Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức
💙💛💚💙💛💚💙💛💚💙💛💚
HÀNG NGÀY KHÔNG QUÊN:
SÁM HỐI – RẢI TÂM TỪ – PHÁT NGUYỆN – HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
Video: https://youtu.be/K0ZQj4DS46g
💙💛💚💙💛💚💙💛💚💙💛💚
– TK Viên Phúc Sumangala: Hàng ngày sám hối và rải tâm từ thì có được lợi ích không thể nghĩ bàn.
– LT: Dạ, con làm điều này mỗi ngày từ lúc tham gia khoá tu đầu tiên của Sư. Và con thấy có nhiều điều chuyển hướng tích cực ạ. Con xin tri ân Sư.
Ghi chú:
Nguyên nhân của bài kinh Tâm Từ – Tỳ Khưu Hộ Pháp
Một thuở nọ, Ðức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu.
Khi ấy, có nhóm năm trăm Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng:
– Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có được cơ hội làm phước cúng dường bốn món vật dụng, thọ trì Tam quy, ngũ giới, nghe pháp. Kính xin quý Ngài hoan hỉ nhận lời thỉnh mời của tất cả chúng con.
Chư Tỳ khưu xét thấy chỗ ở, con người, vật thực… thích hợp cho việc tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, nên nhận lời thỉnh mời của họ. Họ vô cùng hoan hỉ làm 500 cốc nhỏ, giảng đường hội họp, có đầy đủ tiện nghi đối với chư Tỳ khưu, rồi làm lễ dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng.
Chư Tỳ khưu trú ngụ tại khu rừng núi, ngồi hành đạo dưới những cội cây, do oai lực giới đức trong sạch của quý Ngài, làm cho nhóm chư thiên ngự trong lâu đài của mình trên cội cây không thể ở yên ổn được, nên đành dẫn thân quyến xuống ở dưới mặt đất, bị mưa gió làm cho nhóm chư thiên này sống rất vất vả khổ cực. Nhóm chư thiên ấy biết rõ chư Tỳ khưu này sẽ ở đây suốt ba tháng mùa mưa, nên họ hội họp, bàn luận với nhau rằng: “Những vị Tỳ khưu này sẽ ở lại đây suốt ba tháng mùa mưa, chúng ta không một ai dám trở lại lâu đài của mình trên cây. Chúng ta làm cách nào để các vị ấy rời khỏi khu rừng núi này”.
Rồi họ nhất trí với nhau rằng: “Chúng ta nên hoá ra những hình ảnh đáng ghê sợ, những thứ âm thanh rùng rợn, những mùi hôi khó chịu, v.v… khiến cho các vị ấy không thể nào tiếp tục ở lại nữa”.
Thật vậy, chư Tỳ khưu đang tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, ban đêm nhìn thấy những hình ảnh đáng ghê sợ, nghe những thứ âm thanh rùng rợn, ngửi những mùi tanh hôi rất khó chịu, làm cho tâm một số đông chư Tỳ khưu bị dao động, không ổn định, phát sanh tâm sợ hãi. Do đó, nên thân hình gầy ốm, khuôn mặt xanh xao, hốc hác, phát sanh bệnh hoạn, làm cho tâm không thể an trú trong đề mục thiền định.
Một hôm, chư Tỳ khưu Tăng hội họp, vị Ðại Ðức trưởng nhóm hỏi chư Tỳ khưu rằng:
– Này chư pháp đệ, trước khi vào trú ngụ trong khu rừng núi này ai cũng khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, gương mặt tươi sáng v.v… Nhưng bây giờ quý pháp đệ có thân hình gầy gò, khuôn mặt xanh xao, hốc hác, bệnh hoạn, v.v… quý pháp đệ trú ngụ tại khu rừng núi này có điều gì không thuận lợi có phải không?
Chư Tỳ khưu bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Ðại Ðức, ban đêm, chúng con nhìn thấy những hình ảnh đáng ghê sợ, nghe những thứ âm thanh rùng rợn, ngửi những mùi tanh hôi rất khó chịu, làm cho tâm của chúng con bị dao động, không ổn định, phát sanh tâm sợ hãi, nên tâm của chúng con không thể an trú trong đề mục thiền định, phát sanh tình trạng như vậy, bạch Ngài.
Ngài Ðại Ðức trưởng nhóm dạy rằng:
– Này chư pháp đệ, như vậy, chỗ ở nơi này không thích hợp cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ. Ðức Phật cho phép Tỳ khưu an cư nhập hạ hai kỳ:
1– An cư nhập hạ đầu: Kể từ ngày 16 tháng 6 cho đến 15 tháng 9 (ÂL).
2– An cư nhập hạ sau: Kể từ ngày 16 tháng 7 cho đến 15 tháng 10 (ÂL).
Vậy, chúng ta còn có đủ thời gian trở về hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn, xin phép Ngài an cư nhập hạ sau ở một nơi khác. Quý pháp đệ nghĩ thế nào?
Tất cả chư Tỳ khưu đều đồng tâm nhất trí nghe theo lời vị Ðại Ðức trưởng nhóm, sửa soạn lên đường trở về xứ Sāvatthi, đến hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Ngài truyền dạy rằng:
– Này chư Tỳ khưu, Như Lai đã chế định, ban hành đến tất cả chư Tỳ khưu: “Trong mùa mưa, chư Tỳ khưu phải an cư nhập hạ suốt ba tháng tại một nơi, không được phép đi ở nơi khác, nếu không có nguyên nhân chính đáng”. Vậy, do nguyên nhân nào mà các con bỏ chỗ ở cũ.
Chư Tỳ khưu kính bạch Ðức Thế Tôn rõ những tai hoạ xảy ra do nhóm chư thiên trong khu rừng núi ấy, cho nên, chư Tỳ khưu không thể tiếp tục an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa. Kính xin Ðức Thế Tôn cho phép an cư nhập hạ sau tại một nơi chốn khác.
Quán xét thấy không có chỗ ở nào thuận lợi hơn nơi khu rừng núi cũ ấy, Ðức Thế Tôn khuyên dạy rằng:
– Này chư Tỳ khưu, chỗ ở khác thuận lợi hơn không có, các con nên trở lại chỗ ở cũ; lần này, Như Lai sẽ dạy các con bài kinh Mettāsutta là paritta – bảo vệ cho các con được an toàn, để các con làm đề mục thiền định và làm nền tảng tiến hành thiền tuệ, thích hợp đối với các con.
Ðó là nguyên nhân mà Ðức Thế Tôn thuyết giảng bài kinh Mettāsutta – kinh Tâm Từ này.
Sau khi học tập bài kinh này xong, thực hành theo lời giáo huấn của Ðức Thế Tôn, chư Tỳ khưu cùng nhau trở lại khu rừng núi cũ. Khi ấy nhóm chư thiên trong khu rừng núi ấy cảm thấy mát mẻ, an lạc do năng lực tâm từ của chư Tỳ khưu, nên vô cùng hoan hỉ hộ độ chư Tỳ khưu sống yên ổn tiến hành thiền định với đề mục niệm rải tâm từ, chứng đắc bậc thiền sắc giới làm nền tảng, làm đối tượng để tiến hành thiền tuệ. Trong mùa an cư nhập hạ ấy, toàn thể chư Tỳ khưu đều chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh A–ra–hán cao thượng; đến ngày làm lễ Pavāraṇā, tất cả chư Tỳ khưu đều làm lễ Suddhipavāraṇā: lễ thỉnh mời hoàn toàn thanh tịnh của chư bậc Thánh A–ra–hán gọi là Mahapavāraṇā: đại lễ thỉnh mời thanh tịnh.
💦Câu Hỏi 150:
Sayadaw có thể giải thích cho chúng con rõ ý nghĩa của tứ vô lượng tâm (bốn trạng thái tâm vô lượng), mettā (từ), karuṇā (bi), muditā (hỷ), upekkhā (xả)’?
Người ta nên hành tứ vô lượng tâm này như thế nào? Và mettā bhāvanā là gì?
💦Trả Lời Câu Hỏi 150: Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), mettā (từ) có nghĩa là ước muốn đem hạnh phúc và sự tốt đẹp đến cho các chúng sinh.
Tu tập tâm từ là cách để làm cho một người nhiều sân hận được trong sạch.
Karuṇā (bi), có nghĩa là ước muốn xua tan khổ đau khỏi các chúng sinh.
Tu tập tâm bi là cách để làm cho một người nhiều ác độc được thanh tịnh.
Muditā (hỷ) có nghĩa là vui mừng với thành công của người khác.
Tu tập tâm hỷ là cách để làm cho một người nhiều ác cảm, tức không vui đối với hạnh phúc của người khác, được thanh tịnh.
Upekkhā (xả) có nghĩa là tính vô tư, không thiên vị đối với các chúng sinh.
Tu tập tâm hỷ là cách để làm cho một người nhiều tham được thanh tịnh.
Sở dĩ chúng được gọi là những trạng thái ‘tâm vô lượng’ vì đối tượng của chúng là các chúng sinh (nhiều) không tính kể. Thay vì được tu tập đến chỉ một chúng sinh duy nhất hay đến những chúng sinh trong một vùng giới hạn nào đó, chúng phải được thấm nhuần đến các chúng sinh trong toàn vũ trụ. Đấy là lý do vì sao chúng được gọi là tứ vô lượng tâm.
Mettā bhāvanā có nghĩa là đề mục thiền tu tập tâm từ đối với các chúng sinh. Nó là tâm vô lượng đầu tiên trong tứ vô lượng tâm. Một người muốn tu tập tứ vô lượng tâm này trước phải thực hành tâm từ, rồi mới đến tâm bi, hỷ và xả.
Để bắt đầu, hành giả phải tu tập tâm từ cho chính mình với bốn ý nghĩ sau:
Cầu mong cho tôi thoát khỏi hiểm nguy, cầu mong cho tôi thoát khỏ i khổ tâm, cầu mong cho tôi thoát khỏi khổ thân, cầu mong cho tôi được an vui và hạnh phúc.
Sau khi tâm hành giả đã trở nên nhu nhuyến và dịu dàng, hành giả tiếp tục rải tâm từ đến một người đáng kính cùng phái (nam hay nữ) với hành giả.
Trước hết, hành giả nhớ lại khuôn mặt vui tươi hay cả người của anh ta hay cô ta, rồi gởi tâm từ với một trong bốn ý nghĩ sau:
Cầu mong cho con người hiền thiện này thoát khỏ i hiểm nguy, cầu mong cho con người hiề n thiệ n này thoát khỏi khổ tâm, cầu mong cho con người hiền thiệ n này thoát khỏi khổ thân, cầu mong cho con người hiề n thiệ n này được an vui và hạnh phúc.
Tu tập tâm từ mạnh mẽ và đầy năng lực đối với người ấy cho đến khi hành giả đạt đến sơ thiền, nhị thiền và tam thiền tâm từ(mettā) với ý nghĩ thứ nhất (Cầu mong cho con người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy), kế tiếp với mỗi trong ba ý nghĩ còn lại.
Theo cách này, hành giả tu tập tâm từ đối với mười người đáng kính cùng phái tuần tự từng người một, rồi mười người thân, mười người không thân không thù, và mười người thù hay khó ưa.
Sau khi hành giả đã thành công trong việc đạt đến tam thiền (đề mục) tâm từ với mỗi người trong họ kể như đối tượng, hành giả phải phá bỏ ranh giới giữa bản thân hành giả, người thân (kể cả những người đáng kính), người không thân không thù, và người thù.
Trước hết, tu tập tâm từ đối với bản thân trong vài phút, kế cho một người thân, một người không thân không thù, và rồi một người thù, đạt đến tam thiền tâm từ với mỗi trong ba hạng người sau (thân, không thân không thù và người thù).
Rồi ở vòng thứ hai, hành giả cũng hành theo cách trên nhưng thay vào một người thân, người không thân không thù và người thù khác.
Ở vòng thứ ba, hành giả cũng thay người thân, không thân không thù và người thù khác vào…Thực hành theo cách này liên tục cho đến khi cuối cùng hành giả phá bỏ được những ranh giới giữa bốn loại người này. Đến lúc đó tâm từ của hành giả đối với họ hoàn toàn bình đẳng, không có bất cứ sự phân biệt nào.
Sau khi đã phá bỏ được ranh giới, hành giả có thể rải tâm từ đến tất cả chúng sinh theo những cách khác nhau, bắt đầu từ những chúng sinh trong một vùng nhỏ, rồi dần dần mở rộng đến toàn vũ trụ và sau đó theo mười hướng.
Sau khi đã thành công trong thiền tâm từ, hành giả có thể tu tập thiền tâm bi, hỷ và xả theo cùng cách thức như thiền tâm từ ở trên. Tất nhiên đây chỉ là một giới thiệu tóm tắt. Muốn có những hướng dẫn chi tiết, vui lòng tham khảo bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), Biết và Thấy (Knowing and Seeing). Hoặc khi hành giả hành đến giai đoạn này, tôi sẽ dạy cách làm thế nào để hành giả thực hành những thiền ấy một cách hệ thống hơn.
Mời quý vị đọc sách: vienkhong.org
Mettāsutta (kinh Tâm Từ), nentangphatgiao.com
1– Thưa chư bậc Thiện trí,
Hành giả thường tinh tấn,
Tiến hành rải tâm từ,
Ngày đêm không ngưng nghỉ,
Theo kinh Tâm Từ này.
2– Ngủ nghỉ được an lạc,
Không thấy mọi ác mộng,
Thức dậy được an lạc,
Có rất nhiều quả báu,
Trong bài kinh Tâm Từ,
Chúng tôi tụng niệm đây:
3– Bậc Thiện trí sáng suốt,
Biết cầu sự lợi ích,
Niết Bàn an tịnh lạc,
Tâm từ làm nền tảng,
Thực hành giới–định–tuệ.
Bước đầu nên thực hành,
Hành giả có đức tính:
– Có năng lực đức tin.
– Tính ngay thẳng chân thật.
– Có tính tình trung thực.
– Người dễ dạy, dễ khuyên.
– Tính nhu mì hiền lành.
– Không ngã mạn, khiêm nhường.
– Biết tri túc hài lòng.
– Người dễ nuôi, dễ sống.
– Người ít việc, ít công.
– Có đời sống nhẹ nhàng.
– Biết thu thúc lục căn.
– Có trí tuệ thông suốt.
– Thân, khẩu, ý thuần đức.
– Không quyến luyến gia đình.
– Không làm mọi điều ác.
Mười lăm pháp nền tảng,
Của pháp hành tâm từ.
4– Khi hành giả tiến hành,
Niệm rải tâm từ rằng:
Cầu mong mọi chúng sinh,
Thân thường được an lạc,
Sống bình an vô sự,
Tâm an lạc trầm tĩnh.
5– Tất cả chúng sinh nào,
Phân chia thành hai nhóm:
Còn sợ và không sợ,
Thấy được và không thấy,
Ở gần và ở xa,
Ðã sanh và còn sanh,
Cả thảy chúng sinh ấy,
Cầu mong thân và tâm,
Thường được hưởng an lạc.
6– Tất cả chúng sinh nào,
Phân chia thành ba nhóm,
Có thân hình khác nhau:
Dài, ngắn và trung bình,
To, nhỏ và trung bình,
Mập, ốm và trung bình,
Cả thảy chúng sinh ấy,
Cầu mong thân và tâm,
Thường được hưởng an lạc.
7– Hành giả rải tâm từ,
Cầu mong mọi chúng sinh,
Không làm khổ lẫn nhau,
Niệm rải tâm từ rằng:
Xin cầu mong người này,
Không lừa đảo người kia.
Xin cầu mong người này,
Không khinh thường người kia.
Cầu mong mọi chúng sinh,
Không làm khổ lẫn nhau.
8– Tâm từ, tình thương yêu,
Với tất cả chúng sinh,
Như một người từ mẫu,
Thương yêu đứa con một,
Bảo vệ đứa con mình,
Bằng sanh mạng thế nào,
Hành giả rải tâm từ,
Vô lượng đến chúng sinh,
Cũng như thế ấy vậy.
9– Hành giả rải tâm từ,
Ðến tam giới chúng sinh,
Hướng trên: cõi vô sắc,
Gồm bốn cõi phạm thiên.
Hướng dưới: cõi dục giới,
Gồm có mười một cõi,
Trời, người và ác giới.
Hướng giữa: cõi sắc giới,
Gồm có mười sáu cõi.
Với tâm từ vô lượng,
Không oan trái hận thù.
10– Hành giả đang tiến hành,
Rải tâm từ vô lượng,
Ðứng, đi hoặc ngồi, nằm,
Tinh tấn không buồn ngủ,
Tâm an trú trong thiền,
Có tâm từ vô lượng,
Ðức Phật dạy bảo rằng:
“Hành giả sống cao thượng”.
11– Thiền tâm từ nền tảng,
Tiếp tiến hành thiền tuệ,
Diệt tà kiến ngũ uẩn,
Thành bậc Thánh Nhập Lưu,
Giới trong sạch thanh tịnh,
Chứng đắc bậc Bất Lai.
Diệt tham ái ngũ trần,
Chứng đắc A–ra–hán,
Khi tịch diệt Niết Bàn,
Chấm dứt khổ tái sanh.
(Xong bài kinh Tâm Từ)
QUẢ BÁU CỦA TÂM TỪ
(Tâm Từ – Tỳ Khưu Hộ Pháp)
Trong bài kinh Mettāsutta, Ðức Phật dạy có 11 quả báu của tâm từ như sau:
– Này chư Tỳ khưu, khi hành giả niệm rải tâm từ dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới xong, đã thực hành qua thời gian lâu dài trở nên thuần thục rồi, làm cho định tâm an trú vững chắc theo tuần tự, đã tích luỹ nhiều, đã tinh tấn không ngừng, nên hành giả được 11 quả báu như sau:
1– Ngủ được an lạc.
2– Thức dậy được an lạc.
3– Không thấy các ác mộng.
4– Ðược mọi người thương yêu, quý mến.
5– Ðược các hàng phi nhân thương yêu, quý mến.
6– Ðược chư thiên hộ trì.
7– Lửa hoặc chất độc hoặc các loại vũ khí… không thể làm hại được.
8– Tâm dễ dàng an tịnh.
9– Gương mặt sáng sủa.
10– Lúc lâm chung, tâm không mê muội (tâm sáng suốt).
11– Ðề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc giới (trừ đệ ngũ thiền); nếu chưa trở thành bậc Thánh A–ra–hán, thì sau khi chết, bậc thiền sắc giới sở đắc của mình cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới phạm thiên.
PHÁP HẠNH TÂM TỪ BA LA MẬT
Pháp hạnh tâm từ ba la mật là một trong 10 pháp hạnh ba la mật:
1– Bố thí ba la mật.
2– Giữ giới ba la mật.
3– Xuất gia ba la mật.
4– Trí tuệ ba la mật.
5– Tinh tấn ba la mật.
6– Nhẫn nại ba la mật.
7– Chí nguyện ba la mật.
8– Chân thật ba la mật.
9– Tâm từ ba la mật.
10– Tâm xả ba la mật.
Ðức Bồ Tát có ý nguyện để trở thành Ðức Phật Toàn Giác hoặc Ðức Phật Ðộc Giác hoặc bậc Thánh tối thượng Thanh Văn Giác hoặc bậc Thánh đại Thanh Văn Giác hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác, v.v… Mỗi Ðức Bồ Tát ấy cần phải tạo các pháp hạnh ba la mật cho đầy đủ theo ý nguyện của mình.
Mettā Bhāvanā
Vun bồi tâm Từ (và cả Bi, Hỷ, Xả)
- Phụ Đề Pali Việt, Youtube
- Đọc Chậm Pali Việt, Youtube
- Music – Lê Cát Trọng Lý, Youtube
- Sám Hối, Rải Tâm Từ, Phát Nguyện, Hồi Hướng Công Đức Cùng Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
⚀ Vì lầm lạc và không minh mẫn nên tôi đã có hành động, lời nói, ý nghĩ sai lầm, làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho người khác. Xin tất cả hãy mở rộng lòng từ bi và trí tuệ tha thứ cho tôi. (3 lần)
⚁ Tôi xin thành thật tha thứ cho tất cả những ai đã có hành động, lời nói, và ý nghĩ sai lầm, làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho tôi. (3 lần)
⚂ Tôi xin thành thật tha thứ cho chính tôi, và nguyện từ nay làm lành, lánh dữ, giữ tâm trong sạch. (3 lần)
Sám hối Tam Bảo, Cha Mẹ, Thầy tổ
Vì mong muốn tránh khỏi
Tất cả những lỗi lầm,
Do thân nghiệp hành động,
Do khẩu nghiệp nói năng,
Do ý nghiệp suy nghĩ,
Đã phạm đến Tam Bảo:
Đức Phật Bảo cao thượng,
Đức Pháp Bảo cao thượng,
Đức Tăng Bảo cao thượng,
Đến cha mẹ, thầy tổ.
Con thành kính đảnh lễ,
Ngôi Tam Bảo cao thượng,
Cùng cha mẹ thầy tổ,
Lần thứ nhì, thứ ba.
Xin năm bậc ân đức,
Cao thượng không gì bằng,
Nhận biết sự sám hối,
Những lỗi lầm của con.
Do thành tâm sám hối
Với đức tin trong sạch,
Thiện tâm hợp trí tuệ,
Cầu mong con tránh khỏi:
(1) Sinh trong bốn cõi ác,
(2) Gặp phải ba nạn tai,
(3) Tám trường hợp bất lợi,
(4) Năm kẻ thù phá hoại,
(5) Bốn cảnh không hợp thời,
(6) Năm bất hạnh kiếp người.
Trong tất cả mọi thời,
Mọi kiếp sống luân hồi.
Khi đã tránh khỏi rồi,
Mong con sớm chứng ngộ:
Chân lý Tứ Thánh Đế,
Chứng đắc Tứ Thánh Đạo,
Tứ Thánh Quả – Niết Bàn,
Diệt đoạn tuyệt tham ái,
Giải thoát khổ tử sinh,
Luân hồi trong tam giới.
Chú thích:
–Thân ác nghiệp có 3 nghiệp ác là: sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
–Khẩu ác nghiệp có 4 nghiệp ác là: nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, nói lời vô ích.
–Ý ác nghiệp có 3 nghiệp ác là: tham lam, thù hận, tà kiến.
✅ 4 cõi ác giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Atula.
✅ 3 nạn tai họa: nạn bom đạn chiến tranh, nạn dịch bệnh truyền nhiễm, nạn chết đói.
✅ 8 trường hợp bất lợi: Chúng sinh ở trong tám hoàn cảnh sau đây không thể hành phạm hạnh cao thượng, không chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả & Niết Bàn, đó là:
+ Chúng sinh trong cõi địa ngục.
+ Chúng sinh trong cõi súc sinh.
+ Chúng sinh trong cõi ngạ quỷ.
+ Phạm thiên trong cõi sắc giới Vô Tưởng Thiên (chỉ có thân mà không có tâm), kể cả phạm thiên còn phàm trong cõi vô sắc giới (chỉ có tâm mà không có thân) không nghe được chánh pháp.
+ Dân chúng sống vùng biên địa.
+ Sinh trưởng trong gia đình ngoại đạo tà kiến.
+ Người khuyết tật câm điếc.
+ Người có trí tuệ mà không gặp được Đức Phật, hoặc chư Tỳ khưu Tăng.
✅ 5 loại kẻ thù gây tai họa của cải tài sản:
+ Nước lụt phá hủy của cải tài sản.
+ Lửa cháy thiêu hủy của cải tài sản.
+ Kẻ trộm cướp chiếm đoạt của cải tài sản.
+ Vua tàn bạo chiếm đoạt của cải tài sản.
+ Con cái hư đốn làm tiêu tan của cải tài sản.
(Trích Kinh Tụng Pali – Việt)
Bài viết liên quan
- Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
- Lưu Ý Về Tu Tập Bi – Hỷ – Xả Trong Khi Tu Tập Rải Tâm Từ, Web, FB
- Xóa Tan Sân Hận 1/2, Web, FB
- Xóa Tan Sân Hận 2/2, Web, FB
- Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
- Video Tụng Kinh Rải Tâm Từ, Youtube
- Metta Sutta Kinh Tâm Từ – Karaniya Metta Sutta: Tự Học Pali – Việt, Web, FB
- Vun Bồi Tâm Từ (Và Cả Bi, Hỷ, Xả), Web, FB
- Tụng Buổi Tối Sau Thời Thiền, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì? Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì? Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
- Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
- Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
- Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
- Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
- Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
- Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
- Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube
- Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB