để chỉ rằng trong dĩ vãng thầy cũng đã bị chính thiếu phụ kia bội phản và Ðức Phật đọc lên câu kệ trên.

Chú thích

––––––––––––––––––––––––––––––

1. Ðó là tham thiền về những ô trược của thể xác, hành giả nhờ hành đề mục này mà dứt bỏ dần lòng luyến ái đeo níu theo xác thân.

🍀 Người thoát ly ái dục sống kiếp sống cuối cùng

––––––––––––––––––––––––––––––

18. Niṭṭhaṅgato asantāsī – vītataṇho anaṅgano

Acchiddi bhavasallāni – antimo’ yaṁ samussayo.

18. Người đã đạt đến mục tiêu, không còn sợ, hết ái dục, hết dục vọng, đã cắt lìa gai chướng của đời sống. Ðây là thân xác cuối cùng của người ấy.

351. Ai tới đích, không sợ,

Ly ái, không nhiễm ô

Nhổ mũi tên sanh tử,

Thân này thân cuối cùng.

🍀 Không luyến ái là bậc đại hiền

––––––––––––––––––––––––––––––

19. Vītataṇho anādāno – niruttipadakovido

Akkharānaṁ sannipātaṁ jaññā pubbaparāni ca

Sa ve antimasārīro – mahāpañño mahāpuriso’ti vuccati.

19. Người xa lìa ái dục và không chấp thủ, người lão thông ngữ nguyên và danh từ [1], người thấu suốt thứ lớp tự cú và hậu quả của nó, đó là người mang thể xác cuối cùng, là bậc trí tuệ uyên thâm, bậc vĩ nhân.

352. Ái lìa, không chấp thủ.

Cú pháp khéo biện tài,

Thấu suốt từ vô ngại,

Hiểu thứ lớp trước sau.

Thân này thân cuối cùng

Vị như vậy được gọi,

Bậc Đại trí, Đại nhân.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Một vị Sa–di trẻ tuổi, đã đắc quả A–La–Hán, nằm ngủ trước hương thất của Ðức Phật. Ma vương đến, cố ý làm cho thầy sợ hãi. Ðức Phật nhận thấy và tuyên bố rằng người đã dập tắt ái dục không còn sợ sệt.

Chú thích

––––––––––––––––––––––––––––––

1. Ngữ nguyên và danh từ – niruttipadakhovido, thông suốt bốn loại tri kiến phân tích (paṭismabhidā) là: ý nghĩa (attha), chính văn (dhamma), ngữ nguyên (nirutti), và sự thấu hiểu (paṭibhāa).

🍀 Ðấng toàn giác không có thầy

––––––––––––––––––––––––––––––

20. Sabbābhibhū sabbavidū’ ham asmi – sabbesu dhammesu anū palitto

Sabbañjaho taṇhakkaye vimutto sayaṁ abhiññāya kam uddiseyyaṁ

20. Như Lai đã vượt qua tất cả. Như Lai đã thông suốt tất cả. Như Lai đã dứt bỏ mọi trói buộc. Như Lai đã thoát ly tất cả. Như Lai trọn vẹn chú tâm trong việc tận diệt ái dục [1]. Ðã tự mình thấu triệt tất cả, Như Lai còn gọi ai là thầy?

353. Ta hàng phục tất cả,

Ta rõ biết tất cả,

Không bị nhiễm pháp nào.

Ta từ bỏ tất cả

Ái diệt, tự giải thoát.

Đã tự mình thắng trí,

Ta gọi ai thầy ta ?

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Một đạo sĩ du phương hành khất lấy làm thỏa thích thấy tướng mạo của Ðức Phật, bạch hỏi Ngài học với ai. Ðức Phật đáp rằng Ngài không có thầy.

Chú thích

1. Tận diệt ái dục – tức là đạo quả A–La–Hán.

🍀 Bố thí chơn lý cao thượng hơn tất cả

––––––––––––––––––––––––––––––

21. Sabbadānaṁ dhammadānaṁ jināti – sabbaṁ rasaṁ dhammaraso jināti

Sabbaṁ ratiṁ dhammaratī jināti – taṇhakkhayo sabbadukkhaṁ jināti.

21. Bố thí Chân Lý cao thượng hơn tất cả các pháp bố thí (khác). Hương vị của Chơn Lý cao thượng hơn tất cả hương vị (khác). Sự hoan hỷ trong Chân Lý cao thượng hơn tất cả hoan hỷ (khác). Người đã tận diệt ái dục vượt khỏi mọi đau khổ.

354. Pháp thí thắng mọi thí !

Pháp vị thắng mọi vị !

Pháp hỷ thắng mọi hỷ !

Ái diệt dứt mọi khổ !

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Ðức Phật dạy những lời trên khi giải đáp bốn câu hỏi do vua Trời Ðế–Thích (Sakka) nêu lên.

🍀 Sự giàu sang làm sụp đổ kẻ si mê

––––––––––––––––––––––––––––––

22. Hananti bhogā dummedhaṁ no ve pāragavesino

Bhogataṇhāya dummedho – hanti aññe’ va attanam.

22. Giàu sang làm sụp đổ kẻ cuồng si, nhưng không (hại) những ai mưu cầu bờ bên kia (Niết–bàn). Do lòng ham giàu, kẻ si mê tự làm cho mình sụp đổ, (cũng như đang làm sụp đổ) kẻ khác.

355. Tài sản hại người ngu.

Không người tìm bờ kia

Kẻ ngu vì tham giàu,

Hại mình và hại người.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Một phú gia không con, chết đi, bỏ lại tất cả tài sản sự nghiệp lớn lao. Vua truyền lệnh cho nhập gia sản của ông vào quốc khố và đến hầu Ðức Phật. Vua bạch lại tự sự với Ðức Phật và ghi nhận rằng mặc dầu nhà ông ấy ở gần nơi Ðức Phật ngự, không bao giờ ông để bát cúng dường Ngài. Nhơn cơ hội Ðức Phật dạy những lời trên.

🍀 Tham ái là một khuyết điểm của loài người

––––––––––––––––––––––––––––––

23. Tiṇadosāni khettāni – rāgadosā ayaṁ pajā

Tasmā hi vītarāgesu – dinnaṁ hoti mahapphalaṁ

23. Cỏ dại là tai hại của đồng ruộng. Tham ái là tai hại của loài người. Do đó, dâng tặng đến người không tham ái đem lại quả phước dồi dào.

356. Cỏ làm hại ruộng vườn,

Tham làm hại người đời,

Bố thí người ly tham,

Do vậy được quả lớn.

🍀 Sân hận là một khuyết điểm của loài người

––––––––––––––––––––––––––––––

24. Tiṇadosāni khettāni – mohadosā ayaṁ pajā

Tasmā hi vītamohesu – dinnaṁ hoti apphalaṁ.

24. Cỏ dại là tai hại của đồng ruộng. Sân hận là tai hại của loài người. Do đó, dâng tặng đến người đã dập tắt lòng sân đem lại quả phước dồi dào.

357. Cỏ làm hại ruộng vườn,

Sân làm hại người đời.

Bố thí người ly sân,

Do vậy được quả lớn.

🍀 Si mê là một khuyết điểm của loài người

––––––––––––––––––––––––––––––

25. Tiṇadosāni khettāni – mohadosā ayaṁ pajā

Tasmā hi vītamohesu – dinnaṁ hoti mahapphalaṁ.

25. Cỏ dại là tai hại của đồng ruộng. Si mê là tai hại của loài người. Do đó, dâng tặng đến người đã xa lìa si mê đem lại quả phước dồi dào. 358.

358. Cỏ làm hại ruộng vườn,

Si làm hại người đời,

Bố thí người ly si,

Do vậy được quả lớn.

🍀 Ái dục là một tai hại của loài người

––––––––––––––––––––––––––––––

26. Tiṇadosāni khettāni – icchādosā ayaṁ pajā

Tasmā hi vigaticchesu – dinnaṁ hoti mahapphalaṁ.

26. Cỏ dại là tai hại đồng ruộng. Ái dục là tai hại của loài người. Do đó, dâng tặng đến người đã dập tắt ái dục đem lại quả phước dồi dào. 359.

359. Cỏ làm hại ruộng vườn,

Dục làm hại người đời.

Bố thí người ly dục,

Do vậy được quả lớn.

Tích chuyện

––––––––––––––––––––––––––––––

Giảng về quả phúc của người cúng dường đến bậc hoàn toàn Thanh Tịnh, Ðức Phật dạy những lời trên.

––––––––––––––––––––––––––––––

💟 VẤN ĐÁP:

– LTP: Hình ảnh đẹp và ý nghĩa quá ạ. Con người còn nhiều sợi dây ái dục hơn con vật trong ảnh nhiều lắm ạ. Con cảm ơn Sư!

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Nên tránh thực hành tu tập theo suy diễn chủ quan một cách sai lạc rằng: “… tu chỉ là Biết, khi tâm có tham, sân, si hay từ bi, hỷ, xả cũng chỉ Biết mà thôi. Nếu còn muốn sửa thì sẽ tăng thêm cái bản Ngã tự cao tự đại của mình mà thôi….”, do không được học và hiểu lời Phật dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ là: Niệm (Sati) thôi chưa đủ, cần phải đồng thời “Nhiệt tâm (ātāpī) = tinh tấn thiêu đốt, sửa đổi các ác pháp, bất thiện pháp” và “Tỉnh Giác (sampajāno) = vun bồi trí tuệ vô si tỉnh giác đoạn tận lậu hoặc, hủy diệt vô minh). Nếu chỉ “biết” không thôi không có nhiệt tâm tinh tấn sửa đổi bằng trí tuệ vô minh tỉnh giác thì sẽ bị trói chặt bởi vô minh với những sợi dây tham ái mềm mại như con thằn lằn tuy “có biết” nhưng không chịu bỏ chạy để rồi bị mắc kẹt như hình ảnh minh họa.

“Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, NHIỆT TÂM, TỈNH GIÁC, CHÁNH NIỆM, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, NHIỆT TÂM, TỈNH GIÁC, CHÁNH NIỆM, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, NHIỆT TÂM, TỈNH GIÁC, CHÁNH NIỆM, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, NHIỆT TÂM, TỈNH GIÁC, CHÁNH NIỆM, để chế ngự tham ưu ở đời.”

(Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Tứ Niệm Xứ)

Chánh tinh tấn có mặt trong 37 phẩm trợ đạo – có mặt trong ngũ căn, ngũ lực, tứ chánh cần, tứ như ý túc, thất giác chi, bát thánh đạo:

… Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo,

❶ đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

❷ Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

❸ Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

❹ Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

(Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Tứ Niệm Xứ)

––––––––––––––––––––––––––––––

– Nguồn trích dẫn:

Kinh Pháp Cú

Dịch lời: Phạm Kim Khánh

Dịch thơ: HT Thích Minh Châu – Tiểu bộ kinh

Bài viết liên quan

  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Ngũ uẩn là gì, Web, FB
  • (46) quán pháp: ngũ uẩn – vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly. thiền sư viên phúc, Archive, Youtube
  • (47) quán ngũ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức – không phải của ta hãy từ bỏ nó, Archive, Youtube
  • (48) như lý tác ý ngũ thủ uẩn là rỗng không là trống không, Archive, Youtube
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 4 October 2020