Hỏi Đáp Về Đồ Ăn Nấu Rượu, Phần Mềm Lậu Crack

[lwptoc]

HỎI ĐÁP VỀ ĐỒ ĂN NẤU RƯỢU,

PHẦN MỀM LẬU CRACK…

– Con cung kính đảnh lễ Sư!

Tối hôm nay bọn con sinh hoạt như thường lệ tối thứ 3 hàng tuần, nhưng hôm nay có thêm phần chia sẻ về Thập Thiện Nghiệp. Chúng con học và trao đổi dựa trên cuốn Nghiệp Và Quả Của Nghiệp trong bộ Nền Tảng Phật Giáo các giới luật và chi phần của giới.

Các bạn có những bối rối sau xin được Sư giải đáp để việc thực hành Giới được đúng đắn hơn ạ.

1. Khi mình ăn các món ăn trong công đoạn chế biến có sử dụng nguyên liệu rượu/bia thì có phạm giới sử dụng chất gây say không? (ví dụ: tỏi đen, cá hấp bia, bò sốt vang)

Cụ thể trong 2 trường hợp: biết món đó có dùng bia/rượu khi nấu; không biết món đó có dùng bia/rượu khi nấu.

2. Việc tẩy giun có phạm giới sát sanh không ạ?

3. Việc sử dụng phần mềm lậu (bản crack) không trả tiền bản quyền có phạm giới trộm cắp không? Nếu có thì có giải pháp gì không? (vì mua bản quyền quá đắt không thể chi trả nhưng bắt buộc phải dùng cho công việc)

4. Việc nghe nhạc/xem clip đăng trên internet mà biết cái đó vi phạm tác quyền hoặc không biết cái đó có vi phạm tác quyền hay không thì có phạm giới trộm cắp không?

Trong trường hợp 1 nhóm đọc ebook sách có bản quyền nhưng tự type thành dạng pdf thì có phạm giới trộm cắp không ạ?

Con rất hoan hỷ được thiền, đọc kinh, sám hối, hồi hướng công đức và trao đổi về Pháp với các bạn tối nay.

Con thành kính xin Sư giải đáp, hướng dẫn chúng con trong học giới. Con biết ơn và cung kính Sư ạ.

Sadhu Sadhu Sadhu!

– @ TK Viên Phúc:

⑴ Về rượu và men say:

“”””””””””””””””””””””””””””

Tổng quát GIỚI UỐNG RƯỢU CÓ 4 CHI:

1– Rượu (Majjanīyavatthu).

2– Tính uống (Pātukamyatācittaṃ).

3– Ráng sức uống rượu ấy (Tajjo vāyāmo).

4– Đã uống rượu ấy khỏi cổ (Tassa pānaṃ).

Đối Với Tỳ Khưu:

⭕ Dù biết hay không biết đều phạm tội

Nguồn trích dẫn: Tạng Luật – Bộ Phân Tích Giới Bổn, Vinaya Pitaka – Suttavibhanga, Phân Tích Giới Tỳ-khưu – II, (Bhikkhuvibhanga II), VIII. CHƯƠNG PĀCITTIYA (ƯNG ĐỐI TRỊ) (tt), PHẦN UỐNG RƯỢU – ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT

– Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho Sāgata, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa–môn, không được phép, không nên làm! Này các tỳ khưu, vì sao Sāgata lại uống men say vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi uống rượu và men say thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

[576] Rượu nghĩa là rượu từ bột, rượu từ bánh ngọt, rượu từ cơm, đã được rắc men vào, đã được trộn vào các hương liệu cần thiết.

Men say nghĩa là chất mật từ bông hoa, nước trích ra từ trái cây, nước trích ra từ mật ong, nước trích ra từ đường mía đã được trộn vào các hương liệu cần thiết.

Uống: vị uống vào dầu chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[577] Men say, nhận biết là men say, vị uống vào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Men say, có sự hoài nghi, vị uống vào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Men say, (lầm) tưởng không phải là men say, vị uống vào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Không phải là men say, (lầm) tưởng là men say, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là men say, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là men say, nhận biết không phải là men say thì vô tội.

[578] Vị uống vào chất có màu sắc của men say có hương của men say có vị của men say nhưng không phải là men say, khi được nấu chung với xúp, khi được nấu chung với thịt, khi được nấu chung với dầu ăn, ở trong nước mật của trái cây āmalaka, vị uống nước cất không men say, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

“”””””””””””””””””””””””

⭕ Chỉ được dùng như thuốc chữa bệnh với nồng độ hầu như không thể nhận biết:

Nguồn trích dẫn: Tạng Luật – Vinaya Pitaka – Đại Phẩm – Mahāvagga VI. CHƯƠNG DƯỢC PHẨM

– Này các tỳ khưu, không nên uống dầu được thêm vào quá nhiều rượu mạnh; vị nào uống thì nên được hành xử theo Pháp.[3] Này các tỳ khưu, trong loại dầu nấu nào (được thêm vào rượu mạnh) mà màu sắc, mùi, vị của rượu mạnh không nhận ra được, ta cho phép uống dầu được thêm vào rượu mạnh loại như thế.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu có nhiều dầu nấu được thêm vào quá nhiều rượu mạnh. Khi ấy, các vị tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Nên thực hành như thế nào với các thứ dầu đã được thêm vào quá nhiều rượu mạnh?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

–Này các tỳ khưu, ta cho phép quy định làm thuốc thoa.

⑵ Về việc tẩy giun:

“”””””””””””””””””””””

Chỉ phạm giới luật sát sinh trong trường hợp có đầy đủ 5 chi phần, đặc biệt là có chủ ý cố tình uống thuốc tẩy để giết hại giun, sán là phạm giới, ngoài ra trong các trường hợp không biết, hoặc uống thuốc chỉ để bảo vệ thân thể giữ cho an ổn khỏe mạnh mà không cố gắng sát sinh thì vô tội.

GIỚI SÁT SANH CÓ 5 CHI:

1– Chúng sanh có thức tánh (Pāṇo).

2– Biết chúng sanh có thức tánh (Pāṇasaññitā).

3– Tính giết (Vadhakacittaṃ).

4– Ráng sức giết (Upakkamo).

5– Chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy (Tena maranaṃ).

⑶ Việc sử dụng phần mềm lậu

(bản crack):

“””””””””””””””””””””””””””””””””””””

là phạm giới lấy của không cho – trộm cắp nếu đầy đủ 5 CHI GIỚI TRỘM CẮP:

1– Vật có chủ sở hữu gìn giữ (Parapariggahitaṃ).

2– Biết rằng vật có chủ gìn giữ (Para–pariggahitasaññitā).

3– Tính trộm cắp (Theyyacittaṃ).

4– Ráng sức trộm cắp (Upakkamo).

5– Trộm cắp được bởi ráng sức ấy (Tena haranaṃ).

⑷ Về việc nghe, đọc các tác phẩm có bản quyền:

“”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””

Các tác phẩm để nghe, đọc (bài hát, sách truyện … v.v…) nếu bị crack thì đều là đồ vật đã bị trộm cắp, người giữ giới sẽ không vì lợi ích cá nhân mà phạm giới sử dụng lấy của không cho. Do đó việc nghe nhạc/xem clip đăng trên internet mà biết cái đó vi phạm tác quyền thì phạm tội giới, nếu không biết cái đó có vi phạm tác quyền hay không thì không phạm tội giới trộm cắp, nhưng vẫn có thể là phạm pháp về tiêu thụ đồ trộm cắp theo pháp luật tùy theo trường hợp cụ thể.

Vì đa số bản quyền sở hữu tác giả của các tác phẩm âm nhạc, sách … v.v… – ngoài lĩnh vực phần mềm (software), dùng để bảo vệ tác giả trong các trường hợp lợi ích thương mại nên thường người sử dụng nếu đã mua sản phẩm và sử dụng cho cá nhân, có tính chất cá nhân, không vì mục đích kiếm lợi nhuận thương mại hoặc tên tuổi thương hiệu thì không thuộc dạng vi phạm bản quyền. Tương tự như vậy trong trường hợp chuyển ebook có bản quyền sang dạng pdf hoặc bất cứ định dạng khác nếu chỉ để phục vụ cho các nhân và nội bộ không vì mục đích kiếm lợi nhuận hoặc tuyên truyền quảng cáo … v.v… thì không vi phạm bản quyền sở hữu tác giả.

Phải phân biệt rất kỹ lưỡng các dạng bản quyền của từng tác phẩm trong trường hợp mình muốn nhân bản phổ cập số lượng lớn tới công chúng, ảnh hưởng tới quyền lợi của tác giả để tránh vi phạm bản quyền sở hữu tác giả hoặc phạm giới lấy của không cho.

🍀 Tránh xa không hành động gì cả khi cảm thấy băn khoăn nghi ngờ có thể phạm giới luật, đây là nguyên tắc căn bản trong hành xử của một hành giả hướng tới thành tựu viên mãn Giới, để làm nền tảng thành tựu viên mãn Định Tuệ dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết Bàn.

Đức Phật dạy 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, được tóm lược như sau:

1– Có được nhiều của cải lớn lao, do nhờ nhân không dể duôi.

2– Có được danh thơm, tiếng tốt lan truyền khắp mọi nơi.

3– Có tâm dũng cảm, không rụt rè, e thẹn khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn …

4– Có tâm không mê muội, tâm trí sáng suốt lúc lâm chung.

5– Sau khi chết, thiện nghiệp giữ giới cho quả tái sinh trong cõi thiện dục giới (cõi người, các cõi trời dục giới).

Và Đức Phật dạy 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới, được tóm lược như sau:

1– Làm tiêu tan của cải lớn lao, do nhân dể duôi.

2– Có tiếng xấu lan truyền khắp mọi nơi.

3– Có tâm rụt rè, e thẹn, sợ sệt khi đi vào nơi hội đoàn Hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Samôn, hội đoàn Bàlamôn…

4– Có tâm mê muội, hoặc tâm sợ hãi lúc lâm chung.

5– Sau khi chết, bất thiện nghiệp (ác nghiệp) phạm giới cho quả tái sinh trong các cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh).

Những bậc thiện trí có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nhận thức rõ được 5 quả báu của người có giới trong sạch và 5 điều tai hại của người không có giới, người phạm giới. Cho nên, những bậc thiện trí giữ gìn giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, đồng thời khuyến khích, động viên người khác cũng nên giữ gìn giới của họ cho được trong sạch và trọn vẹn để thoát khỏi các khổ ách trong kiếp sống hiện tại và tạo duyên lành tránh tái sinh vào bốn đọa xứ địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ, atula, có cơ hội tái sinh làm người hoặc chư thiên: “Ngũ Giới bất trì, Thiên – Nhân lộ triệt”, tức “Không thọ trì Ngũ Giới sẽ đoạn triệt con đường tái sinh làm Nhân loại (người), chư Thiên (trời)”.

Nguyện cho Ân Đức Tam bảo luôn gia trì cho các quí vị trên con đường giải thoát cao thượng này.

Sādhu Sādhu Sādhu !

Trong tâm từ,

TK Viên Phúc Sumangala

[Tham khảo thêm:

  • Thọ trì bát quan trai giới, Web, FB
  • Ngũ giới, Web, FB
  • Các chi phần của ngũ giới & bát quan trai giới, Web, FB
  • Cư sĩ phá giới và sa môn phá giới, hậu quả tội lỗi nặng nhẹ ra sao, Web, FB

Và các bài viết khác trong album “sila & vinaya – giới & luật” trên FB sumangala bhikkhu Viên Phúc. ]

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB