Như thế nào là người đang thấy Pháp đang thấy Như Lai
NHƯ THẾ NÀO LÀ NGƯỜI ĐANG THẤY PHÁP ĐANG THẤY NHƯ LAI
… Ðã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được thấy Thế Tôn. Nhưng thân con không đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn.
– Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này.
Này Vakkali, ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta.
Ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp.
Này Vakkali, đang thấy Pháp, là thấy Ta.
Ðang thấy Ta, là thấy Pháp.
Này Vakkali, Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, là khổ hay là lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Thọ … Tưởng … Các hành … Thức là thường hay vô thường?
– Là vô thường, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “❶ Cái này là của tôi. ❷ Cái này là tôi. ❸ Cái này là tự ngã của tôi”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
– Thấy vậy, này Vakkali, vị Ða văn Thánh đệ tử
⚀ nhàm chán đối với sắc,
⚁ nhàm chán đối với thọ,
⚂ nhàm chán đối với tưởng,
⚃ nhàm chán đối với các hành,
⚄ nhàm chán đối với thức.
Do nhàm chán nên vị ấy ly tham.
Do ly tham nên vị ấy được giải thoát.
Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: “Ta đã được giải thoát”.
Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Vị ấy biết rõ như vậy.
Rồi Thế Tôn, sau khi giáo giới cho Tôn giả Vakkali với bài giáo giới này, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi đến núi Gijjhakuuta (Linh Thứu).
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng kinh – Chương 22: Tương Ưng Uẩn – IV: Phẩm Trưởng Lão – 87. Vakkàli
🍀 Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo nắm lấy viền áo Tăng-già lê đi theo sau lưng Ta, chân bước theo chân, nhưng vị ấy
có tham ái trong các dục,
có lòng đắm say,
có tâm sân hận,
ý tư duy ác hại,
thất niệm,
không tỉnh giác,
không định tĩnh,
tâm tán loạn,
các căn không chế ngự ,
vị ấy xa hẳn Ta và Ta xa vị ấy.
Vì cớ sao?
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy không thấy Pháp.
Do không thấy Pháp nên không thấy Ta.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống xa đến một trăm do-tuần và vị ấy
không có tham ái trong các dục,
không có lòng đắm say ,
không có tâm sân hận,
ý tư duy không ác hại,
chánh niệm,
tỉnh giác,
định tĩnh nhất tâm,
các căn được chế ngự,
vị ấy gần hẳn Ta và Ta gần vị ấy.
Vì cớ sao?
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy thấy Pháp.
Do thấy Pháp nên thấy Ta.
Nếu có thể bước theo,
Nhưng nhiều dục bực phiền.
Hãy xem người như vậy,
Thật là xa, rất xa,
Xa giữa người ái dục
Và người không ái dục,
Xa giữa người lắng dịu
Và người không lắng dịu,
Xa giữa người tham ái
Và người đã trừ ái.
Sau khi thắng tri Pháp,
Bậc Hiền trí biết Pháp,
Như ao không gió thổi,
Không dao động, tịnh chỉ.
Hãy xem người như vậy,
Thật là gần, rất gần,
Gần giữa người không ái,
Và người không có ái,
Gần giữa người lắng dịu,
Và người được lắng dịu,
Gần giữa người không tham,
Và người trừ tham ái.
Nguồn trích dẫn: Tiểu Bộ – Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Như Thị Ngữ) – Chương 3 – Chương Ba Pháp – Phẩm V – (XCII) (Tik. V, 3) (It. 90)
Bài Viết Liên Quan
- Vì Sao Không Còn Thèm Muốn Các Lý Thuyết Của Những Người Khác?, Web
- Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy, Web, FB
- Như Thế Nào Là Thế Giới Quan Theo Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy?, Web, FB
- Liệu Đạo Phật Có Mâu Thuẫn Khoa Học Không?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- Ðường Ðến Hạnh Phúc Tối Thượng, Web, FB
- Xưa Cũng Như Nay Như Lai Chỉ Nói Nên Sự Khổ Và Sự Diệt Khổ, Web, FB
- Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
- Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
- Ngoài Chuyện Sinh – Tử Chẳng Có Gì Là Quan Trọng Cả., Web, FB
- Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
- Hãy Đứng Dậy, Lên Đường, Web, FB
- Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, FB
- Về Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật., Web, FB
- Bát Thánh Đạo, Web, FB
- Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng. Web, FB
- Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
- Dukkha Là Gì? Phải Chăng “Đời Là Bể Khổ?”(Tứ Thánh Đế – Bài 1/4), Web, FB
- Dukkha Samudaya: Chân Lý Về Nguyên Nhân Của Khổ Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 2/4), Web, FB
- Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt: Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 3/4), Web, FB
- Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
- 4 Thánh Đế, 4 Bậc Thánh, 4 Đạo & 4 Quả, 4 Bậc Alahán, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Youtube
- Archive, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB