Bài 5: Paccattam Veditabbo: Cần Tự Mình Liễu Ngộ

[lwptoc]

BÀI 5: PACCATTAM VEDITABBO: CẦN TỰ MÌNH LIỄU NGỘ

Việt dịch: Đạo Hữu Sơn Từ,  24/4/2021

Đại Trưởng Lão Thiền sư Ta-ma-nê-chô (Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa – Agga mahā ganthavācaka paṇḍita) – Pháp thoại dành cho thiền sinh thực hành thiền Minh Sát Vipassana Tứ Niệm Xứ theo truyền thống Mahasi Sayadaw.

(English below)

SỰ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HÀNH THIỀN MINH SÁT – PACCATTAM VEDITABBO: CẦN TỰ MÌNH LIỄU NGỘ – BÀI 5

Để tiếp tục bài pháp thoại hồi tháng ba, hôm nay là ngày 25 tháng tư, 2021, ngài thiền sư sẽ tiếp tục giảng về sự quan trọng của việc thực tập thiền Niệm Xứ Minh Sát, dựa trên các bài giảng của ngài Mahasi Sayadaw.

Trong bài pháp hôm nay, Sư [Tharmanaykyaw Sayadaw] muốn chia xẻ với quý vị thêm ba điều đáng ghi nhận dựa trên các bài giảng của ngài Mahasi Sayadaw mà Sư nghĩ rằng sẽ giúp ích cho sự thực tập của quý vị.

1. Đối với những gì mình thật sự muốn có, thì không thể nhờ hỏi ai khác làm cho mình được. Pháp (i.e. chánh niệm, định tâm, tuệ minh sát, đạo, quả v.v.) cũng vậy. Chỉ khi nào chính mình thực tập thì pháp mới thành tựu được.

2. Người nào không biết đúng đắn, thì người ấy sẽ vui sướng và thích thú với các đối tượng. Bởi vì sự vui thích này mà người ấy bám níu; bởi vì bám níu, người ấy sẽ hành động và nói những lời để đạt được sự mong muốn của mình.

3. Khi chánh niệm, định tâm và trí tuệ được lớn mạnh, trong khi quan sát phồng xẹp, v.v… người thiền sinh sẽ thấy sự bắt đầu và sự chấm dứt của cái phồng một cách rõ ràng. Người thiền sinh cũng sẽ thấy sự bắt đầu và sự chấm dứt của cái xẹp một cách rõ ràng.

1. paccattaṁ veditabbo nghĩa là gì?

Trên đời này, chỉ khi nào chính tay mình làm thì công việc của mình mới được thành tựu. Chỉ khi nào mình ăn thì mình mới no, còn người khác thì không no. Khi mình buồn ngủ, chỉ khi nào mình được ngủ thì mình mới thấy khoẻ khoắn lại; nếu một người nào khác ngủ, thì mình không thấy khoẻ khoắn vì giấc ngủ của người đó. Đối với những gì mình thật sự muốn có, thì không thể nhờ hỏi ai khác làm cho mình được. Pháp (i.e. chánh niệm, định tâm, tuệ minh sát, đạo, quả v.v.) cũng vậy. Chỉ khi nào chính mình thực tập thì pháp mới thành tựu được. Do đó, paccattaṁ veditabbo – là pháp được kinh nghiệm bởi chính bản thân và từng người một trong những ai thực tập nó.

2. Nivarana hay Chướng Ngại tinh thần là gì?

Khi mới bắt đầu hành thiền, tâm thiền sinh thường đi đó đây, không yên tịnh. Đây gọi là nivarana hay chướng ngại tinh thần. Đây là các loại tâm cản trở sự sanh khởi của định và tuệ. Thiền sinh phải loại trừ nó mỗi khi chúng sanh khởi.

3. Citta-visuddhi, tâm-tịnh hay tâm trong sạch là gì?

Bằng các loại trừ các tâm chướng ngại mỗi khi chúng sanh khởi, và khi niệm và định trở nên mạnh mẽ, tâm sẽ không còn đi đó đây nữa. Lúc ấy chỉ có tâm ghi nhận sanh khởi một cách liên tục. Tâm trước là một tâm ghi nhận và tâm theo sau cũng là một tâm ghi nhận. Như vậy chỉ có tâm ghi nhận sanh khởi mà thôi và tâm trở nên trong sạch. Đây gọi là cittavisuddhi hay tâm trong sạch.

4. Làm sao thiền sinh phân biệt danh và sắc?

Bắt đầu từ lúc tâm được trong sạch, người thiền sinh biết đối tượng ghi nhận là một thứ, và tâm ghi nhận và một thứ khác. Trước đó thiền sinh nghĩ rằng đối tượng ghi nhận của thân và tâm ghi nhận là một người. Bây giờ không nghĩ như vậy nữa. Thiền sinh thấy chúng là hai thứ riêng biệt. Đối tượng ghi nhận phồng xẹp là một thứ và cái tâm ghi nhận và biết sự phồng xẹp v.v… là một thứ khác. Thiền sinh giờ biết hai thứ này là riêng biệt. Thiền sinh cũng phân biệt luôn những đối tượng sắc pháp được ghi nhận và tâm ghi nhận. Những đối tượng sắc pháp được ghi nhận như co, duỗi, chuyển động, thay đổi oai nghi, đứng, đi, giở, bước, đạp v.v…

5. Khi nào thiền sinh mới thoát khỏi attadiṭṭhi hay ngã-kiến và khi nào mới có được diṭṭhi-visuddhi, kiến-tịnh hay sự trong sạch của quan kiến.?

Đây là tuệ minh sát phân biệt được thân và tâm, nāmarūpa-pariccheda-ñāna hay là tuệ phân biệt danh sắc. Khi thiền sinh hiểu được rằng thân là một thứ, và tâm hay biết là một thứ khác, thì lúc ấy thiền sinh thoát khỏi sự hiểu biết sai lầm về ngã, attadiṭṭhi hay ngã-kiến, mà trước đây, dựa vào đó thiền sinh tin tưởng rằng chỉ có một người hay chỉ một tấm thân này. Được thoát khỏi attadiṭṭhi hay ngã-kiến và có được sự hiểu biết rõ ràng thì gọi là diṭṭhivisuddhi hay kiến-tịnh, sự trong sạch của quan kiến.

6. Thiền sinh phải ghi nhận gì trước khi đổi oai nghi, trước khi co hay duỗi?

Trong khi đang ghi nhận phồng, xẹp, ngồi v.v… nếu sự căng cứng, nóng, đau v.v… sanh khởi, thiền sinh phải ghi nhận chúng. Trong khi đang ghi nhận các cảm thọ này, nếu có ý định muốn đổi tư thế, muốn co hay muốn duỗi, người thiền sinh cũng phải ghi nhận chúng. Sau khi quan sát những ý muốn này, thiền sinh phải ghi nhận sự đổi tư thế, sự co hay duỗi vv…

7. Làm sao thiền sinh hiểu được rằng chỉ có nhân và quả mà thôi?

Vì có ý muốn đổi tư thế mà thiền sinh đổi tư thế. Vì có ý muốn co mà thiền sinh co. Vì có ý muốn duỗi mà thiền sinh duỗi. Do ý muốn đổi tư thế, ý muốn co/duỗi mà đưa đến các động tác của thân để đổi tư thế, để co để duỗi. Không có một bản ngã hoặc một cái “tôi” nào tác động. Bằng cách này, thiền sinh hiểu được là chỉ có nhân và quả mà thôi.

Khi đang quan sát sự đi, dở, bước và đạp, ý muốn đi, ý muốn dở chân lên, ý muốn bước tới, ý muốn để chân xuống trở nên rõ rệt. Thiền sinh phải ghi nhận và biết, ý muốn đi và sự đi, ý muốn dở và sự dở, v.v… Quán sát bằng cách này, thiền sinh biết được rằng mình đi vì có ý muốn đi. Sau khi biết rằng mình dở chân vì có ý muốn dở, thiền sinh nhận thức được bằng kinh nghiệm của chính mình rằng chỉ có nhân và quả mà thôi.

8. Khi nào thiền sinh có được kaṁkhā-vitaraṇa– visuddhi, đoạn-nghi tịnh hay tâm trong sạch vì không còn hoài nghi, chẳng hạn hoài nghi như “trong quá khứ, tôi có hiện hữu hay không?” v.v…

Khi đang quán sát sự thấy, sự nghe, v.v… thiền sinh hiểu được rằng mình thấy vì có mắt, có vật thấy được; mình nghe vì có tai và có âm thanh v.v… và chỉ có nhân và quả mà thôi. Nếu chúng ta không quán sát thì chúng ta sẽ không biết đúng đắn. Nếu không biết đúng đắn thì chúng ta sẽ vui sướng và thích thú vào đối tượng. Vì sự tham ái này mà chúng ta sẽ bám giữ. Vì bám giữ nên chúng ta hành động và nói năng để đạt được gì mình muốn. Nếu chúng ta làm chuyện bất thiện thì chúng ta sẽ chịu hậu quả đau khổ, v.v… Tùy vào ba-la-mật, chúng ta hiểu nhân và quả tương quan với nhau như thế nào.

Biết như vậy, chúng ta hiểu rõ rằng trong cái tấm thân này chỉ có nhân và quả; chẳng có ai điều khiển hay tạo tác, chỉ có nhân và quả. Đây gọi là paccaya-pariggaha-ñāna hay tuệ minh sát về nhân và quả. Khi tuệ minh sát này trở nên lớn mạnh, chúng ta sẽ xác định rằng trong các kiếp trước cũng chỉ có nhân và quả và trong tương lai cũng chỉ có nhân và quả. Đây là kaṁkhā-vitaraṇa-visuddhi, đoạn-nghi tịnh; lúc này tâm chúng ta được trong sạch nhờ không còn hoài nghi, chẳng hạn hoài nghi như “tôi có hiện hữu trong quá khứ hay không?” v.v…

9. Làm sao sự hiểu biết về vô thường sanh khởi?

Khi niệm, định và tuệ trở nên lớn mạnh, trong khi đang quán sát sự phồng xẹp, v.v… chúng ta biết rõ ràng cái bắt đầu và cái chấm dứt của phồng. Chúng ta cũng biết rõ ràng cái bắt đầu và cái chấm dứt của xẹp. Khi co hay duỗi, chúng ta cũng biết rõ ràng cái bắt đầu và cái chấm dứt của co và duỗi.

Khi đi, chúng ta cũng biết cái bắt đầu và cái chấm dứt của từng bước một cách rõ ràng. Khi đang quán sát sự dở, bước và đạp của chân, chúng ta thấy rõ cái bắt đầu, cái chấm dứt của sự dở, cái bắt đầu, cái chấm dứt của sự bước, cái bắt đầu, cái chấm dứt của sự đạp. Biết như vậy, chúng ta có thể qua kinh nghiệm, xác định rằng các hiện tượng này biến mất sau khi sanh khởi, do đó là vô thường.

Khi đang quán sát sự đau v.v… chúng ta biết chính xác cái bắt đầu và cái chấm dứt của các cảm giác khó chịu. Khi ghi nhận “đau, đau” v.v…. qua kinh nghiệm của chính mình, chúng ta thấy rằng cái đau sau khi suy giảm, chấm dứt và biến mất. Biết như thế này, sau khi suy xét qua kinh nghiệm của chính mình, chúng ta xác định rằng các cảm giác khó chịu biến mất sau khi đã sanh khởi nên nó là vô thường. Đây chỉ lời gỉải thích ngắn gọn để thiền sinh hiểu được sự sanh diệt của thân tâm qua quá trình của nó, hay santati – quá trình liên tục, thuộc tuệ thấu đạt, hay sammasana-ñāna.

10. Khi nào thiền sinh thấy được rằng cái phồng không phải chỉ là một cái phồng và cái xẹp không phải chỉ là một cái xẹp?

Sau cái này, khi udayabbaya-ñāna, hay tuệ sanh diệt, sanh khởi, thiền sinh sẽ thấy rằng cái phồng không phải chỉ là một cái phồng và cái xẹp không phải chỉ là một cái xẹp mà là ba, bốn, năm, sáu v.v… phần riêng biệt. Sau đó, thiền sinh thấy nó lần lượt biến đi. Lúc này, tuệ vô thường trở nên rõ và dễ thấy hơn.

Lúc này, trong một cái co hay một cái duỗi, thiền sinh thấy thật nhiều cái co hoặc cái duỗi riêng biệt, diễn ra như nối đuôi nhau. Khi đang đi, trong một cái dở, một cái bước, và một cái đạp, thiền sinh thấy cái dở, bước, đạp riêng biệt và diễn ra cái này nối tiếp cái kia. Cũng vậy, khi đang ghi nhận “đau, đau”, thiền sinh thấy nhiều khoảnh khắc của sự đau sanh khởi và biến mất, sanh khởi và biến mất, nối đuôi nhau.

11. Anicca-nupassana-ñāna tuệ quán vô thường nghĩa là gì?

Thêm nữa, khi đang ghi nhận “nghe, nghe” thiền sinh kinh nghiệm rõ ràng là sau cái nghe, âm thanh biến mất, sau cái nghe nữa, âm thanh lại biến mất nữa. Thiền sinh cũng kinh nghiệm là tâm ghi nhận, vừa ghi nhận xong rồi biến mất; vừa ghi nhận xong nữa rồi lại biến mất nữa.

Những ai có trí tuệ sắc bén cũng kinh nghiệm và thấy sự biến mất xẩy ra rất nhanh; người ấy sẽ kinh nghiệm rằng bất cứ cái gì mình quán sát sẽ biến đi thật nhanh, và chợt hiểu rằng tất cả đều vô thường. Đây là sự hiểu biết thật sự về vô thường, anicca-nupassana-ñāna hay tuệ quán vô thường. Về phương pháp để có được tuệ này, có câu kệ sau đây: “Lúc đang quán sát, vì kinh nghiệm sự diệt của các hiện tượng, sự hiểu biết về vô thường này được gọi là anicca-nupassana-ñāna hay tuệ quán vô thường.”

12. Khi tuệ minh sát trở nên lớn mạnh, thiền sinh sẽ không còn thấy hình dáng nữa, vậy lúc đó thiền sinh sẽ kinh nghiệm gì?

Lúc bắt đầu hành thiền, khi thiền sinh quán các hoạt động của thân như phồng, xẹp v.v… thiền sinh thấy rõ hình dáng của bụng hay hình dáng của thân, của tay, chân v.v…

Tuy nhiên khi tuệ minh sát trở nên lớn mạnh, thiền sinh sẽ không còn thấy hình dáng nữa. Thiền sinh chỉ kinh nghiệm các hiện tượng liên tục biến mất. Dù đó là các hoạt động của thân như phồng xẹp của bụng, co, duỗi, đi v.v… dù đó là các cảm thọ; dù đó là các hoạt động của tâm như suy nghĩ, tính toán v.v… dù đó là các đối tượng của Pháp như thấy, nghe v.v… dù đó là tâm ghi nhận, khi thiền sinh thấy các hiện tượng này chỉ biến đi ngay lập tức, đó là anicca-nupassana-ñāna hay tuệ quán vô thường, nghĩa là tâm biết được sự vô thường trong mỗi ghi nhận.

13. Đến khi nào thiền sinh mới nhận thức được rằng tất cả là khổ và không có cái gì để vui thích và đáng tin cậy được?

Khi hiểu được vô thường như vậy, thiền sinh sẽ nhận thức rằng tất cả đều là khổ và không có cái gì để vui thích và đáng tin cậy được. Thiền sinh sẽ nhận thức rằng chỉ có các hiện tượng mà không có cái “tôi” cái “ta”. Thấy được như vậy là một niềm vui vô tận. Đến đây thiền sinh đang ở tầng tuệ diệt hay bhanga-ñāna.

14. Nếu thiền sinh tiếp tục quán sát liên tục thì sẽ kinh nghiệm gì kế tiếp?

Tuy nhiên thiền sinh không nên thoả mãn với sự hiểu biết ở mức này mà phải tiếp tục quán sát liên tục. Khi thấy các hiện tượng biến mất trong mỗi ghi nhận, thiền sinh có thể nghĩ rằng nó thật đáng sợ. Đây là tuệ Sợ, bhaya-ñāna. Sau khi thấy các hiện tượng là đáng kinh sợ, thiền sinh sẽ thấy chúng là thiếu sót, là không tốt. Đây là ādīnava-ñāna, Tuệ thấy Hiểm Nguy. Sau khi thấy sự thiếu sót, thiền sinh sẽ nhàm chán, không thích thú. Đây là nibbidā-ñāna Tuệ Chán Nản.

Sau khi nhàm chán, thiền sinh muốn vứt bỏ cái thân tâm này và không muốn bám níu nó. Đây là Tuệ Muốn Giải Thoát, mucintu-kamyatā-ñāna. Sau khi muốn vứt bỏ cái thân tâm này, thiền sinh vẫn phải tiếp tục quán sát liên tục để có thể vứt bỏ cái thân tâm này. Đây là Tuệ Suy Tư, paṭisankhā-ñāna. Khi thiền sinh tiếp tục quán sát và sự thực tập tiến bộ, thiền sinh không cần phải cố gắng nữa mà chánh niệm vẫn sanh khởi mà không suy giảm. Ban đầu thiền sinh phải cố gắng để ghi nhận bốn năm lần nhưng sau đó, các đối tượng ghi nhận tự phơi bầy một cách tự động. Sự biết cũng tự phơi bầy một cách tự động. Lúc đó giống như thiền sinh chỉ cần ngồi mà thôi, không phải cố gắng gì cả, và cảm thấy rất dễ chịu.

15. Đến tầng nào thiền sinh có thể quán và ghi nhận trong một, hai tiếng đồng hồ hoặc trong một thời gian dài liên tục mà không thối chuyển?

Vì sự ghi nhận và quán sát tốt đẹp như đã nói trên, nên tham ái không sanh khởi. Dù thiền sinh thấy các hiện tượng biến mất thật nhanh nhưng không thấy chúng là kinh sợ là thiếu sót. Chỉ có sự biết sanh khởi một cách liên tục. Đây là tuệ xả hành sankhār-uppekkhā-ñāna mà nhờ đó thiền sinh có thể quán sát các hiện tượng có điều kiện một cách bình thản. 

Lúc này không còn những cảm giác khó chịu như cứng, tê, đau v.v… mà thiền sinh cảm thấy thật dễ chịu. Thiền sinh có thể cảm nhận rằng dù mình đã thực tập hai, ba tiếng đồng hồ mà giống như chỉ một thời gian ngắn. Đây là một tuệ minh sát thật vi-tế và rất tốt.

Vì thời gian có hạn nên Sư xin ngừng ở đây. Trước khi chấm dứt chúng ta hãy cùng đọc lại ba điều đáng ghi nhận dựa trên các bài giảng của ngài Mahasi Sayadaw mà Sư đã nói lúc ban đầu:

1. Đối với những gì mình thật sự muốn có, thì không thể nhờ hỏi ai khác làm cho mình được. Pháp (i.e. chánh niệm, định tâm, tuệ minh sát, đạo, quả v.v.) cũng vậy. Chỉ khi nào chính mình thực tập thì pháp mới thành tựu được.

2. Người nào không biết đúng đắn, thì người ấy sẽ vui sướng và thích thú với các đối tượng. Bởi vì sự vui thích này mà người ấy bám níu; bởi vì bám níu, người ấy sẽ hành động và nói những lời để đạt được sự mong muốn của mình.

3. Khi chánh niệm, định tâm và trí tuệ được lớn mạnh, trong khi quan sát phồng xẹp, v.v… người thiền sinh sẽ thấy sự bắt đầu và sự chấm dứt của cái phồng một cách rõ ràng. Người thiền sinh cũng sẽ thấy sự bắt đầu và sự chấm dứt của cái xẹp một cách rõ ràng.

Audio (Việt dịch: Đạo Hữu Sơn Từ)

PHÁP THOẠI TRỰC TUYẾN ONLINE 2021

Đại Trưởng Lão Thiền Sư Tharmanaykyaw,

Yangon, Myanmar

Pháp Thoại Dành Cho Thiền Sinh Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana Tứ Niệm Xứ Theo Truyền Thống Mahasi Sayadaw., Archive, Web Link

Phần 1: Thực Hành Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Quan Trọng Như Thế Nào?, 19/12/2020,, Web, Youtube

Text (Chuyển Đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên), Web Link, FB, FB

Phần 2: Opanayiko – Hướng Thượng (Tới Nibbāna), 23/01/2021, Web, Youtube

Text (Chuyển Đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên), Web,

Phần 3: Sanditthiko: Tự Mình Thấy Biết, 20/2/2021, Web, Youtube

Text (Chuyển Đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên), FB, Web

Phần 4: Akaliko – Ehipasiko: Ngay Tức Thì – Đến Để Thấy, 20/3/2021, Web, Youtube, Web Link

Text (Chuyển Đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên), FB, Web Link,Web

Phần 5: Paccattam Veditabbo: Cần Tự Mình Liễu Ngộ, 24/4/2021, Web, Youtube

Phần 6: Sotapatti Magga: Những Đặc Tính Của Tu-Đà-Hoàn Đạo, P1, 23/5/2021

Việt Dịch, Youtube

Bản Gốc Anh-Việt. Youtube

Translation Of 6. Dhamma Talk In 5 Languages As Follows:

1. Bahasa Indonesia, Youtube

2. Myanmar Language, Youtube

3. Chinese Language, Youtube

4. Thai Language, Youtube

5. Vietnamese Language, Youtube

Bài 7: Sotapatti Magga: Những Đặc Tính Của Tu-Đà-Hoàn Đạo, P2, 20/6/2021

Việt Dịch. Youtube

Bản Gốc Anh – Việt , Youtube

ĐÔI NÉT VỀ THIỀN SƯ TA-MA-NÊ-CHÔ

Thiền Sư Ta-ma-nê-chô (Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabhivamsa) sinh ngày 28/07/1956 và trở thành sa-di năm 11 tuổi. Đến năm 20 tuổi ngài trở thành tỳ-kheo với thầy tế độ của mình là Đại sư Ma-ha Gan-day-on (Maha Gandhayon Sayadaw U Janakabhivamsa). Ngài đã nhận được học vị Ta-ma-nay-chô (Tharmanaykyaw), học vị Pháp sư (Dhammacariya), học vị Abhivamsa, những học vị được kính trọng nhất, cao nhất trong hệ thống học vị của Phật giáo Theravada Myanmar, cũng như đã vượt qua kỳ thi Sakyasiha.

Năm 2018 Ngài được chính phủ Myanmar trao tặng danh hiệu cao quí Aggamahāganthavācakapaṇḍita – The foremost great wise in teachings/reciting Pāli Canon) – Bậc Đại Trí Giả Tối Thắng trong truyền dạy Pāli Canon – Phật ngôn chánh tạng.

Ngài đã ở Trung tâm thiền Mahasi 8 năm, sau đó đã cùng Thiền sư Panditamrama Sayadaw (Ngài Ashin Panditabhivamsa) chuyển tới trung tâm thiền quốc tế Panditarama, hướng dẫn, giảng dạy cho các thiền sinh quốc tế hơn 15 năm tại đây.

Từ năm 2006, ngài trở thành Viện trưởng Thiền viện Ta-ma-nay-chô Ma-ha-gan-day-ôn (Thamrmanaykyaw Mahagandhayon Monastery) tại Mawbi, Yagoon.

Ngài hướng dẫn thiền sinh thiền vipassanā, dạy Vinaya Pāḷi (Tạng Luật) cho các vị tỳ-kheo, mở khóa tu huấn luyện sa-di, tu nữ, trẻ em; phụng sự cho sự hoăng dương Giáo pháp của Đức Phật, và đã viết hơn 100 cuốn sách giảng dạy những điều cốt tủy của Phật giáo Theravada.

Ngài đã được thỉnh mời giảng dạy các khóa học, và hướng dẫn các khoá thiền tại Hoa kỳ, Thái lan, Đài loan, … và Việt nam 4/2016 – tại thiền viện Phước Sơn Đồng nai, tại Nha Trang, và tại Tòa nhà NEM 545 Nguyễn Văn Cừ, Hà nội.

 

HOW IMPORTANT IS IT TO PRACTICE SATIPAṬṬHĀNA VIPASSANĀ MEDITATION (PART – 5)?

As a continuation from the last Dhamma Talk on March 21, 2021, today (on April 25, 2021) I am going to continue to explain the importance of practicing Satipaṭṭhāna vipassanā meditation, based on the writings of the Venerable Mahasi Sayadaw.

On this occasion I also would like to share three more things that are especially note worthy from Mahasi Sayadaw that I think will be beneficial to your practice:

1. As for the things that really must arise in one’s own mind and body process, one cannot ask someone else to do them on one’s behalf. The Dhamma is also like this. Only if one practices oneself, will it become fulfilled in oneself.

2. If one doesn’t know correctly, then one enjoys and takes delight in objects. Because of this attachment, one clings. Because of clinging, one acts and speaks so as to fulfill one’s desires.

3. When mindfulness, concentration and knowledge have become mature, while one is observing rising and falling, etc., one comes to know the beginning of the rising and the end of the rising clearly. One also comes to know the beginning of the falling and the end of the falling clearly.

1. What is the meaning of paccattaṁ veditabbo?

In the world, only if you work, will your business be accomplished. If you eat, only you will become full, other people will not become full. If you are sleepy, only after sleeping yourself, you will be refreshed. If someone else sleeps, you will not become refreshed by that other person’s sleep. As for the things that really must arise in one’s own mind and body process, one cannot ask someone else to do them on one’s behalf. The Dhamma is also like this. Only if one practices oneself, will it become fulfilled in oneself. Therefore, paccattaṁ veditabbo – it is a Dhamma that must only be experienced personally and individually by those who practice it.

2. What is nivarana citta, mental hindrance?

At the beginning of practice, the mind goes here and there, and is not calm. This is called nivarana citta, mental hindrance. It means types of consciousnesses that prevent concentration and knowledge from arising. One must remove them every time they arise.

3. What is cittavisuddhi, mental purity?

By removing them in this way (one must remove them every time they arise), when sati and samādhi become strong, the mind will no longer wander off. Only the noting mind arises continuously. The preceding consciousness is the noting consciousness, the succeeding consciousness is also the noting consciousness. In this way, only the noting mind arises and is pure and clean. This is called cittavisuddhi, mental purity.

4. How does one distinguish between matter and mind?

Starting from the time the mind is pure, one knows that the noted object is one thing, and the noting mind is another thing. Previously one thought that the noted object of the body and the noting mind were one person. Now, one no longer thinks in this way. One sees them as two separate things. The noted objects of rising and falling are one thing, and the mind that notes and knows rising and falling etc. is another thing. One comes to know the two separately. One also distinguishes each of the noted objects of bending, stretching, moving, changing postures, standing, walking, lifting, moving forward and placing etc., which are the physical body to be noted, from the noting mind. It is not possible even to see them mixed together.

5. When is one free from the wrong view of self, attadiṭṭhi, and when does one gain clear knowledge diṭṭhivisuddhi?

This is the insight knowledge that distinguishes between the body and mind, nāmarūpa-paricchedañana. When one knows in this way that the body is one thing, and the knowing mind is another thing, one is free from the wrong view of self, attadiṭṭhi, under which one believed that previously there was only one single person and one single body. Being free from attadiṭṭhi and gaining clear knowledge is called diṭṭhivisuddhi, purity of views.

6. What must one note before the changing of postures, the bending or stretching?

While observing rising, falling, sitting, etc., if stiffness, heat, pain, etc., arise, one must note them. While observing these feelings, if the desire to change postures, the desire to bend, and the desire to stretch arise, one must note them as well. After observing these intentions, one must then note the changing of postures, the bending or stretching.

7. How does one come to understand that there are only cause and effect?

Because of the desire to change postures, one changes postures. Because of the desire to bend, one bends. Because of the desire to stretch, one stretches. Due to the desire to change postures, the desire to bend and the desire to stretch, the resulting physical phenomena of changing postures, the bending and the stretching arise. There is no self or “I” who is acting. In this way, one comes to understand that there are only cause and effect.

While observing walking, lifting, moving forward and placing, the desire to walk, the desire to lift the foot up, the desire to move the foot forward, and the desire to place the foot down become obvious. One must note and know the desire to walk and the walking, the desire to lift and the lifting, etc. By observing in this way, one comes to know that one walks because of the desire to walk. After knowing that one lifts the foot because of the desire to lift, one comes to realize with one’s own knowledge that there are only cause and effect.

8. When does one become purified with liberating knowledge from doubts such as “Did I exist in the past?” etc.?

While observing seeing, hearing, etc., one comes to know that one sees because there are the eye and the visible object, one hears because there are the ear and sound, etc., and that there are only cause and effect. If one doesn’t observe, then one doesn’t know correctly. If one doesn’t know correctly, then one enjoys and takes delight in objects. Because of this attachment, one clings. Because of clinging, one acts and speaks so as to fulfill one’s desires. If one performs wholesome actions, then one enjoys pleasant results. If one performs unwholesome actions, then one suffers painful results, etc. One comes to know how cause and effect interrelate according to the one’s paramī knowledge.

By knowing in this way, one comes to understand clearly that in the body there are only its causes and its effects, there is no one who directs or creates, there are only cause and effect. This is paccayapariggahañana, insight knowledge of cause and effect. When this insight knowledge becomes strong, one can determine that in previous existences also only cause and effect existed, and in the future also only cause and effect will arise. This is kaṁkhāvitaraṇvisuddhi. One becomes purified with liberating knowledge from doubts such as “Did I exist in the past?” etc.

9. How does knowledge of impermanence arise?

When mindfulness, concentration and knowledge have become mature, while one is observing rising and falling, etc., one comes to know the beginning of the rising and the end of the rising clearly. One also comes to know the beginning of the falling and the end of the falling clearly. When bending and stretching, one also comes to know the beginning and the end of the bending, the beginning and the end of the stretching clearly.

When walking, one comes to know the beginning and the end of each step clearly. While observing the lifting, moving forward and placing of the foot, etc., one comes to know the beginning and end of the lifting, the beginning and end of the moving forward, and the beginning and end of the placing. By knowing in this way, one is able to determine after examining with one’s personal knowledge that these phenomena disappear after arising, and are impermanent.

While observing pain, etc., one comes to know the beginning and the end of the unpleasant feelings precisely. When observing “pain, pain,” etc., one comes to know through one’s own experience that the pain, etc., after decreasing, stops and disappears. By knowing in this way, one is able to determine after examining with one’s personal knowledge that the unpleasant feelings disappear after arising, and are impermanent. This is only a brief discussion of the method of knowing the arising and disappearance of body and mind through santati (continuity) during sammasanañana.

10. When does one come to see that the rising is not just one rising, and the falling is not just one falling?

After this, when udayabbayañana arises, one comes to see that the rising is not just one rising, and the falling is not just one falling, but three, four, five, six, etc., separate parts. Then, one sees that they disappear rapidly in succession. At this time, the knowledge of impermanence becomes clearer and more distinct.

At this time, within one bending or stretching, one sees that many, many separate bendings or stretchings occur in succession. When walking, within one lifting of the foot, one moving forward of the foot, and one placing down of the foot, one sees that many separate lifting, moving forward and placing down movements occur in succession. Also when noting “pain, pain,” one sees that many separate moments of pain arise and disappear, arise and disappear in succession.

11. What is aniccanupassanañana?

Also when noting “hearing, hearing,” one experiences clearly that after hearing, the sound disappears; after hearing again, the sound disappears again. One also clearly experiences that the noting mind also notes and disappears, notes again and disappears again; the noting mind itself disappears rapidly.

People with keen knowledge also experience seeing rapidly disappearing in a blur, one clearly experiences that whatever is observed only rapidly disappears, and comes to understand that everything is impermanent. This is true knowledge of impermanence, aniccanupassanañana. For the method of gaining this knowledge, we give the following verse: “At the moment of observation, due to experiencing the disappearance of phenomena, understanding impermanence is aniccanupassanañana.

12. When insight knowledge becomes mature, one no longer sees form or shape, at that time what will one experience?

At the beginning of practice, when one is observing bodily actions such as the rising and falling, etc., one clearly perceives the form or shape of the abdomen, and the form or shape of the body, arms and legs.

However, when insight knowledge becomes mature, one no longer sees the form or shape. One only experiences phenomena successively disappearing. Whether they are bodily actions such as the rising and falling of the abdomen, bending, stretching, walking, etc.; whether they are feelings; whether they are mental activities such as thinking and planning; whether they are dhamma objects such as seeing, hearing, etc., whether it is the noting mind, when one sees that these

phenomena only disappear immediately, aniccanupassanañana which knows impermanence with every noting arises.

13. When does one come to realize that everything is also suffering and that there is nothing enjoyable or reliable?

By knowing impermanence in this way, one comes to realize that everything is also suffering and that there is nothing enjoyable or reliable. One also comes to realize that there is only impersonal phenomenon without a self or “I.” Coming to know in this way is an extremely joyful and satisfying thing. This is how one knows at the stage of bhangañana.

14. What are the next experiences if one keeps on observing continuously?

However, one should not yet be satisfied with knowing just this much. One must keep on observing continuously. When one sees phenomena rapidly disappearing with every noting in this way, one may think that they are fearful. This is bhayañana. After perceiving phenomena as fearful, one may come to see them only as faulty, as nothing good. This is ādīnavañana. After seeing the faults, one becomes disenchanted, without enjoyment. This is nibbidāñana.

After disenchantment, one wants to discard the body and mind and not to hold onto them. This is mucintukamyatāñana. After wanting to discard the body and mind, one must once again keep on observing continuously so as to be able to discard the body and mind. This is paṭisankhāñana. When one’s re-observation becomes good, without making special effort, mindfulness arises with non-declining momentum. In the beginning, one only has to make effort to observe four, five, ten times. Afterwards, the noted objects arise by themselves. The knowing also happens by itself. It seems as though yogis are just sitting, it is extremely pleasant.

15. During which stage is one able to note and observe for an hour, two hours, etc., for a long time continuously without losing momentum?

Because the noting and knowing are good in this way, attachment does not arise. Although one sees phenomena rapidly disappearing, one does not see them as fearful or faulty. Only knowing arises continuously. This is sankhāruppekkhāñana which is able to observe conditioned phenomena with equanimity. When reaching sankhāruppekkhāñana, one is able to note and observe for an hour, two hours, etc., for a long time continuously without losing momentum.

There are no unpleasant feelings such as stiffness, numbness, pain, etc. One is quite comfortable. One may even feel that although one has been practicing for two or three hours, only a short time has passed. This is an extremely subtle and good vipassanā insight knowledge.

Due to the time constraint, I will stop the Dhamma talk here. Before we conclude this Dhamma talk let us recite again three things that are especially note worthy from Mahasi Sayadaw which were given in the beginning.

1. As for the things that really must arise in one’s own mind and body process, one cannot ask someone else to do them on one’s behalf. The Dhamma is also like this. Only if one practices oneself, will it become fulfilled in oneself.

2. If one doesn’t know correctly, then one enjoys and takes delight in objects. Because of this attachment, one clings. Because of clinging, one acts and speaks so as to fulfill one’s desires.

3. When mindfulness, concentration and knowledge have become mature, while one is observing rising and falling, etc., one comes to know the beginning of the rising and the end of the rising clearly. One also comes to know the beginning of the falling and the end of the falling clearly.

May you be well and happy.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Bài viết liên quan

  • Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ?, Web, Face
  • Chuẩn Bị Tâm Thái Trước Khi Hành Thiền, Web, Youtube, Web Link
  • Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ, Web, Face
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, Face
  • Căn Bản Thực Hành Tứ Niệm Xứ
  • Minh Sát Vipassana – Thiền Hành & Thiền Tọa, Web
  • Thực Hành Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Quan Trọng Như Thế Nào?, Web
  • Mahasi Sayadaw Vipasana Meditation Instructions
  • Hướng Dẫn Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana By Tharmaneykyaw Sayadaw
  • English Version. Youtube
  • Thiền Sư Mahasi – Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Minh Sát Phần 1, Web
  • Hộ Trì Cho Mình Hộ Trì Người Khác, Web, Face
  • Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì, Web, Face
  • Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, Face
  • Tập Trung Vào Đề Mục Chính Để Vun Bồi Phát Triển Định Trong Tu Tập Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassnā Tứ Niệm Xứ, Web, Face
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, Face
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, Face
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, Face
  • Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, Face
  • Lợi Ích Phòng Hộ Các Căn Là Gì ?, Web, Face
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, Face
  • Làm Thế Nào Diệt Trừ Tà Kiến, Web, Face
  • “Tu Tập Và Phát Triển Thái Độ Không Bám Níu, Không Chấp Trước Vào Bất Cứ Cái Gì Trên Đời Này” Là Tu Tập Cái Gì? Như Thế Nào?, Web, Face
  • Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ!, Web, Face
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát, Web, Face
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, Face
  • Quán Pháp – Tứ Thánh Đế: Thực Hành Tu Tập Định – Tuệ Hiệp Thế Dẫn Đến Định – Tuệ Siêu Thế Như Thế Nào?, Web
  • Bài 4/6 Phần 1 – Như Lý Tác Ý Là Như Thế Nào?, Web, Face
  • Bài 4/6 Phần 2 – Như Lý Tác Ý: Có Bao Nhiêu Cách Quán Vô Thường – Khổ – Vô Ngã Của Ngũ Uẩn Trong Thực Hành Tu Tập Hàng Ngày?, Web
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, Face
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, Face
  • Ngũ Uẩn Là Gì, Web, Face

Audio Bài Giảng

  • (46) Quán Pháp: Ngũ Uẩn – Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, Sự Xuất Ly. Thiền Sư Viên Phúc, Web Link, Youtube
  • (47) Quán Ngũ Uẩn: Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức – Không Phải Của Ta Hãy Từ Bỏ Nó., Web Link, Youtube
  • (48) Như Lý Tác Ý Ngũ Thủ Uẩn Là Rỗng Không Là Trống Không, Web Link, Youtube
  • Hiện Tại Lạc Trú Là Gì? Tịch Tĩnh An Trú Là Gì? Đoạn Diệt (Phiền Não) Là Gì?, Web, Face
  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, Face
  • Sayādaw U Sīlānanda – Myanmar.
  • Anata – Vô Ngã Là Gì, Web, Face
  • Vô Ngã Là Vô Thường & Khổ, Web, Face
  • Vô Ngã: Hiểu Biết Đúng Đắn Và Hiểu Biết Sai Lầm, Web, Face
  • Anata – Vô Ngã Là Gì, Web, Face
  • Who Am I, Ta Là Ai, Web, Face
  • Thấy Chỉ Là Thấy, Web, Face
  • Ai Đang Nói, Ai Đang Nghe, Web, Face
  • Ai Ăn Thức Thực? Ai Cảm Xúc? Ai Cảm Thọ? Ai Khát Ái? Ai Chấp Thủ?, Web, Face
  • Hết Luân Hồi Thì Đi Đâu, Web, Face
  • Điều Này Không Thể Xảy Ra, Web, Face
  • 8 Pháp Vi Diệu Chưa Từng Có Trong Pháp Và Luật Của Đức Thế Tôn Là Gì?, Web, Face
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, Face
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, Face
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, Face
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, Face
  • Bốn Đạo Lộ Tu Tập Chỉ Tịnh Samatha – Minh Sát Vipassanā Dẫn Tới Đạo Quả Alahán, Web
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, Face
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, Face
  • Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, Face
  • Bạn Chăm Sóc Thân Thể Của Bạn, Tại Sao Không Chăm Sóc Tâm Trí Của Bạn?, Web, Face
  • Ái Dục Trói Buộc Chúng Sinh Vào Khổ Đau Bất Tận Của Luân Hồi Sinh Tử Trong Tam Giới Như Thế Nào?, Web, Face
  • 7 Yếu Tố Cần Thiết Đưa Đến Giác Ngộ Là Gì?, Web, Face
  • Nhân Để Sinh Giác Ngộ Có Mấy Pháp?, Web, Face
  • Pháp Thoại: Thất Giác Chi – 7 Yếu Tố Giác Ngộ, Web
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhất: Chánh Niệm., Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2 Tiếp Theo), Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Tư: Hỷ, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Năm: Thư Thái Giác Chi, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Sáu: Ðịnh, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Bảy: Xả, Web, Face
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì, Web, Face
  • “Người Hiền Trí” – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, Face
  • “Người Hiền Trí” – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, Face
  • “Người Hiền Trí” – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, Face
  • “Người Hiền Trí” – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (Ṭhānāṭhā­Na­ – Possible And Impossible), Web, Face
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, Face
  • Làm Thế Nào Diệt Trừ Tà Kiến, Web, Face
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, Face
  • “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo” P4: Vô Minh Duyên Hành, Web, Face
  • Lý Duyên Sinh – Bánh Xe Sinh Tử, Web, Face
  • Playlist Loạt Bài Giảng: “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Youtube
  • Kinh 7 Trạm Xe, Web, Face
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, Face
  • Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, Face
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, Face
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, Face
  • Chớ Có Tu Lộn Ngược, Web, Face
  • Lộn Ngược Là Thế Nào, Web, Face
  • Thế Nào Là Tưởng Điên Đảo? Tâm Điên Đảo? Kiến Điên Đảo?, Web, Face
  • Thế Nào Là Hão Huyền? Thế Nào Là Vọng Tưởng?, Web, Face
  • Thuận Theo Tự Nhiên Nào, Web, Face
  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, Face
  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, Face
  • Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, Face
  • Tôn Giả Nhất Cú Và Tôn Giả Cùla-Panthaka, Web, Face
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên facebook ngày 19 tháng 7, 2021.