Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức

[lwptoc]

SẮC – THỌ – TƯỞNG – HÀNH – THỨC

⚀ ⚁ ⚂ ⚃ ⚄ ⚀ ⚁ ⚂ ⚃ ⚄

⚀ Sắc Uẩn

Bất cứ pháp nào có đặc tính bị quấy nhiễu (ruppana) bởi lạnh nóng, vv. đều được bao gồm trong sắc uẩn. Sắc thuộc một loại duy nhất nếu kể về đặc tính ” bị quấy nhiễu”. Nó thuộc hai loại khi phân thành ❶ đại chủng (Đất Nước Gió Lửa – 4 bhùta) và ❷ sở tạo sắc do chấp thủ (24 upàdàya).

⚁ Tâm Uẩn (Thọ – Tưởng – Hành – Thức)

Trong những uẩn còn lại, cái gì có đặc tính cảm thọ cần được hiểu là thọ uẩn. Cái gì có đặc tính nhận thức, cần được hiểu là tưởng uẩn, có đặc tính tạo tác là hành uẩn, có đặc tính phân biệt là thức uẩn.

[Vì những cái khác sẽ trở nên dễ hiểu khi đã hiểu thức uẩn, nên ở đây ta sẽ bàn thức uẩn trước hết.

“Bất cứ gì có đặc tính biết, nói chung đều gọi là thức uẩn”, trên đây dã nói. Và cái gì có đặc tính nhận biết? Chính là tâm thức. Những danh từ thức, tâm và ý đều có cùng một nghĩa. Có tất cả 89 loại tâm, bao gồm ❶ Tâm thiện, ❷ Tâm Bất thiện, ❸ Tâm bất định dị thục và duy tác].

“Phàm có SẮC [– THỌ – TƯỞNG – HÀNH – THỨC ] nào, ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hoặc ⑦ tế, ⑧ xa hay ⑨ gần, ⑩ hạ liệt hay ⑪ cao sang, tất cả gồm chung lại đều gọi là SẮC UẨN [– THỌ UẨN – TƯỞNG UẨN – HÀNH UẨN – THỨC UẨN].” (M. iii, 17).

🔴 Về phân biệt: giữa uẩn và thủ uẩn.

Nhưng giữa uẩn và thủ uẩn khác nhau chỗ nào?

* Trước hết, uẩn được nói lên không phân biệt.

* Thủ uẩn là nói để phân biệt ra những uẩn ❶ bị chấp thủ và ❷ còn lậu hoặc.

Như kinh nói: “Này các tỷ kheo, ta sẽ dạy các ông năm uẩn và năm thủ uẩn. Hãy nghe kỹ…

💥 Gì là năm uẩn?

Phàm có sắc gì thuộc ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hoặc ⑦ tế, ⑧ xa hay ⑨ gần, ⑩ hạ liệt hay ⑪ cao sang, đó là sắc uẩn.

Phàm có thọ gì…

… tưởng gì…

… hành gì…

Phàm có thức gì thuộc ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hoặc ⑦ tế, ⑧ xa hay ⑨ gần, ⑩ hạ liệt hay ⑪ cao sang, đó là thức uẩn.

💥 Gì là năm thủ uẩn?

Phàm sắc nào, ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hoặc ⑦ tế, ⑧ xa hay ⑨ gần, ⑩ hạ liệt hay ⑪ cao sang, ❶ mà có lậu hoặc, ❷ bị chấp thủ, đây là sắc thủ uẩn.

Phàm thọ nào…

tưởng nào…

hành nào …

thức nào thuộc ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hoặc ⑦ tế, ⑧ xa hay ⑨ gần, ⑩ hạ liệt hay ⑪ cao sang, ❶ mà còn lậu hoặc, ❷ bị chấp thủ, đấy gọi là thức thủ uẩn.

Ðây, này các tỷ kheo, gọi là năm uẩn bị chấp thủ, hay năm thủ uẩn.” (S. iii, 47)

Nhưng trong khi thọ tưởng hành thức có thể là đã giải thoát khỏi lậu hoặc hay còn bị chi phối, thì sắc không vậy.

Nhìn tổng quát thì sắc chỉ là “uẩn” nhưng vì nó kể như một uẩn làm đối tượng cho chấp thủ, thì nó còn được gọi là “thủ uẩn”.

Thọ tưởng hành thức chỉ được kể là “uẩn” đơn thuần, khi chúng không còn bị lậu hoặc chi phối.

Chúng được kể vào những “thủ uẩn” khi còn lậu hoặc, và ở đây danh từ “thủ uẩn” cần được hiểu là uẩn làm điểm tựa cho chấp thủ.

Nhưng ở đây, tất cả gồm chung đều gọi là uẩn.

🔴 Về sự không ít hơn không nhiều hơn

Nhưng sao đức Thế tôn nói chỉ có năm uẩn?

【1】Một là vì tất cả pháp hữu vi tương tự đều bao hàm trong đó:

Khi nhiều loại pháp hữu vi được nhóm lại với nhau theo tính tương đồng, thì sắc lập thành một uẩn theo tính cách giống nhau ở khía cạnh vật chất, thọ hợp thành một uẩn do giống nhau về phương diện cảm thọ, các uẩn khác cũng vậy.

【2】Hai vì đó là giới hạn rộng nhất làm căn cứ cho sự chấp ngã và những gì thuộc ngã:

Và đây là giới hạn cùng tột kể như căn cứ cho sự chấp ngã và ngã sở, tức năm uẩn. Vì Kinh nói: “Này các tỷ kheo, khi sắc hiện hữu, thì do chấp thủ sắc, cố chấp vào sắc, nên tà kiến này khởi lên: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi.” (S.iii, 181) Vậy uẩn được nói là gồm năm, vì đó là giới hạn rộng nhất làm căn cứ cho sự chấp thủ bản ngã và những gì thuộc ngã.

【3】Ba là vì chúng bao gồm tất cả những thứ nhóm khác:

Lại nữa vì năm uẩn ① giới ② định ③ tuệ ④ giải thoát và ⑤ giải thoát tri kiến nằm trong hành uẩn, nên năm uẩn này được kể là bao hàm các loại khác. Trên đây là trình bày tại sao chỉ có năm uẩn, không thêm bớt.

🔴 Về ví dụ

⚀ Sắc thủ uẩn ví như cái phòng bệnh, vì nó là chỗ ở, là căn cứ vật lý, là cửa ngõ và đối tượng của người bệnh, tức của thức thủ uẩn.

⚁ Thọ thủ uẩn ví như cơn bệnh vì nó đem lại đau khổ.

⚂ Tưởng thủ uẩn ví như sự khiêu khích của cơn bệnh vì nó làm sanh khởi cảm thọ tương ưng với tham, vv. do tưởng về sắc dục vv.

⚃ Hành thủ uẩn ví như sự dùng những thứ không thích hợp, vì nó là nguồn gốc của cảm thọ tức cơn bệnh, vì kinh nói: “Cảm thọ là pháp hữu vi, chính vì chúng tạo tác.” (S. iii, 87) Và “Do bất thiện nghiệp đã được tạo và tích lũy mà dị thục thân thức khởi thù tuốt gươm thì không lo ngại về năm uẩn, thấy chúng như bọt, bóng, ảo tượng, cây chuối, huyễn sự thì không như kẻ đối với vật không thực chất cho là có thực chất.

⚀ <SẮC> Người thấy nội sắc là bất tịnh thì hiểu rõ về thức ăn đoàn thực (vật chất). Người ấy từ bỏ cái thấy sai lầm là bất tịnh thấy tịnh, vượt qua dục bộc lưu, thoát khỏi dục kiết sử, ra khỏi dục lậu, bẻ gãy hệ lụy của dục tham, không rơi vào dục thủ (tức một trong bốn thủ).

⚁ <THỌ> Một người thấy thọ là khổ, thì hiểu rõ xúc thực. Người ấy từ bỏ cái thấy sai lầm là trong khổ thấy vui. Người ấy vượt hữu bộc lưu, thoát hữu kiết sử, ra khỏi hữu lậu, bẻ gãy thân hệ phược là sân nhuế. Người ấy không rơi vào giới cấm thủ (không bám vào lễ lạc)

⚂ ⚃ <TƯỞNG, HÀNH >

Một người thấy tưởng, hành là vô ngã thì hiểu rõ tư niệm thực.

Người ấy từ bỏ tà kiến trong phi ngã thấy ngã. Người ấy vượt bộc lưu kiến chấp, thoát khỏi kiết sử tà kiến, bẻ gãy trói buộc của sự cố chấp “đây là chân lý duy nhất”.

Người ấy không rơi vào ngã luận thủ.

⚄ <THỨC>

Một người thấy thức là vô thường, thì hiểu rõ thức thực.

Người ấy từ bỏ tà kiến thấy thường trong vô thường, vượt bộc lưu vô minh, thoát kiết sử vô minh, giải thoát vô minh lậu, bẻ gãy hệ phược của sự bám vào lễ nghi tế tự.

Người ấy không chấp thủ tà kiến, thoát khỏi kiến thủ.

🔴 Về pháp quán đối với ngũ uẩn

“không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó.”

