Đừng tranh cãi với lừa

ĐỪNG TRANH CÃI VỚI LỪA

––––––––––––––––––––––––––––––

Lừa nói với hổ:

– “Cỏ có màu xanh nước biển blue “.

Hổ đáp:

– “Không, cỏ xanh lá cây green.”

Cuộc tranh cãi trở nên căng thẳng, và cả hai quyết định đưa ra phân xử, và vì điều này, chúng đã đi tới sư tử, vị Chúa tể sơn lâm.

Khi đến khu đất trống trong rừng, nơi sư tử đang ngồi trên ngai vàng của mình, lừa hét toáng lên:

– “Thưa Ngài, sự thật là cỏ có màu xanh blue đúng không?”.

Sư tử đáp:

– “Đúng, cỏ có màu xanh blue.”

Con lừa vội vàng nói tiếp:

– “Con hổ không đồng ý với tôi, nó phản đối tôi và làm phiền tôi, xin hãy trừng phạt nó.”

Sau đó Chúa sơn lâm tuyên bố:

– “Hổ sẽ bị phạt 5 năm im lặng.”

Lừa vui vẻ nhảy lên và đi tiếp, hài lòng và lặp đi lặp lại:

– “Cỏ Xanh blue”…

Hổ chấp nhận hình phạt của mình, nhưng trước khi đó nó hỏi sư tử:

– “Bệ hạ, vì sao lại trừng phạt tôi? Dù sao thì cỏ cũng xanh green mà.”

Sư tử đáp:

– “Thực tế là cỏ có màu xanh green.”

Hổ hỏi:

– “Vậy sao Ngài lại phạt tôi?”.

Sư tử đáp:

– “Điều đó không liên quan gì đến câu hỏi cỏ xanh blue hay xanh green.

Hình phạt là vì một người dũng cảm và thông minh như nhà ngươi không thể lãng phí thời gian để tranh luận với một con lừa, và hơn hết lại đến làm phiền ta với câu hỏi đó.”

Sự lãng phí thời gian tồi tệ nhất là tranh luận với kẻ ngu ngốc và cuồng tín, người không quan tâm đến sự thật hay thực tế, mà chỉ quan tâm đến chiến thắng của niềm tin và ảo tưởng của mình. Đừng bao giờ lãng phí thời gian vào những tranh luận vô nghĩa…

Có những người, cho dù chúng ta trình bày cho họ bao nhiêu bằng chứng đi chăng nữa, họ cũng không đủ khả năng để hiểu, và thêm vào đó họ bị mù quáng bởi bản ngã, hận thù và oán giận, và tất cả những gì họ muốn là họ đúng ngay cả khi họ không đúng.

Khi sự ngu dốt gào thét, trí thông minh im lặng. Bình an và tịch tĩnh của bạn có giá trị hơn. 🤎

(St from Internet)

––––––––––––––––––––––––––––––

TRANH CÃI VỚI KẺ NGU CHỈ CHỨNG TỎ Ở ĐÂY CÓ HAI KẺ NGU.

HÁDAT SE S HLUPÁKEM JEN DOKAZUJE, ŽE JSOU DVA.

ARGUING WITH A FOOL ONLY PROVES THAT THERE ARE TWO.

––––––––––––––––––––––––––––––

Fable: DON’T ARGUE WITH DONKEYS

The donkey said to the tiger:

– “The grass is blue”.

The tiger replied:

– “No, the grass is green.”

The discussion heated up, and the two decided to submit him to arbitration, and for this they went before the lion, the King of the Jungle.

Already before reaching the forest clearing, where the lion was sitting on his throne, the donkey began to shout:

– “His Highness, is it true that the grass is blue?”.

The lion replied:

– “True, the grass is blue.”

The donkey hurried and continued:

– “The tiger disagrees with me and contradicts and annoys me, please punish him.”

The king then declared:

– “The tiger will be punished with 5 years of silence.”

The donkey jumped cheerfully and went on his way, content and repeating:

– “The Grass Is Blue”…

The tiger accepted his punishment, but before he asked the lion:

– “Your Majesty, why have you punished me?, after all, the grass is green.”

The lion replied:

– “In fact, the grass is green.”

The tiger asked:

– “So why are you punishing me?”.

The lion replied:

– “That has nothing to do with the question of whether the grass is blue or green.

The punishment is because it is not possible for a brave and intelligent creature like you to waste time arguing with a donkey, and on top of that come and bother me with that question.”

The worst waste of time is arguing with the fool and fanatic who does not care about truth or reality, but only the victory of his beliefs and illusions. Never waste time on arguments that don’t make sense…

There are people who, no matter how much evidence and evidence we present to them, are not in the capacity to understand, and others are blinded by ego, hatred and resentment, and all they want is to be right even if they are not.

When ignorance screams, intelligence is silent. Your peace and quietness are worth more. 🤎

(From Internet)

–––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH: CHỚ CÓ CẠNH TRANH, LUẬN TRANH, PHÂN TRANH, ĐẤU TRANH NHAU!

–––––––––––––––––––––––––

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Kosambi (Kiều–thưởng–di), tại tịnh xá Ghosita (Cu–sư–la).

Lúc bấy giờ các Tỷ–kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Rồi một Tỷ–kheo đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Tỷ–kheo ấy bạch Thế Tôn

—Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tỷ–kheo ở Kosambi, sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Tốt lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn, đến các Tỷ–kheo ấy.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi Thế Tôn đi đến các Tỷ–kheo ấy, sau khi đến liền nói với họ

—Thôi vừa rồi, các Tỷ–kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau!

Khi nghe nói vậy, một Tỷ–kheo bạch Thế Tôn

—Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với các Tỷ–kheo ấy

—Thôi vừa rồi, này các Tỷ–kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau!

Lần thứ hai, Tỷ–kheo ấy bạch Thế Tôn

—Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm và hiện tại lạc trú! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

Lần thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ–kheo ấy

—Thôi vừa rồi, này các Tỷ–kheo! Chớ có cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh nhau!

Lần thứ ba, Tỷ–kheo ấy bạch Thế Tôn

—Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là bậc Pháp Chủ, hãy dừng lại! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có nhọc lòng! Thế Tôn hãy an trú, chú tâm vào hiện tại lạc trú! Vì rằng chúng con chịu trách nhiệm về sự cạnh tranh, luận tranh, phân tranh, đấu tranh này.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát và đi vào Kosambi để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Kosambi, ăn xong, trên con đường khi khất thực trở về, sau khi dọn dẹp chỗ nằm, lấy y bát, Ngài đứng và nói bài kệ:

Giữa quần chúng la ó,

Không ai nghĩ mình ngu,

Giữa Tăng chúng phân ly

Có ai nghĩ hướng thượng?

Thất niệm kẻ trí nói,

Ba hoa trăm thứ chuyện,

Miệng há, nói thả dàn,

Dẫn đi đâu, ai biết?

“Nó mắng tôi, đánh tôi!

Nó hại tôi, cướp tôi!”

Ai ôm oán niệm ấy,

Hận thù không thể nguôi.

“Nó mắng tôi, đánh tôi!

Nó hại tôi, cướp tôi!”

Không ôm oán niệm ấy,

Hận thù sẽ tự nguôi.

Hận thù diệt hận thù,

Không đời nào diệt được,

Từ bi diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu.

“Người khác không hiểu biết,

Ở đây ta bị diệt”,

Những ai hiểu điều này,

Nhờ vậy, tranh luận tiêu.

Kẻ chủ xướng hại mạng,

Cướp bò, ngựa tài sản,

Kẻ cướp đoạt quốc độ,

Họ còn biết đoàn kết,

Sao các Ông không vậy?

Nếu được bạn hiền trí,

Ðồng hành, khéo an trú,

Ðả thắng mọi hiểm nạn,

Sống hoan hỷ chánh niệm.

Nếu không bạn hiền trí,

Như vua bỏ quốc độ,

Cô độc như voi rừng.

Tốt hơn, sống một mình,

Không bè bạn kẻ ngu,

Cô độc không làm ác,

Nhàn hạ, như voi rừng.

Rồi Thế Tôn đứng nói lên những câu kệ này, rồi đi đến làng Balakalonakara. Khi ấy, Tôn giả Bhagu sống ở trong làng Balakalonakara. Tôn giả Bhagu thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền sắp đặt chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Bhagu đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Bhagu đang ngồi một bên

—Này Tỷ–kheo, có được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực, có khỏi mệt nhọc không?

—Bạch Thế Tôn, con được an lành. Bạch Thế Tôn, con sống yên vui. Bạch Thế Tôn, con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.

Rồi Thế Tôn sau khi với thời thuyết pháp khích lệ Tôn giả Bhagu, làm cho hân hoan, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Pacinavamsadaya. Lúc bấy giờ, Tôn giả Anuruddha (A–na–luật), Tôn giả Nandiya (Nan–đề) và Tôn giả Kimbila (Kim–ty—la) trú ở Pacinavamasadaya. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, khi thấy vậy liền bạch Thế Tôn:

Này Sa–môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện gia nam tử, rất ái luyến tự ngã (attakamanipa) trú tại đây. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.

Tôn giả Anuruddha nghe người giữ khu vườn nói chuyện với Thế Tôn, liền nói với người giữ vườn

—Này Người giữ vườn, chớ có ngăn chặn Thế Tôn! Thế Tôn là bậc Ðạo sư của chúng tôi đã đến.

Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila và nói

—Chư Tôn giả hãy đến! Chư Tôn giả hãy đến! Thế Tôn, bậc Ðạo sư của chúng ta đã đến.

Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rửa chân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên

—Này các Anuruddha, các Ông có được an lành không? Có được sống yên vui không? Ði khất thực có khỏi mệt nhọc không?

—Bạch Thế Tôn, chúng con được an lành. Bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui. Bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.

—Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau. Như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?

—Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

—Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?

—Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: “Thật lợi ích thay cho ta! Thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các đồng Phạm hạnh như vậy! Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này”. Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.

Rồi Tôn giả Nandiya … Rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn

—Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: “Thật lợi ích thay cho ta! Thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng Phạm hạnh như vậy!” Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng; con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: “Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này”. Và bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

—Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Và này các Anuruddha, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không?

—Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

—Này các Anuruddha, như thế nào, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?

—Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con ai đi vào làng khất thực về trước, người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi vào làng khất thực về sau, người ấy, còn đồ ăn để lại, nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thời bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng. Người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước trống không, người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu làm không nỗi với sức bàn tay của mình, người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: “Chúng ta hãy lo liệu (nước)”. Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vậy gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả một đêm chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vậy, bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

—Lành thay, lành thay, này các Anurudda! Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái an lạc không?

—Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, chúng con nhận thấy được hào quang, cũng như sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Chúng con không được hiểu rõ tướng ấy là gì.

—Này các Anuruddha, tướng ấy các Ông cần phải hiểu rõ. Ta cũng vậy, này các Anuruddha, trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ–tát, Ta nhận thấy hào quang và sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Do nhân gì, do duyên gì hào quang biến mất đối với Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?” Này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Nghi hoặc khởi lên nơi Ta. Vì có nghi hoặc nên định của Ta bị biến diệt; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta sẽ phải làm thế nào để nghi hoặc không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Nhưng hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta, cùng với sự hiện khởi của các sắc pháp?” Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Không tác ý khởi lên nơi Ta. Vì không có tác ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc và không tác ý không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật … Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Hôn trầm, thụy miên, khởi lên nơi Ta. Vì có hôn trầm, thụy miên nên định của Ta bị biến diệt; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc, không tác ý và hôn trầm, thụy miên không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật … Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Sự sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp”. Ví như, này các Anuruddha, một người đang đi trên con đường, có kẻ giết người nhảy đến (công kích) từ hai phía. Do nhân duyên từ hai phía, người ấy khởi lên sợ hãi. Cũng vậy, này các Anuruddha, sợ hãi khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên và sự sợ hãi không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Sự phấn chấn (ubbilla) khởi lên nơi Ta. Vì có sự phấn chấn, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như, này các Anuruddha, một người đi tìm cửa miệng một kho tàng, và trong một lần tìm được năm cửa miệng kho tàng, do nhân duyên này phấn chấn khởi lên. Cũng vậy, này các Anuruddha, phấn chấn khởi lên nơi Ta. Vì có phấn chấn nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào, để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi và sự phấn chấn không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật … Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Dâm ý (dutthullam) khởi lên nơi Ta. Vì có dâm ý, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật … Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Sự tinh cần quá độ khởi lên nơi Ta, và vì có tinh cần quá độ, nên định lực biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như, này các Anuruddha, một người với hai tay bắt nắm quá chặt một con chim cáy khiến con chim chết liền tại chỗ. Cũng vậy, này các Anuruddha, tinh cần quá độ khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá độ … cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý, và tinh cần quá độ không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật … Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Tinh cần quá yếu đuối khởi lên nơi Ta. Vì có tinh cần quá yếu đuối, nên định biến diệt nơi Ta; khi định biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như, này các Anuruddha, một người bắt một con chim cáy quá lỏng lẻo, con chim ấy bay khỏi hai tay của người ấy. Cũng vậy, này các Anuruddha, … cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi, phấn chấn, dâm ý, tinh cần quá độ và tinh cần quá yếu đuối không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật … Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Ái dục khởi lên nơi Ta. Vì có ái dục. Với sự hiện khởi các sắc pháp … Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý … tinh cần quá yếu đuối và ái dục không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật … Rồi này các Anuruddha, Ta nghĩ như sau: “Sai biệt tưởng khởi lên nơi Ta … cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc … ái dục và sai biệt tưởng không khởi lên nơi Ta nữa”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và Ta nhận thấy được hào quang cùng với sự hiện khởi sắc pháp. Những hào quang ấy không bao lâu biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Do nhân gì, do duyên gì, hào quang biến mất nơi Ta cùng với sự hiện khởi các sắc pháp?” Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Một trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp khởi lên nơi Ta … cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm như thế nào để nghi hoặc. (như trên) … các tưởng sai biệt và trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp không khởi lên nơi Ta nữa”. Rồi này các Anuruddha, sau khi biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ nghi hoặc, phiền não của tâm; sau khi biết được không tác ý là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ không tác ý, phiền não của tâm; sau khi biết được hôn trầm, thụy miên … sau khi biết được sợ hãi … sau khi biết được phấn chấn … sau khi biết được dâm ý … sau khi biết được sự tinh cần quá độ … sau khi biết được sự tinh cần quá yếu đuối … sau khi biết được dục ái … sau khi biết được tưởng sai biệt; sau khi biết được trạng thái quá chú tâm đến sắc pháp là một phiền não của tâm, Ta đoạn trừ trạng thái quá chú trọng vào các sắc pháp, một phiền não của tâm.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy được hào quang nhưng Ta không thấy các sắc pháp cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày. Ta thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Do nhân gì, do duyên gì, Ta chỉ nhận thấy hào quang, nhưng không thấy sắc pháp: cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày?” Ta chỉ thấy các sắc pháp nhưng không nhận thấy hào quang. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Trong khi Ta không tác ý sắc tướng, nhưng có tác ý hào quang tướng, trong khi ấy ta nhận thấy hào quang, nhưng không thấy sắc pháp. Còn trong khi Ta không tác ý hào quang tướng, nhưng tác ý sắc tướng; trong khi ấy Ta thấy các sắc pháp, nhưng không nhận thấy hào quang, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày”.

Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy được các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và nhận thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày. Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Do nhân gì, do duyên gì, Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy các sắc pháp có hạn lượng; nhận thấy hào quang vô lượng và thấy được các sắc pháp vô lượng, cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày?” Về vấn đề này, này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Khi nào định có hạn lượng, khi ấy mắt của Ta có hạn lượng; với con mắt có hạn lượng ấy, Ta nhận thấy hào quang có hạn lượng và thấy sắc pháp có hạn lượng. Nhưng khi nào định của Ta không hạn lượng, trong khi ấy mắt của Ta thành vô lượng, và với con mắt vô lượng ấy, Ta nhận thấy hào quang vô lượng và thấy các sắc pháp vô lượng cả đêm, cả ngày, cả đêm và cả ngày”.

Này các Anuruddha, khi nào biết được nghi hoặc là một phiền não của tâm, thời nghi hoặc phiền não của tâm được đoạn trừ; khi nào biết được không tác ý là một phiền não của tâm, thời không tác ý phiền não của tâm được đoạn trừ; khi nào biết được hôn trầm, thụy miên …; khi nào biết được sợ hãi …; khi nào biết được phấn chấn …; khi nào biết được dâm ý …; khi nào biết được tinh cần quá độ …; khi nào biết được sự tinh cần quá yếu đuối …; khi nào biết được dục ái …; khi nào biết được tưởng sai biệt …; khi nào biết được trạng thái quá chú tâm đến các sắc pháp là một phiền não của tâm, thời trạng thái quá chú tâm đến các sắc pháp phiền não của tâm được đoạn trừ. Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: “Những phiền não tâm của Ta đã được đoạn trừ. Nay Ta tu tập ba loại định”.

Rồi này các Anuruddha, Ta tu tập định có tầm, có tứ; Ta tu tập định không có tầm, chỉ có tứ; Ta tu tập định không tầm, không tứ; Ta tu tập định có hỷ; Ta tu tập định không có hỷ; Ta tu tập định câu hữu với lạc; Ta tu tập định câu hữu với xả.

Này các Anuruddha, khi nào Ta tu tập định có tầm, có tứ; khi nào Ta tu tập định không tầm, chỉ có tứ; khi nào Ta tu tập định không có tầm, không có tứ; khi nào Ta tu tập định có hỷ; khi nào Ta tu tập định không có hỷ; khi nào Ta tu tập định câu hữu với xả, thời tri kiến khởi lên nơi Ta: “Giải thoát của Ta là bất động, đây là đời sống cuối cùng của Ta, nay không còn hiện hữu”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Anuruddha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 128. Kinh Tùy phiền não

https://suttacentral.net/mn128/vi/minh_chau

–––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH: NGƯỜI NÓI PHÁP KHÔNG TRANH LUẬN BẤT CỨ VỚI MỘT AI Ở ĐỜI.

–––––––––––––––––––––––––

Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Này các Tỷ–kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ–kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.

Này các Tỷ–kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “không”, Ta cũng nói là “không”. Này các Tỷ–kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “có”, Ta cũng nói là “có”.

Và này các Tỷ–kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “không”, Ta cũng nói là “không”?

Này các Tỷ–kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “không”.

Thọ … tưởng … các hành …

Người có trí ở đời không chấp nhận thức là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “không”.

Này các Tỷ–kheo, đây là cái gì ở đời người có trí chấp nhận là “không”, Ta cũng nói là “không”.

Và này các Tỷ–kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “có”, Ta cũng nói là “có”?

Này các Tỷ–kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “có” (vậy).

… thọ … tưởng … các hành …

Này các Tỷ–kheo, người có trí ở đời chấp nhận thức là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “có” (vậy).

Này các Tỷ–kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “có” (vậy).

Ở trong đời, này các Tỷ–kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.

Này các Tỷ–kheo, thế pháp ở trong đời là gì, thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri; sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ?

Sắc, này các Tỷ–kheo, là thế pháp ở trong đời. Thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.

Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.

Thọ … Tưởng … Các hành …

Thức, này các Tỷ–kheo, là thế pháp ở trong đời. Thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri. Sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ. Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.

Ví như, này các Tỷ–kheo, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Chương 22: Tương Ưng Uẩn – V: Phẩm Hoa – 22.94. Bông Hoa (hay Tăng trưởng)

https://suttacentral.net/sn22.94/vi/minh_chau

––––––––––––––––––––––––––––––

Mọi bài viết, hình ảnh, video trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc và Website: http://ehipassiko.info có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.

Ở cuối mỗi bài viết đều có các đường dẫn links đến các bài viết liên quan và tới nhóm đề tài hữu ích đối với các quý đạo hữu thực sự tầm cầu pháp học pháp hành.

Nguyện mong cho Chánh pháp của Đức Phật Gotama được trường tồn, được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chư thiên và loài người sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Bài viết liên quan

  • Đàn gẩy tai trâu, Web, FB
  • Nói hay không nói?, Web Link
  • Không biết ngậm miệng và cái chết thê thảm, Web Link
  • Thế nào là ác thuyết? thế nào thiện thuyết?, Web Link
  • Các pháp thiện tăng trưởng các pháp bất thiện tổn giảm là tiêu chuẩn điều nên nói ra, điều không nên nói ra, Web Link
  • Điều nói ra cần được nói như thế nào?, Web Link
  • Chớ phán xét vội vàng, Web, FB
  • Nhà bao việc, Web, FB
  • Giải thoát khỏi ngôn từ, Web Link
  • Chuyện thường tình ở đời, Web Link
  • Đừng tranh cãi với lừa, Web Link
🍀 Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy
🍀 Thiền Minh Sát Vipassana – Lý Thuyết & Thực Hành
🍀 Ngay trong kiếp sống này
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 4/8/2023