Phần 1: Thực hành Thiền Minh Sát tứ niệm xứ quan trọng như thế nào?

[lwptoc]

Đại Trưởng Lão Thiền sư Ta–ma–nê–chô (Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabivamsa – Agga mahā ganthavācaka paṇḍita) – Pháp thoại dành cho thiền sinh thực hành thiền Minh Sát Vipassana Tứ Niệm Xứ theo truyền thống Mahasi Sayadaw.

 

BÀI 1 – THỰC HÀNH THIỀN MINH SÁT TỨ NIỆM XỨ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO❓

🍀 Audio (Việt dịch: Đạo Hữu Sơn Từ) youtu.be, archive.org

🍀 Text (Chuyển đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên) web, Facebook

(English below)

Hôm nay sư [Tharmanaykyaw Sayadaw] muốn chia sẻ với quý vị bài kinh có tên là Satisutta – Kinh Cây thương trong bộ Tương Ưng bộ kinh, chương Nitanavaga và sư sẽ giải thích sự quan trọng về việc thực tập thiền quán Vipassana dựa trên những bài viết của thiền sư Mahasi Sayadaw

Trong dịp này sư muốn chia sẻ với quý vị ba điều đáng ghi nhận trong những lời dạy của ngài Mahasi Sayadaw mà sư nghĩ là sẽ có lợi ích cho sự thực tập của quý vị.

1 – Không ai có thể biết chắc chắn được là ngày mai mình có chết hay không, do đó không không nên chậm trễ, không nên đợi đến ngài mai hay ngày mốt, chúng ta phải thực tập thiền minh sát ngày hôm nay, ngay trong ngày hôm nay.

2 – Điều quan trọng nhất là chúng ta phải có chánh niệm trên bản chất thật sự hay là thực tính của những gì đang sanh khởi.

3 – Không được có kẻ hở hay sự ngừng nghỉ trong chánh niệm, chánh niệm phải được duy trì một cách liên tục.

🍀 CÂU HỎI 1: Đức Phật có cho những ví dụ so sánh nào để khuyến khích các tỳ kheo hãy nhanh chóng loại trừ thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi)?

Trong bài kinh Sattisutta (kinh cây thương), Đức Phật dạy rằng

“Sattiyā viya omaṭṭho,

ḍayhamānova matthake;

Sakkāyadiṭṭhippahānāya,

sato bhikkhu paribbaje”ti.

Có nghĩa là:

Tương tự như một người bị mũi tên bị đâm vào ngực, người ấy phải nhanh chóng rút mũi tên ấy ra và chữa trị vết thương.

Tương tự như một người mà đầu của mình bị cháy phải nhanh chóng tìm cách dập tắt lửa đó.

Tương tự như vậy một vị tỳ kheo hay một người nào thấy được sự nguy hiểm trong vòng luân hồi (samsara) và muốn hành thiền để thoát khỏi nó thì người đó phải có chánh niệm, phải nhanh chóng cố gắng tìm cách để mà diệt trừ thân kiến – sự hiểu biết sai lầm về cái ngã.

🍀 CÂU HỎI 2: Quan trọng như thế nào là việc thoát khỏi thân kiến(Sakkāyadiṭṭhi)?

Nếu mà một người thoát khỏi thân kiến thì người đó sẽ không còn phải tái sanh vào bốn khổ cảnh.

Nếu người đó có tái sanh vào cảnh người hay cảnh trời thì cũng sẽ không quá bẩy lần.

Nhiều nhất là người đó phải tái sanh bẩy lần, và đến kiếp thứ bẩy thì người đó sẽ đạt được thánh quả Alahán và nhập vào Bát Niết Bàn (Parinibbana).

Nếu người đó sanh vào cõi Phạm Thiên thì người ấy sẽ đạt được thánh quả Alahán và nhập vào Bát Niết Bàn tại đây.

Do đó điều quan trọng nhất là phải diệt trừ được thân kiến(Sakkāyadiṭṭhi) bằng cách chứng ngộ được Thánh Đạo(ariya–magga).

Bởi vì đây là điều quan trọng nhất, cho nên Đức Phật mới dạy rằng hãy có chánh niệm.

Một người phải nhanh chóng diệt trừ thân kiến bằng thánh đạo.

🍀 CÂU HỎI 3: Thân kiến là gì? Sakkāyadiṭṭhi là gì?

Đó là sự hiểu biết hay niềm tin sai lầm về cái uẩn/nhóm thân tâm này thật sự có mặt như là một bãn ngã hay là tôi. Hiểu biết hay suy nghĩ, tin tưởng sai lầm như vậy gọi là thân kiến hay Sakkāyadiṭṭhi.

Trong tiếng pali: là hợp ngữ có ba phần:

Sak → có mặt một cách rõ ràng

Kāya → nhóm/uẩn/ tập hợp

Diṭṭhi → tà kiến hoặc tin sai

Sakkāya → nhóm/tập hợp của thân và tâm, của những hiện tượng thân và tâm có mặt một cách dễ dàng.

Sakkāyadiṭṭhi → tà kiến về hiện tượng thân này có mặt rõ ràng là ta là tôi, là có một người.

🍀 CÂU HỎI 4: Thân kiến (Sakkāyadiṭṭhi) sanh khởi như thế nào trong sự thấy?

Trong giây phút giây thấy có cái gì rõ rệt?

Một người thấy được là nhờ có cặp mắt, nếu không có cặp mắt một người thấy được không. Nên trong giây phút thấy con mắt thật sự hiện hữu.

Khi một người thấy bởi vì có một vật để thấy. Một người có thể thấy được nếu không có vật gì để thấy không? Không, không thể được. Do đó, vật thấy được cũng hiện hữu trong giây phút thấy.

Chúng ta không cần phải nói là trong giây phút đó lại còn có cái tâm thấy cũng có mặt nữa.

Do đó ở giây phút thấy có: (1) con mắt, (2) vật thấy được và (3) tâm thấy.

Ba phần này trong giây phút thấy đó hiện hữu rõ ràng.

Trong ba phần này: con mắt và vật thấy được gọi là Rùpa hay là hiện tượng về sắc.

Những hiện tượng về sắc này thì tự nó không biết gì cả. Khi mà nó gặp điều kiện đối nghịch thì nó sẽ thay đổi một cách nào đó. Do đó con mắt và vật thấy được gọi là Rupa hay sắc. Có nghĩa là, đó là những pháp thay đổi khi gặp điều kiện đối nghịch chẳng hạn như là nóng hay lạnh.

Tuy nhiên để cho dễ hiểu ta có thể gọi đó là những pháp mà không có thể chụp bắt hoặc biết được đối tượng.

Trong khi đó tâm thấy là một hiện tượng tâm lý mà có thể biết được đối tượng.

Nói tóm lại trong giây phút thấy có con mắt, vật thấy được gọi là rupa hay sắc, và tâm thấy gọi là nama hay danh. Thì trong giây phút thấy đó những hiện tượng danh sắc này có mặt một cách rõ ràng.

Nhưng mà người thường họ nghĩ đây là có một người đang sống, có một bản ngã đang sống hay có cái tôi. Đây là cái nhìn sai lầm về những tập hợp thân và tâm, xem nó như là tôi hay là tôi. Thì cái nhìn sai lầm này chính là Sakkāyadiṭṭhi hay thân kiến.

🍀 CÂU HỎI 5: Cái sự dính mắt vào cái tôi, cái ta này sanh khởi như thế nào trong sự thấy?

Con mắt cũng như là thân này người đó xem là tôi cái tâm thấy cũng được xem là tôi, tôi đang thấy, cái sự thấy này là tôi.

Khi một người nhìn thấy cái tay của mình người đó nghĩ trong đầu: tôi đang thấy tôi.

Đối tượng của sự thấy đó người đó cũng xem là tôi, cái bản ngã của mình.

Con mắt, tâm thấy, vật thấy được, cả ba người ấy xem là tôi. Sự tin tưởng hay xem sai lầm này thì gọi là thân kiến.

Khi mà người đó nhìn thấy người khác, người đó nghĩ là người đó đang thấy một người đàn bà, một người đàn ông, một vật đang sống thay người nào đó. Thấy như vậy gọi là thân kiến.

Bắt đầu từ tâm thấy tất cả những tâm khác cũng vậy, cũng như là nguyên cái thân của mình người đó sẽ bám níu cho cái đó là tôi.

Con mắt vật thấy được, tâm thấy tất cả ba hợp lại được xem như là một bản ngã hay chúng sanh. Đó là tà kiến Sakkāyadiṭṭhi

🍀 CÂU HỎI 6: Làm thế nào để chúng ta có thể thoát khỏi cái tà kiến về cái ngã?

Rất là khó mà có thể thoát khỏi sự dính mắc vào cái ngã, dính mắc vào Sakkāyadiṭṭhi này. Trong một người bình thường thì sự dính mắc này có mặt. Với những ai có học về Abhidhamma (Vi diệu pháp/ Thắng pháp/ A tỳ đàm) sự dính mắc về ngã có thể nói là bị bớt đi một ít phần nào.Tuy nhiên nó không thể là hoàn toàn thoát khỏi.

Một người không thể nào thoát khỏi sự dính mắc/bám níu vào ngã bằng những sự học hỏi qua sách chỉ khi nào người đó có sự hiểu biết thân chứng qua kinh nghiệm mà người đó liên tục ghi nhận và biết trong từng cái thấy, từng cái nghe, từng cái đụng chạm, từng cái suy nghĩ, và tất cả kinh nghiệm biết về không có ngã, thì người đó mới thoát khỏi sự bám níu vào ngã.

Tuy nhiên khi mà chúng ta không có ghi nhận, không có biết thì khi đó sự bám níu vào ngã sanh khởi trở lại.

Một người chỉ có thoát khỏi hoàn toàn sự bám níu này chỉ có khi nào mà thánh đạo, người đó có thể đạt được thánh đạo. Một người phải diệt trừ sự bám níu này bằng cách có tuệ minh sát, bằng cách ghi nhận và biết cho đến khi mà thánh đạo sanh khởi.

🍀 CÂU HỎI 7: Ai có sự dính mắc mạnh mẽ về cái thân kiến?

Bởi vì được nghe lời dạy của Đức Phật nên một người đó có thể hiểu được rằng sự thấy, sự nghe chỉ là những hiện tượng tâm vật lý mà nó sanh khởi, sanh và diệt một cách liên tục. Và đối với người này thì sự dính mắc này vào cái tôi cái ta nó cũng không mạnh lắm, nó cũng được giảm thiểu được một chút ít, sự dính mắc này không có quá đáng.

Đối với những ai không được nghe lời dạy của Đức Phật, và không có được hiểu như vậy, thì người đó sẽ có sự dính mắc vào cái tôi, vào cái ta rất là mạnh, và những người đó sẽ nghĩ rằng có một bản ngã đang sống, có một cái tôi thật sự đang hiện hữu. Một số người nghĩ rằng có linh hồn đang hiện hữu, nghĩ rằng trong phút giây chết có một linh hồn thoát ra và khi đi tái sanh linh hồn đó nhập vào thân xác của đứa bé. Suy nghĩ như vậy là dính mắc, bám níu vào tà kiến về ngã.

🍀 CÂU HỎI 8: Tại sao sự diệt trừ thân kiến là điều quan trọng nhất?

Đó là vì lúc nào thân kiến còn có mặt, thì trong lúc đó, sau khi một người tạo những nghiệp bất thiện thì người đó có thể tái sanh vào bốn khổ cảnh.

Ta có thể nói rằng cánh cửa đưa xuống những khổ cảnh đang mở. Do đó rất là quan trọng để chúng ta loại trừ thân kiến.

Nếu một người có thể diệt trừ thân kiến bằng tuệ nhập lưu đạo, thì người đó sẽ không bao giờ tái sanh vào bốn khổ cảnh.

Người đó cũng không còn khả năng làm việc bất thiện mà để có thể đưa người đó xuống, tái sanh vào bốn khổ cảnh. Và những nghiệp bất thiện mà người đó đã làm trước đây cũng không còn điều kiện để đưa người đó phải đi tái sanh vào bốn khổ cảnh. Cánh cửa đưa xuống bốn khổ cảnh bây giờ đã được đóng chặt. Tất cả những đau khổ mà một người phải kinh nghiệm sau khi tái sanh vào bốn khổ cảnh đã được hoàn toàn dập tắt.

Còn chưa hết nếu người đó tái sanh vào cõi người hay trời thì người đó cũng không quá bẩy lần. Tất cả những đau khổ về già bệnh chết vv… mà người đó phải đối diện qua quá bẩy kiếp hoàn toàn bị tiêu diệt. Chỉ trong vòng bẩy kiếp tái sanh, sau khi người đó đạt được thánh quả Alahan thì người đó sẽ kinh nghiệm được Niết bàn nơi mà dập tắt tất cả sự đau khổ.

🍀 CÂU HỎI 9: Tại sao chúng ta phải nhanh chóng diệt trừ thân kiến?

Như vậy đối với những gì chúng ta vừa mới học, thì điều quan trọng nhất là diệt trừ thân kiến.

Thì Đức Phật mới dạy rằng người nào thấy được sự đau khổ của những vòng luân hồi Samsara mà muốn hành thiền để mà thoát khỏi nó thì người ấy phải có chánh niệm, phải nhanh chóng cố gắng tìm cách diệt trừ tà kiến về ngã hay thân kiến.

Cũng như là một người bị đâm bởi một cây thương, cũng không thể nào hành động một cách chậm trễ. Người ấy phải cố gắng tìm cách nhanh chóng rút cây thương ra càng sớm càng tốt trị vết thương đó.

Tương tự như một người mà đầu tóc đang bị cháy, phải đem hết sự cố gắng của mình ra để dập tắt ngọn lửa ngay lập tức.

Cũng tương tự như vậy, trong việc diệt trừ thân kiến, một người phải tức tốc nỗ lực ngay lập tức diệt trừ nó.

Tại sao như vậy?

Đó là vì mình không có biết được chắc chắn là mình sẽ sống bao lâu? Mình không biết được ngày hay giờ nào mình sẽ chết?

Và trước khi mà mình chết, trong lúc mà chúng ta đang còn có thì giờ, thì chúng ta phải tìm cách diệt trừ tà kiến này.

🍀 CÂU HỎI 10: Tại sao chúng ta phải hành thiền minh sát ngay trong này hôm nay?

Với sự cố gắng mạnh mẽ này có thể làm khô héo và dập tắt những bợn nhơ, phiền não của tâm thì một người phải hành thiền minh sát ngay trong ngày hôm nay.

Không có đợi cho đến ngày mai hay ngày mốt?

Tại sao như vậy?

Đó là vì không ai có thể biết được ngày mai mình có thể chết đi hay không?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể tạo ra sự chết. Chẳng hạn như là bệnh tật, thuốc độc, vũ khí,.vv…

Chúng ta không thể nào lấy hẹn với tử thần.

Chúng ta không thể nào mà đút lót tử thần.

Chúng ta cũng không thể nào tập hợp binh lính chống lại tử thần.

Không ai biết được chắc chắn ngày mai mình có thể chết hay không.

Do đó không có nên chậm trễ, không có đợi đến mai hay mốt, ta phải hành thiền minh sát trong ngày hôm nay.

🍀 CÂU HỎI 11: Làm thế nào một người hành thiền minh sát dùng thiền na (Jhāna) làm nền tảng?

Đối với một người nào đắc được thiền–na người đó có thể hành thiền minh sát mà dùng thiền–na làm nền tảng.

Phương pháp đó như thế này, ngay sau khi người đó xuất khỏi thiền–na, người đó sẽ quán chiếu và một trong những tâm sở của thiền–na, ví dụ tâm sở tầm, vv…

Bằng phương pháp này người đó hành thiền chỉ (vắng lặng samantha), sau đó người đó hành thiền vipassana (thiền quán).

Và như vậy theo phương pháp này người ấy hành thiền chỉ và thiền quán như một cặp đôi.

Một phương pháp khác là sau khi người đó xuất ra khỏi thiền–na, sau khi người đó quán chiếu vào thiền–na đó, người đó sẽ quán chiếu vào bất cứ đối tượng nào đang sanh khởi (sự thấy, sự nghe vv…), quán chiếu vào bất cứ đề mục nào đang sanh khởi, quán chiếu những hiện tượng đó cùng đặc tính riêng và đặc tính chung của chúng.

Để giải thích rõ ràng hơn, đối với một người đắc được thiền–na, sau khi người đó xuất ra khỏi thiền–na, người đó phải quán chiếu những tâm sở của thiền–na đó. Mặc dầu chúng ta nói là những tâm sở thiền–na, nhưng mà không phải là người đó chỉ quán chiếu một tâm mà thôi, nếu mà có những tâm sở đi kèm theo chẳng hạn như tầm và tứ mà nó rõ rệt thì người đó phải quán chiếu cái tầm và cái tứ đó.

Và sau đó người đó sẽ quán chiếu vào sự đụng, sự nghe sự thấy vv. những cái gì sanh khởi trong lúc hiện tại và rõ ràng thì bằng cách này người đó sẽ quán chiếu bất cứ đối tượng nào đang sanh khởi rõ rệt – quán chiếu những hiện tượng tổng quát có điều kiện

🍀 CÂU HỎI 12: Phương pháp nào để hành thiền minh sát cho những ai không đắc thiền–na?

Đối với những ai không đắc thiền–na thì trong sách Thanh Tịnh Đạo có giải thích phương pháp là quán chiếu bắt đầu bằng tứ đại.

Trong bài Đại kinh Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ) có giải thích cái phương pháp để quán chiếu thân, những cái hành động động tác của thân.

gacchanto vā ‘gacchāmī’ti pajānāti

Đây là sự quán sát về phong đại hay yếu tố gió mà nó rõ ràng khi mình đang đi.

Khi một người đang đi thì yếu tố gió, phong đại phải được sanh khởi. Khi đang đứng cũng được sanh khởi, khi đang ngồi nó cũng sanh khởi, khi đang nằm nó cũng sanh khởi. Trong bốn oai nghi, thì chúng ta lúc nào cũng ở một trong bốn oai nghi, do đó Đức Phật mới dạy một người cần phải quán chiếu về những hiện tượng về thân mà nó rõ rệt qua bốn oai nghi → iriyāpathapabbaṃ

Đức phật còn dạy rằng:

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu gacchanto vā ‘gacchāmī’ti pajānāti,

Có nghĩa là: Này các tỳ kheo, một cách khác để quán chiếu là khi mà đang đi, hoặc là ở giây phút mà đang đi, người đó phải biết là mình đang đi, mà người đó phải quán chiếu là đó là sự đi khi mà một người đang đi. Khi mà đang đứng thì người đó phải ghi nhận, quán chiếu là đang đứng. Khi đang ngồi thì phải quán chiếu là đang ngồi. Khi đang nằm thì phải quán chiếu là đang nằm.

Đức Phật có dạy thêm là trong bất cứ cái cách nào mà thân này đang ở trong đó, thì người đó phải biết thân này nó đang được trong trạng thái đó. Với lời dạy này, khi mà thân này đang được ở trong tư thế đang đi chẳng hạn thì người đó phải quán chiếu cái thân này qua tư thế là đang đi. Nêu thân này đang trong trạng thái đang đứng, đang ngồi hay đang nằm thì người đó phải quán chiếu đúng như là trạng thái của thân mình đang ở trong đó.

Và cũng chưa hết, trong bất cứ trạng thái nào, Đức Phật dạy trong bất cứ trạng thái nào, trong một cách nào của thân đó người đó phải quán chiếu đúng như là dáng, cách đó.

Những lời dạy này giảng cho chúng ta nghe một cách rõ ràng, là tất cả những trạng thái của thân này, những cách thân này được nằm như thế nào thì người đó phải biết.

Do đó lời dạy rõ ràng là chúng ta cần phải quán chiếu những cách của thân này. Chẳng hạn như cái đầu chúng ta cúi xuống trong lúc chúng ta đang ngồi, hay là chúng ta ngẩng đầu lên hoặc trạng thái của cái bụng của chúng ta khi nó đang di chuyển vv… thì chúng ta cần phải quán chiếu nó.

Sư xin ngừng pháp thoại ở đây, lần sau sư sẽ tiếp tục và trước khi sư ngừng pháp thoại ở đây, sư muốn chúng ta hãy đọc lại ba điều mà đáng ghi nhớ đã được ngài Mahasi Sayadaw dạỵ mà sư đã nói đến trong lúc đầu của bài pháp.

1 – Không ai có thể biết chắc chắn được là ngày mai mình có chết hay không, do đó không không nên chậm trễ, không nên đợi đến ngài mai hay ngày mốt, chúng ta phải thực tập thiền minh sát ngày hôm nay, ngay trong ngày hôm nay.

2 – Điều quan trọng nhất là chúng ta phải có chánh niệm trên bản chất thật sự hay là thực tiễn, chân tướng của những gì đang sanh khởi.

3 – Không được có kẽ hở hay sự ngừng nghỉ trong chánh niệm, chánh niệm phải được duy trì một cách liên tục

Và sư cầu chúc rằng tất cả các quý thiền sinh được an vui, được thoát khỏi tất cả những sự nguy hiểm, khỏi tất cả những sự khổ đau, khỏi tất cả những bệnh tật và mau chóng đạt được niết bàn.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

PHÁP THOẠI TRỰC TUYẾN ONLINE 2021

Đại Trưởng Lão Thiền Sư Tharmanaykyaw,

Yangon, Myanmar

Pháp thoại dành cho thiền sinh thực hành thiền Minh Sát Vipassana Tứ Niệm Xứ theo truyền thống Mahasi Sayadaw.

Đại Trưởng Lão Thiền Sư Tharmanaykyaw,

Yangon, Myanmar

Pháp Thoại Dành Cho Thiền Sinh Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana Tứ Niệm Xứ Theo Truyền Thống Mahasi Sayadaw., Archive, Web Link

Phần 1: Thực Hành Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Quan Trọng Như Thế Nào?, 19/12/2020,, Web, Youtube

Text (Chuyển Đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên), Web Link, FB, FB

Phần 2: Opanayiko – Hướng Thượng (Tới Nibbāna), 23/01/2021, Web, Youtube

Text (Chuyển Đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên), Web,

Phần 3: Sanditthiko: Tự Mình Thấy Biết, 20/2/2021, Web, Youtube

Text (Chuyển Đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên), FB, Web

Phần 4: Akaliko – Ehipasiko: Ngay Tức Thì – Đến Để Thấy, 20/3/2021, Web, Youtube, Web Link

Text (Chuyển Đổi Voice>Text: Nguyễn Uyên), FB, Web Link,Web

Phần 5: Paccattam Veditabbo: Cần Tự Mình Liễu Ngộ, 24/4/2021, Web, Youtube

Phần 6: Sotapatti Magga: Những Đặc Tính Của Tu-Đà-Hoàn Đạo, P1, 23/5/2021

Việt Dịch, Youtube

Bản Gốc Anh-Việt. Youtube

Translation Of 6. Dhamma Talk In 5 Languages As Follows:

1. Bahasa Indonesia, Youtube

2. Myanmar Language, Youtube

3. Chinese Language, Youtube

4. Thai Language, Youtube

5. Vietnamese Language, Youtube

Bài 7: Sotapatti Magga: Những Đặc Tính Của Tu-Đà-Hoàn Đạo, P2, 20/6/2021

Việt Dịch. Youtube

Bản Gốc Anh – Việt , Youtube

 

ĐÔI NÉT VỀ THIỀN SƯ TA–MA–NÊ–CHÔ

Thiền Sư Ta–ma–nê–chô (Tharmanaykyaw Sayadaw Ashin Dhammikabhivamsa) sinh ngày 28/07/1956 và trở thành sa–di năm 11 tuổi. Đến năm 20 tuổi ngài trở thành tỳ–kheo với thầy tế độ của mình là Đại sư Ma–ha Gan–day–on (Maha Gandhayon Sayadaw U Janakabhivamsa). Ngài đã nhận được học vị Ta–ma–nay–chô (Tharmanaykyaw), học vị Pháp sư (Dhammacariya), học vị Abhivamsa, những học vị được kính trọng nhất, cao nhất trong hệ thống học vị của Phật giáo Theravada Myanmar, cũng như đã vượt qua kỳ thi Sakyasiha.

Năm 2018 Ngài được chính phủ Myanmar trao tặng danh hiệu cao quí Aggamahāganthavācakapaṇḍita – The foremost great wise in teachings/reciting Pāli Canon) – Bậc Đại Trí Giả Tối Thắng trong truyền dạy Pāli Canon – Phật ngôn chánh tạng.

Ngài đã ở Trung tâm thiền Mahasi 8 năm, sau đó đã cùng Thiền sư Panditamrama Sayadaw (Ngài Ashin Panditabhivamsa) chuyển tới trung tâm thiền quốc tế Panditarama, hướng dẫn, giảng dạy cho các thiền sinh quốc tế hơn 15 năm tại đây.

Từ năm 2006, ngài trở thành Viện trưởng Thiền viện Ta–ma–nay–chô Ma–ha–gan–day–ôn (Thamrmanaykyaw Mahagandhayon Monastery) tại Mawbi, Yagoon.

Ngài hướng dẫn thiền sinh thiền vipassanā, dạy Vinaya Pāḷi (Tạng Luật) cho các vị tỳ–kheo, mở khóa tu huấn luyện sa–di, tu nữ, trẻ em; phụng sự cho sự hoăng dương Giáo pháp của Đức Phật, và đã viết hơn 100 cuốn sách giảng dạy những điều cốt tủy của Phật giáo Theravada.

Ngài đã được thỉnh mời giảng dạy các khóa học, và hướng dẫn các khoá thiền tại Hoa kỳ, Thái lan, Đài loan,… và Việt nam 4/2016 – tại thiền viện Phước Sơn Đồng nai, tại Nha Trang, và tại Tòa nhà NEM 545 Nguyễn Văn Cừ, Hà nội.

HOW IMPORTANT IS IT TO PRACTICE SATIPAṬṬHĀNA VIPASSANĀ MEDITATION? (DEC. 20, 2020)

Today I would like to share the Satti Sutta from the Samyutta Nikaya, Nidanavagga Pali and explain the importance of practicing Satipaṭṭhāna vipassanā meditation, based on the writings of the Venerable Mahasi Sayadaw.

On this occasion I also would like to share three things that are especially note worthy from Mahasi Sayadaw that I think will be beneficial to your practice:

No one can know for sure whether they will die tomorrow. Therefore, without delaying until tomorrow or the day after, we should practice vipassanā meditation today, on this very day.

The most important thing is to be mindful of the true nature of what is arising.

There should be no gaps or breaks in mindfulness. Mindfulness must be maintained continuously.

1. What kind of analogy did the Buddha give to encourage bhikkhus to hurry to eradicate sakkāyadiṭṭhi in the Satti Sutta?

Sattiyā viya omaṭṭho, ḍayhamānova matthake.

Sakkāyadiṭṭhippahānāya, sato bhikkhu paribbaje

This means:

“Just as a person whose chest has been pierced by a spear would hurry to pull it out and treat the wound, just as a person whose head is on fire would hurry to extinguish it, the monk or the person who sees the danger of the rounds of rebirth (samsārā) and wants to practice to be free from it, being mindful, should hurry to strive in order to eradicate the wrong view of self (sakkāyadiṭṭhi).

2. How important is it to be free from sakkāyadiṭṭhi?

If one is free from sakkāyadiṭṭhi, however, one will no longer be reborn in the four lower realms. If one is reborn in the human or deva realms, it will not be more than seven times. At the most it will only be seven existences. In the seventh existence, one will attain arahatship and enter into parinibbāna. If one is reborn in the Brahmā realms, one will attain arahatship and enter into parinibbāna there.

Therefore, the most important thing is to uproot sakkāyadiṭṭhi with the realization of the noble path (ariyamagga). Because this is the most important thing, the Buddha taught that: “being mindful, one should hurry to eradicate sakkāyadiṭṭhi with the noble path.”

3. What is sakkāyadiṭṭhi?

The wrong view or belief that the mental and physical aggregates that clearly exist are self or “I” is sakkāyadiṭṭhi. The Pāli word sakkāyadiṭṭhi is a compound of three components: sa, kāya, and diṭṭhi. “Sa” means clearly existing; “kāya” means a group or aggregation; and “diṭṭhi” means wrong view or wrong belief. “Sa” and “kāya” put together result in the word “sakkāya.” It means a group or aggregation of physical and mental phenomena that clearly exist. The wrong view that these physical and mental phenomena that clearly exist are self, “I,” or a being is called sakkāyadiṭṭhi.

4. How does sakkāyadiṭṭhi arise when seeing?

What is evident at the moment of seeing? One sees because there are the eyes. If there are no eyes, can one see? No, one cannot. Therefore, at the moment of seeing the physical eye clearly exists. Then, one sees because there is a visible object. Can one see if there is no object? No, one cannot. Therefore, the visible object also exists. There is no special need to mention that the seeing consciousness also exists. Therefore, at the moment of seeing, there are the physical eye, the visible object, and the seeing consiousness. These three clearly exist. Among these three, the eye and the visible object are physical phenomena, rūpa. They cannot know anything by themselves. When they encounter opposing conditions, they can change in some way.

Therefore, the eye and visible object are called “rūpa.” It means that they are dhammas that can change when encountering opposing conditions such as heat or cold. However, for easy understanding, they can be called anārammaṇa, dhammas that cannot take or know objects. The seeing consciousness, however, is mental phenomenon that is able to know objects.

Therefore, at the moment of seeing, the eye and the visible object called rūpa, and the seeing consciousness called nāma, these mental and physical phenomena clearly exist. Ordinary people think of these as a living self or “I.” This wrong view of mental and physical aggregates as a self or “I” is sakkāyadiṭṭhi.

5. How does clinging to self arise during seeing?

The eyes as well as the entire body are thought of as “I.” The seeing consciousness is also taken as “I.” “I am seeing, seeing is me.” When seeing one’s hand, one thinks that “I see myself.” The object of seeing is also one’s self. The eye, the seeing consciousness, and the object of seeing, all three are taken as “I.” This is sakkāyadiṭṭhi. When seeing others, one thinks that one sees a person, a woman, a man etc., a living self or being. This is also sakkāyadiṭṭhi. Beginning with seeing consciousness, all other consciousness as well as the whole body, are clung to as self. The eye, the visible object, the seeing consciousness, all three together are taken as a self or a being.

6. How can we be free from the wrong view of self?

It is difficult to be free from this clinging to self, sakkāyadiṭṭhi. In ordinary people, this clinging exists. For people who have studied the Abhidhamma, this clinging to self can be said to be somewhat reduced. However, they are not totally free from it yet.

One cannot be free from clinging to self only through book knowledge (sutamayañana). Only through experiential knowledge (bhāvanāmayañana) that continuously notes and knows every seeing, hearing, touching, thinking, with every experiential knowing of non–self, can one be free from this clinging to self. However, when one is not noting and knowing, this clinging to self will arise again. One is completely free from this clinging only when the noble path is reached. One must eradicate this clinging with vipassanā insight knowledge by noting and knowing until the noble path arises.

7. Who does not have strong clinging to sakkāyadiṭṭhi?

Because of hearing the Buddha’s teaching, for the person who is able to understand that seeing, hearing, etc. are only mental and physical phenomena that are continuously arising and passing away, this clinging to “I” and self is not very strong. It is reduced a little bit. The clinging is not too extreme. For those who have not heard the Buddha’s teaching and have no understanding, however, the clinging to “I” and self arises very strongly. They think that a living self or “I” really exists. Some even think that a soul exists. They think that at death, the soul departs, and when reborn, the soul enters into the baby’s body. Thinking in this way is clinging to the wrong view of self, sakkāyadiṭṭhi.

8. Why is the eradication of sakkāyadiṭṭhi the most important thing?

As long as sakkāyadiṭṭhi exists, for that entire time, after performing unwholesome actions, one can be reborn in the four lower realms. It can be said that the doors of the lower realms are open. Therefore, it is extremely important to eradicate sakkāyadiṭṭhi If one can uproot sakkāyadiṭṭhi with sotapatti path knowledge, one will never again fall down into the four lower realms. One also no longer performs unwholesome actions that would lead to rebirth in the four lower realms.

Unwholesome kamma that was done previously also cannot cause one to be reborn in the four lower realms. The doors to the lower realms will be closed. All the suffering that one would have experienced after being reborn in the lower realms will also be extinguished. This is not yet all. Even good rebirths in the human and deva realms will not occur more than seven times. All the suffering of aging, sickness, and death etc., that would have been encountered beyond seven existences will also be extinguished. Within seven existences, after realizing arahatta path and fruition, one will realize nibbāna that extinguishes all suffering.

9. Why should we hurry to eradicate sakkāyadiṭṭhi?

Therefore, the most important thing is to eradicate sakkāyadiṭṭhi. The Buddha taught: “the person who sees the danger of the rounds of rebirth (samsārā) and wants to practice to be free from it, being mindful, should hurry to strive in order to eradicate the wrong view of self, sakkāyadiṭṭhi.”

A person who has been pierced by a spear should not act slowly with delay. He should exert effort to pull out the spear as quickly as possible and treat the wound. A person whose head is on fire should exert effort to immediately extinguish it. Similarly, in eradicating sakkāyadiṭṭhi one should immediately make effort to quickly extinguish it. Why is this? Because one does not know for sure how long one will live, or on which day at what time one will die. Before one dies, while there is still time, one can eradicate this wrong view.

10. Why should we practice vipassanā meditation on this very day?

With ardent effort (sammappadhanam) that can dry up and extinguish the mental defilements, one should practice vipassanā meditation this very day, without putting it off until tomorrow or the day after. Why? Who knows for sure if they will die tomorrow? There are many things that can cause death, such as disease, poison, weapons, etc. We cannot make an appointment with the King of Death, nor offer him bribes, nor gather an army to resist him. No one can know for sure whether they will die tomorrow. Therefore, without delaying until tomorrow or the day after, we should practice vipassanā meditation today, on this very day.

11. How should one practice vipassanā meditation with jhāna as a basis?

For the person who has attained jhāna, he can practice vipassanā meditation with the jhāna as a basis. The method is: right after getting out of jhāna, he observes one of the jhānic mental states like vitakka etc. In this way, he practices Samatha and then he practices vipassanā; he practices Samatha and vipassanā as a pair.

Another method is: when emerging from the jhāna, and after observing that jhāna, he observes whatever object that arise such as seeing, hearing, etc.. Observing whatever objects that arise is observing pakiṇṇakasankhāra, general conditioned phenomena.

To explain in detail, for the person who has attained jhāna, as soon as he emerges from that jhāna, he must in turn observe the jhānic mental states. Although it is called jhānic mental states, it is not just observing one consciousness. If the associated mental states such as vitakka, vicāra, etc. are prominent, he must observe that vitakka, vicāra, etc. also. Afterwards, he must observe the touching, hearing, seeing, etc. that arise and are obvious. In this way, observing whatever objects that arise is observing pakiṇṇakasankhāra, general conditioned phenomena.

12. What is the method of practicing vipassanā meditation for people who have not attained jhāna?

For people who have not attained jhāna, the Visuddhimagga explains the method of observation starting with the four great elements. The Sattipaṭṭhāna Sutta explains how to observe bodily actions. (“Gacchanto vā gacchāmītti pajānāti”) This is the observation of the air element that is obvious when walking. When people are walking, the air element must arise. When standing, it must also arise. When sitting, it must also arise. When lying down, it must also arise. Among the four postures, one is staying in any one of them at a time. Therefore, the Buddha instructed that one must observe the physical phenomena that are obvious via the four postures (iriyāpathas).

“Puna caparaṁ bhikkhave bhikkhū gacchanto vā gacchāmītti pajānāti.” This means: “Bhikkhus, another way of observation is, when walking or at the moment of walking, one knows it as walking.” One must observe it as “walking” when one is walking. When standing, one must observe it as “standing.” When sitting, one must observe it as “sitting.” When lying down, one must observe it as “lying.”

I will stop the Dhamma talk here, before we conclude this Dhamma talk let us recite again three things that are especially note worthy from Mahasi Sayadaw which were given in the beginning.

No one can know for sure whether they will die tomorrow. Therefore, without delaying until tomorrow or the day after, we should practice vipassanā meditation today, on this very day.

The most important thing is to be mindful of the true nature of what is arising.

There should be no gaps or breaks in mindfulness. Mindfulness must be maintained continuously.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

 

Bài viết liên quan

  • Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ?, Web, Face
  • Chuẩn Bị Tâm Thái Trước Khi Hành Thiền, Web, Youtube, Web Link
  • Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ, Web, Face
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, Face
  • Căn Bản Thực Hành Tứ Niệm Xứ
  • Minh Sát Vipassana – Thiền Hành & Thiền Tọa, Web
  • Thực Hành Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Quan Trọng Như Thế Nào?, Web
  • Mahasi Sayadaw Vipasana Meditation Instructions
  • Hướng Dẫn Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana By Tharmaneykyaw Sayadaw
  • English Version. Youtube
  • Thiền Sư Mahasi – Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Minh Sát Phần 1, Web
  • Hộ Trì Cho Mình Hộ Trì Người Khác, Web, Face
  • Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì, Web, Face
  • Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, Face
  • Tập Trung Vào Đề Mục Chính Để Vun Bồi Phát Triển Định Trong Tu Tập Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassnā Tứ Niệm Xứ, Web, Face
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, Face
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, Face
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, Face
  • Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, Face
  • Lợi Ích Phòng Hộ Các Căn Là Gì ?, Web, Face
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, Face
  • Làm Thế Nào Diệt Trừ Tà Kiến, Web, Face
  • “Tu Tập Và Phát Triển Thái Độ Không Bám Níu, Không Chấp Trước Vào Bất Cứ Cái Gì Trên Đời Này” Là Tu Tập Cái Gì? Như Thế Nào?, Web, Face
  • Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ!, Web, Face
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát, Web, Face
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, Face
  • Quán Pháp – Tứ Thánh Đế: Thực Hành Tu Tập Định – Tuệ Hiệp Thế Dẫn Đến Định – Tuệ Siêu Thế Như Thế Nào?, Web
  • Bài 4/6 Phần 1 – Như Lý Tác Ý Là Như Thế Nào?, Web, Face
  • Bài 4/6 Phần 2 – Như Lý Tác Ý: Có Bao Nhiêu Cách Quán Vô Thường – Khổ – Vô Ngã Của Ngũ Uẩn Trong Thực Hành Tu Tập Hàng Ngày?, Web
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, Face
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, Face
  • Ngũ Uẩn Là Gì, Web, Face

Audio Bài Giảng

  • (46) Quán Pháp: Ngũ Uẩn – Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, Sự Xuất Ly. Thiền Sư Viên Phúc, Web Link, Youtube
  • (47) Quán Ngũ Uẩn: Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức – Không Phải Của Ta Hãy Từ Bỏ Nó., Web Link, Youtube
  • (48) Như Lý Tác Ý Ngũ Thủ Uẩn Là Rỗng Không Là Trống Không, Web Link, Youtube
  • Hiện Tại Lạc Trú Là Gì? Tịch Tĩnh An Trú Là Gì? Đoạn Diệt (Phiền Não) Là Gì?, Web, Face
  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, Face
  • Sayādaw U Sīlānanda – Myanmar.
  • Anata – Vô Ngã Là Gì, Web, Face
  • Vô Ngã Là Vô Thường & Khổ, Web, Face
  • Vô Ngã: Hiểu Biết Đúng Đắn Và Hiểu Biết Sai Lầm, Web, Face
  • Anata – Vô Ngã Là Gì, Web, Face
  • Who Am I, Ta Là Ai, Web, Face
  • Thấy Chỉ Là Thấy, Web, Face
  • Ai Đang Nói, Ai Đang Nghe, Web, Face
  • Ai Ăn Thức Thực? Ai Cảm Xúc? Ai Cảm Thọ? Ai Khát Ái? Ai Chấp Thủ?, Web, Face
  • Hết Luân Hồi Thì Đi Đâu, Web, Face
  • Điều Này Không Thể Xảy Ra, Web, Face
  • 8 Pháp Vi Diệu Chưa Từng Có Trong Pháp Và Luật Của Đức Thế Tôn Là Gì?, Web, Face
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, Face
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, Face
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, Face
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, Face
  • Bốn Đạo Lộ Tu Tập Chỉ Tịnh Samatha – Minh Sát Vipassanā Dẫn Tới Đạo Quả Alahán, Web
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, Face
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, Face
  • Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, Face
  • Bạn Chăm Sóc Thân Thể Của Bạn, Tại Sao Không Chăm Sóc Tâm Trí Của Bạn?, Web, Face
  • Ái Dục Trói Buộc Chúng Sinh Vào Khổ Đau Bất Tận Của Luân Hồi Sinh Tử Trong Tam Giới Như Thế Nào?, Web, Face
  • 7 Yếu Tố Cần Thiết Đưa Đến Giác Ngộ Là Gì?, Web, Face
  • Nhân Để Sinh Giác Ngộ Có Mấy Pháp?, Web, Face
  • Pháp Thoại: Thất Giác Chi – 7 Yếu Tố Giác Ngộ, Web
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhất: Chánh Niệm., Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2 Tiếp Theo), Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Tư: Hỷ, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Năm: Thư Thái Giác Chi, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Sáu: Ðịnh, Web, Face
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Bảy: Xả, Web, Face
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì, Web, Face
  • “Người Hiền Trí” – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, Face
  • “Người Hiền Trí” – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, Face
  • “Người Hiền Trí” – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, Face
  • “Người Hiền Trí” – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (Ṭhānāṭhā­Na­ – Possible And Impossible), Web, Face
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, Face
  • Làm Thế Nào Diệt Trừ Tà Kiến, Web, Face
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, Face
  • “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo” P4: Vô Minh Duyên Hành, Web, Face
  • Lý Duyên Sinh – Bánh Xe Sinh Tử, Web, Face
  • Playlist Loạt Bài Giảng: “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Youtube
  • Kinh 7 Trạm Xe, Web, Face
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, Face
  • Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, Face
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, Face
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, Face
  • Chớ Có Tu Lộn Ngược, Web, Face
  • Lộn Ngược Là Thế Nào, Web, Face
  • Thế Nào Là Tưởng Điên Đảo? Tâm Điên Đảo? Kiến Điên Đảo?, Web, Face
  • Thế Nào Là Hão Huyền? Thế Nào Là Vọng Tưởng?, Web, Face
  • Thuận Theo Tự Nhiên Nào, Web, Face
  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, Face
  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, Face
  • Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, Face
  • Tôn Giả Nhất Cú Và Tôn Giả Cùla-Panthaka, Web, Face
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB