Bài 7 – Đặc tính của Dự lưu đạo – Sotāpatti magga – phần 2

BÀI 7 – ĐẶC TÍNH CỦA DỰ LƯU ĐẠO – SOTĀPATTI MAGGA – PHẦN 2, 20/6/2021

Việt dịch Đạo hữu Sơn Từ https://youtu.be/sKPG-Mc4pXY

———————————————————–
Đại Trưởng Lão Thiền sư Ta-ma-nê-chô (Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa – Agga mahā ganthavācaka paṇḍita) – Pháp thoại dành cho thiền sinh thực hành thiền Minh Sát Vipassana Tứ Niệm Xứ theo truyền thống Mahasi Sayadaw.
———————————————————–

[lwptoc]

Hôm nay ngày 20 tháng 6, 2021 Sư [Tharmanaykyaw Sayadaw] sẽ tiếp tục đề tài của bài pháp thoại tháng trước, nói đến các phẩm tính của Sotāpatti magga, đạo Nhập lưu, dựa trên các bài viết của ngài Mahasi Sayadaw.

Trong dịp này Sư xin chia xẻ thêm ba điều đáng chú ý của ngài Mahasi Sayadaw mà Sư nghĩ sẽ giúp đỡ cho sự thực tập của quý thiền sinh.

==============================

1. Khi Minh Sát Tuệ chưa sanh khởi, thiền sinh nghĩ rằng cái thấy cũng là “tôi”, cái nghe cũng là “tôi”, v.v. Khi suy tưởng, thiền sinh nghĩ rằng như thể có một người đang sống trong cái thân này. Nhưng với các vị Nhập Lưu, các vị đã đạt được đạo Nhập Lưu, thì tà kiến và dính mắc này không còn nữa. Dù là khi thiền sinh quan sát hay suy tưởng, một điều rõ ràng là: “chỉ có các hiện tượng danh sắc đang sanh và diệt liên tục, không có người hay có cái “tôi”. Đây là làm sao mà một người có thể thoát khỏi sakkāyadiṭṭhi, quan kiến sai lầm về ngã.

2. Với sự phát triển hoàn toàn của các chi của Minh Sát đạo, các vị sotāpanna, Nhập Lưu đã tự kinh nghiệm Tứ Diệu Đế. Do đó họ không còn tin vào hay chấp nhận những thuyết nói rằng người ta có thể được giải thoát khỏi khổ đau mà không cần phải phát triển các chi của Minh Sát đạo, hay không cần thực tập mà có thể hiểu được Tứ Diệu Đế.

3. Puthujjana, người phàm, có nghĩa là người có nhiều thầy. Vì tự mình chưa biết cái pháp đúng đắn nên ngưỡng mộ niềm tin và sự thực tập của các vị thầy khác.

==============================

1. Các loại phiền não nào được loại trừ bởi thiền vipassanā hay thiền minh sát?

Thiền Minh Sát có thể loại trừ được các phiền não ngủ-ngầm-trong-đối tượng, ārammaṇanusaya kilesā, loại phiền não mà phải được quán sát qua các đặc tính vô thường, v.v. Tuy nhiên thiền Minh Sát chưa loại trừ được các phiền não ngủ-ngầm-liên-tiếp hay santānānusaya kilesā.

2. Cái gì có thể bứng gốc được phiền não ngủ-ngầm-liên-tiếp hay santānānusaya kilesā?

Chỉ có thánh đạo, ariya magga, mới có thể bứng gốc được phiền não ngủ-ngầm-liên-tiếp hay santānānusaya kilesā. Do đó, Nhập Lưu đạo, sotāpatti magga được nói là, có thể cắt đứt hay tận diệt loại bộc phát phiền não của tham, sân và si mà trước đây không thể cắt đứt hay tận diệt được. Tuy nhiên, đây không phải nói đến tất cả các phiền não của tham, sân và si (lobha, dosa, moha) mà chỉ nói đến các phiền não có khả năng dẫn đến tái sanh ở bốn khổ cảnh, apāyagamanīya kilesās.

Như vậy đây có nghĩa là thiền sinh có thể cắt đứt hay tận diệt loại bộc phát phiền não của tham, sân và si mà trước khi đạt Nhập Lưu đạo, sotāpatti magga, thiền sinh này không thể cắt đứt hay tận diệt được; hay nói cách khác, tận diệt được loại bộc phát phiền não của tham, sân, si mà có thể đưa đến sự tái sanh trong bốn khổ cảnh.

3. Tại sao thiền sinh không nên ngưng hành thiền minh sát, thiền Vipassana, trước khi đắc Nhập Lưu Đạo?

Mặc dù với tuệ minh sát, thiền sinh hiểu rằng: “chỉ có các hiện tượng danh-sắc đang sanh và diệt một cách liên tục và không có người nào hoặc cái tôi”, nhưng nếu ngưng hành thiền minh sát, Vipassana trước khi đạt được Nhập Lưu Đạo thì thiền sinh có thể tin trở lại rằng có một cái ngã, một linh hồn hay một cái tôi đang hiện hữu. Dù rằng chúng ta trong kiếp này không tin có ngã v.v. nhưng trong các kiếp tới, có thể tin và dính mắc như vậy.

Nếu chúng ta đạt được Nhập Lưu Đạo, sotāpatti magga thì sự tin sai lầm về bản ngã, cái tôi hay thân-kiến này (attadiṭṭhi and sakkāyadiṭṭhi), sẽ không bao giờ có thể trở lại. Bởi vì với sự cắt đứt của Nhập Lưu Đạo, sotāpatti magga chúng ta được giải thoát khỏi thân-kiến hay sakkāyadiṭṭhi, nghĩ rằng các tập hợp danh sắc là bản ngã. Câu vè sau đây được viết về người được thoát khỏi thân-kiến hay sakkāyadiṭṭhi: “các vị Nhập Lưu Sotapannas, không còn tin sai rằng các tập hợp danh sắc là bản ngã”.

4. Như thế nào là một người được giải thoát khỏi thân-kiến hay sakkāyadiṭṭhi, niềm tin sai làm về bản ngã?

Đây có nghĩa là đối với các vị Nhập Lưu Sotapannas, trong các giây phút thấy, nghe v.v… sự tin sai lầm và sự dính mắc vào tập hợp danh sắc là ta là tôi, không còn sanh khởi nữa.

Khi tuệ minh sát chưa sanh khởi rõ ràng, thì thiền sinh nghĩ rằng cái thấy cũng là tôi, cái nghe cũng là tôi, v.v. Nếu thiền sinh hồi tưởng lại thì có khuynh hướng nghĩ rằng có một cái ngã đang sống trong cái thân này. Đối với các vị Nhập Lưu Sotapannas, những người đã đạt đến đạo Nhập Lưu, thì không còn cái tà kiến và dính mắc này. Dù là khi quan sát hay khi hồi tưởng, các vị ấy thấy rõ rằng: “chỉ có các hiện tượng danh-sắc đang sanh và diệt một cách liên tục và không có người nào hoặc cái tôi”. Như thế này là một người được giải thoát khỏi thân-kiến hay sakkāyadiṭṭhi, niềm tin sai lầm về bản ngã.

5. Như thế nào là một người thấy Đức Phật thật và đúng?

Thấy ở đây có nghĩa là thấy phẩm tính của vị Phật chứ không phải là thấy hình dáng. Một vị Nhập Lưu sotāpanna, đã hoàn mãn với niềm tin vững mạnh, đã thấy Đức Phật với trí tuệ theo như thành ngữ sau đây: “Buddhe aveccapasādena samannāgato – người có được niềm tin không thối chuyển nơi Đức Phật. Trong câu ‘thấy Đức Phật với trí tuệ’, ‘thấy với trí tuệ’ nghĩa là: vì chính mình kinh nghiệm được pháp giảng dạy bởi Đức Phật, người thấy với trí tuệ có thể xác nhận rằng đây là vị Phật thật, vị Phật đúng.

6. Khi nào đức tin nơi Phật trở nên vững mạnh và bất huỷ hay bất thối?

Thiền sinh trong lúc hành thiền hiểu qua kinh nghiệm bản thân rằng: “không có ngã, chỉ có duy nhất hai thứ, đó là hiện tượng danh và sắc.” Thiền sinh cũng hiểu luôn qua kinh nghiệm bản thân rằng chỉ có nhân và quả, và cũng hiểu luôn qua kinh nghiệm bản thân rằng chỉ có vô thường, khổ và vô ngã.

Từ lúc kinh nghiệm được bấy nhiêu, niềm tin là vị Phật đã dạy giáo pháp này là vị Phật thật thụ, một đấng toàn giác, trở nên vững mạnh hơn. Sau cùng, khi thiền sinh kinh nghiệm niết bàn, hoàn toàn dập tắt các tập hợp danh sắc bằng thánh đạo quả tuệ, niềm tin này trở thành vựng mạnh và bất hủy. Cũng như một người đã hồi phục căn bịnh hiểm nghèo, rất khó chữa, nhờ dùng thuốc tốt của một vị lương y giỏi, tin tưởng vững mạnh rằng vị lương y này thật sự là hiểu biết và giỏi giang.

7. Đức tin về Pháp của ai là vững mạnh và bất hủy?

Tương tự như người đã hồi phục cơn bịnh vững tin là thuốc có hiệu quả, cùng những người đang bị bệnh và đang dùng thuốc ấy, vững tin rằng cơn bệnh của mình sẽ được chữa khỏi. Cũng vậy, người kinh nghiệm pháp của quả Nhập Lưu có niềm tin hay saddhā, vững mạnh ở Pháp.

8. Làm sao niềm tin nơi tăng trở nên vững mạnh và bất hủy?

Vì oai lực của đạo và quả (magga và phala) và cũng vì đã kinh nghiệm được sự dập tắt của một số phiền não (kilesa), niềm tin ở pháp có thể dập tắt các phiền não trở thành vững mạnh. Sau khi suy gẫm rằng các tăng, nhưng đã dập tắt được một số phiền não cũng là những người như mình và tin rằng nếu họ tiếp tục thực tập thì họ sẽ hoàn toàn dập tắt tất cả các phiền não. Và niềm tin nơi các tăng đã hoàn toàn dập tắt các phiền não ở tầng A-la-Hán cũng trở thành vững mạnh.

9. Làm sao mà vicikiccha, sự hoài nghi, về Phật, Pháp và Tăng được hoàn toàn diệt trừ?

Do đó, như đã giải thích ở thên, vicikiccha hay hoài nghi về Phật, Pháp và tăng được hủy diệt hoàn toàn. Sau khi đã tự kinh nghiệm oai lực của giáo pháp, niềm tin trên Tam Bảo trở thành vững mạnh. Hơn nữa, niềm tin rằng ba pháp môn giới, định và huệ mà mình đang thực tập là tốt là đúng, trở nên vững mạnh.

Đặc biệt là niềm tin về sự thực tập Minh Sát, sự thực tập quán chiếu và biết các uẩn thủ (upādānakkhandhā) như thấy, nghe v.v. trở nên vững mạnh. Người đó xác nhận và tin chắc rằng: “chỉ có thực tập theo phương pháp này, và sau khi đã hiểu đúng đắn bản chất của vô thường, bất toại nguyện và vô ngã (anicca, dukkha, and anatta), một người có thể tự kinh nghiệm được đạo, quả và Niết Bàn (magga, phala and nibbāna)”. Do đó mình thoát khỏi sự hoài nghi về Tam Bảo và ba pháp môn thực tập.

10. Tại sao sotāpatti magga có thể loại trừ sự tin tưởng sai lầm về các thực tập gọi là sīlabbata-parāmasa , thường dịch là giới cấm thủ.

Nhập Lưu Đạo có thể diệt trừ những tin tưởng sai lầm về các thực tập gọi là sīlabbata-parāmasa. Bởi vì biết được con đường thực tập đúng đắn, vị Nhập Lưu không còn tin tưởng hay chấp nhận con đường thực tập sai lầm. Bởi vì chính mình kinh nghiệm sự thành đạt của thánh đạo quả qua sự thực tập giới, định và Huệ, vị Nhập Lưu không còn tin tưởng hay chấp nhận các giáo thuyết nói rằng một người có thể giải thoát khỏi đau khổ mà không cần phải phát triển các đạo chi minh sát, và không cần phải thực tập để hiểu Tứ Diệu Đế.

11. Sīlabbata-parāmasa là gì?

Sīlabbata là các niềm tin chẳng hạn như: “một người có thể được giải thoát vòng luân hồi bằng các phương pháp khác, không cần phải phát triển tám yếu tố của Giới, Định và Huệ và không cần thực tập để hiểu Tứ Diệu Đế. Hơn nữa, sau khi đến được thiên đàng trong kiếp tới, người ấy không phải già, chết và sẽ mãi mãi hạnh phúc.”

12. Như thế nào mà các vị Nhập Lưu thoát khỏi sīlabbataparāmasa diṭṭhi?

Tin tưởng vào những thực tập vừa nói trên gọi là sīlabbataparāmasa diṭṭhi, tà kiến về giới cấm thủ. Tuy nhiên đối với các vị Nhập Lưu, sau khi hành trì giới, quán sát các uẩn thủ như thấy, nghe v.v. và đã phát triển các chi đạo minh sát, họ đã thân chứng được Tứ Diệu Đế. Do đó, họ không còn tin vào hay chấp nhận những giáo thuyết nói rằng một người có thể được giải thoát khổ đau mà không cần phải phát triển các chi đạo minh sát và không cần thực tập để hiểu Tứ Diệu Đế. Đây là sự giải thoát khỏi sīlabbataparāmasa diṭṭhi, tà kiến về giới cấm thủ.

13. sīlabbataparāmasa diṭṭhi, là gì?

Tin tưởng rằng bằng cách sống và cư xử như con bò, con chó v.v. bằng cách thực tập sống và cư xử như súc vật, bằng cách thờ phụng bò, chư thiên, thiên vương và phạm thiên, một người có thể thoát khỏi khổ đau và có hạnh phúc. Tin tưởng như vậy gọi là sīlabbataparāmasa diṭṭhi, tà kiến về giới cấm thủ.

Caó các loại thực tập bên Miến Điện dạy là tâm làm sao để yên như vậy hoặc và đưa tâm đến những nơi an tịnh, mà không cần phải phát triển các đạo chi minh sát để hiểu Tứ Diệu Đế; đây là sīlabbataparāmasa, lễ nghi thờ cúng sai lầm. Sự tin tưởng vào việc thực tập các lễ nghi thờ cúng sai lầm này thì cũng gọi là sīlabbataparāmasa diṭṭhi, tà kiến về giới cấm thủ.

14. Tại sao lại gọi là người chưa giác ngộ puthujjana?

Một người chưa giác ngộ, puthujjana, cũng tin rằng các thực tập về lễ nghi cúng bái là tốt. Bởi vì chính họ không biết phương pháp thực tập đúng nên họ chấp nhận những tỉn tưởng sai lầm này nghĩ rằng nó là đúng. Họ cũng tin tưởng vào các vị thầy dạy các thực tập sai lầm này.

Do đó có người được gọi là puthujjana hay người có nhiều vị thầy. Có nghĩa là vì người đó chưa tự mình biết giáo pháp đúng nên mới tôn kính và ngưỡng mộ các niềm tin và thực tập của các vị thầy khác.

15. Tại sao các sotapannas xem thường các thực tập sīlabbata.

Đối với các vị Nhập Lưu, sotāpannas, vì đã biết sự thực tập đúng đắn, nên họ không còn tin vào hay chấp nhận bất cứ các thực tập lễ nghi sai lầm nào, sīlabbata, mà không phát triển các chi Minh Sát. Họ không còn xem trọng các vị thầy của các thực tập sai lầm này mà chỉ xem thường họ mà thôi.

Vào thời Đức Phật, khi cận sự nữ Visākha lập gia đình, cha chồng của cô mời các đạo sĩ lõa thể đến nhà để thọ trai. Người cha chồng mới bảo cô Visākha rằng “con hãy đến để đảnh lễ các vị A-la-Hán”. Nghĩ rằng mình sẽ được đi đảnh lễ các vị A-la-Hán thật thụ nên cô vui vẻ đi. Nhưng khi đến nơi và thấy các đạo sĩ lõa thể, cô bỏ đi và nói châm chọc rằng: “Ối! đây là A-la-Hán à?”. Đây là cách mà các vị Nhập Lưu, sotāpannas không để ý tới và xem thường các vị thầy dạy sai lầm.

Vì thời gian có hạn nên Sư xin ngừng ở đây. Trước khi chấm dứt, chúng ta hãy cùng đọc lại lần nữa, ba điều đáng ghi nhận dựa trên các bài giảng của ngài Mahasi Sayadaw mà Sư đã nói lúc ban đầu:

1. Khi Minh Sát Tuệ chưa sanh khởi, thiền sinh nghĩ rằng cái thấy cũng là “tôi”, cái nghe cũng là “tôi”, v.v. Khi suy tưởng, thiền sinh nghĩ rằng như thể có một người đang sống trong cái thân này. Nhưng với các vị Nhập Lưu, các vị đã đạt được đạo Nhập Lưu, thì tà kiến và dính mắc này không còn nữa. Dù là khi thiền sinh quan sát hay suy tưởng, một điều rõ ràng là: “chỉ có các hiện tượng danh sắc đang sanh và diệt liên tục, không có người hay có cái “tôi”. Đây là làm sao mà một người có thể thoát khỏi sakkāyadiṭṭhi, quan kiến sai lầm về ngã.

2. Với sự phát triển hoàn toàn của các chi của Minh Sát đạo, các vị sotāpanna, Nhập Lưu đã tự kinh nghiệm Tứ Diệu Đế. Do đó họ không còn tin vào hay chấp nhận những thuyết nói rằng người ta có thể được giải thoát khỏi khổ đau mà không cần phải phát triển các chi của Minh Sát đạo, hay không cần thực tập mà có thể hiểu được Tứ Diệu Đế.

3. Puthujjana, người phàm, có nghĩa là người có nhiều thầy. Vì tự mình chưa biết cái pháp đúng đắn nên ngưỡng mộ niềm tin và sự thực tập của các vị thầy khác.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!
———————————————————–

🍀 Audio – Việt dịch Đạo hữu Sơn Từ https://youtu.be/sKPG-Mc4pXY
🍀 Text
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10220797099222699&id=1394710113

 

PHÁP THOẠI TRỰC TUYẾN ONLINE 2021

———————————————————–
(Update 20/12/2021)
Đại Trưởng Lão Thiền Sư Tharmanaykyaw,
Yangon, Myanmar – Pháp thoại dành cho thiền sinh thực hành thiền Minh Sát Vipassana Tứ Niệm Xứ theo truyền thống Mahasi Sayadaw.

Đại Trưởng Lão Thiền Sư Tharmanaykyaw,
Yangon, Myanmar – Pháp thoại dành cho thiền sinh thực hành thiền Minh Sát Vipassana Tứ Niệm Xứ theo truyền thống Mahasi Sayadaw.

Bài 1: Thực Hành Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Quan trọng như thế nào?, 19/12/2020, Web, FB, Youtube

Bài 2: Opanayiko – Hướng thượng (tới Nibbāna), 23/01/2021, Web, FB, Youtube

Bài 3: Sanditthiko – Tự mình thấy biết, 20/2/2021, Web, FB, Youtube

Bài 4: Akaliko – Ehipasiko: Ngay tức thì – Đến để thấy, 20/3/2021, Web, FB, Youtube

Bài 5: Paccattam Veditabbo: Cần tự mình liễu ngộ, 24/4/2021, Web, FB, Youtube

Bài 6: Sotapatti Magga: Những đặc tính của Tu-đà-hoàn Đạo, P1, 23/5/2021, FB
Việt dịch: https://youtu.be/bFOai7Amnho
Bản gốc Anh-Việt: https://youtu.be/lN1agCuBfLg

Translation of 6. Dhamma talk in 5 languages as follows:
1. Bahasa Indonesia
https://youtu.be/lvHq_unCHYQ
2. Myanmar Language
https://youtu.be/1YkPsXu986o
3. Chinese Language
https://youtu.be/FP7MeenUSM8
4. Thai Language
https://youtu.be/GlvYeJD3PPk
5. Vietnamese Language
https://youtu.be/eC0iSJJlGa4

Bài 7 – Sotapatti Magga: Những đặc tính của Tu-đà-hoàn Đạo, P2, 20/6/2021, FB

Bài 8 – Sotapatti Magga: Những đặc tính của Tu-đà-hoàn Đạo, P3, 25/7/2021
Việt dịch:
https://youtu.be/rMUjoOSKRyA
Bản gốc Anh-Việt:
https://youtu.be/1HbLGwBW7YE

———————————————————–

Bài 9 – Sotapatti Magga: Những đặc tính của Tu-đà-hoàn Đạo, P4, 22/8/2021

Đạo hữu Sơn Từ Việt dịch

Bản Việt ngữ:
https://youtu.be/n9XTgoweaGs

Bản Anh – Việt:
https://youtu.be/1Y6OBwFL0V0
________________________________________

Bài 10 – Sotapatti Magga: Những đặc tính của Tu-đà-hoàn Đạo, P5, 25/9/2021 – Đạo hữu Sơn Từ dịch Việt

① Tiếng Việt:
https://youtu.be/TH9LKDP__UU

② Tiếng Anh + Tiếng Việt

https://youtu.be/cmM88Ng12d0

________________________________________

Bài 11 – Sotapatti Magga: Những đặc tính của Tu-đà-hoàn Đạo, P6, 24/10 /2021 – Đạo hữu Sơn Từ dịch Việt

① Tiếng Việt:
https://youtu.be/VMUuX_vExPw

② Tiếng Anh + Tiếng Việt
https://youtu.be/VMUuX_vExPw

________________________________________

Bài 12 – Tinh Tấn – Chánh Niệm – Định P1
Effort, Mindfulness, Concentration P1
28/11/2021. Đạo hữu Sơn Từ dịch Việt

① Tiếng Việt:
https://youtu.be/8K2TSnsG7U8

② Tiếng Anh + Tiếng Việt
https://youtu.be/0atAFS3vYrE

________________________________________

Bài 13 – Tinh Tấn – Chánh Niệm – Định P2
Effort, Mindfulness, Concentration P2
19/12/2021.Đạo hữu Sơn Từ dịch Việt

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10221362432955689&id=1394710113

① Tiếng Việt:
https://youtu.be/gKNZWlyw4W0

② Tiếng Anh + Tiếng Việt
https://youtu.be/CwCIw2HT3aE

ĐÔI NÉT VỀ THIỀN SƯ TA-MA-NÊ-CHÔ

Thiền Sư Ta-ma-nê-chô (Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabhivamsa) sinh ngày 28/07/1956 và trở thành sa-di năm 11 tuổi. Đến năm 20 tuổi ngài trở thành tỳ-kheo với thầy tế độ của mình là Đại sư Ma-ha Gan-day-on (Maha Gandhayon Sayadaw U Janakabhivamsa). Ngài đã nhận được học vị Ta-ma-nay-chô (Tharmanaykyaw), học vị Pháp sư (Dhammacariya), học vị Abhivamsa, những học vị được kính trọng nhất, cao nhất trong hệ thống học vị của Phật giáo Theravada Myanmar, cũng như đã vượt qua kỳ thi Sakyasiha.

Năm 2018 Ngài được chính phủ Myanmar trao tặng danh hiệu cao quí Aggamahāganthavācakapaṇḍita – အဂ္ဂမဟာဂန္ထဝါစကပဏ္ဍိတ – The foremost great wise in teachings/reciting Pāli Canon) – Bậc Đại Trí Giả Tối Thắng trong truyền dạy Pāli Canon – Phật ngôn chánh tạng.

Ngài đã ở Trung tâm thiền Mahasi 8 năm, sau đó đã cùng Thiền sư Panditamrama Sayadaw (Ngài Ashin Panditabhivamsa) chuyển tới trung tâm thiền quốc tế Panditarama, hướng dẫn, giảng dạy cho các thiền sinh quốc tế hơn 15 năm tại đây.

Từ năm 2006, ngài trở thành Viện trưởng Thiền viện Ta-ma-nay-chô Ma-ha-gan-day-ôn (Thamrmanaykyaw Mahagandhayon Monastery) tại Mawbi, Yagoon.

Ngài hướng dẫn thiền sinh thiền vipassanā, dạy Vinaya Pāḷi (Tạng Luật) cho các vị tỳ-kheo, mở khóa tu huấn luyện sa-di, tu nữ, trẻ em; phụng sự cho sự hoăng dương Giáo pháp của Đức Phật, và đã viết hơn 100 cuốn sách giảng dạy những điều cốt tủy của Phật giáo Theravada.

Ngài đã được thỉnh mời giảng dạy các khóa học, và hướng dẫn các khoá thiền tại Hoa kỳ, Thái lan, Đài loan, … và Việt nam 4/2016 – tại thiền viện Phước Sơn Đồng nai, tại Nha Trang, và tại Tòa nhà NEM 545 Nguyễn Văn Cừ, Hà nội.

Bài viết liên quan

  • Thế nào là thực hành đúng đắn minh sát tứ niệm xứ, Web, FB
  • Chuẩn bị tâm thái trước khi hành thiền, Web, FB, Youtube, Web Link
  • Cần phải làm những gì để có được thái độ đúng đắn khi thực hành thiền tập, Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Căn bản thực hành tứ niệm xứ
  • Căn bản thực hành tứ niệm xứ minh sát Vipassana, Web, FB
  • Phần 1: Thực hành Thiền Minh Sát tứ niệm xứ quan trọng như thế nào?, Web, FB

Mahasi Sayadaw vipasana meditation instructions

Hướng dẫn thực hành thiền minh sát vipassana by Tharmaneykyaw Sayadaw

Bài viết trên facebook ngày 21 tháng 8, 2021