Phật Pháp Dành Cho Ai

[lwptoc]

Phật Pháp Dành Cho Ai?

(Phải chăng Phật Pháp dành cho tất cả mọi người?)

🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸

❶ Này các Tỷ–kheo, Pháp này để cho người ít dục, Pháp này không phải để cho người nhiều dục;

❷ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ;

❸ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng;

❹ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác;

❺ Này các Tỷ kheo,Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm;

❻ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định;

❼ Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người có trí tuệ, Pháp này không phải để cho người ác tuệ;

❽ Này các Tỷ–kheo, Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận.

❶ ÍT DỤC

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo ít dục không muốn: “Mong người ta biết tôi là ít dục”;

biết đủ, không muốn: “Mong người ta biết tôi là biết đủ”;

sống viễn ly, không muốn: “Mong người ta biết tôi sống viễn ly”;

tinh cần tinh tấn, không muốn: “Mong người ta biết tôi sống tinh cần tinh tấn”;

trú niệm, không muốn: “Mong người ta biết tôi trú niệm”;

có định, không muốn: “Mong người ta biết tôi có định”;

có tuệ, không muốn: “Mong người ta biết tôi là người có tuệ “;

không thích hý luận, không muốn: “Mong người ta biết tôi không thích hý luận”.

Này các Tỷ–kheo, Pháp này để cho người ít dục, Pháp này không để cho người có dục lớn”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

❷ BIẾT ĐỦ

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo biết đủ với bất cứ vật dụng gì như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

Này các Tỷ–kheo, “Pháp này để cho người biết đủ, Pháp này không phải để cho người không biết đủ”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

❸ SỐNG VIỄN LY

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Với Tỷ–kheo sống viễn ly, có nhiều người đến thăm như Tỷ–kheo, Tỷ–kheo–Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần, các ngoại đạo sư, đệ tử của các ngoại đạo sư.

Ở đây, Tỷ–kheo với tâm thuận về viễn ly, hướng về viễn ly, nhập vào viễn ly, trú vào viễn ly, thích thú xuất ly, nói lời hoàn toàn liên hệ đến lánh xa.

Này các Tỷ–kheo, Pháp này để cho người viễn ly, “Pháp này không phải để cho người ưa hội chúng”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

❹ SỐNG TINH CẦN

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn tận các pháp bất thiện, thành tựu các Pháp thiện, nỗ lực kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp.

Này các Tỷ–kheo, Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, “Pháp này không phải để cho người biếng nhác”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

❺ TRÚ NIỆM

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đầy đủ niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức nhớ tùy niệm những điều đã làm, nói đã lâu.

Này các Tỷ–kheo, “Pháp này để cho người trú niệm, Pháp này không phải để cho người thất niệm”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

❻ THIỀN ĐỊNH

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo ly dục, ly ác pháp… chứng đạt và an trú Thiền thứ tư.

Này các Tỷ–kheo, Pháp này để cho người thiền định, “Pháp này không phải để cho người không thiền định”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

❼ TRÍ TUỆ

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo có trí tuệ, có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập (quyết trạch), đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.

Này các Tỷ–kheo, “Pháp này để cho người có trí tuệ, Pháp này không phải để cho người không trí tuệ”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy

❽ KHÔNG ƯU HÝ LUẬN

Này các Tỷ–kheo, ở đây, Tỷ–kheo đối với đoạn diệt hý luận, tâm được phấn chấn, tịnh tín, an trú, hướng đến.

Này các Tỷ–kheo, Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, “Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

**********

1. Appicchassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo mahicchassa.

2. Santuṭṭhassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo asantuṭṭhassa.

3. Pavivittassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo saṅgaṇikārāmassa.

4. Āraddhavīriyassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo kusītassa.

5. Upaṭṭhitassatissāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo muṭṭhassatissa.

6. Samāhitassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo asamāhitassa.

7. Paññavato ayaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo duppaññassa

8. Nippapañcārāmassāyaṃ dhammo nippapañcaratino, nāyaṃ dhammo papañcārāmassa papañcaratino.

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya, Chương VIII – Tám Pháp, III. Phẩm Gia Chủ (X) (30) Tôn Giả Anuruddha

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

CHỈ NGƯỜI CÓ TRÍ MỚI CẢM NHẬN

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

3) “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người có trí mới cảm nhận! Còn quần chúng này ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó thấy định lý này, tức là y duyên tánh duyên khởi pháp. Thật khó thấy định lý này, tức là tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được từ bỏ, ái tận, ly tham, đoạn diệt, Niết–bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, như vậy thật mệt mỏi cho Ta, như vậy thật bực phiền cho Ta.”

4) Rồi những bài kệ vi diệu này, từ trước chưa từng được nghe, được Thế Tôn nói lên:

Pháp Ta chứng khó khăn,

Sao nay Ta nói lên?

Tham, sân chi phối ai,

Khó chứng ngộ pháp này.

Pháp này đi ngược dòng,

Vi diệu và thâm sâu,

Khó thấy, rất vi tế.

Những ai ưa ái dục,

Bị vô minh bao phủ,

Rất khó thấy pháp này.

5) Thế Tôn với suy tư như vậy, tâm hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp.

6) Rồi Phạm thiên Sahampati biết được tâm tư Thế Tôn nhờ tâm tư của mình, liền suy nghĩ: “Thật sự thế giới bị tiêu diệt, thật sự thế giới bị diệt vong, nếu tâm Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp”.

7) Rồi Phạm thiên Sahampati, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi thẳng; cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.

8) Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y trên một bên vai, quỳ đầu gối bên phải trên mặt đất, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu được nghe những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp.

9) Phạm thiên Sahampati nói lên như vậy. Nói xong như vậy, vị ấy lại nói thêm như sau:

Tại xứ Magadha,

Thuở trước có hiện ra,

Tà pháp không thanh tịnh,

Do uế tâm suy diễn.

Mở cửa bất tử này,

Ðể họ được nghe pháp,

Do bậc Thánh vô uế,

Ðã chơn chánh giác ngộ.

Như đứng trên tảng đá,

Tại đỉnh một núi cao,

Ðưa mắt nhìn xung quanh,

Quần chúng dưới chân mình.

Cũng vậy, Ngài Thiện Thệ,

Leo lên lầu Chánh pháp,

Biến nhãn, không sầu muộn,

Nhìn xuống đám quần sanh

Bị ưu tư sầu khổ,

Bị sanh già áp bức.

Anh hùng, hãy đứng lên,

Bậc Chiến thắng chiến trường,

Vị Trưởng đoàn lữ khách,

Ðấng Thoát ly nợ nần,

Thế Tôn hãy thuyết pháp,

Bộ hành khắp thế gian,

Có người nhờ được nghe,

Sẽ thâm hiểu diệu nghĩa.

10) Rồi Thế Tôn biết được lời thỉnh cầu của Phạm thiên, vì lòng thương xót đối với chúng sanh, nhìn đời với Phật nhãn.

11) Thế Tôn trong khi nhìn đời với Phật nhãn, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm.

12) Ví như trong hồ sen xanh, sen hồng hay sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt. Cũng vậy, Thế Tôn trong khi với Phật nhãn nhìn quanh thế giới, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác, và sự nguy hiểm của các hành động lỗi lầm.

13) Thấy vậy, Ngài trả lời cho Phạm thiên Sahampati với những bài kệ:

Hãy rộng mở cho họ,

Cửa trường sanh bất tử,

Hỡi những ai có tai,

Hãy giải thoát tà tín,

Ý thức sự nguy hại,

Ta sẽ có thuyết giảng

Pháp tốt đẹp vi diệu,

Giữa nhân loại, chúng sanh,

Ôi Phạm thiên Sahampati!

14) Rồi Phạm thiên Sahampati biết được: “Ta đã tạo ra cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp”, nên đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ ấy.

Tương Ưng Bộ – Tập I – Thiên Có Kệ, [06] Chương VI – Tương Ưng Phạm Thiên, I. Phẩm Thứ Nhất – I. Thỉnh Cầu (S.i. 136)

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

KHÔNG THỂ NGHE GIÁO PHÁP

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

… – Bạch Thế Tôn, Ngài giảng dạy thấm sâu như chẻ da xương, vì sao những người này không chăm chú nghe?

– A–nan, ông tưởng giáo lý Ta dễ nghe được sao?

– Bạch Thế Tôn, Ngài cho rằng khó nghe được?

– Ðúng vậy.

– Tại sao, bạch Thế Tôn?

– Này A–nan, những chúng sanh này trong vòng luân hồi vô tận không nghe tên Tam Bảo, nên bây giờ không thể nghe giáo pháp. Những chúng sanh này trong vòng sanh tử vô cùng ấy chỉ quen nghe tiếng nói của súc sinh. Hơn nữa, họ tiêu phí thời giờ trong việc ăn uống, vui chơi, múa hát, nên không thể nghe giáo pháp.

– Bạch Thế Tôn, vì lý do gì họ không thể nghe pháp?

– Này A–nan, vì tham ái, vì sân hận, vì si mê. Vì vậy, không lửa nào bằng lửa tham ái, đốt cháy hữu tình không một chút tro. Vào thời kiếp hỏa, hỏa tai thiêu rụi toàn thế giới không chừa một tí nào, nhưng lửa này chỉ cháy trong vòng bảy mặt trời, và chỉ cháy trong thời tiết nào thôi. Còn lửa tham ái không lúc nào không bốc cháy. Cho nên Ta nói không lửa nào bằng lửa tham ái, không kìm kẹp nào bằng sân hận, không lưới nào bằng si mê, không sông nào bằng ái dục.

Ngài nói Pháp Cú:

(251) Lửa nào bằng lửa tham!

Chấp nào bằng sân hận!

Lưới nào bằng lưới si!

Sông nào bằng sông ái!

Tích truyện Pháp Cú, Nguyên tác: “Buddhist Legends”, Eugene Watson Burlingame, XVIII. Phẩm Cấu Uế

––––––––––––––––––––––––––––––

CẬP NHẬT HỎI ĐÁP

––––––––––––––––––––––––––––––

– Sinh Bùi Thành:

Ok. Phật pháp không thuộc về riêng Đức phật. Chỉ là GIÁC trước và giác sau mà thôi. Phật pháp là cái của chung và của riêng tôi. Ok.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Pháp có nhiều nghĩa: nghĩa chung thì Pháp bao gồm tất cả, không gì không là Pháp. Pháp còn có thể là Pháp hữu vi, Pháp vô vi, hay có thể là Pháp tục đế, Pháp chân đế, hay có thể là Danh Pháp, Sắc Pháp, Niêt bàn Pháp…

Giáo Pháp do Đức Phật Gotama thuyết giảng nên gọi là Phật Pháp.

Phật Pháp do Đức Phật khéo thuyết là các bài giảng về chân lý: về khổ và con đường thoát khổ.

Chân lý này tồn tại và vận hành cho dù Đức Phật ra đời hay không ra đời, thuyêt giảng hay không thuyết giảng.

Chân lý này bị che mờ bởi vô minh và tham ái của chúng sinh.

Chỉ khi hội tụ nhân duyên đầy đủ Đức Phật mới ra đời và tự mình thực chứng chân lý này tức Tứ Thánh Đế, không thầy chỉ dạy và sau đó truyền dạy lại cho chúng sinh: vì lý do đó nên Ngài được gọi là Đức Phật chánh đẳng giác, chánh biến tri, và Giáo pháp do Ngài khéo thuyết cho hậu thế được gọi là Phật Giáo.

Phật giáo – lời Phật dạy về chân lý khổ và con đường thoát khổ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian hữu hạn (5000 năm), sau đó bị lãng quên, hoại diệt và chúng sinh lại chìm trong bóng tối của vô minh để rồi lại trôi lăn trong khổ đau bất tận sinh tử luân hồi, không lối thoát cho đến khi hội tụ đầy đủ các nhân duyên để một vị Phật chánh đẳng giác khác ra đời, lại tự thực chứng chân lý và lại trao truyền giáo pháp, tức Phật Pháp, về chân lý khổ và con đường thoát khổ đó.

Phật Pháp không phải là Chân lý, mà Phật Pháp là những lời chỉ dạy về chân lý và cách thức, con đường áp dụng chân lý đó vào cuộc sống tu tập để giúp chư thiên và loài người giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết Bàn.

Phật Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.


Nguồn trích dẫn:
 Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập I – Thiên Có Kệ, [06] Chương VI – Tương Ưng Phạm Thiên I. Phẩm Thứ Nhất – I. Thỉnh Cầu (S.i. 136)

 

Bài Viết Liên Quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Có Cần Học Thuộc Lòng Kinh Điển Không?, Web, FB
  • Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy, Web, FB
  • Có Phải Vô Ngã Là Không Nên Phân Biệt, Không Nên Lựa Chọn Đúng Sai, Tốt Xấu, Thiện Ác?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?, Web, FB
  • Hồi Hướng Công Đức Phước Báu Tới Thân Nhân Quá Vãng Như Thế Nào?, Web, FB
  • “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không?, Web, FB
  • Phật Giáo Là Gì, Web, FB
  • Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
  • Trả Lời Ngoại Đạo, Web, FB
  • Phê Phán Ngoại Đạo Có Nên Chăng?, Web, FB
  • Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
  • Giả Và Thật, Web, FB
  • Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
  • Chánh Pháp Toàn Hảo, Web, FB
  • 4 Sự Thuyết Giáo Chánh Pháp, Được Thế Tôn, Bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác Giảng Dạy Là Gì?, Web, FB
  • Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB

Audio Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube

Bài viết trên Facebook, 5 tháng 3, 2020