Hai loại khổ: khổ trốn tránh và khổ đối diện là gì

[lwptoc]

HAI LOẠI KHỔ: KHỔ TRỐN TRÁNH VÀ KHỔ ĐỐI DIỆN LÀ GÌ

Khổ là thực tế, là sự thật, là chân lý mà chúng ta gặp trong từng sát na hiện tại, bởi vì khổ không chỉ là những cảm thọ đau đớn bức bối trong thân và tâm (khổ – khổ), mà khổ còn là sự thay đổi nhanh chóng (hành – khổ) và sự hoại diệt (hoại – khổ) của bất kể những gì mà chúng sinh gặp mỗi khi nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và nhận thức.

Có nhiều cách phân loại, ở đây nói đến hai loại Khổ: Khổ trốn tránh và Khổ đối diện.

Loại khổ thứ nhất – Khổ trốn tránh hay Khổ dẫn đến Khổ: Đây là loại Khổ không được thừa nhận khi chúng ta không chấp nhận sự thật, khi chúng ta chối bỏ những khổ này, tìm mọi cách trốn tránh bỏ chạy, bằng mọi giá tìm kiếm những hạnh phúc an lạc trong thế gian, khi đó khổ sẽ bám riết theo sau hành hạ chúng ta hết kiếp này sang kiếp khác vô thủy vô chung.

Loại khổ thứ hai – Khổ đối diện hay Khổ dẫn đến thoát khỏi Khổ: Đây là loại Khổ được liễu ngộ, được hiểu biết trọn vẹn khi chúng ta học được cách kham nhẫn, dũng cảm mặt đối mặt với khổ trong bất kỳ hoàn cảnh môi trường nào để có thể có được trí tuệ trực giác thấu hiểu trọn vẹn toàn bộ bản chất của khổ cũng chỉ là nhân duyên sinh ra rồi diệt đi, hoàn toàn trống rỗng, vô chủ vô ngã thì khi đó hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – tức Niết bàn sẽ hiện lộ, chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

ĐỐI DIỆN VỚI CHÂN LÝ KHỔ THEO “THANH TỊNH ĐẠO”

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 Dukkha (Khổ): Du là xấu xa (kucchita), như người ta gọi đứa trẻ hư là Dupputta. Chữ Kham có nghĩa là trống rỗng (tuccha), khoảng trống gọi là Kham. Chân lý thứ nhất là “xấu” vì nó là nơi thường lai vãng của nhiều hiểm nguy và nó trống rỗng vì không trường cửu, không đẹp, không vui, không có tự ngã.

🍀 Chân lý về khổ có đặc tính làm sầu muộn đau khổ. Nhiệm vụ nó là đốt cháy. Nó biểu hiện bằng sự sanh khởi.

🍀 Chân lý là cái mà đối với những ai xét nó với con mắt tuệ, nó không làm cho lạc lối như ảo giác, không lừa dối như ảo ảnh, không phi thực thực như cái ngã mà ngoại đạo chấp. Ðúng hơn, đó là lãnh vực của thánh trí, cái tình trạng thực tế không thể lầm lẫn, với những khía cạnh là đau buồn (khổ đế).

🍀 Không có niềm đau nào ngoài khổ

Và không gì làm đau mà không phải khổ

Ðiều chắc chắn là khổ làm đau buồn

Ðó là chân lý được nói ở đây.

🍀 Khổ đế được nêu trước tiên, vì nó dễ hiểu, vì nó thô phù, vì nó chung cho tất cả chúng sinh.

🍀 Về Khổ, có 12 nội dung như Vibhanga nói:”① Sanh là khổ, ② già là khổ, ③ chết là khổ, ④ sầu, ⑤ bi, ⑥ khổ, ⑦ ưu, ⑧ não, ⑨ gần gũi cái không ưa, ⑩ xa lìa cái yêu mến, ⑪ cầu không toại ý, nói tóm lại ⑫ năm thủ uẩn là khổ.”

🍀Chân Lý Về Khổ:

❶ Sanh

32. Danh từ jàti (sanh) có nhiều nghĩa.

Trong đoạn kinh: ” Vị ấy nhớ lại một đời, hai đời “… (D.i, 81), chữ jàti (trong nguyên bản) có nghĩa là hữu.

Trong đoạn “Này Visakhà, có một loại (jàti) khổ hạnh là Ni kiền tử” thì jàti là một giáo phái tu sĩ.

Trong đoạn “Sanh được bao gồm trong hai uẩn”, đó là đặc tính của hữu vi pháp.

Trong đoạn “Sanh của vị ấy là do thức đầu tiên sanh khởi trong thai mẹ” (Vin. i, 93), đây là chỉ kiết sanh.

Trong đoạn “Vừa khi vị ấy sanh ra, này Ànanda, bồ tát… ” đây là sự sanh ra từ bụng me.

Trong đoạn “Một người không bị từ chối, khinh rẻ vì sanh chủng” sanh đây nghĩa là dòng họ.

Trong đoạn “Hiền tỉ, từ khi được thánh sanh… ” (M. iii, 103), sanh đây chỉ thánh giới.

33. Ở đây, sanh cần được hiểu là các uẩn sanh từ khi ở giai đoạn kiết sanh cho đến khi sanh ra khỏi bụng mẹ trong trường hợp thai sanh, và kể như chỉ là các uẩn kiết sanh trong trường hờp khác ngoài thai sanh. Nhưng đây chỉ là một sự đề cập gián tiếp.

Theo ý nghĩa trực tiếp thì chính sự hiển hiện đầu tiên của bất cứ uẩn nào trong chúng sinh khi được sinh ra, sự hiển hiện đó gọi là sanh.

34. Ðặc tính nó là nguồn gốc đầu tiên trong bất cứ cõi hữu nào.

Nhiệm vụ nó là thuộc vào một cõi hữu.

Nó được biểu hiện bằng sự xuất hiện tại đây, từ một hữu quá khứ hoặc được biểu hiện bằng sự thay đổi kiểu đau khổ.

Nhưng tại sao nó là đau khổ?

Vì nó là căn để cho rất nhiều loại khổ.

Vì có nhiều thứ khổ,

đó là khổ khổ, dukkha–dukkha, hay khổ nội tại;

hoại khổ, viparinàma–dukkha, khổ do biến hoại;

và hành khổ, dankhàra–dukkha,

rồi lại có khổ ngấm ngầm, khổ lộ liễu, khổ gián tiếp, khổ trực tiếp.

35. Cảm thọ khổ về thân và tâm gọi là khổ khổ, vì tự tính nó là khổ, tên nó là khổ, và vì nó đau đớn thực sự.

Cảm thọ lạc về thân và tâm gọi là hoại khổ vì đó là nhân sinh ra khổ khi cảm thọ ấy biến hoại (M.i, 303).

Xả thọ và các hành khác trong ba cõi là hành khổ, vì chúng bị bức bách trong sinh diệt.

Những nổi khổ về thân và tâm như đau tai, đau răng, cơn sốt tham dục, cơn sốt sân nhuế thù hằn, vv. gọi là khổ ngấm ngầm vì có hỏi mới biết được là khổ, và vì sự gia hại của nó không rõ rệt.

Sự đau đớn do 32 lối tra tấn sinh ra, vv. gọi là khổ rõ rệt vì không cần hỏi cũng biết, và sự gia hại có thấy rõ.

Trừ khổ khổ, tất cả khổ nói trong Vibhanga kể từ sanh khổ đều gọi là khổ gián tiếp vì là căn để cho một loại khổ này hay khác. Nhưng khổ khổ thì gọi là khổ trực tiếp.

36. Sanh là khổ, vì nó là căn để cho khổ trong các đọa xứ, như đức Thế tôn đã nói rõ bằng một ví dụ trong kinh Bàlapandita (M. iii), vv. Và cho nổi khổ ở các thiện thú thuộc loài người, và được xếp loại là khôû có căn để trong sự nhập thai.

37. Nổi khổ thuộc loại “có căn để trong sự nhập thai” là như sau: “Khi cái thực thể này sanh trong bào thai mẹ, thì không phải nó được ở trong một hoa sen xanh, đỏ, trắng nào cả, ngược lại, như con dòi sanh trong cá thối, bánh thối, đống phân,… nó cũng sanh trong bụng, ở phía dưới chỗ chứa đồ ăn chưa tiêu (bao tử), phía trên chỗ chứa đồ ăn đã tiêu (hậu môn), giữa bụng và cột sống, rất chật chội tối tăm, đầy những luồng gió hôi hám, đủ thứ mùi đáng tởm. Và khi đã tái sinh ở đấy, trong mười tháng nó phải trải qua nỗi khổ cực độ vì bị nung nấu như cái bánh trong bao bởi sức nóng toát ra từ bụng mẹ, không co duỗi được.” Ðây là nỗi khổ khi ở trong thai.

38. Khi bà mẹ thình lình vấp té, hoặc di chuyển, ngồi xuống đứng lên hay xoay người, thì nó khó chịu đau đớn vô cùng vì bị kéo tới giật lùi, tung lên hất xuống như một đứa trẻ con trong tay người say rượu, hay con rắn trong tay kẻ bắt rắn.

Nó cũng cảm thấy nỗi đau điếng người như tái sinh vào địa ngục băng giá khi mẹ nó uống vào nước đá lạnh, và như bị chìm ngập trong trận mưa tro nóng khi mẹ nó nuốt xuống thức ăn nóng, như bị ngâm vào nước tro nước dấm khi người mẹ ăn đồ ăn chua hay mặn. Ðó là nổi khổ của sự trú trong thai.

39. Khi bà mẹ sẩy thai, nó phải khổ vì bị cưa xẻ tại chỗ cơn đau nổi lên, nổi khổ mà đến cả bạn hữu cũng không thể nhìn. Ðấy là cái khổ trụy thai.

40. Khi người mẹ sinh nở, thì đứa con lại chịu cái khổ bị chúc ngược đầu bởi sức mạnh của ngọn gió nghiệp, bị tống khỏi bụng qua một ngõ ngách kinh khủng như là con voi chui qua lỗ khóa, như tội nhân địa ngục bị nghiến giữa hai tảng đá va chạm nhau. Ðấy là cái khổ thoát thai.

41. Sau khi ra đời, thân thể đứa bé mong manh như một vết thương nhạy cảm, được bồng ẳm trên tay, tắm rửa kỳ cọ bằng một miếng giẻ, làm nó đau đớn như bị kim nhọn đâm, dao bén cắt. Ðấy là nổi khổ khi phiêu lưu ra khỏi bụng mẹ.

42. Khổ phát sinh sau đó suốt quá trình sống còn, nơi người tự hành khổ, nơi người chuyên ép xác khổ hạnh theo phái lõa thể, nơi người nhịn đói vì giận hờn, nơi người treo cổ. Ðây là khổ của sự tự bạo hành.

43. Và khổ nơi người bị đánh đòn, bị giam cầm bởi người khác, đó là khởi do sự bạo hành của người khác.

Vậy, sanh này là căn để của mọi nổi khổ.

Nếu không có chúng sinh tái sanh vào địa ngục

Thì nổi khổ khó chịu của ngọn lửa thiêu đốt

Và tất cả khổ khác khi ấy không còn đất đứng

Do vậy bậc Thánh tuyên bố sanh là khổ.

Có nhiều thứ khổ súc sinh phải chịu

Khi chúng bị đánh đập bằng roi và gậy gộc

Sanh vào súc sinh phải chuốc cái khổ này

Sanh vào súc sinh là khổ: kết quả này chắc chắn

Trong loài ngạ quỷ có nhiều thứ khổ

Do đói khát, gió, mặt trời, không gì không khổ

Không ai biết được khổ này, trừ phi sanh vào đó

Bởi thế bậc Thánh tuyên bố: sanh là cái khổ này.

Ở khoảng giữa các thế giới, nơi loài tu la cư trú,

Thì rét lạnh xé da và tối tăm kinh khủng

Ðấy là nổi khổ của tái sinh trong loài A–tu–la

Bởi thế khổ luôn đi liền với sanh như vậy.

Khi lọt lòng mẹ, một người chịu đau ghê gớm

Sau những tháng dài bị nhốt kín trong bụng

Như nấm mồ địa ngục phân uế – tất cả không thể có

Nếu không tái sinh: sanh là khổ, thật không còn ngờ.

Tại sao phải nhiều lời? Có bao giờ hiện hữu

Một tình trạng trước đó không có sanh?

Bởi thế bậc Thánh vĩ đại khi giảng về Khổ đế

Ðã tuyên bố sanh là khổ, là điều kiện cần cho khổ.

❷ Già

44. Già là khổ. Già có hai, già kể như đặc tính của pháp hữu vi, và trong trường hợp một chúng sinh, thì già là sự già cỗi của các uẫn tạo thành một hiện hữu duy nhất, cái già này gồm những tướng như lưng còng,vv. Ở đây muốn nói loại già này.

Nó có đặc tính là sự chín mùi các uẫn.

Nhiệm vụ nó là dẫn đến cái chết.

Nó được biểu hiện bằng sự tan biến của tuổi trẻ.

Ðó là khổ kiểu “hành khổ”, vì nó là căn để của đau khổ.

45. Già là căn bản cho sự đau khổ thể xác và tâm hồn, khởi lên do nhiều duyên, như tứ chi nặng nề, các căn suy yếu hư hoại, tuổi trẻ tan biến, sức lực phá sản, trí nhớ và tuệ sút kém, bị người khi dễ, vv…

Với tứ chi nặng nề

Các giác quan tàn lụn

Với tuổi trẻ đi qua

Trí nhớ, tuệ suy dần

Sức khỏe bị phá sản

Càng ngày càng xấu xí

Dưới mắt những người thân

Càng ngày càng lẩn thẩn

Khổ nào bằng khổ này

Về thân và về tâm

Mà con người phải gặp?

Vì già sẽ đem đến

Tất cả điều nói trên

Già đáng gọi là khổ

Trên đây là nói về cái khổ già.

❸ Chết

46. Chết là khổ. Chết có hai, là chết kể như đặc tính của pháp hữu vi, như kinh nói “già chết được gao gồm trong năm uẫn”, và chết kể như sự cắt đứt mạng căn nơi một chúng sinh, như kinh nói.

Bởi vậy người ta luôn luôn sợ rằng mình sẽ chết” (Sn. 576). Ở đây, chết có nghĩa thứ hai này.

Chết do đã sanh ra, chết do bạo lực, chết do tự nhiên, chết do thọ mạng tận, chết do công đức tận, là những tên chỉ cái chết.

47. Chết có đặc tính một sự rơi rụng.

Nhiệm vụ nó là đứt lìa.

Nó đuợc biểu hiện là sự vắng mặt khỏi sanh thú trong đó đã có tái sinh.

Chết phải hiểu là khổ vì nó làm căn bản cho khổ.

Tất cả không chừa ai

Khi chết rất đau khổ

Kẻ ác thấy nghiệp dữ

Hoặc tướng trạng tái sinh

Người lành cũng đau buồn

Khi lìa xa thân quyến

Lại còn nỗi xác đau

Gân cốt đều rã rời

Cực hình cứ tiếp diễn

Tàn phá người sắp chết

Ðiều này đủ nói lên

Vì sao chết là khổ

Trên đây trình bày về cái chết.

❹ Sầu

48. Sầu là sự nung nấu đốt cháy tâm can nơi người bị mất thân quyến, vv.

Về ý nghĩa, nó cũng là “ưu”, nhưng nó có đặc tính là sự đốt cháy bên trong.

Nhiệm vụ nó là đốt cháy tâm can.

Nó được biểu hiện bằng sự buồn bã liên tục.

Nó là khổ vì tự thân nó là khổ, và vì làm căn bản cho khổ.

Sầu như mũi tên độc

Xuyên thấu tâm can ngưởi

Làm cho tim cháy bỏng

Như bị cọc sắt nung

Tâm trạng này đem lại

Nổi khổ thì vị lai

Cũng như già bệnh chết

Bởi thế sầu là khổ

❺ Bi

49. Bi là sự than khóc của người bị mất thân quyến, v.v. Ðặc tính nó là khóc thành tiếng. Nhiệm vụ nó là công bố những đức tính và thói xấu (của người chết, tức kể lể – ND). Nó được biểu hiện bằng sự ồn ào. Bi là khổ vì đó là một trạng thái hành khoå và vì nó là căn bản cho khổ.

Khi trúng mũi tên sầu

Mà thốt lời than khóc

Thì khổ càng tăng thêm

Bởi cái nạn rát họng

Và lưỡi đắng, môi khô

Cho nên bi là khổ

Ðức Phật đã tuyên bố.

❻ Khổ

50. Khổ là khổ về thân xác.

Ðặc tính nó là sự bức bách của thân.

Nhiệm vụ nó là phát sinh ra ưu ở kẻ ngu.

Nó được biểu hiện bằng thân khổ.

Nó là khổ, vì bản chất khổ, và vì đem lại tâm khổ.

Khổ làm rầu thân xác

Từ đó làm khổ tâm

Do tác động như thế

Nên nó thực sự là khổ.

❼ Ưu

51. Ưu là khổ về tâm.

Đặc tính nó là sự bức bách về tâm.

Nhiệm vụ nó là làm tâm lo buồn.

Nó được biểu hiện bằng sự lo buồn trong tâm.

Nó là khổ, bản chất nội tại, và vì mang lại nỗi khổ về thân. Vì những người bị tóm trong nanh vút của ưu sầu thì bứt tóc, khóc than, đấm ngực, lăn qua lộn lại, vật vã, nhào xuống đất, sử dụng con dao, nuốt độc dược, dùng dây để thắt cổ, treo mình lên, nhảy vào lửa và trải qua nhiều sự đau đớn.

Ưu chỉ là tâm khổ

Nhưng còn sanh khổ thân

Nên tâm ưu là khổ

Người vô ưu xác nhận.

❽ Não

52. Não là tình trạng khổ tâm nơi người bị ma thân bằng quyến thuộc, vv. Một số người cho rằng đó là một trong những pháp bao gồm trong hai uẩn.

Ðặc tính nó là đốt cháy tâm can.

Nhiệm vụ nó là rên rỉ.

Nó được biểu hiện bằng sự thất vọng.

Nó là khổ vì đấy là hành khổ, và vì nó đốt cháy tâm và não hại thân xác.

Não đem lại đau khổ

Vì đốt cháy tâm can

Hỏng vận hành thân xác

Nên não thật là khổ.

53. Sầu như chảo dầu nấu trên bếp lửa riu riu. Bi như nấu trên bếp lửa mạnh. Não như những gì còn lại trong chảo sau khi nấu, còn tiếp tục cho đến khi chảo khô.

❾ Oan Gia Tụ Hội

54. Là gặp gỡ những người và vật khó chịu.

Ðặc tính nó là liên hệ với cái bất lạc.

Nhiệm vụ nó là làm cho tâm buồn khổ.

Nó được biểu hiện bằng một tình trạng tai hại.

Nó là khổ vì làm căn cứ cho khổ.

Thấy những điều khó chịu

Cũng đủ làm tâm khổ

Và thân cũng khổ lây

Do gặp cái đáng ghét

Oan tăng hội là khổ

Ðúng như Thế tôn dạy.

❿ Ái Biệt Ly

55. Là phải xa lìa những người, vật ta yêu mến.

Ðặc tính của nó là tách rời, mất liên lạc với những đối tượng đáng ưa.

Nhiệm vụ nó là khởi lên sầu.

Nó được biểu hiện bằng sự mất mát.

Nó là khổ vì là căn cứ cho nỗi khổ thuộc loại “sầu”.

Mũi tên sầu thương tổn

Kẻ ngu khi xa lìa

Tài sản và thân quyến

Ái biệt ly là khổ.

❶❶ Cầu Bất Ðắc

56. Cầu bất đắc là sự đau khổ khi mong cầu những cái không thể nào có được, như: “Mong rằng ta đừng sanh ra đời” (Vbh. 101). Ðó là một nỗi khổ vì không đạt được điều ước mong.

Ðặc tính nó là mong cầu một đối tượng không thể có.

Nhiệm vụ nó là tìm cầu đối tượng đó.

Biểu hiện của nó là sự thất vọng.

Nó là khổ, vì làm căn bản cho khổ.

Khi hữu tình mong mỏi

Ðiều chúng hằng hi vọng

Thì thất vọng tái tê

Do vì chúng mong mỏi

Một điều không thể có

“Cầu không được” là khổ

Ðức Thế tôn đã dạy.

Ðấy là trình bày về cái khổ “cầu bất đắc”.

❶ ❷ Năm Thủ Uẩn Là Khổ

57. Sanh, già, chết từng món

Trong phần mô tả khổ

Và những gì không nói

Tất cả sẽ không có

Nếu không thủ năm uẩn

Năm thủ uẩn gồm chung

Ðấng Pháp vương gọi “khổ”

Và dạy pháp diệt khổ.

58. Vì sanh, già, chết… bức bách năm uẩn đối tượng của chấp thủ, cũng như lửa bức bách nhiên liệu, như tấm bia thu hút những tên bắn, như ruồi nhặng bu lại thân con bò, như thợ gặt nhóm họp trên đồng lúa chín, như bọn cướp đến nơi khu làng, những khổ ấy được sinh ra trong các uẩn như cỏ, dây leo mọc trên đất, như hoa trái mầm mộng ở trên thân cây.

59. Năm thủ uẩn có sanh là cái khổ đầu tiên, già là khổ chặng giữa, chết là khổ chặng cuối.

Khổ nung nấu tâm can nạn nhân của nỗi đau đớn đe dọa sự chết chóc, thì gọi là “sầu”.

Khổ dưới hình thức khác than ở nơi người không chịu đựng nổi, gọi là “bi”.

Cái khổ do thênh tứ đại bị xáo trộn gọi là “khổ,

Nỗi khổ bức bách tâm hồn kẻ phàm phu khi phải đương đầu với nỗi đau thể xác, thì gọi là “ưu”.

Khổ ngấm ngầm nơi một kẻ có nhiều khổ đau chồng chất gọi là “não”.

Khổ do thất vọng, nơi nhữngngười mà niềm mong ước bị ngang trái phũ phàng, gọi là “sầu bất đắc khổ”.

Bởi thế, khi xét những khía cạnh khác nhau, ta thấy rằng chung quy, năm uẩn bị chấp thủ (cho là bản ngã của mình) chính là khổ.

60. Nói làm sao xiết, tất cả những nỗi khổ muôn màu muôn vẻ, dù có trải qua nhiều đời kiếp cũng không nói cho hết được.

Bởi bậy, đức Thế tôn dạy: “Nói tóm lại, năm uẩn trói buộc (thủ uẩn) là khổ”, để ám chỉ rằng, tóm lại, tất cả khổ đều hiện hữu trong mỗi uẩn bị chấp thủ, cũng như vị mặn của biển được tìm thấy trong mỗi giọt nước biển.

Trên đây là trình bày năm thủ uẩn, và cũng là mô tả chân lý về Khổ.

🍀 84. Về nhiệm vụ của trí: ở đây cần hiểu là trí về bốn chân lý.

Trí ấy gồm hai phần là khái niệm và thể nhập.

Trí khái niệm là thuộc thế gian, có được do nghe về sự diệt khổ và con đường đua đến khổ diệt.

Trí thể nhập là trí xuất thế thì đi sâu vào bốn chân lý bằng cách lấy diệt làm đối tượng, như kinh dạy: “Này các tỷ kheo, ai thấy khổ thấy luôn nguồn gốc khổ, sự chấm dứt khổ, và con đường đưa đến khổ diệt.” (S. v, 437) Với tập, diệt, đạo, cũng như thế (ai thấy Tập thấy cả nguyên nhân của Tập., vv.).

Nhưng nhiệm vụ của trí sẽ được làm sáng tỏ trong phần thanh tịnh tri kiến, Chương XXII.

85. Khi trí này còn thuộc thế gian, thì

khổ trí ngăn chặn tà kiến về ngã,

tập trí ngăn chặn đoạn kiến,

diệt trí ngăn chặn thường kiến,

đạo trí ngăm chặn tà kiến cho không có quả báo các nghiệp.

Hoặc

khổ trí ngăn tà thuyết về quả báo, nói cách khác là thấy thường lạc ngã tịnh trong các uẩn không có thường lạc ngã tịnh;

tập trí ngăn chận tà thuyết về nhân, nghĩa là thấy có nhân ở chỗ không có, như chủ trương rằng thế giới do tạo hóa sanh, do một nguyên nhân đầu tiên, do thời, do tự nhiên, vv.;

diệt trí ngăn chận tà thuyết về diệt khổ như cho rằng cứu cánh giải thoát là ở vô sắc giới, vv.;

đạo trí ngăn chận tà thuế về phương tiện như cho rằng con đường đưa đến thanh tịnh là ở trong sự đắm mê dục lạc hay khổ hạnh ép xác, trong khi sự thật không vậy.

Bởi thế,

Khi một người mê mờ về khổ

Về nguồn gốc khổ và sự diệt khổ

Về con đường đưa đến khổ diệt

Thì người ấy không thấy được chân lý.

Ðấy là trình bày nhiệm vụ của trí.

🍀 87. Về thí dụ:

Khổ nên xem như gánh nặng,

tập như sự mang gánh nặng,

diệt như đặt gánh xuống,

đạo như phương tiện đặt gánh xuống.

Khổ như cơn bệnh,

tập như nguyên nhân gây bệnh,

diệt như sự hết bệnh,

đạo như thuốc chữa bệnh.

Khổ như cơn đói,

tập như đại hạn (làm mất mùa – ND),

diệt như sự sung túc,

đạo như mưa đúng thời (làm được mùa).

Lại nữa, những chân lý này có thể được hiểu theo cách dùng những ví dụ sau:

sự thù nghịch,

nguyên nhân gây hận thù,

sự hết hận thù,

và phương pháp chấm dứt thù hận.

Cây độc,

rễ cây,

sự đốn hết gốc rễ và

phương pháp lấy hết gốc rễ.

Sợ hãi,

nguyên nhân gây sợ hãi,

sự hết sợ hãi, và

cách đạt đến sự hết sợ.

Bờ này,

trận lụt,

bờ kia, và

nỗ lực để đến bờ kia,

Trên đây là trình bày về những ví dụ.

– Hết trích dẫn –

Nguồn Trích Dẫn: Thanh Tịnh Ðạo – Chương Xvi Mảnh Ðất Cho Tuệ Tăng Trưởng: Căn Ðế, Web Link

 

Bài Viết Liên Quan

  • Chúng Ta Bắt Đầu Khóc Từ Khi Nào?Và Bao Nhiêu Là Nước Mắt Mà Chúng Ta Đã Đổ Ra?, Web
  • Khổ – Dukkha, Web, FB
  • Hai Loại Khổ: Khổ Trốn Tránh Và Khổ Đối Diện Là Gì?, Web
  • Cuộc Đời Là Đau Khổ Hay Không Đau Khổ?, Web, FB
  • Dukkha Là Gì? Phải Chăng “Đời Là Bể Khổ?”(Tứ Thánh Đế – Bài 1/4), Web, FB
  • Dukkha Samudaya: Chân Lý Về Nguyên Nhân Của Khổ Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 2/4), Web, FB
  • Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt: Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 3/4), Web, FB
  • Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
  • 4 Thánh Đế, 4 Bậc Thánh, 4 Đạo & 4 Quả, 4 Bậc Alahán, Web, FB
  • Ngoài Chuyện Sinh – Tử Chẳng Có Gì Là Quan Trọng Cả., Web, FB
  • Xưa Cũng Như Nay Như Lai Chỉ Nói Nên Sự Khổ Và Sự Diệt Khổ, Web, FB
  • Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
  • Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
  • Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
  • Hãy Đứng Dậy, Lên Đường, Web, FB
  • Người Già Cao Tuổi, Đầy Bệnh Hoạn, Luôn Ốm Đau Bằng Cách Nào Có Thể Đạt Tới Hạnh Phúc, An Lạc Lâu Dài?, Web, FB
  • Về Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật., Web, FB
  • Bát Thánh Đạo, Web, FB
  • Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng. Web, FB
  • Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube,
    Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên facebook ngày 1 tháng 7, 2021.