Hồi Hướng Công Đức Phước Báu Tới Thân Nhân Quá Vãng Như Thế Nào
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC PHƯỚC BÁU TỚI THÂN NHÂN QUÁ VÃNG NHƯ THẾ NÀO?
– Chị NP có gửi danh sách xin nhờ Chư tăng hồi hướng ạ: “Chị gởi giấy nhờ em chuyển đến Chư Tăng nhờ quý Chư Tăng hồi hướng phước báu cúng dường cho các Cụ đã quá vãng dùm chị nha em. “Con cũng không biết bên Myanmar có đọc danh sách hồi hướng như bên Việt Nam không, con nói để con trình lên với sư hỏi thăm, xin sư cho chỉ biết thưa sư!” 🌺🌸🙏
– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala: Hàng ngày chư Tăng tại Thiền viện ở đây đều tụng kinh hộ trì và hồi hướng mọi công đức phước báu tạo được đến mọi chúng sinh trong tam giới. Buổi tới này Sư sẽ tác ý cụ thể, đích danh, rõ thêm tên những người trong danh sách thỉnh nhận chia sẻ công đức.
Chư Tăng chỉ có thể hồi hướng chia sẻ mọi công đức phước báu của bản thân do tu trì Giới Định Tuệ của chính mình, chứ không thể chia sẻ công đức phước báu cúng dường cũng như của các thiện nghiệp phước nghiệp khác của quý đạo hữu thí chủ. Chỉ có chính quý đạo hữu thí chủ mới có thể hồi hướng chia sẻ công đức phước báu này với sự minh chứng và hướng dẫn trực tiếp của chư Tăng tại Chùa, hoặc tự mình thực hiện nghi lễ hồi hướng công đức phước báu tới thân nhân quá vãng tại gia, nếu không có điều kiện đến Chùa hoặc thỉnh mời chư Tăng tới gia đình, như trong trường hợp xa cách này.
Quý Đạo hữu thí chủ nên hồi hướng chia sẻ công đức phước báu vô lượng của thiện nghiệp cúng dường tới chư Tăng thiền viện Ta ma nê chô này và / hoặc các công đức phước báu thiện lành khác tới thân nhân của mình theo cách sau đây:
Thân ý trong sạch, trang nghiêm, kính cẩn thắp hương bàn thờ Phật và tổ tiên cùng hoa quả, nước. Năm vóc chạm đất đảnh lễ ba lần và ngồi chắp tay tụng đọc chậm rãi, thành tâm những lời khẩn nguyện sau:
Đảnh lễ Đức Phật
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Thế Tôn. Ngài là bậc A La Hán cao thượng, chứng quả Chánh Biến Tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy. (3 lần)
Quy Y Tam Bảo
⚀ Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính qui y Phật.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính qui y Pháp.
Saṅgham saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính qui y Tăng.
⚁ Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính quy y Phật lần thứ nhì.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính qui y Pháp lần thứ nhì.
Dutiyampi Saṅgham saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính qui y Tăng lần thứ nhì.
⚂ Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính quy y Phật lần thứ ba.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính qui y Pháp lần thứ ba.
Tatiyampi Saṅgham saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính qui y Tăng lần thứ ba.
Ngũ Giới
⚀ Pāṇātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
1. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.
⚁ Adinnādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
2. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
⚂ Kāmesumicchācārā veramaṇī sikkhā–padaṃ samādiyāmi.
3. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm.
⚃ Musāvādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
4. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
⚄ Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.
Ân đức Tam Bảo
Ân đức Phật:
“Itipi so Bhagavā
⑴ Arahaṃ,
⑵ Sammāsambuddho,
⑶ Vijjācaraṇasampanno,
⑷ Sugato,
⑸ Lokavidū,
⑹ Anuttaro purisadammasārathi,
⑺ Satthādevamanussānaṃ,
⑻ Buddho,
⑼ Bhagavā”
“Thật vậy, Ðức Thế Tôn là bậc
⑴ Ứng Cúng A–la–hán,
⑵ Chánh Ðẳng Chánh Giác,
⑶ Minh Hạnh Túc,
⑷ Thiện Thệ,
⑸ Thế Gian Giải,
⑹ Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu,
⑺ Thiên Nhân Sư,
⑻ Phật,
⑼ Thế Tôn.”
Ân đức Pháp:
“⑴ Svākkhāto Bhagavatā dhammo,
⑵ Sandiṭṭhiko,
⑶ Akāliko,
⑷ Ehipassiko,
⑸ Opaneyyiko,
⑹ Paccattaṃ veditabbo viññūhi”.
“⑴ Pháp được Thế Tôn khéo thuyết,
⑵ thiết thực hiện tại,
⑶ không có thời gian,
⑷ đến để mà thấy,
⑸ có khả năng hướng thượng,
⑹ được người trí tự mình giác hiểu”
Ân đức Tăng:
“⑴ Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
⑵ Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
⑶ Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
⑷ Sāmīcippaṭippanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā esa Bhagavato sāvakasaṃgho.
⑸ Āhuneyyo,
⑹ Pāhuneyyo,
⑺ Dakkhiṇeyyo,
⑻ Añjalikaraṇīyo,
⑼ Anuttaraṃ puññak–khettaṃ lokassa”.
“⑴ Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn;
⑵ Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn;
⑶ Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn;
⑷ Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn.
Tức là bốn đôi tám chúng.
Chúng đệ tử Thế Tôn
⑸ đáng được cung kính,
⑹ đáng được tôn trọng,
⑺ đáng được đảnh lễ,
⑻ đáng được chắp tay,
⑼ là phước điền vô thượng ở đời.”
Kinh Vô úy – cầu an
Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
Từ bi nguyện
Nguyện cầu tám hướng mười phương
Chúng sanh muôn loại hãy thường an vui
Dứt trừ oan trái nhiều đời
Bao nhiêu đau khổ đến hồi duyên tan
Hại nhau chỉ chuốc lầm than
Mê si điên đảo vô vàn lệ châu
Chúng sanh vô bệnh sống lâu
Nguyện cho thành tựu phước sâu đức dày
Nguyện cho an lạc từ nay
Dứt trừ thống khổ đắng cay oán hờn
Dứt trừ kinh sợ tai ương
Bao nhiêu phiền não đoạn trường vĩnh ly
Nguyện cầu Tam Bảo chứng tri
Sống đời thanh tịnh từ bi vẹn toàn (lạy)
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
🍀 Hồi hướng công đức
Con xin hồi hướng phước lành
Khắp cùng pháp giới chúng sanh gội nhuần
Mẹ, cha, thầy, tổ, thân nhân
Hiện tiền, quá vãng trọn phần phước duyên
[Nhất là các quí vị có tên: A, B, C… 💛]
Cầu xin hộ pháp chư thiên
Phát tâm hoan hỷ báo truyền gần xa
Cầu cho mưa thuận gió hoà
Pháp luân thường chuyển nhà nhà an khương
Chúng sanh ba cõi sáu đường
Do nhờ thực phẩm bảo tồn mạng căn
Nghiệp lành từ khẩu ý thân
Hoá thành phúc quả tùy nhân sở cầu (lạy)
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Phục nguyện
Nguyện công đức tu trì
Hồi hướng khắp chư thiên
Bậc thiện thần hộ pháp
Nhiều oai đức thần lực
Ngự khắp cả trần hoàn
Hư không giới thiên giới
Xin các ngài tùy hỷ
Công đức đã thể hiện
Rồi hộ trì Phật pháp
Mãi soi sáng nhân thiên
Quốc độ hưởng thái bình
Muôn người sống lạc nghiệp
Mẹ cha và thầy tổ
Quyến thuộc cùng chúng sanh
Ðược hạnh phúc dài lâu
Thiểu bệnh dứt khổ sầu
Ngày ngày vui tu tập
Tinh tiến trong đạo mầu
Nhất tâm cầu giác ngộ
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
🍀 Addhāimāya patipattiyā jarā maraṇamhā parimuccissāmi.
Với sự thực hành Chánh pháp, mong cho tôi được thoát khỏi sự khổ của già và chết.
🍀 Idaṁ me puññaṁ āsavakkhayāvahaṁ hotu.
Mong cho phước báu của tôi sẽ đem lại sự đoạn tận các lậu hoặc (tức thành tựu Thánh Đạo Quả Alahán).
🍀 Idaṁ me sīlaṁ maggaphalañānassa paccayo hotu.
Mong cho giới hạnh của tôi sẽ là duyên lành cho sự thành đạt Đạo, Quả.
🍀 Imaṁ no puññaṃ mātāpituācariyañatimittasamūhānaṃ dema.
– Chúng tôi xin hồi hướng phước báu của chúng tôi đến với cha mẹ, thầy tổ, quyến thuộc, bạn bè.
🍀 Imaṁ no puñña bhāgaṁ sabbasattānaṁ dema.
Chúng tôi xin hồi hướng phước báu đến tất cả chúng sanh.
🍀 Sabbe sattā sukhitā hontu.
Mong tất cả chúng sanh mạnh khỏe và an vui.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Lành thay! Lành thay! Lành thay!
––––––––––––––––––––––––––––––
Quý Đạo hữu thí chủ nhớ đọc tên các vị nhận chia sẻ phước báu trong mục: 🍀 Hồi Hướng Công Đức – [Nhất là các quí vị có tên: A, B, C… 💛]
Sau mỗi bài tụng nhớ hoan hỷ Sādhu! Sādhu! Sādhu! thật rõ ràng và thành tâm để chư thiên họ cùng tùy hỷ và loan báo tin lành tới các chúng sinh liên quan.
Nguyện cho thiện nghiệp cúng dường thanh cao này sẽ mang lại phước báu vô lượng ngay trong kiếp sống này và mai sau tới các vị thí chủ, cùng mọi thân nhân trong gia đình mình, và sẽ là duyên lành giúp sớm giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
Sādhu, Sādhu, Sādhu anumodāmi!
Xin được tùy hỷ công đức này cùng quý đạo hữu.
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
PS: Tụng niệm bằng tiếng Pali:
- THỌ TRÌ TAM QUI Y VÀ NGŨ GIỚI facebook
- SÁM HỐI, THA THỨ, RẢI TÂM TỪ, CÚNG DƯỜNG, PHÁT NGUYỆN VÀ HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC, youtu.be, facebook
[Phần ‘Ghi chú’ và ‘Các bài viết liên quan’ dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham muốn tìm hiểu chi tiết, đầy đủ, có chứng cứ, nhưng chưa biết cách tìm kiếm trong biển kiến thức bao la, có thể tìm được nguồn Chánh kinh và tài liệu gốc trực tiếp khi cần thiết, một cách thuận tiện và nhanh chóng. Người đọc bình thường có thể bỏ qua phần chuyên sâu và mở rộng này.]
GHI CHÚ:
🍀 Hỏi Đáp:
Bạch Phượng: Thưa sư !
Trong những buổi lễ trai tăng, con thường nghe các sư đọc những danh sách hồi hướng thân nhân dài. Bản thân con thì chưa bao giờ hồi hướng cho riêng vị nào chỉ nguyện gộp chung cho ông bà cha mẹ đã quá vãng, vì biết tử và sinh là liên tiếp, vô gián trong 1 sát na trước và sau. Nên con không biết có cần phải đọc tên riêng của từng vị, từng hộ, nhiều hộ như vậy hay không ? Xin sư dạy cho chúng con cùng biết, con cảm ơn sư ạ !
– Ngoài việc hồi hướng công đức phước báu thiện lành của bản thân tới muôn vàn các thân nhân tổ tiên trong muôn kiếp – hồi hướng không đích danh, thì hồi hướng đích danh, tức có tác ý rõ ràng thêm cụ thể, chi tiết tới các vị thân nhân gần nhất, có quan hệ trực tiếp trong đời này, bằng thân (chắp tay cung kính), khẩu (tụng niệm mong ước thiện lành cùng tên gọi của các thân nhân), ý (toàn tâm toàn ý chân thành mãnh liệt) thì càng tốt, quả phước hiển lộ tới các vị đó khi đầy đủ duyên lành.
🍀 Theo Phật giáo nếu muốn làm phước để hồi hướng quả lành cho thân nhân quá vãng, cho được thành tựu thì phải đúng theo 3 chi:
⚀ Làm phước, như cúng dường đến những bậc đáng thọ lãnh vật cúng dường (Dakkhinadàna) là chư Tăng thọ cụ túc giới đúng chánh truyền.
>> Làm phước = làm việc thiện mang lại lợi ích, có công đức lớn, có quả báo lớn sau này: bố thí, trì giới, hành thiền, cung kính, phục vụ, tùy hỷ, hồi hướng, nghe pháp, thí pháp, sửa đổi tà kiến.
Việc thiện nghiệp mang lại công đức quả báo vô cùng lớn là cúng dường, cung kính phục vụ Tam bảo là Phật – Pháp – Tăng.
Chư Tăng là các vị tỳ khưu xuất gia thọ trì đầy đủ giới luật đúng đắn không sai sót.
Cúng dường tới chư Tăng như vậy sẽ có công đức phước báu vô lượng, và thí chủ sẽ hồi hướng chia sẻ công đức này (mục ⚁) tới các bậc cha mẹ tổ tiên đã quá vãng mà đang là ngạ quỉ do quả của các ác nghiệp mà các vị tiền bối đó đã tạo nên trong vô lượng kiếp quá khứ của mình bởi vô minh mù quáng.
⚁ Thí chủ tuyên bố hồi hướng quả lành rõ rệt.
>> Bằng cách tự nói rõ ra bằng lời với tâm ý chân thành, trong sạch hoặc cùng chư Tăng theo cách thức truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada: Tôi xin hồi hướng, chia sẻ công đức phước báu do tôi đã tạo được tới tất cả mọi bậc tổ tiên hiện đang tái sinh trong cảnh giới ngạ quỉ, đặc biệt là… … v. v……, mong các vị hãy truyền báo cho mọi ngạ quỉ cùng biết và hoan hỷ với công đức phước báu này bằng cách cùng reo vang Sādhu! Sādhu! Sādhu! = Lành thay! Lành thay! Lành thay! để có thể bằng cách này ngay lập tức được giải thoát khỏi cảnh giới ngạ quỉ, hóa sinh thành chư thiên hưởng quả báo thiện lành.
⚂ Thân nhân đã quá vãng được hay, đến thọ lãnh (Anumodàna) phước lành ấy.
>> Khi các bậc tổ tiên thân nhân đã quá vãng đang là ngạ quỉ mà nghe thấy, đến thọ lãnh phần phước báu công đức được hồi hướng chia sẻ như vậy bằng sự tùy hỷ (Anumodàna = cùng hoan hỷ, vui mừng) thể hiện qua câu reo vang Sādhu! Sādhu! Sādhu! thì ngay lúc đó sẽ thành tựu như nguyện ước của thí chủ cúng dường là hóa sinh thành thiên tử (người trời) hưởng lạc thiên giới.
Cách thức như vậy là hiểu biết, là tập tục, truyền thống được ghi nhận, truyền thừa, thực hành trong đời sống văn hóa Phật giáo Nguyên thủy Theravada.
Xem kỹ thêm các bài viết khác liên quan ở bên dưới bài viết này để có thể hiểu rõ hơn về thế giới quan và các triết lý thực hành trong Phật giáo Nguyên thủy Theravada.
🍀 THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN – Hậu Sớ Giải – Tỳ khưu Khải Minh – budsas.net
… Trong thập phước nghiệp sự thì hồi hướng phước và tùy hỷ phước được gom vào thiện thí gọi là phước thuộc về bố thí (Dānamaya).
… Pattidāna: HỒI HƯỚNG PHƯỚC, Pattānumodāna: TÙY HỶ PHƯỚC là ý nghiệp thuộc ly tham ác và chánh kiến
…
🍀 Pattidāna: HỒI HƯỚNG PHƯỚC
– HỒI HƯỚNG PHƯỚC (Pattidāna): Được trình bày định nghĩa như sau: “Pattabbāti: Patti”. “Pattiyā dānaṃ: Pattidānaṃ”. “Pháp chủng nào mà người đã kiến tạo được, pháp chủng đó gọi là phước báu (patti).
Tức bố thí, trì giới, tu tiến mà mình đã kiến tạo rồi cho phước của mình đến người khác gọi là Hồi Hướng Phước”.
Như hồi hướng phước đến cho cha mẹ, thầy tổ, bà con quyến thuộc suốt cho đến những chúng sanh đã quá vãng. Định nghĩa này là trình bày theo quan điểm nhân sinh. Nhưng nếu trình bày theo quan điểm pháp nghĩa thì như sau: “Pattiṃ dadanti etenāti: Pattidānaṃ” “Người có tâm kiến tạo các việc phước thường cho phước của mình đến với người đã quá vãng hoặc người còn tại tiền bằng pháp chủng nào, pháp chủng đó gọi là hồi hướng phước. Tức tư câu sanh với tâm đại thiện trong lúc chú tâm hồi hướng phước.”
Hỏi: Khi hồi hướng phước cho người khác như vậy thì phước đó có bị giảm thiểu xuống hay không?
Đáp: Không giảm thiểu, mà ngược lại còn được vun bồi thêm nữa. Sự việc như vậy, bởi vì việc tạo phước khác với việc cho tài vật. Như khi cho tài vật thì tài vật đó bị mất đi, nhưng việc hồi hướng phước thì trái ngược lại phước đó sẽ càng tăng trưởng vun bồi thêm lên. Như việc thắp một ngọn nến lên thì dù có đem hàng trăm, hàng ngàn cây nến khác đến mồi thì ánh sáng của ngọn nến đầu tiên không bị mất đi; ngược lại ánh sáng được nhân lên gấp bội phần từ sánh sáng của ngọn nến đầu tiên. Việc hồi hướng phước cho người khác thường hỗ trợ cho thiện pháp mà mình hồi hướng được tăng trưởng thêm lên sau mỗi lần ta hồi hướng.
Hồi hướng phước có 2 loại:
1– Uddissikapatti: Hồi hướng phước đích danh.
2– Anuddissikapatti: Hồi hướng phước không đích danh.
Nếu phân tích câu theo văn phạm Pāli như sau:
Uddissa + Ika + Patti = Uddissikapatti. Uddissa: Đích danh. Ika: Có. Patti: Hồi hướng phước. Khi gom 3 từ lại với nhau nghĩa là hồi hướng phước đích danh.
Na + Uddissa + Ika + Patti: Anuddissikapatti.
Na: Không. Uddissa: Đích danh. Ika: Có. Patti: Hồi hướng phước. Khi gom 4 từ lại lại với nhau là hồi hướng phước không đích danh.
Cả 2 cách hồi hướng phước này, người nhận được phước đích danh khi đã nói lên lời tùy hỷ ” Lành thay” rồi thì nhận được quả phước ngay tức khắc. Như loại ngạ quỷ quyến thuộc của vua Bình Sa Vương (Bimbisāra) trong kiếp trước. Khi đức vua đã dâng cúng Trúc Lâm Tịnh Xá (Veḷuvanārāma) cho bậc Chánh Đẳng Giác rồi mà không hồi hướng phước đích danh cho nhóm ngạ quỷ này, đức vua chỉ hồi hướng chung chung mà thôi. Do đó, nhóm ngạ quỷ này mới cùng nhau kêu la than khóc van xin với đức vua. Vừa rạng sáng, đức vua ngự đến yết kiến bậc Chánh Đẳng Giác, khi đảnh lễ Ngài rồi liền bạch hỏi sự việc đã gặp đêm qua. Đức Thế Tôn dạy rằng tiếng kêu của nhóm ngạ quỷ quyến thuộc đến van xin phước vì đức vua đã không hồi hướng phước đích danh mà ngài đã tạo cho nhóm ngạ quỷ đó trong khi chúng đã cố công đợi chờ từ lâu lắm rồi. Do đó, vua Bình Sa Vương mới chuẩn bị sắp đặt việc cúng dường lần thứ hai, sau đó đức vua hồi hướng đích danh cho nhóm ngạ quỷ đó. Về phần nhóm ngạ quỷ nhận được phước hồi hướng đích danh từ vua Bình Sa Vương thì cùng nhau nói rằng “Lành thay” ngay trong lúc đó quả phước hiển lộ tức khắc chúng được thọ hưởng vật thực giảm đi sự đói khát khốn khổ từ lâu. Đây là quả báu nhận được hiển lộ từ việc hồi hướng phước đích danh.
Riêng đối với người nhận được phước hồi hướng không đích danh thì không được hiển lộ liền như người nhận được phước hồi hướng đích danh. Nhưng dù như thế nào đi nữa quả của việc tùy hỷ phước thuộc loại hồi hướng phước không đích danh của nhóm ngạ quỷ đó cũng không tiêu mất. Tức là khi nhận được phước thuộc loại hồi hướng phước đích danh thì ngay lúc đó việc tùy hỷ phước thuộc loại không đích danh cũng hỗ trợ thêm vào cho việc tùy hỷ phước đích danh được tăng trưởng mãnh liệt liền.
Theo như việc đã trình bày trên, ám chỉ đến người đã quá vãng, đã tái sanh làm loại ngạ quỷ Paradattupajīvika, Viṇipātikāsurā, ngạ quỷ Vemānika và một nhóm chư thiên bậc thấp khác nữa trong cõi Tứ Đại ThiênVương mà thôi. Riêng về nhóm nhân loại với nhau cũng có sự tùy hỷ phước thuộc loại hồi hướng phước đích danh hay hồi huớng phước không đích danh. Nhưng quả nhận được không phải là đồ đạc, vàng bạc, vật thực, trú xứ giống như loài ngạ quỷ nhận được mà chỉ nhận được sự hân hoan vừa lòng. Đối với người hồi hướng thì nhận được sự tôn sùng tán thán là người có tâm hào phóng, rộng rãi được mọi người thương mến và chính tâm mình cũng nhận được sự an lạc, sắc mặt tươi tỉnh trong sáng không mê muội.
* Cách hồi hướng phước thuộc loại đích danh như sau:
” Idaṃ me puññaṃ mātāpituācariyañatimittasamūhānaṃ demi”.
– Xin hồi hướng công đức phước báu (bố thí, trì giới, tu tiến… v.v…) của tôi đến với cha mẹ, thầy tổ, quyến thuộc, bạn bè.
* Cách hồi hướng phước thuộc loại không đích danh như sau:
“Idaṃ me puññaṃ sabbasattānaṃ demi”.
– Xin hồi hướng công đức phước báu (bố thí, trì giới, tu tiến … v.v…) của tôi đến với tất cả các chúng sanh.
🍀 Pattānumodāna: Tùy hỷ phước
– TÙY HỶ PHƯỚC (Pattānumodāna): Được trình bày định nghĩa như sau: “Pattiyā anumodānaṃ: Pattānumodānaṃ”. “Hiểu được việc thiện, vui thích theo phước mà người khác hồi hướng gọi là Tùy Hỷ Phước.
Tức tùy hỷ nhận phước mà họ đã hồi hướng đến.
Từ “Patti” (phước báu) trong hồi hướng phước là bố thí, trì giới, tu tiến mà mình đã nổ lực kiến tạo rồi hồi hướng cho người khác. Còn từ “Patti” (phước báu) trong tùy hỷ phước là thiện pháp mà họ hồi hướng đến cho mình bằng lời nói hoặc viết giấy (thơ, sách). Vì vậy, mới trình bày định nghĩa khác như sau: “Pāpīyatīti: Patti”. Thiện pháp mà người khác hồi hướng cho vì vậy gọi là phước báu (Patti).
“Pattiṃ anumodanti sādhukāraṃ dadanti etenāti: Pattānumodānaṃ” Người tùy hỷ phước thiện mà họ hồi hướng cho rồi nói lên lời “Sàdhu” bằng tư nào, tư đó gọi là tùy hỷ phước. Tức tư câu sanh với tâm đại thiện liên quan đến việc tùy hỷ phước. Khi nhận xét định nghĩa đã trình bày trên thì sẽ thấy được rằng: Tư trong một tâm đại thiện hỷ thọ nào thuộc loại tùy hỷ phước thì được viên mãn hoàn hảo, còn tư trong một tâm đại thiện xã thọ nào thuộc loại tùy hỷ phước thì không được hoàn toàn viên mãn. Bởi vì tâm trong lúc đó thiếu hoan hỷ đối với phước thiện mà họ hồi hướng cho. Chỉ tùy hỷ bằng hình thức rằng: Lành thay hay “tốt thay” theo lời nói thường quen, chứ không xuất phát từ thiện tâm. Do đó, việc tùy hỷ phước trở thành tùy hỷ phước viên mãn hoàn hảo được thì phải có tâm hoan hỷ. Nếu tùy hỷ bằng tâm tương ưng trí hỷ thọ thì sẽ trở thành tùy hỷ phước thù thắng.
Việc tùy hỷ không được gọi là tùy hỷ phước thật
Việc tùy hỷ không được gọi là tùy hỷ phước thật tức khi nhìn thấy người khác đang tạo phước như bố thí, trì giới, tu tiến. Hoặc nhìn thấy trên bảng ghi tên công đức của thí chủ đã kiến tạo cúng dường thì hoan hỷ các thiện pháp của người khác mà chỉ nói lên lời tùy hỷ rằng: “Lành thay” hay “Tốt thay”. Hoặc không nói lên lời tùy hỷ đi nữa cũng không được gọi là tùy hỷ phước thật, chỉ là tùy hỷ thôi. Đối với việc tùy hỷ được gọi là tùy hỷ phước thật sự là phước thiện mà người nổ lực kiến tạo rồi đem hồi hướng cho như vậy mới được gọi là tùy hỷ phước thật.
🍀 TÓM LƯỢC PHƯỚC NGHIỆP SỰ HỒI HƯỚNG PHƯỚC VÀ TÙY HỶ PHƯỚC CÙNG LỜI THÍCH GIẢI:
Trong thập phước nghiệp sự thì hồi hướng phước và tùy hỷ phước được gom vào thiện thí gọi là phước thuộc về bố thí (Dānamaya).
Cung kỉnh và phục vụ được gom vào thiện giới gọi là phước thuộc về trì giới (Sīlamaya).
Thính Pháp, Thuyết Pháp và chấn chỉnh tri kiến được gom vào thiện tu tiến gọi là phước thuộc về tu tiến (bhāvanāmaya).
Thập phước nghiệp sự được gom thành 3 loại như vậy.
Thích giải: Trong tất cả thập phước nghiệp sự này thì thiện thí đối trị lại với ganh tỵ. Như không hoan hỷ trong việc thành đạt hoặc lợi ích tốt đẹp của người khác và đối trị lại với bỏn xẻn như luyến tiếc tài sản hoặc lợi lộc của mình. Vì vậy, người bố thí bắt buộc phải chiến thắng ganh tỵ và bỏn xẻn thì việc bố thí mới thành tựu được. Trình bày như vậy, bởi vì nếu còn ganh tỵ và bỏn xẻn lúc nào thì lúc đó sẽ không hoan hỷ do nghĩ về tài sản của mình bị tiêu hao vô ích. Chính vì thế việc bố thí là pháp đối trị lại với ganh tỵ và bỏn xẻn. Do đó, khi bố thí hoàn thành trong lúc nào thì lúc đó ganh tỵ, bỏn xẻn cũng được triệt tiêu trong cùng một lúc.
Còn việc hồi hướng phước và tùy hỷ phước này cũng giống như thiện thí. Nghĩa là pháp ganh tỵ hiện hữu trong người nào thì người đó sẽ không bao giờ hoan hỷ khi người khác nhận được phước của mình để được hạnh phúc an lạc thoát khỏi khổ đau. Còn chất chứa pháp bỏn xẻn thì không hoan hỷ hồi hướng phước của mình cho người khác. Chính vì thế nên việc hồi hướng phước không thể thành tựu được. Như vậy việc hồi hướng phước được thành tựu trong lúc nào thì lúc đó ganh tỵ và bỏn xẻn đồng bị tiêu diệt.
Giữa tùy hỷ phước với ganh tỵ và bỏn xẻn cũng giống như vậy, nghĩa là còn tư tưởng ganh tỵ thì sẽ không hoan hỷ trong việc bố thí, trì giới, tu tiến của người khác, trái lại còn bất mãn cho rằng việc làm thiện của người khác mang tính chất khoe khoang. Tư tưởng ấy làm cho ta không thể chấp nhận phước của họ hồi hướng cho. Nếu bị bỏn xẻn chiếm ngự thì chỉ có luyến tiếc tài sản của mình chắc chắn không thể noi gương người hồi hướng phước để hành theo. Từ đó họ không sẵn lòng nhận phước phát sanh của sự bố thí mà người khác hồi huớng cho. Còn như việc hồi hướng phước đó liên quan đến trì giới, tu tiến thì chính mình cũng thản nhiên bỏ mặc không tùy hỷ và cũng không vui thích thiện pháp đó. Như thế đương nhiên việc trì giới, tu tiến họ cũng không hành theo như vậy được. Chính do nhân này, mới không hoan hỷ với việc hồi hướng phước đó. Vì vậy, khi việc tùy hỷ phước thành tựu trong lúc nào thì lúc đó vắng mặt ganh tỵ và bỏn xẻn.
Tóm lại: Việc hồi hướng phước và tùy hỷ phước đều có tính chất giống như thiện thí vì đối trị lại với ganh tỵ và bỏn xẻn. Nương vào nguyên nhân này, Ngài mới liệt hồi hướng phước và tùy hỷ phước vào phước thuộc về thiện thí (kusaladānamaya).
Lại nữa, trong việc hồi hướng phước thì người hồi hướng phước tạo đủ cả 3 loại thiện, 2 loại thiện và 1 loại thiện cũng có. Nhưng việc hồi hướng phước liên quan đến loại thiện đó, đối với người tùy hỷ phước từ người cho thì chỉ nhận được duy nhất là phước thiện thuộc về bố thí (dānamaya) mặc dù người hồi hướng cho đủ cả 3 loại thiện, 2 loại thiện, 1 loại thiện đi chăng nữa.
Thích giải:
1– Người bố thí, trì giới, tu tiến rồi hồi hướng phước. Hoặc trì giới, tu tiến rồi hồi hướng phước thì hồi hướng đó đó được cả 3 loại thiện là phước thuộc về thiện thí (dānamayakusala), phước thuộc về thiện giới (sīlamayakusala) và phước thuộc về thiện tu tiến (bhāvanāmayakusala).
2– Người bố thí, trì giới rồi hồi hướng phước. Hoặc người trì giới rồi hồi hường phước thì được 2 loại thiện là phước thuộc về thiện thí (dānamayakusala) và phước thuộc về thiện giới (sīlamayakusala).
3– Người bố thí, tu tiến rồi hồi hướng phước. Hoặc tu tiến rồi hồi hướng phước thì được 2 loại thiện là phước thuộc về thiện thí và phước thuộc về thiện tu tiến.
4– Người bố thí rồi hồi hướng phước chỉ duy nhất phước thuộc về thiện thí.
Sự việc như vậy bởi do việc hồi hướng phước cũng như tùy hỷ phước được hợp nhất gom vào phước thuộc về thiện thí.
––––––––––––––––––––––––––––––
🍀 Hỏi: Sayadaw nghĩ sao về việc hồi hướng phước đến những người đã chết? Việc hồi hướng ấy có hiệu quả như thế nào?
Trả Lời: Trong Kinh Giáo Thọ Thi–Ca–La–Việt (Siṅgālovāda Sutta) của Trường Bộ (Dīgha Nikāya) có đề cập rằng con cái phải có bổn phận làm các việc công đức và hồi hướng đến cha mẹ đã quá vãng của mình.
Trong một bài Kinh thuộc Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) cũng có nói rằng mọi người, ngoại trừ vị A–la–hán, đều phải đi đến một trong năm sanh thú sau khi chết. Năm sanh thú đó là: thiên, nhân, ngạ quỷ, súc sanh, và Địa ngục thú. Trong số đó chỉ một loại ngạ quỷ duy nhất thuộc ngạ quỷ thú gọi là paradattūpajīvika–peta là có thể nhận được lợi ích từ việc chia phước hay hồi hướng phước của những người khác. ‘Paradattūpajīvika–peta’ có nghĩa là tha thí hoạt mạng ngạ quỷ, tức ngạ quỷ trông đợi sự nuôi mạng của nó từ việc chia phước của người khác.
Sau khi chết, nếu một người đi đến cõi trời (thiên thú) hay cõi người (nhân thú) họ hưởng được các dục lạc theo thiện nghiệp đã thành thục của họ. Nếu một người đi đến cõi súc sanh (súc sanh thú) hay Địa ngục (địa ngục thú) hay trở thành bất kỳ loại ngạ quỷ nào ngoại trừ Paradattūpajīvika–peta (tha thí hoạt mạng ngạ quỷ), họ phải chịu khổ theo nghiệp bất thiện đã chín mùi của họ. Trong trường hợp này, người ta không được lợi ích gì từ việc chia phước hay hồi hướng phước do thân bằng quyến thuộc hoặc bạn bè của họ trong kiếp trước làm. Tất nhiên những người làm việc phước ấy vẫn có được những lợi ích cho bản thân họ.
Ngạ quỷ paradattūpajīvika nhận được lợi ích từ việc chia phước của người khác theo một trong hai cách: một là hưởng lạc trong ngạ quỷ giới; hai là thoát khỏi ngạ quỷ giới. Họ sẽ được loại nào tùy thuộc vào nghiệp của họ và vào sức mạnh của việc phước. Tôi sẽ giải thích điều này bằng hai ví dụ.
Thuở xưa Nandaka là một vị tướng của Đức Vua Piṅgala. Ông chấp giữ tà kiến về sự đoạn diệt (đoạn kiến cho rằng chết là hết). Con gái ông tên Uttara, là một bậc Thánh Nhập Lưu. Sau khi ông qua đời, ông trở thành một Paradattūpajīvika–peta (tha thí hoạt mạng ngạ quỷ). Uttara cúng dường thực phẩm đến một vị Tỳ–kheo A–la–hán đang đi khất thực. Cô chia phước ấy đến Nandaka, người cha đã quá cố của mình. Nandaka lúc bấy giờ là một Paradattūpajīvika–peta, hoan hỷ với phước đó bằng cách nói lên lời ‘sādhu.’ Nhờ sức mạnh của tâm thiện này, ông hưởng được các dục lạc thù thắng như những dục lạc của cõi chư thiên trong sáu tháng. Tuy nhiên, sau sáu tháng ông lại tái sanh vào Địa Ngục do tà kiến của mình, sau khi chết ở ngạ quỷ giới.
Trường hợp khác là những quyến thuộc trong tiền kiếp của Đức Vua Bimbisāra (Tần–bà–sa–la). Thời Đức Phật Vipassī (Tỳ–bà–thi), họ là những người nấu ăn trong bếp của nhà vua. Họ có trách nhiệm sửa soạn vật thực cho Đức Phật Vipassī (Tỳ–bà–thi) và một trăm ngàn vị Tỳ–kheo. Tuy nhiên họ đã ăn những vật thực ấy trước khi dâng đến Đức Phật và chư Tỳ–kheo. Do nghiệp bất thiện này họ phải đi đến Địa Ngục sau khi chết. Sau một thời gian dài ở trong Điạ Ngục, họ thoát ra khỏi đó và trở thành Paradattūpajīvika–peta (tha thí hoạt mạng ngạ quỷ) trong ngạ quỷ giới.
Khi Đức Phật Kakusandha (Câu–lư–tôn Phật) xuất hiện trên thế gian, họ đi đến hỏi Đức Phật xem khi nào thì họ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Đức Phật Kakusandha bảo họ hãy hỏi Đức Phật kế, Konāgama Buddha (Câu–na–hàm Phật). Họ đã phải chờ một thời gian dài cho đến khi Đức Phật Konāgama xuất hiện trên thế gian để hỏi ngài cũng câu hỏi ấy. Đức Phật Konāgama nói họ hãy hỏi Đức Phật kế, Đức Phật Kassapa (Ca–diếp). Một lần nữa họ phải chờ trong một thời gian lâu dài cho đến khi Đức Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian và cũng hỏi cùng câu hỏi đó. Đức Phật Kassapa nói với họ rằng họ sẽ thoát khỏi ngạ quỷ giới trong thời kỳ của Đức Phật Goatam (Đức Phật hiện nay của chúng ta). Vì thế họ lại chờ cho đến khi Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian trong một thời gian lâu dài khác.
Knowinh and Seeing. Pa Auk Sayādaw
TK Pháp Thông dịch
Bài viết liên quan
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- Sám Hối, Tha Thứ, Rải Tâm Từ, Cúng Dường, Phát Nguyện Và Hồi Hướng Công Đức, Youtube
- Sát Sinh Cúng Đồ Ăn Cho Người Chết, Hoặc Dâng Lễ Tất Niên, Hoặc Làm Tế, Lễ, Giỗ, Tết, Cầu An, Giải Hạn Lợi Ích Gì?, Web, FB
- Làm Gì Thay Thế Mê Tín Tế Lễ Cầu Siêu Cô Hồn Ngạ Quỉ Trong Dịp “Lễ Vu Lan Của Đạo Tầu”?, Web, FB
- Hồi Hướng Phước Báu Tới Người Qúa Vãng, Web, FB
- Cầu Siêu, Web, FB
- Siêu Thoát Và Con Đường Đưa Tới Siêu Thoát, Web, FB
- Cầu Xin, Cầu An, Cầu Siêu Hay Trì Giới:, Web, FB
- Các Chúng Sinh Là Chủ Nhân Của Nghiệp Do Mình Tạo Ra, Web, FB
- Người Có Chánh Kiến Nên Có Quan Kiến Vè Tháng Cô Hồn Như Thế Nào?, Web, FB
- Video Tụng Kinh Cầu An – Chúc Phúc Nhân Dịp Năm Mới:, FB
- Hộ Trì Người Sắp Ra Đi Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
- Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
- Giả Và Thật, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Tám Đặc Tính Nhận Biết Pháp Và Luật Thật Sự Do Đức Phật Gotama Truyền Dạy, Web, FB
- Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
- Chánh Pháp Toàn Hảo, Web, FB
- 4 Sự Thuyết Giáo Chánh Pháp, Được Thế Tôn, Bậc Tri Giả, Kiến Giả, Bậc A-La-Hán, Chánh Ðẳng Giác Giảng Dạy Là Gì?, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- 969 Ân Đức Tam Bảo & Giới Thanh Tịnh, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- Trả Lời Ngoại Đạo, Web, FB
- Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
- Vì Sao Có Kẻ Ác Lại Gặp Điều Thiện Lành? Vì Sao Có Người Thiện Lại Gặp Điều Ác Dữ?, Web, FB
- Công Bằng Có Không? Công Bằng Ở Đâu?, Web, FB
- Nhân & Quả – Cái Chết Của Đệ Nhất Thần Thông Ðại Mục-Kiền-Liên, Web, FB
- Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức:, Web, FB
- Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
- Sát Sinh, Web, FB
- Ăn Chay Là Tu, Web, FB
- Cá Và Thịt Có Được Phép Thọ Dụng Không?Ba Điều Tuyệt Đối Thanh Tịnh Là Gì?Mười Loại Thịt Không Được Phép Thọ Dụng Là Gì?, Web, FB
- 4 Loại Thức Ăn Đưa Đến Tồn Tại Và Chấp Thủ Tái Sinh Cho Các Loại Hữu Tình Là Gì? Chúng Cần Phải Được Nhận Xét Như Thế Nào?, Web, FB
- Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới, Web, FB
- Ngày Đầu Năm Mới Canh Tý Tốt Lành, Web, FB
- Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo là gì, Web, FB
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
- Bố Thí Cúng Dường Tại Gia, Web, FB
- Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
- Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
- Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?, Web, FB
- Tha Thứ Như Thế Nào, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube