Chúng ta bắt đầu khóc từ khi nào, và bao nhiêu là nước mắt mà chúng ta đã đổ ra

CHÚNG TA BẮT ĐẦU KHÓC TỪ KHI NÀO, VÀ BAO NHIÊU LÀ NƯỚC MẮT MÀ CHÚNG TA ĐÃ ĐỔ RA

Khi ra đời chúng ta đều cất lên tiếng khóc, còn những người xung quanh thì cười, họ không còn nhớ họ cũng đã từng khóc như vậy, và họ vui mừng tiếp đón chúng ta trở thành một người giống như họ, vì họ cũng đã quên mất những nỗi khổ đau phiền não trong kiếp sống này và vô lượng kiếp trước đây khiến nước mắt đổ ra đã nhiều hơn cả nước trong bốn biển lớn. Nếu không được gặp và thực hành đúng đắn theo Chánh pháp thì chúng ta cũng sẽ chóng quên như họ: để trốn tránh khổ đau, để tìm kiếm lạc thú chúng ta được thúc đẩy bởi vô minh sẽ lao vào các tạo tác nghiệp thiện và ác để rồi không ngừng luân hồi tiếp tục làm tràn đầy bốn bể lớn bằng nước mắt khổ đau của mỗi người trong chúng ta.

Đại phước của đại phước cho những ai có được cơ hội làm người, được gặp – học tập – thực hành – thành tựu Bát Thánh Đạo – Giáo Pháp của Đức Phật khi Giáo Pháp này còn tỏa sáng dẫn đường trên thế gian, để có thể làm khô cạn biển nước mắt khổ đau, chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não trong sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn, bình an mãi mãi.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

CHÁNH KINH:

🍀
… – Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn? Dòng nước mắt tuôn chảy do các Ông than van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi các Ông phải lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này hay là nước trong bốn biển lớn?

– Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn thuyết pháp, chúng con hiểu rằng, cái này, bạch Thế Tôn, là nhiều hơn, tức là dòng nước mắt tuôn chảy do chúng con than van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi phải lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này chớ không phải nước trong bốn biển lớn.

– Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo! Lành thay, này các Tỷ-kheo, các Ông đã hiểu như vậy Pháp do Ta dạy!

Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là dòng nước mắt tuôn chảy do các Ông than van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi các Ông phải lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này chớ không phải nước trong bốn biển lớn.

Trong một thời gian dài, này các Tỷ-kheo, các Ông chịu đựng mẹ chết.

… các Ông chịu đựng con chết..

… các Ông chịu đựng con gái chết …

… các Ông chịu đựng tai họa về bà con …

… các Ông chịu đựng tai họa về tiền của …

Trong một thời gian dài, này các Tỷ-kheo, các Ông chịu đựng tai họa của bệnh tật. Cái này là nhiều hơn, là dòng nước mắt tuôn chảy do các Ông than van, khóc lóc, phải hội ngộ với những gì mình không ưa, phải biệt ly với những gì mình thích, khi các Ông phải chịu đựng tai họa của bệnh tật chớ không phải nước trong bốn biển.

Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo … bị tham ái trói buộc.

Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để các Ông nhàm chán, là vừa đủ để các Ông từ bỏ, là vừa đủ để các Ông giải thoát đối với tất cả các hành.

Nguồn trích dẫnTương Ưng Kinh – Chương 15: Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga) – I: Phẩm Thứ Nhất – 3. Nước Mắt

🍀… …
Cái này là nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, tức là dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn.

Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu các Ông bị thương tích khi các Ông là bò, sanh ra làm bò trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển lớn?

Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông là trâu, sanh ra làm trâu trong thời gian dài…

Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông là cừu, sanh ra làm cừu trong thời gian dài…

… khi các Ông là dê, sanh ra làm dê…

… khi các Ông là nai, sanh ra làm nai…

… khi các Ông là gia cầm, sanh ra làm gia cầm…

… khi các Ông là heo, sanh ra làm heo…

Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, làm kẻ trộm làng, bị bắt trong thời gian dài…

Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, ăn cướp đường, bị bắt trong thời gian dài…

Này các Tỷ-kheo, dòng máu tuôn chảy do đầu bị thương tích khi các Ông làm đạo tặc, tư thông vợ người, bị bắt trong thời gian dài chớ không phải là nước trong bốn biển lớn.

Vì sao? Vô thỉ là luân hồi, này các Tỷ-kheo, khởi điểm không thể nêu rõ đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để các Ông nhàm chán, là vừa đủ để các Ông từ bỏ, là vừa đủ để các Ông giải thoát đối với tất cả các hành.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập II – Thiên Nhân Duyên – [15] Chương IV Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga)

🍀 “Vì không thông hiểu Sự Thật về Khổ (Khổ Đế) mà chúng ta luân hồi, không thông hiểu Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ (Tập Đế), không thông hiểu về Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ (Diệt Đế), không thông hiểu Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ (Đạo Đế), mà chúng ta đã phải luân hồi trong vòng sinh tử.

Bằng cách thông hiểu, bằng cách thấu đạt Sự Thật về Khổ, Sự Thật về Nguồn Gốc của Khổ, Sự Thật về Đoạn Diệt Khổ, Sự Thật về Con Đường Diệt Khổ, lòng tham thủ về sinh hữu được đoạn tận, sự hỗ trợ để sinh hữu được phá hủy, và từ đó không còn phải tái sinh nữa.”

Nguồn trích dẫn Đại Kinh Bát Niết Bàn (Trường Bộ, 16)

🍀 “Khổ với nghĩa bức bách, hữu vi, bốc cháy, biến đổi, đó là bốn nghĩa của thánh đế về khổ, chân thật, không hư ngụy, không thể khác.”
– (Thanh tịnh đạo – Ps. ii, 104)

🍀 “Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Thế nào là sanh?
Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn.

Thế nào là già?
Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại.

Thế nào là chết?
Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi.

Thế nào gọi là sầu?
Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy.

Thế nào là bi?
Với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy.

Thế nào là khổ?
Sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ.

Thế nào là ưu?
Sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ.

Thế nào là não?
Với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy.

Thế nào là cầu bất đắc khổ?
Chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: “Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh”. Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ!
Chúng sanh bị già chi phối… chúng sanh bị bệnh chi phối… chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: “Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não”. Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.”

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 22. Đại Kinh Niệm Xứ, Web Link

 

Bài Viết Liên Quan

  • Ngoài Chuyện Sinh – Tử Chẳng Có Gì Là Quan Trọng Cả, Web, FB
  • Xưa Cũng Như Nay Như Lai Chỉ Nói Nên Sự Khổ Và Sự Diệt Khổ, Web, FB
  • Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
  • Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
  • Hãy Đứng Dậy, Lên Đường, Web, FB
  • Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, FB
  • Về Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật., Web, FB
  • Bát Thánh Đạo, Web, FB
  • Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng. Web, FB
  • Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
  • Dukkha Là Gì? Phải Chăng “Đời Là Bể Khổ?”(Tứ Thánh Đế – Bài 1/4), Web, FB
  • Dukkha Samudaya: Chân Lý Về Nguyên Nhân Của Khổ Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 2/4), Web, FB
  • Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt: Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 3/4), Web, FB
  • Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
  • 4 Thánh Đế, 4 Bậc Thánh, 4 Đạo & 4 Quả, 4 Bậc Alahán, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên facebook ngày 30 tháng 6, 2021.