Làm thế nào diệt trừ tà kiến

LÀM THẾ NÀO DIỆT TRỪ TÀ KIẾN

Đức Phật nói rằng căn nguyên của việc đọa vào bốn ác đạo (apāyagati – địa ngục, quỉ đói, súc sinh và A Tu La) cần phải được diệt trừ và bứng gốc. Căn nguyên ấy chính là sự thể hiện của Tà Kiến. Những ai còn có những Tà Kiến ngủ ngầm trong tâm sẽ không hối tiếc khi đoạt mạng sống của một chúng sanh khác, không hối tiếc khi trộm cắp, tà dâm, giết cha, giết mẹ, và thậm chí phạm vào đại trọng tội làm thân Phật chảy máu. Vì thế tất cả những việc làm ác đều xuất phát từ Tà Kiến.

Hầu hết mọi người đều cho rằng chính nghiệp bất thiện (akusala kamma) là nhân tố trách nhiệm cho việc rơi vào bốn ác đạo của một người nhưng qua khảo sát chúng ta thấy rằng thủ phạm đích thực là Tà Kiến. Không có gì hoài nghi, chính đao phủ là người hành quyết tội nhân nhưng quyền lực thực sự vẫn là ở vị thẩm phán, người tuyên bản án tử hình.

Theo cách tương tự, chính Tà Kiến đưa chúng sanh vào bốn ác đạo. Nghiệp chỉ làm nhiệm vụ ném (người ấy vào bốn ác đạo) hay chỉ là lực đẩy chứ không phải là thủ phạm, vì vậy Tà Kiến rất nguy hiểm và độc hại.

Trong mọi hoạt động, ăn, ngủ, nói năng, … luôn luôn có ý nghĩ khởi lên và những ý nghĩ này thường bị nhầm lẫn cho là cá nhân một người, như tôi muốn ăn, tôi muốn ngủ, tôi muôn nói, …. Từ khái niệm lầm lẫn này sẽ phát triển thành Cái Tôi, tức gán cái Tôi, của tôi, hay tự ngã của tôi trên sự xuất hiện của từng hiện tượng tâm lý.

Một ý nghĩ hay tâm sanh như kết quả của sự tác động giữa căn môn (dvāra) và cảnh (ārammana). Đây là chỗ ý niệm về cá nhân hay ý niệm về: cái này là tôi, cái này là của tôi, cái này là tự ngã của tôi đi vào. Do đó, chúng ta phải rất thận trọng không để nhận thức sai cái thấy như Tôi thấy, và cái nghe như Tôi nghe. Thực chất không có người thấy, người nghe hay bất cứ một người làm hành động nào cả. Mà đây chỉ là kết quả tất yếu của Quy Luật Nhân Quả.

Khi tâm sân hay tâm tham phát sanh chúng cần được hiểu, được quan sát và nhận thức như chỉ là tâm sân và tâm tham, … mà thôi. Phải thấy ra rằng những tâm này sanh hợp theo chức năng và nhiệm vụ riêng của chúng. Sau một thời gian thực hành người hành thiền sẽ vỡ lẽ ra rằng chẳng có gì cả ngoài tâm. Ở giai đoạn này người hành thiền phải chú trọng nhiều hơn đến sự sanh của các trạng thái tâm để thấy rằng đó chỉ là các danh pháp hay các hiện tượng tâm và rằng không có gì ngoài tâm và như vậy không có cái Tôi, của tôi hay tự ngã nào của tôi cả.

Lại nữa, sẽ có những ý nghĩ ganh tị, tật đố, hay ý nghĩ về bố thí phát sanh; dù bất cứ ý nghĩ hay tâm nào sanh nó cần phải được hiểu và ghi nhận rằng đó chỉ là những trạng thái tâm. Khi một ý nghĩ về hút thuốc sanh, nó phải được biết và ghi nhận rằng đó chỉ là một ý nghĩ hay tâm chứ không có cái ‘Tôi’, người muốn hút thuốc. Những ý nghĩ này sanh theo chức năng và nhiệm vụ riêng của chúng, không có gì để có thể được nhận dạng là ‘Tôi’ hay Tự Ngã của tôi muốn ở đây cả. Phải ghi nhớ trong tâm rằng tâm sanh khởi theo chuỗi nối tiếp nhau như kết quả của hai hiện tượng (căn và cảnh) và mỗi khi có sự xuất hiện của một tâm nào đó cũng nên hiểu như vậy.

Khi tâm hay ý nghĩ về thở vô sanh, nó cần phải được ghi nhận đúng như vậy, và khi ý nghĩ về thở ra sanh, nó cũng phải được ghi nhận đúng như vậy, chứ không phải như ‘Tôi’ thở vào hay ‘Tôi’ thở ra. Điều này rất quan trọng đối với người hành thiền bởi vì hầu hết trong số những người hành thiền đều vui thích trong thiền hơi thở (ānāpāna), với ý niệm sai lầm cho rằng chính ‘Tôi’ là người đang thở vô và thở ra. Khi sự đồng nhất với cái Tôi ‘Ích Kỷ’ được diệt trừ đến một mức nào đó Thân Kiến (sakkāya diṭṭhi) kể như cũng được xua tan đến một mức tương ứng. Điều này chỉ trở thành khả dĩ nếu việc thực hành miên mật được thực hiện với chánh kiến (sammā diṭṭhi) như yếu tố tiên phong.

Cũng cần đề cập ở đây rằng trong việc diệt trừ thân kiến, nhiệm vụ của Định là để giúp cho (nhà lãnh đạo) Chánh Kiến bằng việc thiết lập sự hợp nhất của tâm.

Quán hay minh sát không phải được dẫn dắt bởi Chánh Định mà bằng Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, và được theo sau bởi Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.

Thân Kiến sẽ thịnh hành khi có ý niệm về Tôi hay Của Tôi, tuy nhiên bất luận khi nào thức (viññāṇa), hay thọ (vedanā), hay hành (saṇkhāra) sanh khởi hành giả cần phải hiểu và thấy rõ đó chỉ là thức,… chứ không phải Tôi. Khi hành giả đạt đến giai đoạn này Thân Kiến được nói là đã bị diệt một cách tạm thời.

Tất nhiên việc thực hành không dễ như khi chúng ta đọc về nó trong giai đoạn này. Có thể rất nhiều lần những hiện tượng ấy thoát khỏi sự ghi nhận của hành giả, ngay cả khi đang quán miên mật. Chúng càng thoát khỏi sự ghi nhận nhiều bao nhiêu thì giai đoạn diệt trừ thân kiến sẽ càng phải mất nhiều thời gian hơn bấy nhiêu.

Nếu sự ghi nhận không bị gián đoạn càng nhiều, tâm nhận thức sẽ được rõ ràng hơn và hành giả sẽ mất ít thời gian để hoàn thành mục đích của mình hơn. Điều quan trọng là hành giả phải phát triển trí thể nhập vào các uẩn của mình bằng cách quan sát để thấy rằng thức, thọ và hành đang sanh nối tiếp nhau và rằng chúng sanh như một thông lệ hoặc theo trình tự nhân quả.

Đây gọi là sự quán chiếu để diệt trừ tà kiến và vẫn chưa phải là Minh Sát Tùy Quán vốn chỉ quán tính chất vô thường, khổ, và vô ngã, hay sự sanh và diệt của các Uẩn mà thôi.

Giai đoạn này gọi là Trí Phân Biệt Danh và Sắc (nāmarūpapariccheda ñāṇa) và dù đã thành tựu trí này hành giả vẫn còn có những giai đoạn cao hơn khác để thực hiện.

Bài viết liên quan

  • Thiền minh sát Vipassana và Tứ diệu đế, Web, FB
  • Đại thiền sư Mogok: Lược đồ lý duyên sanh, Web, FB
  • Sinh – diệt và Niết bàn, Web, FB
  • Làm thế nào diệt trừ tà kiến, Web, FB
  • Tu tập và phát triển thái độ không bám níu, Web, FB
  • Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, Web, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 1/2), Web, FB
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 2/2), Web, FB
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • QUÁN PHÁP – TỨ THÁNH ĐẾ: thực hành tu tập định & tuệ hiệp thế dẫn đến định & tuệ siêu thế như thế nào, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Ngũ uẩn là gì, Web, FB

Audio bài giảng

  • (46) quán pháp: ngũ uẩn – vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly. thiền sư viên phúc, Archive
  • (47) quán ngũ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức – không phải của ta hãy từ bỏ nó., Archive
  • (48) như lý tác ý ngũ thủ uẩn là rỗng không là trống không, Archive
  • Hiện tại lạc trú là gì, Web, FB
  • Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Anata – vô ngã là gì, Web, FB
  • Who am i, ta là ai, Web, FB
  • Thấy chỉ là thấy, Web, FB
  • Ai đang nói, ai đang nghe, Web, FB
  • Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, Web, FB
  • Hết luân hồi thì đi đâu, Web, FB
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Chăm sóc tâm trí của bạn, Web, FB
  • Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, Web, FB
  • Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , Web, FB
  • Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube
  • Kinh 7 trạm xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Cetanā – tác ý tư tâm sở và manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
  • Chớ có tu lộn ngược, Web, FB
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
  • Thuận theo tự nhiên nào, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
  • Tìm gặp thiện tri thức, Web, FB
  • Tích truyện tôn giả nhất cú, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB