Vì Sao Tỳ Kheo Sinh Sống Bằng Nghề …

Photo: Tỳ Khưu và Sa di Thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar đi khất thực hàng ngày.

VÌ SAO TỲ KHEO SINH SỐNG
BẰNG NGHỀ HÈN HẠ NHẤT
LÀ NGHỀ KHẤT THỰC – ĂN XIN?

— Này các Tỷ–kheo, đây là nghề sinh sống hèn hạ nhất, tức là nghề khất thực. Ðây là một lời nguyền rủa trong đời, này các Tỷ–kheo, khi nói: “Ông, kẻ khất thực với bát trên bàn tay, Ông đi chỗ này, chỗ kia và đấy là nghề sinh sống”.

Này các Tỷ–kheo, điều mà các thiện gia nam tử chấp nhận là những vị sống vì lý tưởng mục đích, duyên với lý tưởng mục đích; không phải vì vua cưỡng ép, không phải vì trộm cướp cưỡng ép, không phải vì thiếu nợ, không phải vì sợ hãi, không phải vì không có nguồn sinh sống, mà với ý nghĩ: “Ta bị chìm đắm trong sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não; bị chìm đắm trong đau khổ, bị bao vây bởi đau khổ. Rất có thể, sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này được tìm ra”.

Và như vậy, này các Tỷ–kheo, là thiện gia nam tử xuất gia. Vị ấy có tham dục đối với các dục vọng, tham ái cuồng nhiệt, tâm tư sân hận, tư niệm ô nhiễm, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự. Ví như, này các Tỷ–kheo, một que củi từ chỗ hỏa táng, cả hai đầu đều cháy, ở giữa lại dính phân, không được dùng làm củi trong làng, không được dùng làm củi trong rừng. Dùng ví dụ ấy, Ta tả cho các Ông con người ấy, đã mất cả nhà và tài sản, lại không làm viên mãn mục đích của Sa–môn hạnh.

Này các Tỷ–kheo, có ba bất thiện tầm này: dục tầm, sân tầm, hại tầm. Và này các Tỷ–kheo, ba bất thiện tầm này được đoạn diệt không có dư tàn, đối với vị nào tâm đã khéo an trú vào bốn Niệm xứ hay tu tập vô tướng Thiền định.

Này các Tỷ–kheo, hãy khéo tu tập vô tướng Thiền định. Này các Tỷ–kheo, vô tướng Thiền định được tu tập, làm cho tăng thịnh, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn.

Này các Tỷ–kheo, có hai kiến này: hữu kiến, phi hữu kiến. Ở đây, này các Tỷ–kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Có cái gì ở trong đời, ta chấp trước mà không có phạm tội?”

Và vị ấy biết: “Không có cái gì ở trong đời ta chấp trước mà không có phạm tội”. Nếu ta chấp thủ sự chấp thủ sắc … thọ … tưởng … các hành … Nếu ta chấp thủ sự chấp thủ thức, do duyên chấp thủ, hữu trở thành của ta. Do duyên hữu, có sanh. Do sanh, có già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Này các Tỷ–kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Thọ … Tưởng … Hành … Thức …

Do vậy, này các Tỷ–kheo, bậc Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh, Chương 22: Tương Ưng Uẩn, III: Phẩm Những Gì Ðược Ăn

Alms–Gatherer

“Bhikkhus, this is the lowest form of livelihood, that is, gathering alms. In the world this is a term of abuse: ‘You alms–gatherer; you roam about with a begging bowl in your hand!’ And yet, bhikkhus, clansmen intent on the good take up that way of life for a valid reason. It is not because they have been driven to it by kings that they do so, nor because they have been driven to it by thieves, nor owing to debt, nor from fear, nor to earn a livelihood. But they do so with the thought: ‘I am immersed in birth, aging, and death; in sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair. I am immersed in suffering, oppressed by suffering. Perhaps an ending of this entire mass of suffering might be discerned!’

“It is in such a way, bhikkhus, that this clansman has gone forth. Yet he is covetous, inflamed by lust for sensual pleasures, with a mind full of ill will, with intentions corrupted by hate, muddle–minded, lacking clear comprehension, unconcentrated, scatter–brained, loose in his sense faculties. Just as a brand from a funeral pyre, burning at both ends and smeared with excrement in the middle, cannot be used as timber either in the village or in the forest, in just such a way do I speak about this person: he has missed out on the enjoyments of a householder, yet he does not fulfil the goal of asceticism.

“There are, bhikkhus, these three kinds of unwholesome thoughts: sensual thought, thought of ill will, thought of harming. And where, bhikkhus, do these three unwholesome thoughts cease without remainder? For one who dwells with a mind well established in the four establishments of mindfulness, or for one who develops the signless concentration. This is reason enough, bhikkhus, to develop the signless concentration. When the signless concentration is developed and cultivated, bhikkhus, it is of great fruit and benefit.

“There are, bhikkhus, these two views: the view of existence and the view of extermination. Therein, bhikkhus, the instructed noble disciple reflects thus: ‘Is there anything in the world that I could cling to without being blameworthy?’ He understand thus: ‘There is nothing in the world that I could cling to without being blameworthy. For if I should cling, it is only form that I would be clinging to, only feeling … only perception … only volitional formations … only consciousness that I would be clinging to. With that clinging of mine as condition, there would be existence; with existence as condition, birth; with birth as condition, aging–and–death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair would come to be. Such would be the origin of this whole mass of suffering.’

“What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent? … Is feeling … perception … volitional formations … consciousness permanent or impermanent?”— “Impermanent, venerable sir.”— “Is what is impermanent suffering or happiness?”— “Suffering, venerable sir.”— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”— “No, venerable sir.”

“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”

Saṃyutta Nikāya 22, Connected Discourses on the Aggregates, 80. Alms-Gatherer

Bài Viết Liên Quan

  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Vì Sao Xuất Gia, Web, FB
  • Đôi Lời Nhắn Nhủ Tới Những Vị Sắp Xuất Gia Theo Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada. , Web, FB
  • Đức Phật Đã Có Suy Nghĩ Gì Trước Khi Xuất Gia?, Web, FB

  • Lễ Xuất Gia Thọ Giới Tỳ Khưu
  • Bài 1/4 – Thầy Tế Độ – Ācariyupajjhāya, Web, FB
  • Bài 2/4 – Xét Hỏi Sa Di, Web, FB
  • Bài 3/4 -Tuyên Ngôn & Thành Sự Ngôn, Web, FB
  • Bài 4/4 – Bốn Pháp Nương Nhờ & Bốn Pháp Không Nên Hành, Web, FB

  • Phân Biệt Tỳ Khưu “Thật” Và “Không Thật” Dựa Vào Đâu, Web, FB
  • Xuất Gia Gieo Duyên, Web, FB
  • Đạt Tới Cái Khó Đạt Tới, Web, FB
  • Mười Pháp Mà Bậc Xuất Gia Phải Quán Tưởng Thường Xuyên., Web, FB

  • Như Thế Nào Là Tỳ Khưu Giới Hạnh Đầy Đủ?, Web, FB
  • Thế Nào Là Bốn Điều Đáng Sợ Hãi Chờ Đợi Những Người Xuất Gia?, Web, FB
  • Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
  • Vì Sao Tỳ Kheo Sinh Sống Bằng Nghề Hèn Hạ Nhất Là Nghề Khất Thực – Ăn Xin?, Web, FB
  • Đã Về Đến “nhà”, Web, FB
  • Phàm Tăng Và Thánh Tăng, Web, FB
  • Miếng Ăn Của Tu Sĩ Xuất Gia Không Có Dễ Chút Nào, Web, FB
  • Mỗi Một Hạt Cơm Bởi Trăm Công Sức, Web, FB
  • Video Khóa Tu Văn Hóa Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada Nhân Dịp Lễ Hội Nước Tại Thiền Viện Tharmanaykyaw Monastery 2013, Youtube

Bài viết trên Facebook, 22 tháng 5, 2017