Chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ, chúng ta có thể lựa chọn cách phản ứng

CHÚNG TA KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT MỌI THỨ, CHÚNG TA CÓ THỂ LỰA CHỌN CÁCH PHẢN ỨNG

Và cách đúng đắn nhất, mang lại lợi ích thiết thực ngay trong hiện tại và lợi ích giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não, là chúng ta lựa chọn phản ứng với như lý tác ý, tức với trí tuệ thấy biết như thật:

“phàm ⚀ sắc /⚁ thọ /⚂ tưởng /⚃ hành /⚄ thức gì ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ thuộc nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần, tất cả cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau:

❶ CÁI NÀY KHÔNG PHẢI CỦA TÔI

– NETAṀ MAMA,

❷ CÁI NÀY KHÔNG PHẢI LÀ TÔI

– NESOHAMASMI,

❸ CÁI NÀY KHÔNG PHẢI TỰ NGÃ CỦA TÔI

– NA MESO ATTĀ.”

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

WE CANNOT CONTROL EVERYTHING, WE CAN CHOOSE HOW WE REACT.

And the way we choose to react is with wisdom that sees and knows it as it is:

“Any kind of ⚀ form/⚁ feeling/⚂ perception/⚃ volitional formations/⚄ consciousness

whatsoever, whether ① past, ② future or ③ present, ④ internal or ⑤ external, ⑥ gross or ⑦ subtle, ⑧ inferior or ⑨ superior, ⑩ far or ⑪ near, all should be seen as it is with correct wisdom thus:

❶ THIS IS NOT MINE,

❷ THIS I AM NOT,

❸ THIS IS NOT MY SELF.”

Chánh kinh

[THẾ NÀO LÀ NHƯ LÝ TÁC Ý VÀ LỢI ÍCH ĐOẠN TẬN MỌI LẬU HOẶC CHỨNG ĐẮC ĐẠO QUẢ ALAHÁN]

… Một thời Thế Tôn ở Bārānasī (Ba–la–nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.

Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ–kheo: “Này các Tỷ–kheo”. “Thưa vâng bạch Thế Tôn”. Các Tỷ–kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

⚀ – Sắc, này các Tỷ–kheo, là vô ngã. Này các Tỷ–kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: “Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”

Và này các Tỷ–kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: “Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”

⚁ Thọ, này các Tỷ–kheo, là vô ngã. Này các Tỷ–kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”

Và này các Tỷ–kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”

⚂ Tưởng là vô ngã …

⚃ Các hành là vô ngã, này các Tỷ–kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: “Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!”

Và này các Tỷ–kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: “Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!”

⚄ Thức là vô ngã, này các Tỷ–kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được các thức như sau: “Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!”

Và này các Tỷ–kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: “Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!”

Này các Tỷ–kheo, các Ông nghĩ thế nào?

⚀ Sắc là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn!

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ” Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

⚁ Thọ …

⚂ Tưởng …

⚃ Các hành …

⚄ Thức là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Do vậy, này các Tỷ–kheo,

⚀ phàm sắc gì ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ thuộc nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần, tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “① Cái này không phải của tôi, ② cái này không phải là tôi, ③ cái này không phải tự ngã của tôi”.

⚁ Phàm thọ gì …

⚂ Phàm tưởng gì …

⚃ Phàm các hành gì …

⚄ Phàm thức gì ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ thuộc nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần, tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

❶ Thấy vậy, này các Tỷ–kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử

⚀ yếm ly đối với sắc,

⚁ yếm ly đối với thọ,

⚂ yếm ly đối với tưởng,

⚃ yếm y đối với các hành,

⚄ yếm ly đối với thức.

❷ Do yếm ly, vị ấy ly tham.

❸ Do ly tham, vị ấy giải thoát.

❹ Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”.

❺ Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ–kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ–kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Chương 22: Tương Ưng Uẩn – I: Phẩm Tham Luyến – 22.59. Năm Vị (Vô ngã tướng)

[ĐOẠN TẬN NĂM TRIỀN CÁI CHƯỚNG NGẠI TÂM]

… Và này các Tỷ–kheo, nếu như lý tác ý, dục tham chưa sanh không thể sanh khởi; và dục tham đã sanh bị đoạn tận.

… sân chưa sanh không thể sanh khởi; và sân đã sanh bị đoạn tận.

… hôn trầm thụy miên chưa sanh không thể sanh khởi; và hôn trầm thụy miên đã sanh bị đoạn tận.

… trạo hối chưa sanh không thể sanh khởi; và trạo hối đã sanh bị đoạn tận.

… nghi hoặc chưa sanh không thể sanh khởi; và nghi hoặc đã sanh bị đoạn tận.

[LÀM SANH KHỞI VÀ VIÊN MÃN THẤT GIÁC CHI]

… Do như lý tác ý, này các Tỷ–kheo, niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi; và niệm giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn … xả giác chi chưa sanh được sanh khởi; và xả giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

… Và này các Tỷ–kheo, nếu như lý tác ý, dục tham chưa sanh không thể sanh khởi; và dục tham đã sanh bị đoạn tận.

… sân chưa sanh không thể sanh khởi; và sân đã sanh bị đoạn tận.

… hôn trầm thụy miên chưa sanh không thể sanh khởi; và hôn trầm thụy miên đã sanh bị đoạn tận.

… trạo hối chưa sanh không thể sanh khởi; và trạo hối đã sanh bị đoạn tận.

… nghi hoặc chưa sanh không thể sanh khởi; và nghi hoặc đã sanh bị đoạn tận.

… Do như lý tác ý, này các Tỷ–kheo, niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi; và niệm giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn … xả giác chi chưa sanh được sanh khởi; và xả giác chi đã sanh, nhờ tu tập, đi đến viên mãn.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 46: Tương Ưng Giác Chi – III: Phẩm Udāyi – 46.24. Phi Như Lý (Ayoniso)

[BÁO TRƯỚC THÁNH ĐẠO SANH KHỞI]

… Này các Tỷ–kheo, như cái đi trước và điềm tướng báo trước mặt trời mọc, tức là rạng đông; cũng vậy, này các Tỷ–kheo, cái đi trước và điềm tướng báo trước Thánh đạo Tám ngành sanh khởi chính là đầy đủ như lý tác ý (yonisomana–sikàrasampadà).

Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đầy đủ như lý tác ý này, thời chờ đợi rằng Thánh đạo Tám ngành sẽ được tu tập, Thánh đạo tám ngành sẽ được sung mãn.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 45: Tương Ưng Ðạo – VI: Mặt Trời Lược Thuyết (Suriyassa peyyàlam) – 45.56. Như Lý (1) (Yoniso)

[NHÂN DUYÊN CHO THIỆN NGHIỆP ĐƯỢC LÀM]

… Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm?

– Này Mahàli,

① do nhân tham, do duyên tham, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

② Này Mahali, do nhân sân, do duyên sân, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

③ Do nhân si, do duyên si, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

④ Này Mahàli, do nhân phi như lý tác ý, do duyên phi như lý tác ý, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

⑥ Này Mahàli, do nhân tâm tà hướng, do duyên tâm tà hướng, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm?

– Này Mahàli,

⑥ do nhân vô tham, do duyên vô tham, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm.

⑦ Này Mahàli, do nhân vô sân, do duyên vô sân…

⑧ do nhân vô si, do nhân vô si…

⑨ do nhân như lý tác ý, do duyên như lý tác ý…

⑩ do nhân tâm chánh hướng, do duyên tâm chánh hướng, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm.

Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm.

Và này Mahàli, nếu 10 pháp này không thực hiện hữu ở đời, thời đây không có lời tuyên bố về phi pháp hành, bất bình đẳng hành, hay pháp hành, bình đẳng hành. Vì rằng, này Mahàli, mười pháp này hiện hữu ở đời, thời ở đây có lời tuyên bố về phi pháp hành, bất bình đẳng hành, hay pháp hành, bình đẳng hành.

Nguồn trích dẫn: Aṅguttara Nikāya – V. Phẩm Mắng Nhiếc – 10.47. Mahàli

[ĐỂ CHỨNG ĐẮC ĐẠO QUẢ DỰ LƯU, NHẤT LAI, BẤT LAI, ALAHÁN]

Một thời, Tôn giả Sāriputta (Xá–lợi–phất) và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bārānasī (Ba–la–nại), tại Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.

Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Sāriputta … thưa như sau:

– Thưa Hiền giả Sāriputta, những pháp gì Tỷ–kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?

– Này Hiền giả Kotthika, Tỷ–kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ–kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

⚀ Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ–kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô thường … vô ngã, CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ DỰ LƯU.

– Với Tỷ–kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sāriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý?

– Với Tỷ–kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường … vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra.

⚁ Này Hiền giả, Tỷ–kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường … vô ngã, CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ NHỨT LAI.

– Nhưng Tỷ–kheo Nhứt lai, này Hiền giả Sāriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?

– Tỷ–kheo Nhứt lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường … vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra.

⚂ Này Hiền giả, Tỷ–kheo Nhứt lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường … vô ngã, CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ BẤT LAI.

– Nhưng Tỷ–kheo Bất lai, này Hiền giả Sāriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?

– Tỷ–kheo Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường … vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra.

⚃ Này Hiền giả, Tỷ–kheo Bất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường … vô ngã, CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QUẢ A–LA–HÁN.

– Nhưng vị A–la–hán, này Hiền giả Sāriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì?

– Vị A–la–hán, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

Với vị A–la–hán, này Hiền giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 22: Tương Ưng Uẩn – II: Phẩm Thuyết Pháp – 22.122. Vị Giữ Giới

Mọi bài viết và hình ảnh trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.

Nguyện mong cho Chánh pháp của Đức Phật Gotama được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chư thiên và loài người sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Bài Viết Liên Quan

  • Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, FB
  • Bài 4/6 Phần 1 – Như Lý Tác Ý Là Như Thế Nào?, Web, FB
  • Bài 4/6 Phần 2 – Như Lý Tác Ý: Có Bao Nhiêu Cách Quán Vô Thường – Khổ – Vô Ngã Của Ngũ Uẩn Trong Thực Hành Tu Tập Hàng Ngày?, Web
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Chúng Ta Không Thể Kiểm Soát Mọi Thứ, Chúng Ta Có Thể Lựa Chọn Cách Phản Ứng., Web
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
  • Cái Gì Là Vị Ngọt – Sự Nguy Hiểm – Sự Xuất Ly, Web, FB
  • Ngũ Uẩn Là Gì, Web, FB

Audio Bài Giảng

  • (46) Quán Pháp: Ngũ Uẩn – Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, Sự Xuất Ly. Thiền Sư Viên Phúc, Archive
  • (47) Quán Ngũ Uẩn: Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức – Không Phải Của Ta Hãy Từ Bỏ Nó, Archive
  • (48) Như Lý Tác Ý Ngũ Thủ Uẩn Là Rỗng Không Là Trống Không, Archive
  • Hiện Tại Lạc Trú Là Gì? Tịch Tĩnh An Trú Là Gì? Đoạn Diệt (Phiền Não) Là Gì?, Web, FB
  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên facebook ngày 10 tháng 7, 2021.