Điều này không thể xảy ra

[lwptoc]

ĐIỀU NÀY KHÔNG THỂ XẢY RA

“3 Qui y, 5 Giới với các chi phần của từng điều giới, 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, 16 Nghiệp và Quả của nghiệp, 10 Phước Nghiệp, 4 Thánh Đế, 8 Thánh Đạo: không biết, không thuộc lòng, không tin tưởng, không thực hành mà muốn thành công trong việc tu tập thiền Phật giáo Chỉ Samatha và Quán Vipassnā để đạt tới giác ngộ giải thoát, đoạn tận khổ đau?

Điều này không thể xảy ra!”

– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

“3 Refugees, 5 Precepts with elements of each precept, 16 Karma and the fruits of karma, 9 Buddha qualities, 6 Dharma qualities, 9 Sangha qualities, 10 bases of meritorious action, 4 Noble Truths, 8 Noble Eightfold Path are not knowing, not learning by heart, not trusting, not practicing but want to successfully accomplish Buddhist meditation Samatha and Vipassana to achieve the enlightenment and liberation from all sufferings?

This is not possible! “

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

🍀 Tất cả những điều liệt kê trên đều là những ‘điều kiện cần và đủ’ để thành tựu giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não, đều là Pháp và Luật do Đức Phật tuyên thuyết trong kinh điển Tam Tạng Pali. Nếu những điều đó không giúp gì cho giác ngộ giải thoát thì chắc chắn Đức Phật sẽ không khéo thuyết giảng, vì

“… biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, pháp này cũng chỉ có một vị là vị giải thoát. [1], và: “… xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.”[2].

🍀 Trong đó, nhóm ‘điều kiện cần’ đầu tiên gồm có 3 Qui y, 5 Giới, 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng liên quan đến “Tín tâm bất thối chuyển nơi Tam Bảo” và “Giới hạnh thanh tịnh”. Đây là 4 chi phần của bậc Thánh Dự Lưu, vị Thánh thành tựu tầng bậc giác ngộ đầu tiên trong 4 tầng bậc giác ngộ giải thoát. Không thể có ‘vị Thánh dự lưu không có tín tâm bất động nơi Tam Bảo và Giới hạnh viên mãn.’ [3]. Điều này không thể xảy ra.

🍀 Nhóm ‘điều kiện cần’ tiếp theo gồm tri kiến về “Nghiệp và quả của nghiệp”, “10 phước nghiệp”, “4 Thánh Đế” liên quan đến Chánh tri kiến và Chánh tư duy, mà thiếu các tri kiến này thì chỉ có thể đi theo con đường dẫn đến bốn đọa xứ. Không thể xảy ra việc giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau nếu không có các Chánh kiến, Chánh tư duy này, như Đức Phật khẳng định: “… kiến bị đặt hướng sai lạc, con đường tu tập bị đặt hướng sai lạc, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể đạt Niết–bàn; sự tình này không xảy ra. Vì sao? Này các Tỷ–kheo, vì kiến bị đặt hướng sai lạc.”[4]

Trong Phật Giáo, giác ngộ là giác ngộ Tứ Thánh Đế. Không như thật liễu ngộ Tứ Thánh Đế mà lại có thể chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau, việc này không thể xảy ra:

“Thực vậy, này các Tỳ khưu, nếu ai nói như sau: ‘Không xây dựng phần dưới của ngôi nhà nóc nhọn, Ta sẽ dựng lên một mái che’, sự việc này không thể xảy ra.

Cũng vậy, nếu ai nói:

1. “Không liễu ngộ như thực Thánh Đế về Khổ (dukkham” ariyasaccam” yathābhūtam” anabhisamecca);

2. “Không liễu ngộ như thực Thánh Đế về Nguồn gốc của Khổ;

3. “Không liễu ngộ như thực Thánh Đế về sự Diệt Khổ;

4. “Không liễu ngộ như thực Thánh Đế về Con đường đưa đến sự Diệt Khổ;

Ta sẽ làm cho chấm dứt hoàn toàn Khổ, sự việc này không thể xảy ra.”[5]

🍀 Còn “Bát Thánh Đạo” (bao trùm tất cả các điều kiện nêu bên trên) hiển nhiên là ‘điều kiện cần và đủ’ để giác ngộ giải thoát chỉ có trong Pháp và Luật do Đức Phật tự mình tu tập, giác ngộ và đem ra truyền dạy cho chư thiên và loài ngườI. Ngoại đạo không có Bát Thánh Đạo nên không có các bậc Thánh giác ngộ giải thoát:

“… trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa–môn [Thánh dự lưu], cũng không có đệ nhị Sa–môn [Thánh nhất lai], cũng không có đệ tam Sa–môn [Thánh bất lai], cũng không có đệ tứ Sa–môn [Thánh Alahán].” [6].

Và không thể xảy ra việc không tu tập viên mãn Bát Thánh Đạo mà có thể giác ngộ Tứ Thánh Đế dẫn đến giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn:

“… Với những ai, này các Tỷ–kheo, Thánh đạo Tám ngành bị thối thất, đối với họ, bị thối thất là Thánh đạo Tám ngành, con đường chân chánh đưa đến đoạn tận khổ đau. Với những ai, này các Tỷ–kheo, Thánh đạo Tám ngành được thực hiện (àraddho), đối với họ, được thực hiện là Thánh đạo Tám ngành, con đường chân chánh đưa đến đoạn tận khổ đau.”[7].

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Nguồn trích dẫn:

[1] Chỉ có một vị giải thoát, Tiểu Bộ – Kinh Phật Tự Thuyết (Cảm Hứng Ngữ) – Chương Năm: Phẩm Trưởng Lão Sona (V) (Ud 51)

[2] Chỉ nói khổ và diệt khổ, Trung Bộ Kinh – 22. Kinh Ví dụ con rắn

[3] Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần? Tăng Chi Bộ – Chương X – Mười Pháp – X. Phẩm Nam Cư Sĩ – (II) (92) Sợ Hãi Và Hận Thù

[5] Giác Ngộ Tứ Thánh Đế đoạn tận khổ đau
Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: Tương ưng sự thật – V: Phẩm vực thẳm – 44. Nhà Có Nóc Nhọn[6] Chỉ duy nhất Bát Thánh Đạo dẫn đến Giác Ngộ Giải Thoát. Ngoại Đạo không có Bát Thánh Đạo. Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn
 
[7] Không Bát Thánh Đạo không con đường đoạn tận khổ đau
Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – Chương I – Tương Ưng Ðạo – I. Phẩm Vô Minh – 33.III. Thối Thất (Viraddha) (S.v,23)
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Phần chính Bài viết thường rất ngắn gọn, phần còn lại là Ghi chú và Danh mục các bài viết liên quan dành cho những người thực sự quan tâm muốn học hỏi đầy đủ, có đầu có đuôi. Phần ghi chú và danh mục này của Bài viết không có chủ đích phục vụ làm hài lòng, thỏa mãn tất cả mọi người mọi đối tượng, nhất là những đối tượng hời hợt không quan tâm tới lời Phật dạy theo kinh điển, chỉ ưa lời hý luận; mà phần này là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham tìm hiểu nhưng chưa biết cách lần mò trong biển kiến thức bao la, có thể có được nguồn Chánh kinh trực tiếp khi cần thiết một cách thuận tiện và nhanh chóng.

GHI CHÚ:

❈❈❈❈❈

Tóm tắt về ❶ 3 Qui y, ❷ 5 Giới với các chi phần của từng điều giới, ❸ Ân đức Tam bảo: 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, ❹ 16 Nghiệp và Quả của nghiệp, ❺ 10 Phước nghiệp ❻ 4 Thánh Đế, ❼ 8 Thánh Đạo:

❶ TAM QUY Y (TISARAṆA)

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ nhì

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ nhì

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ nhì

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ ba

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ ba

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ ba

*****

Trong đời có số người quan niệm rằng: “Trong gia đình có thờ tượng Đức Phật, ta là người có đức tin nơi Tam Bảo, hằng ngày thường lễ bái cúng dường Tam Bảo; đến chùa làm mọi phước thiện như bố thí, cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng v.v… Như vậy, đương nhiên ta là người Phật tử, là người cận sự nam hoặc cận sự nữ trong Phật giáo rồi!”.

Nhưng thực ra, dù những người ấy đã tạo những phước thiện như vậy, vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để chính thức trở thành người cận sự nam (upāsaka) hoặc người cận sự nữ (upāsikā) trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.

Những người ấy chỉ có thể gọi là người có thiện tâm tín ngưỡng Đạo Phật, hoặc là người có đức tin nơi Tam Bảo mà thôi.

Thật ra, để chính thức trở thành một người cận sự nam hoặc một người cận sự nữ trong giáo pháp của Đức Phật Gotama, những hạng phàm nhân tại gia ấy cần phải được thành tựu phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới.

Trước tiên, người ấy cần phải có đức tin nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt, học hỏi, hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; bởi vì, những Ân đức Tam Bảo này là đối tượng chính của phép quy y Tam Bảo với đại thiện tâm hợp với trí tuệ, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy y Tam Bảo, trước sự hiện diện của Đức Phật, hoặc bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật. Kính xin Ngài (hoặc quý Ngài) chứng minh và công nhận người ấy là người cận sự nam (hoặc cận sự nữ) đã quy y Tam Bảo, kể từ lúc đó cho đến trọn đời, trọn kiếp.

Đức Phật Gotama có tứ chúng đệ tử là Tỳ khưu (Bhikkhu), Tỳ khưu ni (Bhikkhuni), cận sự nam (upāsaka), cận sự nữ (upāsikā). Khi một người đã trở thành cận sự nam hoặc cận sự nữ, là có được một địa vị cao quý trong Đạo Phật. Cho nên, mỗi người cận sự nam hoặc cận sự nữ đã quy y Tam Bảo rồi, trở thành người Phật tử, có quyền thừa hưởng Pháp Bảo cao thượng của Đức Phật, và nên có bổn phận hộ trì Tam Bảo, giữ gìn duy trì Pháp Bảo cao thượng cho được trường tồn lâu dài trên thế gian này, để đem lại sự lợi ích cao thượng, sự tiến hoá cao thượng từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp cho đến Siêu tam giới thiện pháp; sự an lạc cao thượng đó là Niết Bàn an lạc tuyệt đối.

Nguồn trích dẫn: Nền tảng Phật giáo – Pháp hành giới 

❷ NGŨ GIỚI VÀ BÁT QUAN TRAI GIỚI

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Chi Phần Của Ngũ Giới Và Bát Quan Trai Giới, Web, FB, Youtube

① Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sinh.

② Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

③ Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm.

④ Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối.

⑤ Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.

*****

① GIỚI SÁT SANH CÓ 5 CHI:

1– Chúng sanh có thức tánh (Pāṇo).

2– Biết chúng sanh có thức tánh (Pāṇasaññitā).

3– Tính giết (Vadhakacittaṃ).

4– Ráng sức giết (Upakkamo).

5– Chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy (Tena maranaṃ).

② GIỚI TRỘM CẮP CÓ 5 CHI:

1– Vật có chủ gìn giữ (Parapariggahitaṃ).

2– Biết rằng vật có chủ gìn giữ (Para–pariggahitasaññitā).

3– Tính trộm cắp (Theyyacittaṃ).

4– Ráng sức trộm cắp (Upakkamo).

5– Trộm cắp được bởi ráng sức ấy (Tena haranaṃ).

③ GIỚI TÀ DÂM CÓ 4 CHI:

1– Người nữ không nên tà dâm, nghĩa là gái có người gìn giữ (Agamanīyaṭṭhānaṃ).

2– Tính tà dâm với gái đó (Tasmiṃ sevanācittaṃ).

3– Ráng sức tà dâm (Upakkamo).

4 – Đã tà dâm (Maggena maggappaṭipādanaṃ).

④ GIỚI NÓI DỐI CÓ 4 CHI:

1– Điều không thật (Atathaṃ vatthu).

2– Tính nói dối (Visaṃvādanacittaṃ).

3– Ráng sức nói dối (Tajjo vāyāmo).

4– Đã làm cho người tin chắc lời nói dối ấy (Parassa tadatthavijānanaṃ).

⑤ GIỚI UỐNG RƯỢU CÓ 4 CHI:

1– Rượu (Majjanīyavatthu).

2– Tính uống (Pātukamyatācittaṃ).

3– Ráng sức uống rượu ấy (Tajjo vāyāmo).

4– Đã uống rượu ấy khỏi cổ (Tassa pānaṃ).

BÁT QUAN TRAI GIỚI

Các chi trong giới ① sát sanh, ② trộm cắp, ④ nói dối, ⑤ uống rượu đều giống trong Ngũ Giới. Còn lại các giới khác là:

③ GIỚI HÀNH DÂM CÓ 4 CHI:

1– Trong 30 khiếu (Bhedanavatthu).

2– Tính hành dâm (Sevanācittaṃ).

3– Ráng sức hành dâm (Tajjo vāyāmo).

4– Đã hành dâm (Maggena maggappaṭipādanaṃ).

⑥ GIỚI ĂN SÁI GIỜ CÓ 3 CHI:

1– Sái giờ (là từ chinh xế đến mặt trời mọc) (Vikālo).

2– Vật thực được phép ăn trong giờ (Yāvakālikaṃ). (từ mặt trời mọc đến đứng bóng).

3– Đã ăn khỏi cổ (Ajjhoharaṇaṃ).

⑦ GIỚI MÚA HÁT, ĐỜN, KÈN, XEM MÚA HÁT, NGHE ĐỜN KÈN, ĐIỂM TRANG NHAN SẮC, NHỨT LÀ XỨC DẦU THƠM, DỒI PHẤN, ĐEO TRÀNG HOA CÓ 6 CHI:

1– Múa hát, đờn kèn (Naccagītādi).

2– Tính làm (Kattukamyatācittaṃ).

3– Đi nghe hoặc xem và đã nghe hoặc đã xem (Sutadassanatthāya gamanaṃ).

4– Vật để trang điểm nhất là tràng hoa (Mālādi).

5– Cố ý dùng đồ trang điểm nhan sắc (Dhāraṇacchandatā).

6– Đã dùng đồ trang điểm mà trang sức (Tassa dhāraṇaṃ).

⑧ GIỚI NẰM NGỒI CHỖ QUÁ CAO VÀ XINH ĐẸP CÓ 3 CHI:

1– Nơi nằm ngồi quá cao và xinh đẹp (Uccāsayana mahāsayanaṃ).

2– Tính nằm hoặc ngồi (Paribhogacittaṃ).

3– Đã nằm hoặc đã ngồi (Paribhogakaraṇaṃ).

Khi thiện tín đã phạm đều đủ chi trong mỗi giới gọi là đứt giới, bằng phạm chưa đủ chi, gọi là giới bất tịnh.

*****

Đức Phật dạy 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, được tóm lược như sau:

1– Có được nhiều của cải lớn lao, do nhờ nhân không dể duôi.

2– Có được danh thơm, tiếng tốt lan truyền khắp mọi nơi.

3– Có tâm dũng cảm, không rụt rè, e thẹn khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn …

4– Có tâm không mê muội, tâm trí sáng suốt lúc lâm chung.

5– Sau khi chết, thiện nghiệp giữ giới cho quả tái sinh trong cõi thiện dục giới (cõi người, các cõi trời dục giới).

Những bậc thiện trí có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nhận thức rõ được 5 quả báu của người có giới trong sạch và 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới. Cho nên, những bậc thiện trí giữ gìn giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, đồng thời khuyến khích, động viên người khác cũng nên giữ gìn giới của họ cho được trong sạch và trọn vẹn.

Nguồn trích dẫn: Nền tảng Phật giáo – Ân đức Tam bảo

❸ ÂN ĐỨC TAM BẢO

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

9 ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (BUDDHAGUṆA)

Ân đức Phật Bảo vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên không sao kể xiết. Tuy vậy, trong bài kinh Dhajaggasutta, Đức Phật dạy niệm 9 Ân đức Phật Bảo như sau:

“Itipi so Bhagavā

① Arahaṃ,

② Sammāsambuddho,

③ Vijjācaraṇasampanno,

④ Sugato,

⑤ Lokavidū,

⑥ Anuttaro purisadammasāratthi,

⑦ Satthādevamanussānaṃ,

⑧ Buddho,

⑨ Bhagavā”.

Ðức thế tôn, Ngài là bậc

① Ứng cúng Alahán,

② Chánh đẳng giác,

③ Minh hạnh túc,

④ Thiện thệ,

⑤ Thế gian giải,

⑥ Vô Thượng Sĩ Điều ngự trượng phu,

⑦ Thiên Nhân sư,

⑧ Phật,

⑨ Thế Tôn”.

Ý NGHĨA 9 ÂN ĐỨC PHẬT

① Arahaṃ: Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.

② Sammāsambuddho: Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị.

③ Vijācaraṇasampanno: Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng.

④ Sugato: Đức Thiện Ngôn là Bậc thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.

⑤ Lokavidū: Đức Thông Suốt Tam Giới là Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.

⑥ Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh Nhân.

⑦ Satthādevamanussānam: Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại…

⑧ Buddho: Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài (cũng chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba–la–mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh).

⑨ Bhagavā: Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba–la–mật của Ngài.

6 ÂN ĐỨC PHÁP (DHAMMAGUṆA)

“① Svākkhāto Bhagavatā dhammo,

② Sandiṭṭhiko,

③ Akāliko,

④ Ehipassiko,

⑤ Opaneyyiko,

⑥ Paccattaṃ veditabbo viññūhi”.

“① Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết,

② thiết thực hiện tại,

③ có quả tức thời,

④ đến để mà thấy,

⑤ có khả năng hướng thượng,

⑥ do người trí tự mình giác hiểu.”

Ý NGHĨA 6 ÂN ĐỨC PHÁP

① Svākkhāto dhammo: Pháp gồm có 10 chánh pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, phần giữa, phần cuối, có ý nghĩa đầy đủ, văn chương trong sáng, rõ ràng và thanh tịnh.

10 chánh pháp là:

Pháp học chánh pháp.

9 pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả + 1 Niết Bàn).

② Sandiṭṭhiko dhammo: Chánh pháp gồm 9 pháp Siêu tam giới mà chư Thánh Nhân đã chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn nào, rồi tự thấy, tự biết bằng trí tuệ của mình.

③ Akāliko dhammo: Chánh pháp đó là 4 Thánh Đạo cho quả tương xứng 4 Thánh Quả không có thời gian ngăn cách, nghĩa là sau khi chứng đắc Thánh Đạo nào liền cho Thánh Quả ấy sau một sát–na tâm diệt rồi sinh.

④ Ehipassiko dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới thuộc Chân nghĩa pháp rất trong sạch và thanh tịnh, nên dám mời đến để chứng kiến, để thực chứng, thực đắc.

⑤ Opaneyyiko dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới là pháp nên hướng tâm chứng đắc trước tiên, để mong giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

⑥ Paccattaṃ veditabbo viññūhi dhammo: Chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới mà chư bậc thiện trí Thánh Nhân đã chứng đắc rồi, tự mình biết rõ, tự mình nhập Thánh Quả hưởng an lạc Niết Bàn tịch tịnh.

Đó là 6 Ân đức Pháp mà chỉ có bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật mới có đầy đủ mà thôi. Còn các hạng Thanh Văn phàm nhân có được Ân đức Pháp thuộc về phần pháp học chánh pháp, chưa đạt được pháp thành chánh pháp đó là 9 pháp Siêu tam giới.

9 ÂN ĐỨC TĂNG (SAṂGHAGUṆA)

“① Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

② Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

③ Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

④ Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.

Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā esa Bhagavato sāvakasaṃgho.

⑤ Āhuneyyo,

⑥ Pāhuneyyo,

⑦ Dakkhiṇeyyo,

⑧ Añjalikaraṇīyo,

⑨ Anuttaraṃ puññak–khettaṃ lokassa”.

“① Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh;

② chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh;

③ chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh;

④ chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh;

Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn tức là bốn đôi, tám chúng:

⑤ đáng được cúng dường,

⑥ đáng được hiến dâng,

⑦ đáng được bố thí,

⑧ đáng được chấp tay,

⑨ là vô thượng phước điền ở trên đời.”

Ý NGHĨA 9 ÂN ĐỨC TĂNG

① Suppaṭipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành nghiêm chỉnh đúng theo lời giáo huấn của Đức Phật.

② Ujuppaṭipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành trung thực đúng theo pháp hành Trung Đạo, không quanh co lầm lạc.

③ Ñāyappaṭipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành theo pháp hành Bát Chánh Đạo chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

④ Sāmīcippaṭipanno: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc đã hành giới–định–tuệ đúng đắn xứng đáng để chúng sinh tôn kính lễ bái cúng dường.

Cattāri purisayugāni atthapurisapuggalā: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn có 4 đôi thành 8 bậc Thánh (tính theo tâm Siêu tam giới).

Chư Thánh Thanh Văn có 4 đôi:

Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả

Nhất Lai Thánh Đạo – Nhất Lai Thánh Quả

Bất Lai Thánh Đạo – Bất Lai Thánh Quả

Arahán Thánh Đạo – Arahán Thánh Quả

Chư Thánh Thanh Văn có 8 bậc Thánh: 4 Thánh Đạo và 4 Thánh Quả

Nhập Lưu Thánh Đạo

Nhất Lai Thánh Đạo

Bất Lai Thánh Đạo

Arahán Thánh Đạo

Nhập Lưu Thánh Quả

Nhất Lai Thánh Quả

Bất Lai Thánh Quả

Arahán Thánh Quả

⑤ Āhuneyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí chủ từ phương xa đem đến cúng dường quý Ngài, để mong được quả báu lớn.

⑥ Pāhuneyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí chủ dành cho những vị khách quý như quý Ngài.

⑦ Dakkhiṇeyyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng mà thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, đem dâng cúng đến quý Ngài, để mong được quả báu tốt lành cho mình và những người thân quyến.

⑨ Añjalikaraṇīyo: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là những bậc xứng đáng cho chúng sinh chắp tay cung kính lễ bái cúng dường.

⑨ Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa: Chư Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Thế Tôn là phước điền cao thượng của chúng sinh không đâu sánh được.

Nguồn trích dẫn: Nền tảng Phật giáo – Ân đức Tam bảo

❹ 16 NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Mỗi chúng sinh trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, chắc chắn đã từng tạo và tích lũy các ác nghiệp lẫn các thiện nghiệp.

Đối với những hạng chúng sinh trong các cõi địa ngục chỉ có ác nghiệp có cơ hội cho quả khổ mà thôi, còn những thiện nghiệp không có cơ hội cho quả an lạc v.v…

Đối với những hàng chư thiên, Phạm thiên trong các cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới chỉ có thiện nghiệp cho quả an lạc mà thôi, còn những ác nghiệp không có cơ hội cho quả khổ.

Riêng loài người trong cõi Nam Thiện Bộ Châu này, khi thì thiện nghiệp có cơ hội cho quả an lạc, khi thì ác nghiệp có cơ hội cho quả khổ.

Quả an lạc hoặc quả khổ ấy là quả của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp của ta mà chính ta là người đã tạo, đã tích lũy từ nhiều đời, nhiều kiếp trong quá khứ từ vô thủy, hoặc đã tạo ngay trong kiếp hiện tại này, chứ không phải của ai khác; chắc chắn các thiện nghiệp và các ác nghiệp ấy là của chính ta, thì chính ta là người thừa hưởng quả an lạc của các thiện nghiệp ấy và phải chịu quả khổ của các ác nghiệp ấy.

Người Phật tử phải nên có chánh kiến về nghiệp của mình (kamassakatā sammādiṭṭhi), có trí tuệ thấy đúng, hiểu đúng rằng: “Ta có nghiệp là của riêng, ta là người được thừa hưởng quả an lạc của thiện nghiệp của ta và phải chịu quả khổ của ác nghiệp của ta. Cho nên nếu khi ta hưởng được mọi quả an lạc của thiện nghiệp thì ta hoan hỷ chấp nhận. Và nếu khi ta phải chịu mọi quả khổ của ác nghiệp thì ta cũng phải nên nhẫn nại chấp nhận. Bởi vì thiện nghiệp, ác nghiệp chỉ là của riêng ta mà thôi”.

Như vậy, người Phật tử có chánh kiến về nghiệp, là người biết sống công bình với chính mình; đồng thời biết sống, biết cư xử công bình với tất cả mọi người, mọi chúng sinh, không tự làm khổ mình, không làm khổ người.

Một số người nếu khi hưởng mọi quả an lạc của các thiện nghiệp thì hoan hỷ chấp nhận, nhưng nếu khi chịu mọi quả khổ của các ác nghiệp, thì không chịu chấp nhận, trách người khác, mà không chịu trách mình đã tạo ác nghiệp ấy. Số người ấy sống như vậy không công bình với chính họ, thì họ sống và cư xử cũng không công bình đối với tất cả mọi người, mọi chúng sinh khác. Số người ấy chỉ tự làm khổ mình, làm khổ người gấp bội mà thôi.

Trong bộ Abhidhammasaṅgaha (Vi Diệu Pháp Yếu Nghĩa), Ngài Đại Trưởng Lão Anuruddha trình bày trong phần Kammacatukka, nghiệp được phân loại có 4 phần chính, gồm có 16 loại nghiệp, mỗi loại nghiệp có tên gọi như sau:

I. Phần nghiệp được phân loại theo phận sự (kiccacatukka): Có 4 loại nghiệp

① Janakakamma: Nghiệp sinh quả trong thời kỳ tái sinh và sinh quả trong thời kỳ sau khi đã tái sinh, kiếp hiện hữu.

② Upathambhakakamma: Nghiệp hỗ trợ cho nghiệp khác sinh quả.

③ Upapīḷakakamma: Nghiệp hãm hại nghiệp đối nghịch.

④ Upaghātakakamma: Nghiệp sát hại cắt đứt nghiệp khác.

II. Phần nghiệp được phân loại theo tuần tự cho quả của nghiệp (pākadānapariyāyacatukka): Có 4 loại nghiệp

① Garukakamma: Nghiệp trọng yếu, ưu tiên cho quả tái sinh kiếp sau trước tiên.

② Āsannakamma: Nghiệp cận tử, phát sinh lúc lâm chung.

Nếu không có nghiệp trọng yếu, thì nghiệp cận tử này cho quả tái sinh kiếp sau.

③ Āciṇṇakamma: Nghiệp thường hành hằng ngày đêm.

Nếu không có nghiệp trọng yếu và nghiệp cận tử, thì nghiệp thường hành này cho quả tái sinh kiếp sau.

④ Kaṭattakamma: Nghiệp loại thường, yếu hơn 3 loại nghiệp trên.

Nếu không có 3 loại nghiệp trên, thì nghiệp loại thường này cho quả tái sinh kiếp sau.

III. Phần nghiệp được phân loại theo thời gian cho quả của nghiệp (pākakālacatukka): Có 4 loại nghiệp

① Diṭṭhadhammavedanīyakamma: Nghiệp cho quả ngay trong kiếp hiện tại (kiếp thứ nhất)

② Upapajjavedanīyakamma: Nghiệp cho quả kiếp kế tiếp (kiếp thứ nhì)

③ Aparāpariyavedanīyakamma: Nghiệp cho quả trong những kiếp tiếp theo (kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót trước khi tịch diệt Niết Bàn).

④ Ahosikamma: Nghiệp vô hiệu quả (nghiệp không còn có hiệu lực cho quả của nghiệp ấy được nữa).

IV. Phần nghiệp được phân loại theo cảnh giới cho quả của nghiệp (pākaṭṭhānacatukka): Có 4 loại nghiệp

① Akusalakamma: 12 bất thiện nghiệp (12 ác nghiệp) cho quả tái sinh trong 4 cõi ác giới: Địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh.

② Kāmāvacarakusalakamma: 8 dục giới đại thiện nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi thiện dục giới: Cõi người, 6 cõi trời dục giới.

③ Rūpāvacarakusalakamma: 5 sắc giới thiện nghiệp cho quả tái sinh trong 16 cõi trời sắc giới phạm thiên.

④ Arūpavacarakusalakamma: 4 vô sắc giới thiện nghiệp cho quả tái sinh trong 4 cõi trời vô sắc giới phạm thiên.

Đó là 4 phần nghiệp mà mỗi phần có 4 loại thành 16 loại nghiệp.

Nguồn trích dẫnNghiệp và Quả của Nghiệp

❺ 10 PHƯỚC THIỆN

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Nguồn căn bản phước nghiệp có ba điều là bố thí (dānamaya), trì giới (sīlamaya) và hành thiền tu tập tâm (bhāvanāya) – (D.III.218; A.IV.239; It.51.)

Muốn vun bồi, tích lũy quả báu phước thiện cho đời này và cho đời sau thì hãy Bố Thí cúng dường, nhưng tốt hơn nữa là Trì Giới, và tốt hơn cả là Hành thiền tu tập tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Trong các bộ chú giải đã giải thích rộng thành mười điều tạo phước, thập hạnh phúc, đó là:

① Bố thí (Dānamagga), là tạo phước bằng cách bố thí xả tài.

② Trì giới (Sīlamaya), là tạo phước, bằng cách giữ giới, thọ trì những giới cấm.

③ Hành thiền tu tập tâm (Bhāvanāmaya), là tạo phước bằng cách tu tập định: thiền chỉ và thiền quán.

④ Cung kính (Apacāyanamaya), là tạo phước bằng cách kính lễ bậc trưởng thượng.

⑤ Phục vụ (Veyyāvaccamaya), là tạo phước bằng cách làm lợi ích cho người khác với công sức của mình.

⑥ Hồi hướng (Pattidānamaya), là tạo phước bằng cách hướng nguyện công đức đã làm, để tạo điều kiện cho người khác sanh tâm thiện.

⑦ Tùy hỷ (Pattānumodanāmaya), là tạo phước bằng cách vui thích theo công đức của người khác đã làm.

⑧ Thính pháp (Dhammassavanamaya), là tạo phước bằng cách nghe pháp của Đức Phật thuyết, hay các đệ tử của Ngài thuyết, thậm chí là nghe những bậc thiện trí dạy bảo.

⑨ Thuyết pháp (Dhammadesanāmaya), là tạo phước bằng cách nói pháp chân chánh cho người khác nghe, thậm chí chỉ là bàn luận Phật pháp, hoặc nói những lời hay lẽ phải.

⑩ Sửa đổi tà kiến (Diṭṭhujukamma), là tạo phước bằng cách trau dồi kiến thức, làm cho tri kiến được ngay thẳng, chánh kiến.

Trong mười điều tạo phước ấy, Bố thí cúng dường + Hồi hướng + Tùy hỷ là chung một nhóm pháp tạo phước vật;

Trì Giới + Cung kính + Phục vụ là chung một nhóm pháp tạo phưóc đức;

Hành thiền tu tập tâm + Thính pháp + Thuyết pháp + Sửa đổi tà kiến là chung một nhóm pháp tạo phước trí;

Riêng về Sửa đổi tà kiến là pháp hỗ trợ chín pháp kia và tạo được ba loại phước.

❻ TỨ THÁNH ĐẾ

❈❈❈❈❈❈❈❈❈

… Ta và các Ngươi. Này các Tỷ–kheo

① khi Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu;

② khi Khổ Tập Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu;

③ khi Khổ Diệt Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu;

④ khi Khổ Diệt Ðạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu,

thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa.

Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ lại nói thêm

—Chính vì không thấy như thật Bốn Thánh đế nên có sự luân chuyển lâu ngày trong nhiều đời. Khi những sự thực này được nhận thức, nguyên nhân của một đời sống khác được trừ diệt, khi khổ căn được đoạn trừ, sẽ không còn một đời sống khác nữa.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – Đại kinh Bát Niết Bàn

*****

① Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ–kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

② Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ–kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

③ Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ–kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

④ Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ–kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến … chánh định.

Ðây là Thánh đế về Khổ [Thánh đế về Khổ tập / Thánh đế về Khổ diệt /Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt], này các Tỷ–kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Khổ [Thánh đế về Khổ tập / Thánh đế về Khổ diệt /Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt] cần phải liễu tri, này các Tỷ–kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Ðây là Thánh đế về Khổ [Thánh đế về Khổ tập / Thánh đế về Khổ diệt /Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt] đã được liễu tri, này các Tỷ–kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Cho đến khi nào, này các Tỷ–kheo, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thời này các Tỷ–kheo, cho đến khi ấy, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa–môn, Bà–la–môn, chư Thiên và loài Người, Ta không chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác.

Và cho đến khi nào, này các Tỷ–kheo, trong bốn Thánh đến này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỷ–kheo, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa–môn, Bà–la–môn, chư Thiên và loài Người, Ta mới chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Ðẳng Giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – tương ưng sự thật – ii: phẩm chuyển pháp luân – 11. Như Lai Thuyết

❼ BÁT THÁNH ĐẠO

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

… Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ–kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn?

Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: ① chánh tri kiến, ② chánh tư duy, ③ chánh ngữ, ④ chánh nghiệp, ⑤ chánh mạng, ⑥ chánh tinh tấn, ⑦ chánh niệm, ⑧ chánh định.

Ðây là con đường trung đạo, này các Tỷ–kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – tương ưng sự thật – ii: phẩm chuyển pháp luân – 11. Như Lai Thuyết

*****

… Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế.

Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là

① Chánh tri kiến,

② Chánh tư duy,

③ Chánh ngữ,

④ Chánh nghiệp,

⑤ Chánh mạng,

⑥ Chánh tinh tấn,

⑦ Chánh niệm,

⑧ Chánh định.

① Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tri kiến? Này các Tỷ kheo,

tri kiến về Khổ,

tri kiến về Khổ tập,

tri kiến về Khổ diệt,

tri kiến về Khổ diệt đạo.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến.

② Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tư duy?

Tư duy về ly dục,

tư duy về vô sân,

tư duy về bất hại.

Này các tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tư duy.

③ Này các Tỷ kheo thế nào là Chánh ngữ?

Tự chế không nói láo,

tự chế không nói hai lưỡi,

tự chế không ác khẩu,

tự chế không nói lời phù phiếm.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh ngữ.

④ Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh nghiệp?

Tự chế không sát sanh,

tự chế không trộm cướp,

tự chế không tà dâm.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.

⑤ Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh mạng?

Này các Tỷ kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.

⑥ Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo,

đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

⑦ Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo

sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

… trên các cảm thọ …

… trên các tâm …

sống quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

⑧ Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.

Bài viết liên quan

  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Có cần học thuộc lòng kinh điển không, Web, FB
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • Ý nghĩa quy y Tam Bảo là gì, Web, FB
  • Qui y Tam Bảo (tisaraṇagamana), Web, FB
  • Bố thí cúng dường tại gia, Web, FB

“”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””

  • Các chi phần của ngũ giới & bát quan trai giới, Web, FB
  • Quả báu đại thiện nghiệp trì ngũ giới, Web, FB
  • Sát sinh, Web, FB
  • Cá và thịt có được phép thọ dụng không, Web, FB
  • Ăn chay là tu, Web, FB
  • 4 loại thức ăn đưa đến tồn tại và chấp thủ tái sinh, Web, FB
  • “”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • 969 ân đức Tam Bảo & giới thanh tịnh, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • Phật nào, pháp nào, tăng nào, nương tựa nơi đâu, Web, FB
  • Tại sao không có hai Đức Phật xuất hiện một lần, Web, FB
  • Hâm mộ ngoại đạo, Web, FB
  • Giả và thật, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Phân biệt tà với chánh, Web, FB
  • Chớ lầm đường lạc lối, kẻo hoài phí đời người, Web, FB

“”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””

  • Địa ngục có hay không, Web, FB
  • Không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệt (Pháp cú 127), Web, FB
  • Như bóng không rời hình, Web, FB
  • Như nước nhỏ từng hạt, rồi bình cũng tràn đầy (Pháp cú 122), Web, FB
  • Vì sao có kẻ ác lại gặp điều thiện lành, vì sao có người thiện lại gặp điều ác dữ, Web, FB
  • Công bằng có không? Công bằng ở đâu? (Pháp cú 161), Web, FB
  • Nhân & quả – cái chết của đệ nhất thần thông (Pháp cú 137 – 140), Web, FB
  • Sám hối như thế nào? Để làm gì, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Phước thiện – puñña, Web, FB
  • Nhà bao việc, Web, FB
  • 10 thiện nghiệp là gì, Web, FB
  • Thỉnh mời chư tăng tới cúng dường, trai tăng tại gia để làm gì, Web, FB
  • Cúng dường là gì, Web, FB
  • Mọi việc rồi sẽ qua, Web, FB
  • Dāna – từ thiện – bố thí – cúng dường với sự hiểu biết, Web, FB
  • Thỉnh mời chư tăng tới cúng dường, trai tăng tại gia để làm gì, Web, FB
  • Suy xét làm phước thiện bố thí, Web, FB
  • Xây chùa, tháp, dựng tượng Phật có thuộc vào thí sự không, Web, FB
  • Bỏ công trực tiếp bố thí có lợi ích gì, Web, FB
  • Sai khác giữa có bố thí và không bố thí, Web, FB
  • Bố thí xứng bậc chân nhân, Web, FB
  • Bố thí ba-la-mật, Web, FB
  • Bố thí là việc dễ làm, song bố thí để tạo được phước thiện không phải là việc dễ, mà được phước thiện vô lượng càng khó hơn…, Web, FB
  • Video 2a/4: dāna – charity – bố thí cúng dường, Web, FB

Youtube

  • Phước nghiệp bố thí cúng dường, Youtube
  • Quả báu và phân loại phước nghiệp bố thí cúng dường, Youtube
  • Tích truyện về quả báu phước nghiệp bố thí, Youtube

“”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””

  • Ngu thì khổ, Web, FB
  • Cuộc đời là đau khổ hay không đau khổ, Web, FB
  • Giác ngộ có nghĩa là là gì, Web, FB
  • Giác ngộ giải thoát là giác ngộ tứ thánh đế, Web, FB
  • Khổ – dukkha, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 1/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 2/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 4/4, Web, FB
  • 4 thánh đế, 4 bậc thánh, 4 đạo & 4 quả, 4 bậc alahán, Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát chánh đạo là đường tối thượng, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, Web, FB
  • Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , Web, FB
  • Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube
  • Kinh 7 trạm xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB

“”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””

  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Vì sao xuất gia, Web, FB
  • Đức Phật đã có suy nghĩ gì trước khi xuất gia?, Web, FB
  • Ai là bhikkhu – tỳ khưu, Web, FB

“”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””

  • Có cần tu tập thiền hay không, Web, FB
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • Vipassnā-jhāna: ‘thiền quán’/’định minh sát’, Web, FB
  • Chỉ – samatha, quán – vipassanā, định – samādhi, tuệ – paññā, Web, FB
  • Có sự khác nhau rất lớn giữa chỉ – samatha và định – samādhi quán – vipassanā và tuệ – paññā, Web, FB
  • Lưu ý tập trung phát triển chánh định – không định, vô tướng định, vô nguyện định, Web, FB
  • Khéo an trú trong tứ niệm xứ, Web, FB
  • định (samādhi) là gì? Thế nào là con bò núi ngu ngốc?, Web, FB
  • Không chánh định không thể có bát thánh đạo, Web, FB
  • Tập thể dục không thể đánh bại kẻ thù, Web, FB
  • Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2: 11 cách để phát sanh tinh tấn), Web, FB
  • Duy trì việc quan sát cái đau, sự nóng bức, Web, FB
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Thế nào là tám pháp đối trị dã dượi buồn ngủ, Web, FB
  • (09) đối trị đau nhức và buồn ngủ, Archive
  • Hiềm hận cần được trừ khử như thế nào, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 1/2, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 2/2, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
  • Tích truyện tôn giả nhất cú, Web, FB

“”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””””

  • Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Như đứa bé đeo bầu vú, Web, FB

🎥🎥 Vdeo tụng kinh rải tâm từ, Youtube

  • Thiền minh sát vipassana: lý thuyết & thực hành, Youtube
  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada , FB, Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube

“Đã là quá đủ khổ đau trong luân hồi!
Xin hãy đừng phí phạm, dù chỉ mỗi một giây!”

“It is more than enough suffering in samsara!
Please don’t waste even a second!”

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.

Bài viết trên Facebook, 27 tháng 6, 2020