Pháp Học, Pháp Hành Và Pháp Thành

 

PHÁP HỌC, PHÁP HÀNH VÀ PHÁP THÀNH

– Câu hỏi TT: Con thấy ở đây có một vị cư sĩ dạy về Chánh kiến trong đời sống. Con muốn hỏi là Chánh kiến có thể dạy cho người khác được không ạ, hay phải tự mình tu tập mới có Chánh kiến ạ.

Con xin cung kính đảnh lễ sư. Con xin cảm ơn Sư.

– @ Trả lời: Có ① pháp học, ② pháp hành và ③ pháp thành. Cần học cho đúng thì mới thực hành đúng và thành tựu được.

Vấn đề cần quan tâm đúng đắn là chúng ta với những ai?, với những nguồn thông tin nào đáng tin cậy? để có thể nhận được lời dạy, lời hướng dẫn chỉ đường thật sự chân chính.

Chúng ta không cần tìm những con đường dễ dàng để đi loanh quanh, mà chúng ta cần tìm con đường đúng đắn, dẫu có khó khăn gian khổ đến mấy, nhưng dẫn đến đích giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não của các kiếp tái sinh luân hồi.

Vậy cần tìm hiểu cho thật kỹ càng, thật thấu đáo, thật cụ thể về các nguồn thông tin cội gốc TRỰC TIẾP từ các Vị thiện tri thức, chân tu đầy đủ Pháp Học, Pháp Hành và Pháp Thành.

Chánh kiến cũng vậy.

Cần học tập

⑴ từ Kinh Điển Tam Tạng – lời Phật dạy,

⑵ từ các Chú giải – lời giải thích của các bậc Thánh tăng Alahán,

⑶ từ các Phụ chú giải,

⑷ từ các sách vở sau này của các vị Trưởng Lão Thánh tăng,

⑸ từ các vị Thầy lỗi lạc, có đầy đủ năng lực về Pháp học, Pháp hành, có kinh nghiệm truyền dạy và uy tín, hiện tại ở các nước có Quốc Đạo là Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada như Myanmar, Thailand, Srilanka.

Chỉ như vậy thì một hành giả mới có thể có được Văn tuệ – tức tuệ có được từ sách vở, lời giảng dạy – để có thể biết rõ về mặt lý thuyết:

– ⑴ thế nào là CHÁNH KIẾN NHƯ LÀ ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ CỦA THẾ GIAN? – tức

⚀ Chánh kiến về các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra (Kammassakata sammādiṭṭhi),

⚁ Chánh kiến về Thiền Định Jhana (Jhāna sammādiṭṭhi); và

– ⑵ thế nào là CHÁNH KIẾN NHƯ LÀ ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ CỦA PHẬT PHÁP? – tức Chánh kiến về Tứ Thánh Đế, bao gồm:

⚀ tri kiến về Khổ,

⚁ tri kiến về Khổ tập,

⚂ tri kiến về Khổ diệt,

⚃ tri kiến về Khổ diệt đạo,

và đồng thời với đó là hiểu biết rõ:

⚀ Chánh kiến về Tuệ Minh Sát (Vipassanā sammādiṭṭhi),

⚁ Chánh kiến về Đạo Tuệ (Magga sammādiṭṭhi),

⚂ Chánh kiến về Quả Tuệ (Phala sammādiṭṭhi),

⚃ Chánh kiến về Tuệ phản khán (Paccevekkhaṇa sammādiṭṭhi).

Để từ đó tu tập, vun bồi ① Chánh kiến cùng bẩy chi phần còn lại của Bát Thánh Đạo là ② Chánh tư duy, ③ Chánh ngữ, ④ Chánh nghiệp, ⑤ Chánh mạng, ⑥ Chánh tinh tấn, ⑦ Chánh niệm, ⑧ Chánh định, tức có Tu tuệ – tuệ giác có được do tu tập thực hành đúng đắn – dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết Bàn.

CHÁNH KIẾN NHƯ LÀ ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ CỦA PHẬT PHÁP, BAO GỒM: TỨ THÁNH ĐẾ, BÁT THÁNH ĐẠO, LÝ DUYÊN SINH, TAM TƯỚNG VÔ THƯỜNG – KHỔ – VÔ NGÃ, MINH SÁT TUỆ, ĐẠO TUỆ, QỦA TUỆ, VỚI CÁC PHÁP TU TẬP THỰC HÀNH PHONG PHÚ, THIẾT THỰC, CHỈ CÓ THỂ CÓ TRONG ĐẠO PHẬT, NGOẠI ĐẠO HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ VÀ KHÔNG TU TẬP VUN BỒI LOẠI TRI KIẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN VÀ VĨNH VIỄN NÀY.

Cần cẩn trọng sàng lọc các thông tin, lời dạy, sách vở hướng dẫn tràn lan trên mạng, trên thị trường, cũng như của các thầy lang băm.

Lời chỉ dạy – Trí Tuệ tối thượng, đáng tin cậy, đáng nương tựa, có thể tìm thấy:

⚀ thứ nhất là trong Tam Tạng Kinh Điển Pali (lời của Đức Phật),

⚁ thứ nhì là trong Chú giải (lời của chư Đệ Tử Thánh tăng Alahán),

⚂ thứ ba là trong Phụ chú giải (lời chú giải của của chú giải, cũng của các Trưởng Lão Thánh tăng Alahán),

⚃ sau đó mới là các tác phẩm, sách vở viết ra sau này của các bậc Trưởng Lão Thánh tăng trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada.

CHỚ MẤT THỜI GIAN CÔNG SỨC LANG THANG, ĐẮM ĐUỐI TRONG CÁC LUẬN THUYẾT CỦA NGOẠI ĐẠO – CUỘC SỐNG MONG MANH, NGẮN NGỦI, CHẲNG CÓ THỜI GIAN, CHẲNG CÒN CÓ CƠ HỘI LẦN NỮA ĐÂU. HÃY ĐẶT LÒNG TIN TUYỆT ĐỐI NƠI BẬC VÔ THƯỢNG TOÀN GIÁC, BẬC NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ NHƯ LAI.

VÀ CŨNG CHỚ MÙ QUÁNG, CHỦ QUAN THIẾU HIỂU BIẾT CHỈ MUỐN TỰ HỌC TRỰC TIẾP LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH TẠNG VÀ LUẬT TẠNG, MÀ:

⚀ BỎ QUA, COI THƯỜNG TẠNG VI DIỆU PHÁP;

⚁ BỎ QUA, COI THƯỜNG CÁC CHÚ GIẢI VÀ PHỤ CHÚ GIẢI CỦA CÁC BẬC THÁNH TĂNG ALAHÁN;

⚂ BỎ QUA, COI THƯỜNG CÁC VỊ THẦY LỖI LẠC ĐƯƠNG THỜI, HIỆN TẠI TRONG TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVADA –

TỰ MÌNH CẢN TRỞ, TỰ MÌNH CHƯỚNG NGẠI MÌNH MỘT CÁCH VÔ ÍCH, NÔNG CẠN, NGỚ NGẨN.

Khi gần gũi các bậc thiện trí thức, chân tu sẽ được lắng nghe Diệu pháp, vun bồi Chánh tín. Khi có người chỉ dẫn đúng đường thì đỡ mất thời gian học những điều nông cạn, phiến diện, thậm chí ảo tưởng, sai lạc của những người không phải là trí tuệ bậc nhất trong thế gian. Thời gian không có nhiều, cái chết sẽ đến bất kỳ lúc nào, chỉ nên đọc, học từ một vài người xuất sắc nhất trên đời. Đối với sư, sau khi đã tìm hiểu những lời gốc của những vị vĩ nhân khác của nhân loại như Chúa Jesu, Lão tử, … v. v…… thì thấy Đức Phật là bậc toàn trí chỉ rõ con đường thực hành cụ thể, thiết thực, có hệ thống từ thấp tới cao tuần tự – chứ không phải là những triết lý siêu hình – dẫn đến mục đích rốt ráo cuối cùng là chấm dứt khổ đau phiền não hoàn toàn và vĩnh viễn trong sinh tử luân hồi.

Cứ từ từ làm quen và tích lũy dần kiến thức, đừng vội tin ngay hay phủ nhận với hiểu biết ban đầu hầu như không có gì, thậm chí đầy định kiến sai lạc về Đạo Phật Nguyên thủy Theravada. Hãy chỉ ghi nhận và ghi nhận, và chỉ nên tập trung vào các nguồn tài liệu chính thống của Phật giáo Nguyên thủy Theravada.

Hãy tham khảo các bài viết dưới đây và các bài liên quan liệt kê cuối mỗi bài mỗi khi có thời gian. Hãy tìm hiểu dần, hãy ghi nhớ, ghi nhận không vội phán xét, kết luận, đây mới chỉ là những miếng ghép hình đầu tiên trong một bức tranh tổng thể sau này sẽ hiển lộ rõ ràng.

Cần gần gũi, thành tâm học hỏi các vị Thầy, các vị thiện tri thức, các vị chân tu, và kết hợp từng bước các loại nguồn tài liệu, thông tin nêu trên, một cách hợp lý, hài hòa để có thể có được sự tự hiểu biết đúng đắn, sâu sắc, và toàn diện dần theo công phu tu tập của chính bản thân.

⚀ NẾU KHÔNG THỰC HÀNH THEO CHÁNH PHÁP PHẬT GIÁO,

⚁ NẾU CHỈ HỌC LÝ THUYẾT PHẬT GIÁO SUÔNG,

⚂ NẾU HỌC VÀ HÀNH THEO GIÁO THUYẾT NGOẠI ĐẠO,

⚃ NẾU HỌC VÀ HÀNH THEO PHẬT GIÁO NGỤY TẠO, TÀ ĐẠO,

⚄ NẾU CHỈ KHẤN BÁI CẦU XIN THA LỰC,

⚅ NẾU CHỈ MONG CHỜ NGUYỆN ƯỚC,

THÌ MUÔN KIẾP ĐÃ, ĐANG VÀ SẼ TIẾP TỤC ‘KHỔ TRÔI’ TRONG BÓNG TỐI CỦA VÔ MINH, TRONG KHỔ ĐAU SINH TỬ LUÂN HỒI CỦA TAM GIỚI, KHÔNG KHI NÀO CÓ THỂ TỚI ĐÍCH CỨU CÁNH RỐT RÁO LÀ: GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN VÀ VĨNH VIỄN MỌI KHỔ ĐAU, PHIỀN NÃO ĐẠT ĐƯỢC HẠNH PHÚC THẬT SỰ, TỰ DO THẬT SỰ – NIẾT BÀN.

Nguyện cho đạo hữu luôn được oai đức Tam Bảo hộ trì không bị sai đường lạc lối trên con đường giác ngộ giải thoát cao thượng này.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala.

[Chánh Kinh]

“Này các vị tỳ–khưu, thế nào là chánh tri kiến? Đó là ⑴ sự thông hiểu về khổ, ⑵ sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ, ⑶ sự thông hiểu về sự diệt khổ, và ⑷ sự thông hiểu về con đường diệt khổ.”

“Này các Tỷ–kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt bốn Thánh đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn?

Do không giác ngộ, do không thông đạt

⑴ Thánh đế về Khổ, này các Tỷ–kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này.

… ⑵ Thánh đế về Khổ tập…

… ⑶ Thánh đế về Khổ diệt…

Do không giác ngộ, do không thông đạt

⑷ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ–kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này.

Nhưng nay, này các Tỷ–kheo, ⑴ Thánh đế về Khổ này đã được giác ngộ, đã được thông đạt; ⑵ Thánh đế về Khổ tập đã được giác ngộ, đã được thông đạt; ⑶ Thánh đế về Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt; ⑷ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt. Ðược chặt đứt là hữu ái, được đoạn tận là những gì đưa đến tái sanh (bhavanetti). Nay không còn tái sanh nữa.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy… bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Do không như thật thấy,

Bốn sự thật bậc Thánh,

Phải lâu ngày luân chuyển,

Trải qua nhiều đời sống.

Khi chúng được thấy rõ,

Mầm tái sanh nhổ sạch,

Gốc khổ được đoạn tận,

Nay không còn tái sanh.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Tương Ưng Sự Thật – III. Phẩm Kotigàma – 21.I. Minh (1) (S.v,431

Bài viết liên quan

  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Tôn Giả Nhất Cú Và Tôn Giả Cùla-Panthaka, Web, FB
  • Có Và Không: Con Đường Trung Đạo (Như Thế Nào Là Chánh Kiến?), Web, FB
  • Who Am I? Ta Là Ai, Web, FB
  • Tu Tập Chánh Kiến Đạo, Web, FB
  • Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
  • Có Cần Học Thuộc Lòng Kinh Điển Không?, Web, FB
  • Phải Tự Mình Bước Đi, Sau Khi Đã Được Chỉ Đường, Thì Mới Có Thể Tới Đích., Web, FB
  • Pháp Học, Pháp Hành Và Pháp Thành, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
  • Vị Thầy Hộ Trì, Web, FB
  • Theo Thầy, Web, FB
  • Thầy & Trò, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
  • Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
  • 7 Trạm Xe = 7 Giai Đoạn Thanh Tịnh Dẫn Đến Thành Tựu Vô Thủ Trước Bát Niết Bàn Là Gì?, Web, FB
  • Những Ai Không Thể Chứng Được Pháp Thậm Thâm – Vi Diệu – Cao Thượng?, Web, FB
  • Vị Thầy Tâm Linh Trên Hành Trình Tới Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
  • Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
  • Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
  • Danh Mục Audio Các Bài Giảng “Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy” – By Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube

Audio Pháp Thoại Chánh Kiến – By Sumangala Bhikkhu Viên Phúc – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery Yangon Myanmar.

  • 55 – Tu Tập Chánh Kiến Đạo, Youtube
  • 56 – Kinh Chánh Tri Kiến, Youtube
  • 57 – Chánh Tri Kiến Hiểu Đúng Và Thấy Đúng, Youtube
  • 58 – Thế Nào Là Tri Kiến Chánh Trực, Youtube
  • 59 – Chánh Tri Kiến Về Thiện Và Bất Thiện, Youtube
  • 60 – Chánh Tri Kiến Về Bốn Loại Thức Ăn, Youtube
  • 61- Chánh Tri Kiến Về Vô Minh, Youtube
  • 62 – Trí Về Khổ Đế, Youtube
  • 63 – Chánh Tri Kiến Về Sinh, Youtube
  • 64 – Chánh Tri Kiến Về Già Và Chết, Youtube
  • 65 – Khổ Đế Theo Thanh Tịnh Đạo, Youtube
  • 66 – Trí Về Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế, Youtube
  • 67 – Tứ Thánh Đế Theo Thanh Tịnh Đạo, Youtube

Bài viết trên Facebook,  9 Tháng 5, 2020