Chỉ khi phải tái sanh vào bốn ác đạo mới hối tiếc

Chỉ khi phải tái sanh vào bốn ác đạo mới hối tiếc rằng mình đã không biết tận dụng thích đáng kiếp người, nhưng lúc đó thì đã quá trễ❗

––––––––––––––––––––––––––––––

Câu Hỏi 84:

Thói quen tốt là thiện nghiệp, và thói quen xấu là bất thiện nghiệp.

Như vậy, cọp, beo, sư tử, những con vật luôn luôn bắt và ăn thịt những con thú nhỏ yếu, hẳn phải tạo bất thiện nghiệp liên tục, và sẽ luôn luôn gặt những quả xấu, có rất ít cơ hội để tái sanh trong những sanh thú an vui, có phải không?

Trả Lời Câu Hỏi 84:

Đúng vậy.

Đó là lý do vì sao trong Kinh Hiền Ngu (Bālapanaita Sutta) Đức Phật nói rằng ở những cõi ác đó không có sự thực hành Pháp, không có sự thực hành những điều chân chánh, không có làm những điều thiện, không thực hiện những nghiệp công đức. Ở đó ăn thịt lẫn nhau và việc giết hại những kẻ yếu là thịnh hành.

Chú giải Pháp Cú (Dhammapada) nói rằng địa ngục là ngôi nhà thực sự của kẻ ngu.

Sau khi thọ khổ ở đại địa ngục trong một thời gian dài, người ngu sẽ phải tái sanh vào một địa ngục nhỏ hơn.

Sau khi thọ khổ ở đó trong một thời gian dài, họ sẽ phải tái sanh vào một địa ngục nhỏ hơn khác.

Sau khi thọ khổ một thời gian dài ở các địa ngục khác nhau như vậy, họ sẽ tái sanh vào ngạ quỷ giới.

Ở đó họ cũng thọ khổ trong một thời gian dài, và rồi họ có thể tái sanh làm thú vật.

Trong thế giới loài vật, ăn thịt lẫn nhau và việc giết hại kẻ yếu là thịnh hành, vì thế họ lại tạo thêm nhiều nghiệp bất thiện nữa.

Sau khi chết họ lại tái sanh vào địa ngục.

Sau khi trải qua cái vòng luẩn quẩn ấy nhiều lần, họ có thể tái sanh làm người.

Nhưng do thói quen xấu của họ, họ lại thực hiện nhiều bất thiện nghiệp như trước và rồi phải tái sanh vào địa ngục sau khi chết.

Vì vậy chúng ta gọi một người ngu là một cư dân thường trực của địa ngục.

Chỉ sau một thời gian dài ở trong địa ngục họ mới có được một kỳ nghỉ ngắn trong thế giới loài người.

Và sau kỳ nghỉ ngắn đó, họ sẽ đi trở lại vào địa ngục.

Vì thế mà Đức Phật nói rằng sanh làm người là một điều khó.

Mặc dù vậy vẫn có rất nhiều người không thực sự hiểu được giá trị của việc sanh làm người.

Họ sống một cách cẩu thả, dễ duôi, hưởng thụ các loại dục lạc khác nhau theo ý thích của họ.

Họ ăn ở với nhân tình của họ (khi chưa chính thức kết hôn), dụ dỗ vợ hay chồng người khác, phá thai để có một tiêu chuẩn sống cao hơn, kêu người ta giết không biết bao nhiêu là gà, heo cho đám cưới của họ, kiếm tiền một cách bất chánh, và làm nhiều việc bất lương khác.

Chỉ khi họ phải tái sanh vào bốn ác đạo họ mới hối tiếc rằng mình đã không biết tận dụng thích đáng kiếp người, nhưng lúc đó thì đã quá trễ.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: KINH GADDULABADDHA DÂY TRÓI BUỘC – HỎI VÀ ĐÁP 81 – 90 – PA–AUK SAYADAW

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH: ĐƯỢC SINH LÀM NGƯỜI LÀ KHÓ

––––––––––––––––––––––––––––––

… Ví như, này các Tỷ–kheo, một người quăng một khúc cây có một cái lỗ trên biển, một ngọn gió từ phương Ðông thổi nó trôi qua phía tây; một ngọn gió từ phương Tây thổi nó trôi qua phía đông; một ngọn gió từ phương Bắc thổi nó trôi qua phía nam; một ngọn gió từ phương Nam thổi nó trôi qua phía bắc.

Rồi có một con rùa mù, cứ một trăm năm mới trồi đầu lên một lần.

Này các Tỷ–kheo, các Ông nghĩ thế nào? Con rùa mù ấy có thể đút cổ nó vào trong lỗ cây này được không?

—Nếu có được chăng nữa, bạch Thế Tôn, thời chỉ được một lần, sau một thời gian rất lâu dài.

—Còn mau hơn, này các Tỷ–kheo, con rùa mù ấy có thể chui cổ vào khúc cây có lỗ hổng kia; nhưng này các Tỷ–kheo, Ta tuyên bố rằng còn khó hơn được làm người trở lại, một khi người ngu bị rơi vào đọa xứ.

Vì sao vậy?

Vì ở đấy, này các Tỷ–kheo, không có pháp hành, an tịnh hành, thiện hành, phước hành. Này các Tỷ–kheo, ở đây chỉ có ăn lẫn nhau và ăn thịt kẻ yếu.

Và này các Tỷ–kheo, nếu người ngu ấy sau một thời gian rất lâu dài, có được làm người trở lại, thời người ấy sẽ sanh trong gia đình thấp hèn, trong gia đình hạ cấp, trong gia đình kẻ đi săn, trong gia đình kẻ đan tre, trong gia đình người làm xe, hay trong gia đình người đổ phân, trong những gia đình nghèo khốn, không đủ để uống hay để ăn, cho đến miếng vải che lưng cũng khó tìm được.

Lại nữa, người ấy thô xấu, khó nhìn, lùn thấp, hay bệnh, mù hay có tật, què hay bị bại, người ấy không có thể được các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, giường nằm, chỗ trú xứ và ánh sáng.

Người ấy hành thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành; vì hành thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành; sau khi thân hoại mạng chung, sinh ra trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục.

Ví như, này các Tỷ–kheo, một người đánh bạc, trong canh đổ bạc đầu tiên, mất con, mất vợ, mất tất cả tài sản, lại cuối cùng phải tù tội.

Nhưng này các Tỷ–kheo, còn nhỏ bé canh đổ bạc ấy, do canh đổ bạc đầu tiên này, người ấy mất con, mất vợ, mất tất cả tài sản, lại cuối cùng phải tù tội. Và canh bạc này to lớn hơn, với canh bạc ấy, người ngu, do thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, Ðịa ngục.

Này các Tỷ–kheo, đây là địa xứ hoàn toàn viên mãn của kẻ ngu.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: 129. Kinh Hiền ngu

 

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH: NGƯỜI HIỀN KẺ NGU

––––––––––––––––––––––––––––––

[Người Ngu]

––––––––––––––––––––––––––––––

… —Này các Tỷ–kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, người ngu

① tư duy ác tư duy,

② nói lời ác ngữ và

③ hành các ác hạnh.

Này các Tỷ–kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân”?

Và vì rằng, này các Tỷ–kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: “Người này là người ngu, không phải là Chân nhân”.

Người ngu ấy, này các Tỷ–kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại khổ ưu.

❶ Này các Tỷ–kheo, nếu người ngu ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy.

Nếu người ngu, này các Tỷ–kheo, sát sanh, lấy của không cho, theo tà hạnh trong dâm dục, nói láo, say rượu men, rượu nấu, thường ở đây, này các Tỷ–kheo, người ngu ấy suy nghĩ như sau: “Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy”.

Này các Tỷ–kheo, đây là loại khổ ưu thứ nhất, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

❷ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, người ngu thấy các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác.

Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi; họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò) họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình, hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), chúc thủ hình (đốt tay), khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt), bì y hình (lấy vỏ cây làm áo), linh dương hình (hình phạt con dê núi), câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt), tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền), khối trấp hình, chuyển hình, cao đạp đài, họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu.

Ở đây, này các Tỷ–kheo, người ngu nghĩ như sau: “Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân. Họ lấy gươm chặt đầu. Những pháp ấy có thật nơi ta và ta có những pháp ấy. Nếu các vua chúa biết về ta, các vua chúa ấy sau khi bắt ta liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn … họ lấy gươm chặt đầu.”

Này các Tỷ–kheo, đây là loại khổ ưu thứ hai, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

❸ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, khi người ngu leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ, những ác nghiệp người ấy làm từ trước, như thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè lên người ấy.

Ví như, này các Tỷ–kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ–kheo, khi người ngu ngồi trên ghế, hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi ấy các nghiệp quá khứ của người ấy, tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy.

Ở đây, này các Tỷ–kheo, người ngu suy nghĩ như sau: “Thật sự ta không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi. Do không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, do làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi nên phải đi đến ác thú; ác thú ấy sau khi chết ta phải đi”.

Người ấy sầu muộn, than van, than khóc, đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ–kheo, đây là sự khổ ưu thứ ba, ngay trong hiện tại, người ngu (phải) cảm thọ.

⇛⇛⇛Này các Tỷ–kheo, kẻ ngu kia sau khi làm thân ác hành, sau khi làm khẩu ác hành, sau khi làm ý ác hành, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

[Người Hiền trí]

––––––––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ–kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người trí. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, người trí

① tư duy thiện tư duy,

② nói lời thiện ngữ, và

③ hành các thiện hành.

Này các Tỷ–kheo, nếu người trí không tư duy thiện tư duy, không nói lời thiện ngữ, không hành các thiện hành, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: “Vị này là người trí, là bậc Chân nhân”?

Và vì rằng, này các Tỷ–kheo, người trí tư duy thiện tư duy, nói lời thiện ngữ, hành thiện hành, do vậy người trí biết người ấy: “Vị này là người có trí, là bậc Chân nhân”.

Người trí ấy, này các Tỷ–kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại lạc hỷ.

❶ Này các Tỷ–kheo, nếu người trí ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy;

nếu người trí, này các Tỷ–kheo, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong dâm dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say rượu men rượu nấu, thời ở đây, này các Tỷ–kheo, người trí ấy suy nghĩ như sau: “Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy”.

Này các Tỷ–kheo, đây là loại lạc hỷ thứ nhất, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

❷ Lại nữa này các Tỷ–kheo, người trí thấy các vua chúa, sau khi bắt tên trộm cướp phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn … họ lấy gươm chặt đầu.

Ở đây, này các Tỷ–kheo, người trí suy nghĩ như sau: “Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy … họ lấy gươm chặt đầu, những pháp ấy thật không có nơi ta, và ta không có những pháp ấy”.

Này các Tỷ–kheo, đây là loại lạc hỷ thứ hai, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

❸ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, khi người trí leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ những thiện nghiệp người ấy làm từ trước, như thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy.

Ví như, này các Tỷ–kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất;

cũng vậy, này các Tỷ–kheo, khi người trí ngồi trên ghế hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi các nghiệp quá khứ của người ấy tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy.

Ở đây, này các Tỷ–kheo, người trí suy nghĩ như sau: “Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi”. Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh.

Này các Tỷ–kheo, đây là sự lạc hỷ thứ ba, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

Này các Tỷ–kheo, kẻ trí kia

① sau khi làm thân thiện hành,

② sau khi làm khẩu thiện hành,

③ sau khi làm ý thiện hành,

sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra trong thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ–kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về vị ấy phải nói rằng vị ấy hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý.

Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Thiên giới phải nói rằng Thiên giới hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý.

Về vấn đề này, này các Tỷ–kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự (an) lạc của Thiên giới.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: 129. Kinh Hiền ngu

https://suttacentral.net/mn129/vi/minh_chau

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH: NGƯỜI NGU

––––––––––––––––––––––––––––––

—Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetanava, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ–kheo:

—Này các Tỷ–kheo.

—Thưa vâng. Bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ–kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

—⚀ Phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ–kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

⚁ Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

⚂ Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Ví như, này các Tỷ–kheo, ngọn lửa từ nhà bằng cỏ lau, hay từ nhà bằng cỏ, thiêu đốt các ngôi nhà có nóc nhọn, các ngôi nhà có trét trong và trét ngoài, ngăn chận được gió, các ngôi nhà có chốt cửa đóng chặt, có các cửa đóng kín.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo,

⚀ phàm có sự sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ–kheo, tất cả sự sợ hãi ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

⚁ Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

⚂ Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí.

Như vậy, này các Tỷ–kheo,

⚀ người ngu có sợ hãi, người trí không sợ hãi,

⚁ người ngu có nguy hiểm, người trí không có nguy hiểm,

⚂ người ngu có tai họa, người trí không có tai họa.

Này các Tỷ–kheo,

⚀ không có sợ hãi đến với người trí,

⚁ không có nguy hiểm đến với người trí,

⚂ không có tai họa đến với người trí.

Do vậy, ở đây, cần phải học tập như sau:

🔸Thành tựu với ba pháp nào, một người ngu được biết là như vậy, hãy từ bỏ ba pháp ấy.

🔹Thành tựu với ba pháp nào, một người trí được biết là như vậy, hãy chấp nhận ba pháp ấy và thực hành chúng.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, cần phải học tập.

Này các Tỷ–kheo, tướng của người ngu ở trong hành động (của mình); tướng của người trí ở trong hành động (của mình). Trí tuệ chói sáng trong nếp sống (của mình)

🔸Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến.

Thế nào là ba?

① Thân làm ác, ② miệng nói ác, ③ ý nghĩ ác.

Này các Tỷ–kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến.

🔹Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ–kheo, người trí được biết đến.

Thế nào là ba?

① Thân làm thiện, ② miệng nói thiện, ③ ý nghĩ thiện.

Này các Tỷ–kheo, thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người trí được biết đến.

Do vậy, này các Tỷ–kheo, cần phải học tập như sau:

🔸Thành tựu với ba pháp nào, một người ngu được biết là như vậy, hãy từ bỏ ba pháp ấy.

🔹Thành tựu với ba pháp nào, một người trí được biết là như vậy, hãy chấp nhận ba pháp ấy và thực hành chúng.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, cần phải học tập.

🔸—Có những pháp này, này các Tỷ–kheo, là đặc tính của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, kẻ ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác.

Nếu người ngu này, này các Tỷ–kheo, không suy nghĩ ác, không nói ác và không làm ác, thời lấy gì người hiền trí biết được: “Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân”?

Vì rằng, này các Tỷ–kheo người ngu suy nghĩ ác, nói ác và làm ác, nên các người hiền trí biết được: “Người này là kẻ ngu, không phải là bậc chân nhân”.

⇛Có những pháp này, này các Tỷ–kheo, là đặc tánh của người ngu, là tướng trạng của người ngu, là ấn tích của người ngu.

🔹Có những pháp này, này các Tỷ–kheo, là đặc tính của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí. Thế nào là ba?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện.

Nếu người hiền trí này, này các Tỷ–kheo, không suy nghĩ thiện, không nói thiện và không làm thiện, thời lấy gì người hiền trí biết được: “Người này là người hiền trí, bậc chân nhân”?

Vì rằng, này các Tỷ–kheo người hiền trí suy nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện, nên các người hiền trí biết được: “Người này là người hiền trí, là bậc chân nhân”.

⇛Có những pháp này, này các Tỷ–kheo, là đặc tánh của người hiền trí, là tướng trạng của người hiền trí, là ấn tích của người hiền trí.

🔸—Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba?

① Phạm tội, không thấy là có phạm tội;

② phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, không như pháp sám hối;

③ được người khác phát lộ có tội, không như pháp chấp nhận.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến.

🔹Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba?

① Phạm tội, thấy là có phạm tội;

② phạm tội sau khi thấy là có phạm tội, như pháp sám hối;

③ được người khác phát lộ có tội, như pháp chấp nhận.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến.

🔸—Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba?

① Không như lý suy tư, đặt câu hỏi;

② không như lý suy tư, trả lời câu hỏi;

③ khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, không có chấp nhận.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến.

🔹Thành tựu với ba pháp, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba?

① Như lý suy tư, đặt câu hỏi;

② Như lý suy tư, trả lời câu hỏi;

③ khi người khác như lý trả lời câu hỏi với những câu, những chữ vuông tròn, với những hành văn trơn tru chải chuốt, liền chấp nhận.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến.

🔸—Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba?

① Thân làm bất thiện,

② miệng nói bất thiện,

③ ý nghĩ bất thiện.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến.

🔹Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba?

① Thân làm thiện,

② miệng nói thiện,

③ ý nghĩ thiện.

Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến.

🔸—Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba?

① Thân làm có tội,

② miệng nói có tội,

③ ý nghĩ có tội.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến.

🔹Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba?

① Thân làm không có tội,

② miệng nói không có tội,

③ ý nghĩ không có tội.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến.

🔸—Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu được biết đến. Thế nào là ba?

① Thân làm có não hại,

② miệng nói có não hại,

③ ý nghĩ có não hại. … (như trên) …

🔹Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí được biết đến. Thế nào là ba?

① Thân làm không có não hại,

② miệng nói không có não hại,

③ ý nghĩ không có não hại. … (như trên) …

🔸—Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người ngu vụng về, không phải bậc chân nhân, tự mình xử sự như một kẻ mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều điều vô phước. Thế nào là ba?

① Thân làm ác,

② miệng nói ác,

③ ý nghĩ ác … (như trên) ….

🔹Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, người hiền trí không vụng về, là bậc chân nhân, tự mình xử sự không như một kẻ mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là ba?

① Thân không làm ác,

② miệng không nói ác,

③ ý không nghĩ ác … (như trên) …

🔸—Do thành tựu ba pháp, này các Tỷ–kheo, do không đoạn tận ba cấu uế, tương xứng như vậy, bị quăng vào địa ngục. Thế nào là ba?

① Ác giới và cấu uế của ác giới không được đoạn tận;

② tật đố và cấu uế của tật đố không được đoạn tận;

③ xan tham và cấu uế của xan tham không được đoạn tận.

Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, do không đoạn tận ba cấu uế này, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.

🔹Thành tựu với ba pháp này, này các Tỷ–kheo, tương xứng như vậy được sinh lên cõi Trời. Thế nào là ba?

① Có giữ giới và cấu uế của các giới được đoạn tận;

② không có tật đố và cấu uế của tật đố được đoạn tận;

③ không có xan tham và cấu uế của xan tham được đoạn tận. Thành tựu với ba pháp này, đoạn tận ba cấu uế này, tương xứng như vậy được sanh lên cõi Trời.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: AN 3.9 – Aṅguttara Nikāya – I. Phẩm Người Ngu – 3.1–10. Người Ngu

Bài viết liên quan

  • Phật nào, pháp nào, tăng nào, nương tựa nơi đâu, Web, FB
  • Giả và thật, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Phân biệt tà với chánh, Web, FB
  • Chớ lầm đường lạc lối, kẻo hoài phí đời người, Web, FB
  • Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
  • Phật pháp dành cho ai, Web, FB
  • Chánh pháp toàn hảo, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • 969 ân đức Tam Bảo & giới thanh tịnh, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • Hoàn toàn và vĩnh viễn: sự thật về đạo Phật giải thoát, Web, FB
  • Trả lời ngoại đạo, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 6 tháng 2 lúc 09:11 2023· Hà Nội ·