… Ví như, này các Tỷ–kheo, có người mang lại cỏ, củi, cành cây, lá của Jetavana này, và đốt chúng hay tùy theo duyên sử dụng chúng. Các Ông có nghĩ rằng: “Người ấy mang chúng tôi, hay đốt, hay tùy theo duyên sử dụng chúng tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao như vậy? Vì cái ấy không phải chúng con. Bạch Thế Tôn, cái ấy không phải thuộc tự ngã của chúng con.

– Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Thọ không phải của các Ông… Tưởng không phải của các Ông. Các hành không phải của các Ông… Thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

[Tương ưng uẩn – IV. Phẩm Không Phải Của Các Ông – I. Không Phải Của Các Ông (Tạp 10.14 Kỳ Lâm, Ðại 2,10b) (S.iii,33)

🔴 Về pháp quán đối với ngũ uẩn

“❶ Cái này không phải của tôi,

❷ cái này không phải là tôi,

❸ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm có sắc gì, ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hoặc ⑦ tế, ⑧ xa hay ⑨ gần, ⑩ hạ liệt hay ⑪ cao sang, tất cả loại sắc, cần phải như thật quán: “❶ Cái này không phải của tôi, ❷ cái này không phải là tôi, ❸ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm có thọ gì… phàm có tưởng gì… phàm có hành gì… phàm có thức gì, ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hoặc ⑦ tế, ⑧ xa hay ⑨ gần, ⑩ hạ liệt hay ⑪ cao sang tất cả loại thức, cần phải như thật quán: “❶ Cái này không phải của tôi, ❷ cái này không phải là tôi, ❸ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với hành, yếm ly đối với thức.

Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, vị ấy biết được vị ấy đã giải thoát. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Từ nay không còn trở lại đời sống thế này nữa”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ–kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự giảng giải này được nói lên, tâm của sáu mươi vị Tỷ–kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

🔴 Về pháp quán đối với ngũ uẩn

“Trống không, Rỗng không, Không có lõi cứng.”

Phàm có sắc [thọ – tưởng – hành – thức] gì thuộc ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hoặc ⑦ tế, ⑧ xa hay ⑨ gần, ⑩ hạ liệt hay ⑪ cao sang; vị Tỷ–kheo thấy sắc [thọ – tưởng – hành – thức], chuyên chú, như lý quán sát sắc [thọ – tưởng – hành – thức]. Do vị Tỷ–kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc [thọ – tưởng – hành – thức], sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ–kheo, lại có lõi cứng trong sắc [thọ – tưởng – hành – thức] được?

🔴 Về đau khổ và cội gốc của đau khổ

… thế nào là đau khổ? Sắc, này các Tỷ–kheo, là đau khổ; thọ là đau khổ; tưởng là đau khổ; các hành là đau khổ; thức là đau khổ. Ðây, này các Tỷ–kheo, gọi là đau khổ.

… thế nào là cội gốc của đau khổ? Chính là khát ái này hướng tới tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia; tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Nguồn trích dẫn: Tương ưng uẩn – X. Cội Gốc Của Ðau Khổ (S.iii,32) budsas

 

🔴 Về các pháp cần phải thắng trí, liễu tri

… do không thắng tri sắc, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ, nên không có thể đoạn tận khổ.

… do không thắng tri thọ…

… do không thắng tri tưởng…

… do không thắng tri các hành…

… do không thắng tri thức, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ, nên không có thể đoạn tận khổ.

*****

… thế nào là các pháp cần phải liễu tri? Sắc, này các Tỷ–kheo, là pháp cần phải liễu tri, thọ là pháp cần phải liễu tri, tưởng là pháp cần phải liễu tri, các hành là pháp cần phải liễu tri, thức là pháp cần phải liễu tri. Những pháp này, này các Tỷ–kheo, là những pháp cần phải liễu tri.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là liễu tri? Này các Tỷ–kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si, này các Tỷ–kheo, được gọi là liễu tri

Nguồn trích dẫn: Tương ưng uẩn – II. Liễu Tri (Parinna) (Tạp 3.22 Trì Pháp. Ðại 2,19a) III. Thắng Tri (Tạp 1.3, Vô Tri. Ðại 2,1a) (S.iii,27)

 

🔴 Về Như Lý Tác Ý đối với ngũ uẩn

– Thưa Hiền giả Sàriputta, những pháp gì Tỷ–kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?

– Này Hiền giả Kotthika, Tỷ–kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là ① vô thường, ② khổ, ③ bệnh hoạn, ④ ung nhọt, ⑤ mũi tên, ⑥ bất hạnh, ⑦ ốm đau, ⑧ người lạ, ⑨ hủy hoại, ⑩ rỗng không, ⑪ vô ngã.

Thế nào là năm? Tức là ⚀ sắc thủ uẩn, ⚁ thọ thủ uẩn, ⚂ tưởng thủ uẩn, ⚃ hành thủ uẩn, ⚄ thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ–kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là ① vô thường, ② khổ, ③ bệnh hoạn, ④ ung nhọt, ⑤ mũi tên, ⑥ bất hạnh, ⑦ ốm đau, ⑧ người lạ, ⑨ hủy hoại, ⑩ rỗng không, ⑪ vô ngã.

Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ–kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã, có thể chứng được quả Dự lưu.

– Với Tỷ–kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý?

– Với Tỷ–kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là ① vô thường, ② khổ, ③ bệnh hoạn, ④ ung nhọt, ⑤ mũi tên, ⑥ bất hạnh, ⑦ ốm đau, ⑧ người lạ, ⑨ hủy hoại, ⑩ rỗng không, ⑪ vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ–kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã, có thể chứng được quả Nhứt lai.

– Nhưng Tỷ–kheo Nhứt lai, này Hiền giả Sàriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?

– Tỷ–kheo Nhứt lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là ① vô thường, ② khổ, ③ bệnh hoạn, ④ ung nhọt, ⑤ mũi tên, ⑥ bất hạnh, ⑦ ốm đau, ⑧ người lạ, ⑨ hủy hoại, ⑩ rỗng không, ⑪ vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ–kheo Nhứt lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã, có thể chứng được quả Bất lai.

– Nhưng Tỷ–kheo Bất lai, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?

– Tỷ–kheo Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là ① vô thường, ② khổ, ③ bệnh hoạn, ④ ung nhọt, ⑤ mũi tên, ⑥ bất hạnh, ⑦ ốm đau, ⑧ người lạ, ⑨ hủy hoại, ⑩ rỗng không, ⑪ vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ–kheo Bất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường… vô ngã, có thể chứng được quả A–la–hán.

– Nhưng vị A–la–hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì?

– Vị A–la–hán, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là ① vô thường, ② khổ, ③ bệnh hoạn, ④ ung nhọt, ⑤ mũi tên, ⑥ bất hạnh, ⑦ ốm đau, ⑧ người lạ, ⑨ hủy hoại, ⑩ rỗng không, ⑪ vô ngã.

Với vị A–la–hán, này Hiền giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.

Nguồn trích dẫn:  Tương ưng uẩn – X. Vị Giữ Giới (Tạp 10, Ðại 2,65b) (S.iii,167)

– TK Viên Phúc – biên soạn theo Thanh Tịnh Đạo và Tương ưng bộ kinh – Tương ưng uẩn, và Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya – 109. Ðại kinh Mãn nguyệt (Mahàpunnama sutta)

Bài viết liên quan

  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 4/6 – như lý tác ý, Web, FB
  • Như lý tác ý: có bao nhiêu cách quán vô thường – khổ – vô ngã của ngũ uẩn trong thực hành tu tập hàng ngày, Web, FB
  • Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Ngũ uẩn là gì, Web, FB

Audio bài giảng

  • (46) quán pháp: ngũ uẩn – vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly. thiền sư viên phúc, Archive
  • (47) quán ngũ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức – không phải của ta hãy từ bỏ nó, Archive
  • (48) như lý tác ý ngũ thủ uẩn là rỗng không là trống không, Archive
  • Hiện tại lạc trú là gì, Web, FB
  • Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Sayādaw u sīlānanda – myanmar.
  • Thuyết anatta-vô ngã trong Phật giáo, Web, FB
  • Vô ngã là vô thường & khổ, Web, FB
  • Vô ngã: hiểu biết đúng đắn và hiểu biết sai lầm, Web, FB
  • Anata – vô ngã là gì, Web, FB
  • Who am I, ta là ai, Web, FB
  • Thấy chỉ là thấy, Web, FB
  • Ai đang nói, ai đang nghe, Web, FB
  • Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, Web, FB
  • Hết luân hồi thì đi đâu, Web, FB
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • 8 pháp vi diệu chưa từng có, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Bát thánh đạo là điều kiện cần và đủ để trở thành bậc thánh, Web, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Chăm sóc tâm trí của bạn, Web, FB
  • Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào, Web, FB
  • 7 yếu tố cần thiết đưa đến giác ngộ là gì, Web, FB
  • Nhân để sinh giác ngộ có mấy pháp, Web, FB
  • Thất giác chi – 7 yếu tố giác ngộ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ nhất: chánh niệm, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ hai: trạch pháp, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: dũng cảm tinh tấn, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ tư: hỷ, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ năm: thư thái giác chi, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ sáu: định, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ bảy: xả, Web, FB
  • Sự chứng đắc rốt ráo là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, Web, FB
  • Làm thế nào diệt trừ tà kiến, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, Web, FB
  • Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , Web, FB
  • Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube
  • Kinh 7 trạm xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 28 Tháng 12, 2018