Chớ phán xét vội vàng

[lwptoc]

CHỚ PHÁN XÉT VỘI VÀNG

Đừng đánh giá thấp những người khác. Họ biết nhiều hơn họ nói, suy nghĩ nhiều hơn họ thổ lộ, để ý nhiều thứ hơn bạn nhận thấy về họ, có nhiều năng khiếu hơn bạn biết về họ, trải nghiệm nhiều hoàn cảnh tế nhị hơn bạn nghe về họ, vượt qua nhiều khó khăn hơn bạn nghĩ về họ, đóng góp nhiều lợi ích hơn bạn thấy về họ.

Don’t underestimate others. They know more than they say, think more than they speak, notice more than you realize about them, more gifted than you know about them, more experience delicate situations than you hear about them, overcome more difficulties than you think about them, contribute more benefits than you see on them.

Nepodceňuj ostatní. Vědí více, než říkají; více přemýšlejí, než mluví; všímají si více, než si o nich uvědomuješ; jsou nadanější, než o nich víš; prožívají delikátnější situace, než o nich slyšíš; překonávají větší potíže, než si myslíš; přinášejí více dobra, než na nich vidíš.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH:

🍀 CHỚ CÓ LÀM NGƯỜI ĐO LƯỜNG CÁC HẠNG NGƯỜI KHÁC

––––––––––––––––––––––––––––––

… Rồi Tôn giả Ananda, sau khi nhận đồ khất thực tại nhà của nữ cư sĩ Migasàlà, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi. Rồi Tôn giả Ananda sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

—Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà, sau khi đến, con ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ Migasàlà đi đến con, sau khi đến, đảnh lễ con ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Magasàlà thưa với con:

—“Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn thuyết (nói rằng): “Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai.”?.

“Puràna thân phụ con, thưa Tôn giả, sống phạm hạnh, sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt, khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita”.

Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn giả, sống không Phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: “Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita.”

Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng): “Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai”?

Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con nói với nữ cư sĩ Migasàlà:—“Này Chị, chính như vậy là câu trả lời của Thế Tôn”.

—Nhưng này Ananda, ai là nữ cư sĩ Migasàlà, lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người.

Này Ananda, có mười hạng người, có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là mười?

❶ Ở đây, này Ananda, có hạng người ác giới, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, ác giới ấy của người ấy được diệt trừ, không có dư tàn.

Người ấy không có nghe pháp, không có học nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát.

Người ấy sau khi thân hoại mạnh chung, hướng về thối đọa, không về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi về thù thắng.

❷ Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người ác giới, như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, ác giới ấy của người được trừ diệt, không có dư tàn.

Người ấy có nghe pháp, có học nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

⇛ Ở đây, này Ananda, ai là người đo lường, đo như sau: “Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao, giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù thắng?”.

Nhận xét như vậy đem lại đau khổ lâu dài cho họ.

⇛ Ở đây này Ananda, người này là ác giới và như vậy rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở nơi đây, ác giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Với vị ấy, có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Này Ananda, hạng người này, so sánh với hạng người trước là vi diệu hơn, là thù thắng hơn. Vì sao?

Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước.

⇛ Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt?

Do vậy, này Ananda, chớ có làm người đo lường các hạng người.

Chớ có làm sự đo lường các hạng người.

Tự đào hố cho mình là người đi làm sự đo lường các hạng người.

Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người.

Ai có thể được như Ta?

❸ Ở đây, này Ananda, có hạng người có giới nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, giới ấy của người ấy được đoạn diệt, không có dư tàn.

Người ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, nên không chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không huớng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

❹ Nhưng ở đây này Ananda, có hạng người có giới và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Vị ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến, vị ấy chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa. Chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

⇛ Ở đây, này Ananda… Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

❺ Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có tham rất sắc sảo, người ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, tham ấy của người ấy được trừ diệt, không có tàn dư.

Người này không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không có chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

❻ Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có tham rất sắc sảo, người ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, lòng tham ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Người ấy nghe pháp, học hỏi nhiều, khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân họai mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

⇛ Ở đây, này Ananda… Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

❼ Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người phẫn nộ, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt trừ, không có tàn dư.

Vị ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

❽ Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có phẫn nộ và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Vị ấy lại nghe pháp, học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.

⇛ Ở đây, này Ananda… Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?

❾ Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có trạo cử, nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Người ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.

❿ Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có trạo cử, và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy;

ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có tàn dư.

Và vị này có nghe pháp, có học hỏi nhiều, khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không hướng về thối đọa.

⇛ Ở đây, này Ananda, ai là người đo lường, đo lường như sau: “Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù diệu? “

Nhận xét như vậy, đem lại đau khổ lâu dài cho họ.

Ở đây, này Ananda, người này là trạo cử, và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Và vị ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát.

Này Ananda, hạng người này so sánh với hạng người trước, là vi diệu hơn, là thù thắng hơn.

Vì sao? Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước.

Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt?

Do vậy, này Ananda, chớ có làm người đo lường các hạng người.

Chớ có làm sự đo lường các hạng người.

Tự đào hố cho mình là người làm sự đo lường các hạng người.

Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người.

Ai có thể được như Ta?

⇛ Nhưng này Ananda, ai là nữ cư sĩ Migasàlà lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người?

Này Ananda, có mười hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

Giới như thế nào, này Ananda, Puràna được thành tựu, giới ấy Isidatta chưa thành tựu.

Do vậy, ở đây, Puràna có sanh thú khác với sanh thú của Isidatta.

Tuệ như thế nào, này Ananda, Isidatta được thành tựu, tuệ ấy Puràna chưa thành tựu. Do vậy, ở đây, Isidatta có sanh thú khác với sanh thú của Puràna.

Như vậy, này Ananda, cả hai người này đều có thể thiếu sót một chi phần.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Aṅguttara Nikāya – VIII. Phẩm Ước Nguyện – 10.75. Migasàlà

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 KHÔNG DỄ DÀNG GÌ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT MỘT NGƯỜI Ở MỘT LĨNH VỰC, CẦN PHẢI SỐNG THÂN CẬN VỚI HỌ MỘT THỜI GIAN DÀI VÀ CÓ ĐỦ NĂNG LỰC TRÍ TUỆ

––––––––––––––––––––––––––––––

—Này các Tỷ–kheo, có bốn trường hợp này, cần phải được hiểu với bốn trường hợp. Thế nào là bốn?

⚀ Này các Tỷ–kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

⚁ Này các Tỷ–kheo, với cùng một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

⚂ Này các Tỷ–kheo, trong những hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

⚃ Này các Tỷ–kheo, với đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

… Do duyên gì được nói đến như vậy?

––––––––––––––––––––––––––––––

⚀ Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người do cộng trú với một người khác biết được như sau:

“Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này làm giới bị bể vụn, làm giới bị cắt xén, làm giới bị vết nhơ, làm giới bị chấm, đen, làm việc không có liên tục, hạnh kiểm không có liên tục trong các giới. Ác giới là Tôn giả này, Tôn giả này không giữ giới”.

🔹 Nhưng ở đây, này các Tỷ–kheo, người này do cộng trú với người kia, biết như sau:

“Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này không làm giới bị bể vụn, không làm giới bị cắt xén, không làm giới bị vết nhơ, không làm giới bị chấm, đen, làm việc có liên tục, hạnh kiểm có liên tục trong các giới. Giữ giới là Tôn giả này, Tôn giả này không phải ác giới”.

⇛ Này các Tỷ–kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không có tác ý vấn đề khác, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.

⚁… Ở đây, này các Tỷ–kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau:

“Khác thay, vị Tôn giả này khi làm việc với một người; khác thay, với hai người; khác thay, với ba người; khác thay, với nhiều người, làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước khác với sở hành sau. Không thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này. Vị Tôn giả này có sở hành không thanh tịnh.”

🔹 Nhưng ở đây, này các Tỷ–kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau:

“Như thế nào, Tôn giả này khi làm việc với một người, như thế ấy với hai người, như thế ấy với ba người, như thế ấy với nhiều người, không làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước giống với sở hành sau. Thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này.”

⇛ Này các Tỷ–kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không có tác ý vấn đề khác, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.

⚂… Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau:

“Bản chất như vậy là sự an trú thế giới này;

Bản chất như vậy là bản tánh tự ngã có được này;

Bản chất như vậy là sự an trú thế giới.

Bản chất như vậy là có được bản tánh tự ngã.

Tám thế giới pháp này vận chuyển thế giới, và thế giới vận chuyển tám pháp, tức là, lợi và thất lợi, không danh tiếng và danh tiếng, chê và khen, lạc và khổ”.

Người ấy, cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh.

🔹 Nhưng ở đây, này các Tỷ–kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau:

“Bản chất như vậy là sự an trú thế giới … lạc và khổ”.

Người ấy cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh.

⇛ Này các Tỷ–kheo, trong các hoạn nạn, sức mạnh kiên trì cần phải được hiểu biết; như vậy, trong một thời gian dài, không có tác ý vấn đề khác, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ.

Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.

⚃… Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người, do đàm luận với một người khác, biết như vầy:

“Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời liệt tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không có trí tuệ.

Vì sao? Vì Tôn giả này không nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài lý luận suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ.

Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy không có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ.

Liệt tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không có trí tuệ”.

Ví như, này các Tỷ–kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá nhỏ nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau:

“Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. Nhỏ bé là con cá này, con cá này không lớn”.

🔹Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, có người do đàm luận với một người khác, biết như vầy:

“Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là liệt tuệ.

Vì sao? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ.

Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị này có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ.

Có trí tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là liệt tuệ”.

Ví như, này các Tỷ–kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá lớn nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau:

“Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, con cá này làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. To lớn là con cá này, con cá này không nhỏ”.

Này các Tỷ–kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy.

Có bốn trường hợp này, này các Tỷ–kheo, cần phải được hiểu với bốn trường hợp này.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: AN 4.192 – Ṭhānasutta – Aṅguttara Nikāya – XX. Ðại Phẩm – 4.192. Trường Hợp

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • 7 lời nhắn nhủ tâm huyết, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Người hoàn toàn mới đến với Đạo Phật cần bắt đầu từ đâu?, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Thần dược: nói lời tốt lành – nghĩ điều chân chính – làm việc hướng thượng, Web
  • Thần chú siêu thoát, Web
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Món quà pháp bảo: các bài pháp thoại – Sumangala bhikkhu Viên Phúc – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Yangon, Myanmar., Web Link, Web Link

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếmcác bài viết liên quan giới và luật & tu sĩ xuất gia, Web Link
  • Lưu lại để dễ tìm kiếmcác bài viết liên quan ❸ tu tập định, Web Link
  • Lưu lại để dễ tìm kiếmcác bài viết liên quan nghiệp và qủa của nghiệp, bố thí cúng dường, khất thực, văn hóa Phật giáo nguyên thủy theravada, Web Link

Bài viết trên facebook ngày 6 tháng 9, 2021