Vì sao không còn thèm muốn các lý thuyết của những người khác
VÌ SAO KHÔNG CÒN THÈM MUỐN CÁC LÝ THUYẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàlì, tại Mahàvana, chỗ giảng đường có nóc nhọn. Lúc bấy giờ, Bà–la–môn Kàranapàli đang xây dựng nhà cho Licchavì. Bà–la–môn Kàranapàli thấy Bà–la–môn Pingiyàni từ đường xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Bà–la–môn Pingiyàni:
– Tôn giả Pingiyàni đi từ đâu đến sớm như vậy?
– Thưa Tôn giả, tôi đi từ chỗ Sa–môn Gotama về.
– Tôn giả Pingiyàni nghĩ thế nào về trí tuệ sáng suốt của Sa–môn Gotama? Ngài có nghĩ vị ấy là một bậc Hiền trí chăng?
– Tôi là ai, thưa Tôn giả, lại có thể biết được trí tuệ sáng suốt của Sa–môn Gotama. CHỈ CÓ AI NHƯ VỊ ẤY, MỚI CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC TRÍ TUỆ SÁNG SUỐT CỦA SA–MÔN GOTAMA.
Thật là cao thượng lời Tôn giả Pingiyàni tán thán Sa–môn Gotama: “Tôi là ai, thưa Tôn giả, lại có thể nói lời tán thán Sa–môn Gotama”.
Ðược tán thán bởi những bậc được tán thán là TÔN GIẢ GOTAMA, BẬC TỐI THẮNG GIỮA CHƯ THIÊN VÀ LOÀI NGƯỜI.
Tôn giả Pingyiàni THẤY NHỮNG LỢI ÍCH GÌ LẠI CỰC LỰC TIN TƯỞNG SA–MÔN GOTAMA NHƯ VẬY?
– Thưa Tôn giả,
🍀 ví như một người đã thỏa mãn với vị ngọt tối thượng sẽ không còn thèm muốn các vị ngọt hạ liệt khác.
Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp.., thời không còn thèm muốn các lý thuyết của những người khác, của các Sa–môn, Bà–la–môn thấp kém.
🍀 Ví như, thưa Tôn giả, một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất.
Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã được nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp…vị ấy được hoan hỷ, tâm được tịnh tín.
🍀 Ví như, thưa Tôn giả, một người tìm được một cành cây chiên–đàn, chiên–đàn vàng hay chiên–đàn đỏ, chỗ nào người ấy ngửi hoặc từ nơi rễ, hoặc từ nơi chặng giữa, hoặc từ nơi ngọn, người ấy được hương thơm thuần diệu.
Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã được nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp…thời vị ấy được thưởng thức hân hoan, được thưởng thức hoan hỷ.
🍀 Ví như, thưa Tôn giả, một người bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, rồi có vị lương y lập tức chữa cho khỏi bệnh.
Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã được nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp…khi ấy, sầu bi khổ ưu não đi đến tiêu diệt.
🍀 Ví như, thưa Tôn giả, một hồ sen, có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước mát trong, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ, rồi một người đi đến, bị nóng nhiệt não, bị nóng bức bách, mệt mỏi, thèm uống nước, khát nước. Người ấy, sau khi lặn xuống trong hồ sen ấy, sau khi tắm rửa, uống nước, tất cả khổ cực mệt mỏi, nhiệt não đều được lắng dịu.
Cũng vậy, thưa Tôn giả, khi đã được nghe pháp của Tôn giả Gotama, như Khế kinh, Phúng tụng, Ký thuyết, Vị tằng hữu pháp…khi ấy tất cả khổ cực, mệt mỏi, nhiệt não đều được chỉ tức.
Khi được nói vậy, Bà–la–môn Karanapàli từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y qua một bên vai, đầu gối bên phải quỳ trên mặt đất, chắp tay hướng đến Thế Tôn, và ba lần thốt lên lời cảm hứng sau đây:
– Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác!
[ Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. ]
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Pingiyàni! Thật vi diệu thay, Tôn giả Pingiyàni! Thưa Tôn giả Pingiyàni,
⚀ như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống,
⚁ phơi bày ra những gì bị che kín,
⚂ chỉ đường cho những kẻ đi lạc hướng,
⚃ đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.
Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Thưa Tôn giả Pingiyàni, con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ–kheo. [Tam Quy Y Phật Pháp Tăng: Esāhaṃ, taṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṃghañca.]
Tôn giả Pingyàni hãy chấp nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh. – XX. Phẩm Bà-La-Môn – 5.194. Ba La Môn Kàranapàli
Ghi chú:
Pariyaṭṭi dhamma – Pháp-học: là chín chi phần trong Giáo-pháp Ðức Phật.
1) Suṭṭaṃ (Khế-kinh): Là Tạng-luật, hai bộ Xiển-minh và tất cả những bài Kinh (suṭṭa) không có Kệ-ngôn.
2) Geyya (Ứng-tụng): Là những bài Kinh có Kệ-ngôn (gāṭhā) như sagāṭhavagga (Hữu kệ phẩm) trong Tương-ưng-bộ (Saṃyuṭṭa nikāya).
3) Veyyākaraṇaṃ (Ký-thuyết): Là những Phật-ngôn ngoài Kệ-ngôn và Phật-ngôn khác, được xếp vào tám phần còn lại như Tạng-luận, Tương-ưng bộ.
4) Gāṭhā (Phúng-tụng): Là tất cả những Kệ-ngôn như Pháp-cú kinh (Dhammapāda), Trưởng-lão Tăng kệ (Theragāṭhā), Trưởng-lão Ni kệ (Therīgāṭhā), là những bài kệ trong kinh Tập (Suṭṭanipāṭa) không thuộc Khế-kinh.
5) Udāna (Cảm-hứng ngữ): Là những bài Kinh được Ðức Thế-tôn thuyết lên với Hỷ lạc tương-ưng Trí. Tổng cộng có tám mươi hai bài.
6) Paṭivuṭṭaka (Như-thị thuyết): Là những bài Kinh có nêu: “Vuṭṭamidaṃ bhagavaṭā – lời này được Ðức Thế-tôn nói”, có một trăm mười bộ.
7) Jāṭaka (Bổn-sanh): Những câu chuyện tiền thân, gồm có năm trăm năm mươi câu chuyện tiền thân.
8) Abbhūṭa dhamma (Vị Tằng-hữu Pháp): Là những bài Kinh nói về những điều vi-diệu, hy-hữu không từng có, như Ðức Phật dạy rằng: “Này chư Tỷ-kheo! Có bốn Pháp hy-hữu vị tằng-hữu có nơi Ānanda..”.
9) Vedalla (Phương-quảng): Là những bài Kinh do người, chư-thiên hoan hỷ Hỏi đáp, được Ðức Phật thọ ký như: Cūḷavedalla suṭṭa (Tiểu Phương-quảng kinh), Sammā-diṭṭhisuṭṭa (Chánh Tri-kiến), Sakkapañhā suṭṭa (Ðế-thích sở vấn), Sankhābhājanīya suṭṭa, Mahāpuṇṇa suṭṭa …
(Vấn đáp về Đại cương Vi Diệu Pháp)
Bát Thánh Đạo = Con Đường Cổ Xưa = Cỗ xe Pháp (Pháp Thừa) tối thượng = Con Đường Thanh Tịnh Độc Nhất = Trung Đạo = Khổ diệt đạo Thánh đế = Con Đường Dẫn Đến Bất Tử = Con Đường Dẫn Đến Niết Bàn = Tam Học Giới – Định – Tuệ.
⚀ Bát Thánh Đạo là “con đường cũ xa xưa” đã được Đức Phật Gotama tìm thấy lại:
“Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua.
Và này các Tỷ–kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến… chánh định.”
– Tương Ưng nhân duyên, XII-65
⚁ Bát Thánh Đạo là “đồng nghĩa với cỗ xe tối thượng, là cỗ xe Pháp (Dhammayana – Pháp Thừa), là sự chiến thắng vô thượng trong mọi chiến trận nhiếp phục tham, sân, si.”
– Tương Ưng, 45.4
⚂ Bát Thánh Đạo là “con đường thanh–tịnh độc nhất (ekayāno maggo visuddhiyā)” đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn: đoạn tận tham sân si không còn dư sót, hoàn toàn và vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, xuất ly tam giới:
“Nầy Subhadda, nếu pháp và luật nào mà không hàm chứa Bát Chi Thánh Đạo thì pháp và luật đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu–đà–hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư–đà–hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A–na–hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A–la–hán).
Nầy Subhadda, nếu pháp và luật nào có hàm chứa Bát Chi Thánh Đạo thì pháp và luật đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu–đà–hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư–đà–hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A–na–hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A–la–hán).
Nầy Subhadda, pháp và luật của Ta có hàm chứa Bát Chi Thánh Đạo nên pháp và luật đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu–đà–hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư–đà–hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A–na–hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A–la–hán). Các hệ thống pháp và luật khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát. Nầy Subhadda, khi nào các vị sa môn tu tập một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A–la–hán.”
(Đại kinh Bát-Niết-Bàn – Trường Bộ Kinh, 16)
⚃ Bát Thánh Đạo là Trung Đạo (majjhima magga), con đường lìa bỏ hai cực đoan là lợi–dưỡng (ham thích hưởng–thụ trần–dục) và khổ–hạnh (những pháp làm hành hạ thân xác).
– Kinh chuyển pháp luân.
⚄ Bát Thánh Đạo là Khổ Diệt Đạo Thánh Đế: Chân Lý về Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.
“Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Con Đường Diệt Khổ, đó chính là Con Đường Tám Chánh.”
– Kinh chuyển pháp luân.
“Vì không thông hiểu Sự Thật về Khổ (Khổ Đế) mà chúng ta luân hồi, không thông hiểu Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập Đế), không thông hiểu về Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ (Diệt Đế), không thông hiểu Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ (Đạo Đế), mà chúng ta đã phải luân hồi trong vòng sinh tử. Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt Sự Thật về Khổ, Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ, Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ, Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ, lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn phải tái sinh nữa.”
– Đại Kinh Bát Niết Bàn (Trường Bộ, 16)
Bát Thánh Đạo là con đường dẫn đến Bất tử, đưa đến Niết Bàn:
“Ðoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này Tỷ–kheo, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo Tám ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là chánh tri kiến… chánh định.”
“Có tám pháp này, này Nandiya, đưa đến Niết–bàn, hướng đến đích Niết–bàn, đưa đến cứu cánh Niết–bàn. Tức là chánh tri kiến… chánh định.”
⚅ Bát Thánh Đạo là Tam học Giới Định Tuệ. Ðó là bát chi Thánh đạo. Đạo Đế, Bát Thánh Đạo hay Bát Chánh Đạo đều là một, không có khác nhau về nội dung: Trong Bát Thánh Đạo (Ariya aṭṭhaṅgika magga – The Noble Eightfold Path) có tám chi phần đều bắt đầu bởi chữ Chánh – Sammā – nên ở Việt Nam còn gọi Bát Thánh Đạo là Bát Chánh Đạo.
Bát Thánh Đạo được gọi như vậy vì
⑴ do Bậc Thánh Alahán (Đức Phật) tự chứng ngộ và chỉ dạy, và
⑵ những ai chân chính tu tập viên mãn đạo lộ cũng sẽ trở thành bậc Thánh Alahán, bậc Thánh Ứng Cúng đoạn tận lậu hoặc, không còn tái sinh trở lại.
Bát Thánh Đạo bao gồm ba nhóm ⑴ Tuệ, ⑵ Giới, và ⑶ Định.
Bài Viết Liên Quan
- Như Thế Nào Là Người Đang Thấy Pháp, Đang Thấy Như Lai, Web
- Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy, Web, FB
- Như Thế Nào Là Thế Giới Quan Theo Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy?, Web, FB
- Liệu Đạo Phật Có Mâu Thuẫn Khoa Học Không?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- Ðường Ðến Hạnh Phúc Tối Thượng, Web, FB
- Xưa Cũng Như Nay Như Lai Chỉ Nói Nên Sự Khổ Và Sự Diệt Khổ, Web, FB
- Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
- Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
- Ngoài Chuyện Sinh – Tử Chẳng Có Gì Là Quan Trọng Cả., Web, FB
- Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
- Hãy Đứng Dậy, Lên Đường, Web, FB
- Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, FB
- Về Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật., Web, FB
- Bát Thánh Đạo, Web, FB
- Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng. Web, FB
- Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
- Dukkha Là Gì? Phải Chăng “Đời Là Bể Khổ?”(Tứ Thánh Đế – Bài 1/4), Web, FB
- Dukkha Samudaya: Chân Lý Về Nguyên Nhân Của Khổ Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 2/4), Web, FB
- Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt: Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 3/4), Web, FB
- Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
- 4 Thánh Đế, 4 Bậc Thánh, 4 Đạo & 4 Quả, 4 Bậc Alahán, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Youtube
- Archive, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB