Giới Cấm Thủ – Sīlabbata-parāmāsa Là Gì?

Giới Cấm Thủ – Sīlabbata–parāmāsa Là Gì?

 

❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉

Hành giả trú vững chắc trên Giới, tu tập viên mãn Tâm (Định) và Tuệ, đạt tới Thánh Đạo, Thánh Quả chứng ngộ Niết bàn, trở thành các bậc Thánh tuần tự từ ① Dự lưu (Sotāpanna, Tu–đà–hoàn) tới ② Nhất lai (Sakadāgāmi, Tư–đà–hàm), ③ Bất lai (Anāgāmī, A–na–hàm), và cuối cùng là ④ A–la–hán (Arahant, Ứng cúng) tùy theo sự đoạn tận 10 kiết sử trói buộc chúng sinh vào sinh tử luân hồi trong tam giới.

Người đã đạt đến tầng giác ngộ thứ nhất được gọi là vị Nhập Lưu (Sotāpanna), Vị Nhập Lưu (Sotāpanna) là người đã tẩy trừ việc tái sanh vào các đọa xứ và sẽ tái sanh nhiều nhất là bảy lần nữa.

“Sota” có nghĩa là dòng chảy. “Āpanna” có nghĩa là người đạt đến lần đầu tiên. Cho nên, đây là người lần đầu tiên đạt đến dòng chảy của Sự Cao Thượng.

Đạo (Magga) được gọi là một dòng chảy ở đây bởi vì khi hành giả có được Đạo (Magga) đó, hành giả chắc chắn sẽ đạt đến Níp–bàn (Nibbāna), cũng giống như khi một người bước vào dòng chảy thật sự thì ông ta chắc chắc sẽ ra đến đại dương.

Hành giả đã lần đầu tiên đến được Đạo (Magga) thì chắc chắn sẽ đến được Níp–bàn (Nibbāna), cho nên hành giả được gọi là vị Nhập Lưu (Sotāpanna).

“Vị nhập lưu đã cắt bỏ sự thô thiển nhất của ba kiết sử – thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ; …” (CMA, IX, Guide to §38, p.359)

Có mười kiết sử: ① – Thân kiến (Sakkāya–diṭṭhi), ② – Hoài nghi (Vicikicchā, ③ – Giới cấm thủ (Sīlabata–parāmāsa), ④ – Dục ái (Kāma–rāga), ⑤ – Sân hận (Vyāpāda), ⑥ – Sắc ái (Rūpa–rāga), ⑦ – Vô sắc ái (Arūpa–rāga), ⑧ – Mạn (Māna), ⑨ – Trạo cử vi tế (Uddhacca), ⑩ – Vô minh (Avijjā).

Trong số mười kiết sử, vị Nhập Lưu cắt bỏ hay tẩy trừ thân kiến (Diṭṭhi), hoài nghi (Vicikicchā) và giới cấm thủ (Sīlabbata–parāmāsa).

Trong bài này chúng ta tìm hiểu về Giới cấm thủ qua giải thích của Ngài Sayādaw U Sīlānanda (Myanmar) trong cuốn “Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp”:

↦↦↦

Giới cấm thủ (Sīlabbata – parāmāsa – kāyagantha), là sự kết chặt vào những nghi lễ và tín điều.

“Sīla” là một từ và “Bata” (đến từ “Vata”) là một từ khác. Khi những từ này được nối kết lại, chúng ta có Sīlabbata.

“Sīla” có nghĩa là thói quen hay tập tục.

“Vata” có nghĩa là sự hành trì.

“Parāmāsa” có nghĩa là hiểu không đúng hay hiểu sai.

Do đó, sự hiểu sai về thói quen hay tập tục (Sīla) và sự thực hành (Vata) thì được gọi là giới cấm thủ (Sīlabbata–parāmāsa–kāyagantha).

Tức là sự hiểu sai rằng thói quen hay tập tục (Sīla) và sự hành trì (Vata) thì có thể đưa chúng ta đến sự thanh lọc tâm trí và đưa chúng ta đến việc chấm dứt mọi khổ đau.

Ở đây, chúng ta phải hiểu sâu và kỹ hai từ “Sīla” và “Vata”.

Các Chánh Sớ giải thích rằng “Sīla” ở đây có nghĩa là thói quen hay tập tục của trâu bò, thói quen hay tập tục của chó và vân vân.

“Vata” cũng có nghĩa như vậy.

Như vậy, ý nghĩa thật sự muốn trình bày ở đây là, nếu các bạn tin rằng: nếu các bạn hành xử như những con bò và vân vân thì các bạn sẽ giải thoát khỏi những phiền não, các bạn sẽ thoát khỏi vòng luân hồi (Saṃsāra).

Nếu các bạn tin như vậy, đó là giới cấm thủ (Sīlabbata–parāmāsa).

Điều đó cũng đúng nếu các bạn hành xử như một con chó, ăn như một con chó, ngủ như một con chó và vân vân.

Nếu các bạn tin rằng những sự hành trì như vậy sẽ đưa các bạn đến sự thanh tịnh tâm trí và vân vân thì các bạn có giới cấm thủ (Sīlabbata–parāmāsa) này.

Chúng ta phải hiểu theo cách như tôi vừa trình bày ở trên, tức là theo cách trình bày trong Sớ Giải.

Bởi vì nếu chúng ta chỉ nói là các thói quen, tập tục và sự hành trì thì chúng ta sẽ có rất nhiều câu hỏi và sự thắc mắc.

Đảnh lễ Đức Phật, tụng kinh, hồi hướng phước và vân vân cũng là những thói quen, tập tục và sự hành trì.

Ở đây, Sīla và Vata không có nghĩa là những sự hành trì này. “Sīla” ở đây có nghĩa là những thói quen hay tập tục của trâu bò, chó, súc vật và vân vân.

Tôi nghĩ các bạn còn nhớ về hai người đàn ông đã đến gặp Đức Phật và hỏi Ngài về sự hành trì theo con bò và sự hành trì theo con chó. Họ đã hỏi là, có thật rằng họ sẽ chứng đạt sự thanh tịnh … v.v… (Majjhima Nikāya, Majjhimapaṇṇāsapāḷi, 7.Kukkuravatika Sutta, 78).

Đức Phật đã nói rằng nếu các bạn hành trì theo con bò một cách trọn vẹn, các bạn sẽ trở thành một con bò.

Nếu các bạn hành trì theo con chó một cách trọn vẹn, các bạn sẽ trở thành một con chó.

Nếu các bạn có hành trì nhưng không trọn vẹn thì các bạn sẽ đi địa ngục hay một cái gì đó giống như vậy.

Những đức tin cho rằng những sự hành trì như vậy có thể dẫn đến Níp–bàn (Nibbāna) hay cho rằng những sự hành trì như vậy có thể dẫn đến sự thanh lọc của tâm trí thì được gọi là giới cấm thủ (Sīlabbata–parāmāsa).

Nếu chúng ta bàn rộng điều này ra thêm một chút thì chúng ta có thể nói rằng, những niềm tin hay chủ trương cho rằng chỉ một mình việc bố thí (Dāna) sẽ đưa các bạn đến sự giác ngộ, hay chỉ một mình việc trì hành giới luật (Sīla) sẽ đưa các bạn đến sự giác ngộ thì cũng là giới cấm thủ (Sīlabbata–parāmāsa).

Chỉ một mình việc bố thí (Dāna) không thể đưa các bạn thẳng đến sự giác ngộ.

Chỉ một mình việc trì hành giới luật (Sīla) không thể đưa các bạn thẳng đến sự giác ngộ.

Các bạn phải có tham thiền (Bhāvanā); các bạn phải thực hành thiền Minh sát (Vipassanā) để đạt đến những trạng thái đó.

Nếu các bạn tin rằng chỉ bằng việc tụng niệm, hay chỉ bằng việc bố thí, hay chỉ bằng việc dâng cúng, chỉ bằng việc lắng nghe Pháp (Dhamma), và … v.v…, các bạn có thể chứng đạt sự giác ngộ thì các bạn đang có giới cấm thủ (Sīlabbata–parāmāsa) này, mặc dầu các bạn không có tin vào những sự hành trì của bò và chó và … v.v….

Vì niềm tin như vậy thật ra là tà kiến (Diṭṭhi).

↤↤↤

Nguồn trích dẫn: ↦… ↤
Cẩm Nang Nghiên Cứu Thắng Pháp – Tập Ba
Tác giả: Venerable Sayādaw U Sīlānanda
Người dịch: Pháp Triều

Bài viết liên quan

  • Audio Pháp Thoại Tại Thiền Viện Tharmanakya, Yangon Myanmar – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, (91) Bốn Dự Lưu Phần, Youtube
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Giới Cấm Thủ – Sīlabbata-Parāmāsa Là Gì?, Web, FB
  • Liệu Có Thể Hoàn Thành Minh Sát – Vipassanā, Chỉ Nhờ Đọc Hay Nghe Không?, Web, FB
  • Coi Giới Luật Cao Hơn Cả Mạng Sống Của Mình Không Phải Là Rơi Vào Giới Cấm Thủ, Web, FB
  • 969 Ân Đức Tam Bảo & Giới Thanh Tịnh Dẫn Chúng Ta Tới Đâu?, Web, FB
  • Mục Tiêu Đã Được Xác Quyết, Web, FB
  • A Stream Enterer: Ta Là Vị Thánh Dự Lưu, Không Còn Thối Đọa, Chắc Chắn Đạt Đến Chánh Giác., Web, FB
  • Lợi Ích Của Quả Thánh Dự Lưu Tu Ðà Huờn: Làm Cạn Biển Khổ Luân Hồi Trong Tam Giới., Web, FB
  • Người Đạt Quả Tu Ðà Huờn Không Còn Bị Tái Sinh Vào Bốn Đường Ác Địa Ngục – Súc Sinh – Ngạ Quỷ – Atula., Web, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • Phật Tử Nhí Tụng 9 Ân Đức Phật 6 Ân Đức Pháp 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
  • Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
  • Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
  • Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
  • Giả Và Thật, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
  • Bậc Thánh – Bậc Chân Nhân, Web, FB
  • Gương Chánh Pháp (Pháp Kính) Là Gì?, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube