Sinh – diệt và Niết bàn

Photo: Nguyễn Việt Dũng – Hoa Phượng Đỏ.

SINH – DIỆT VÀ NIẾT BÀN

Khi Đức Phật đang trú ngụ tại Kỳ Viên Tịnh Xá, một vị Tỳ–kheo nọ lo lắng muốn biết cách làm thế nào để có thể chứng đắc Niết–bàn nên đã đi đến một vị A–la–hán nọ và hỏi:

‘Kittā Vatānukho Āvuso Yathābhūtam Ñāṇadassanaṃ Suvisuddhaṃ Ahosi’(‘Thưa hiền giả điều gì đòi hỏi phải có để thấy rõ Niết–bàn?’)Vị A–la–hán trả lời:

‘Yatokho Āvuso Channaṃ Āyatanānaṃ Samudayanca Atthangamanca Yathābhūtaṃ Ñāṇadassanaṃ Suvisuddham Hosi.’

(Này hiền giả, để có được cái thấy rõ ràng về Niết Bàn, điều đòi hỏi phải có là phải biết và nhận ra sự sanh và diệt của sáu căn xứ– đó là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và tâm– đúng như thực.)

Danh và Sắc phải được nhận thức đúng như chúng thực sự là, tức thấy chúng chỉ là các hiện tượng sanh và diệt. Nếu một người có thể tuệ tri sáu căn xứ này đúng như thực, họ sẽ thấy và chứng đắc Niết–bàn.

Vị Tỳ–kheo phàm nhân không cảm thấy thỏa mãn với câu trả lời đó bởi vì vị ấy nghĩ số lượng những điều mà vị ấy phải tuệ tri như vậy là hơi quá nhiều.

Ở đây, vị ấy quan tâm tới con số nhiều hơn là tầm quan trọng của trí thấy sự sanh và diệt. Nghĩ rằng con số những điều mà vị ấy phải làm việc (quán) là quá nhiều, do đó vị ấy đi đến một vị A–la–hán khác và cũng hỏi câu hỏi ấy.

Vị A–la–hán thứ hai trả lời rằng để một người có thể thấy và chứng đắc Niết–bàn họ cần phải cố gắng để nhận thức và tuệ tri sự sanh và diệt của Năm Uẩn (pañcakkhandhā).

Với câu trả lời này vị ấy cũng chưa cảm thấy thỏa mãn bởi vì vị ấy nghĩ vẫn còn quá nhiều điều để quán. Hiển nhiên rằng vị Tỳ–kheo phàm nhân này quá đặt nặng vào con số chứ không phải vào điểm cốt yếu, đó là sự sanh và diệt.

Do không thỏa mãn với câu trả lời thứ hai, vị ấy lại đi đến vị A–la–hán thứ ba và hỏi như thường lệ. Vị A–la–hán thứ ba trả lời rằng một người sẽ thấy và chứng đắc Niết–bàn nếu họ nhận thức và tuệ tri được bản chất sanh và diệt của Tứ Đại (mahābhūta), đó là đất, nước, lửa và gió.

Với câu trả lời này cũng vậy, vị Tỳ–kheo phàm nhân không thể thỏa mãn mặc dù trong thâm tâm ông nghĩ rằng câu trả lời thứ ba khá hơn câu trả lời thứ nhất và thứ hai. Ông vẫn không thấy được tầm quan trọng nằm ở sự sanh và diệt chứ không phải ở số lượng.

Sau đó ông đi đến vị A–la–hán thứ tư và đặt câu hỏi như cũ. Vị thứ tư trả lời:

‘Yaṃ kiñci samudaya dhammaṃ Sabbaṃtam nirodhadhammanti’

(‘Phàm pháp nào có bản chất sanh pháp ấy chắc chắn phải diệt.’)

ai tuệ tri pháp này có thể sẽ thấy và chứng đắc Niết–bàn.

Vị Tỳ–kheo phàm phu không cảm thấy thỏa mãn chút nào với câu trả lời của vị A–la–hán thứ tư bởi vì ông nghĩ vị này vẫn chưa tuệ tri hai pháp.

Thứ nhất vị này chưa từng chứng những gì vị ấy cần phải tuệ tri, đó là sáu Căn Xứ, Năm Uẩn, và Tứ Đại Chủng; và thứ hai, vị này chưa thấy sự sanh và diệt hay vô thường vốn là cốt tử của thiền Minh Sát, vì thế ông đi đến gặp Đức Phật và trình bày lại những gì ông đã được nghe từ bốn vị A–la–hán và sự không hài lòng của ông đối với những câu trả lời của họ.

Đức Phật nói:

‘Này Tỳ–kheo, có một người cả đời chưa từng thấy cây phượng (butea). Gặp người thứ nhất anh ta hỏi cây ấy trông như thế nào. Người thứ nhất trả lời cây phượng có màu đen bởi vì ông thấy cây này khi nó đã bị người ta đốt cháy thành than. Không thỏa mãn với câu trả lời, anh ta tiếp tục đi hỏi một người khác về nó. Người thứ hai trả lời rằng cây phượng giống như một miếng thịt bởi vì ông chỉ thấy cây này khi nó nở hoa đỏ thắm. Một lần nữa anh không thỏa mãn và tiếp tục đi hỏi người thứ ba, người này nói với anh ta rằng cây phượng giống như những thanh gươm bọc trong vỏ bởi vì anh ta chỉ thấy cây này khi nó đã kết trái. Không thỏa mãn với câu trả lời đó, anh tiếp tục đi hỏi người thứ tư, người này nói cây phượng trông giống như cây đa với tán lá trải rộng ra bởi vì ông chỉ thấy cây này vào mùa xuân khi nó xum xuê với những cành lá xanh tươi rợp mát.’

Đức Phật tiếp tục:

‘Sự mô tả cây phượng của bốn người ấy là hoàn toàn chính xác theo cách thấy của họ. Tương tự, bốn vị A–la–hán đã giác ngộ với trí thể nhập ấy là hoàn toàn đúng theo cách thấy của họ bởi vì cả bốn vị đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự sanh và diệt, ‘Samudayanca và Attagamanca’.

Điều cần lưu ý ở đây là không phải sáu căn xứ, không phải năm uẩn, không phải bốn đại, và cũng không phải bất kỳ pháp nào khác, mà chính sự sanh và diệt mới là tiêu chuẩn, bởi vì trong con người chúng ta không có gì ngoài sự sanh và diệt.

Trong thiền minh sát đây là pháp thiết yếu duy nhất sẽ cho người hành thiền khả năng đạt đến trí thấy Vô Thường (anicca), và chính nhờ nhận thức được tính chất vô thường này mà Khổ Đế mới có thể được tuệ tri.

Kinh nói rằng không tuệ tri Vô Thường, không thể có được ngay cả Minh Sát Trí về Đế (Saccānulomika ñāṇa).

Vì thế, điều quan trọng đối với người hành thiền là phải bám chắc vào pháp sanh diệt và ở giai đoạn này người hành thiền sẽ đoan chắc rằng bất cứ phương pháp nào không có sự quán sanh diệt không thể nói đó là phương pháp toàn hảo và chính xác.

Một sự thực không thể phủ nhận là thiền minh sát phải bắt đầu từ Udaya và Vaya (quán tính chất Sanh và Diệt của mọi hiện tượng).

Vì thế cái gọi là thiền minh sát mà không quán sanh diệt không thể gọi là thiền minh sát thuần khiết được, và chúng ta không nên tin và dựa vào phương pháp ấy để tu tập giải thoát.

Trong Pháp Cú Đức Phật dạy:

‘Sabbe saṅkhārā aniccā’ti, yadā paññāya passatiatha nibbindati dukkhe, esa maggo visuddhiyā.’

(‘tất cả hành vô thường, với tuệ giác thấy vậy, đau khổ được nhàm chán, (đây) chính con đường thanh tịnh.’)

Nghĩa là tất cả các pháp hữu vi hay pháp do điều kiện tạo thành là vô thường; khi sự thực này được tuệ tri bằng Minh Sát Trí tâm người hành thiền sẽ phát sanh một sự nhàm chán và ghê tởm đối với các Uẩn vì bản chất sanh và diệt không ngừng (Khổ Đế) của chúng.

Vị ấy không còn tham đắm đối với các uẩn, không còn nhen lên ngọn lửa tham dục đối với sự tái sanh, như vậy và có thể nói vị ấy đã đứng ở cửa vào Niết–Bàn.

Đức Phật lại còn nói:

‘Aniccāvata Saṅkhārā Uppādavaya Dhammiko, Uppajjitvā Nirujjhanti Tesam Vūpasamo Sukho.’

(‘Hữu vi vô thường, thị sanh diệt pháp, sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc.’)

Nghĩa là các pháp do điều kiện tạo thành (hữu vi) đều vô thường; tính chất vô thường này được biểu thị bằng sự sanh và diệt. Sự chấm dứt của pháp sanh diệt này là chấm dứt khổ, là Niết–bàn.

Đến đây người hành thiền sẽ thấy rõ rằng hai bài kệ Pāḷi nổi tiếng này suy cho cùng không phải chỉ để tụng đọc suông vì trong quá khứ chúng ta đã đọc chúng quá nhiều rồi nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Đây là hai pháp cần phải được quán khi chúng ta thực hành Minh Sát vậy.

Trong kinh Đại Niệm Xứ chúng ta thấy rằng cả bốn tùy quán (quán thân, quán thọ, quán tâm, và quán pháp) đều có chung một pháp quan trọng nhất, đó là:

‘Samudaya dhammā nupassivā viharati, vaya dhammā nupassivā viharati, samudaya vayadhammānupassivā viharati.’

Nghĩa là người hành thiền phải quán tính chất sanh và diệt mà thôi. Như vậy rõ ràng pháp sanh và diệt trong thiền minh sát là pháp quan trọng, thiết yếu và tuyệt đối cần thiết đối với người hành thiền.

Nguồn trích dẫn:  Thiền sư Mogok – Pháp Duyên Sanh. U ThanDaing. TK Pháp Thông dịch.

Bài viết liên quan

  • Thiền minh sát Vipassana và Tứ diệu đế, Web, FB
  • Đại thiền sư Mogok: Lược đồ lý duyên sanh, Web, FB
  • Sinh – diệt và Niết bàn, Web, FB
  • Làm thế nào diệt trừ tà kiến, Web, FB
  • Tu tập và phát triển thái độ không bám níu, Web, FB
  • Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB