Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’


VIPASNĀ–JHĀNA = ‘THIỀN QUÁN’ hoặc ‘ĐỊNH TRONG MINH SÁT’ – Mahasi Sayadaw

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

Trích dịch từ “A discourse on Hemavata sutta – Kinh Hemavata Giảng giải” – Thiền sư Mahasi Sayadaw. Sumangala Bhikkhu Viên Phúc dịch Việt. English below.

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

Xin tham khảo bài giảng quí báu này của một trong những vị Thiền sư lỗi lạc nhất của Myanmar thời cận đại, Ngài Mahasi Sayadaw.

Trong Kỳ Đại Kết Tập Kinh Điển Tam Tạng lần thứ sáu tại Myanmar năm 1954, Ngài được trao nhiệm vụ cao quý là Người vấn đạo (tức người làm nhiệm vụ đặt ra những câu hỏi liên quan đến Tam Tạng Kinh Điển và Chú giải, theo thể thức giống như các cuộc Kết Tập Kinh Điển kể từ thời Đức Phật/questioner/pucchaka) và trưởng hiệu đính (final editor/osana sodhaka) – đây chính là vị trí của Ngài Mahā Kassapa (Ma–ha Ca–Diếp) trong lần Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhất, ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt.

Ngài Mahasi Sayadaw đã được chính phủ Myanmar trao tặng Danh hiệu cao quí nhất Agga Mahapandita – Bậc Đại Trí Giả tối thượng – Foremost Great and Wise One – dành cho vị Trưởng lão có ảnh hưởng tột bậc trong Pháp hành (Patipati).

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

Vipassnā–jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’

[jhāna = ‘Thiền hay Thiền Định’, Vipassnā = ‘Quán hay Minh Sát’]

Định tâm quan sát ba lakkhaṅās [tam tướng khổ, vô thường, vô ngã] có nghĩa là vipassanā jhanā [thiền quán/định minh sát].

Ba lakkhaṇās [đặc tướng] là anicca lakkhaṇā [đặc tướng vô thường], dukkha lakkhaṇā [đặc tướng khổ] và anatta lakkhaṇā [đặc tướng vô ngã]. Định tâm quan sát tam tướng này có nghĩa là vipassanā jhāna [thiền quán]. Nhưng người ta không thể bắt đầu ngay với việc định tâm quan sát ba lakkhaṇās [đặc tướng] này. Người ta phải bắt đầu quan sát ý thức phát ra từ sáu cửa giác quan trong cơ thể. Để định tâm quan sát hoạt động của cơ thể, người ta phải ghi nhận khi chúng xảy ra, ví dụ như khi người ta đi: “đi”, “nhấc” bàn chân, “di chuyển về phía trước” bàn chân, “thả” bàn chân. Trong cùng một cách, người ta phải ghi nhận tất cả các hành động khi chúng xảy ra như đứng, ngồi, ngủ, uốn, duỗi, bụng phồng lên, bụng xẹp xuống, nhìn, nghe, vv …

Trong khi ghi nhận những hoạt động này của cơ thể và của tâm trí khi chúng xảy ra, người ta sẽ biết về sự sinh khởi mới hoặc đang diễn tiến của các hoạt động, cũng như sự hoại diệt đi của những hoạt động này, được tiếp theo sau bởi một loạt hoạt động mới. Bằng cách thực hiện định tâm quan sát này, người ta sẽ biết về sự vô thường (anicca), hoặc những thay đổi liên tục gây nên sự bất ổn tạo nên khó khăn; về sự đau khổ và phiền não (dukkha); và về sự không thể kiểm soát các hoạt động bởi bất cứ thứ gì gọi là tự ngã (anatta).

Chánh niệm về trạng thái của các vấn đề này trong các hiện tượng vật chất và tinh thần [thân và tâm] đưa hành giả tới sự khởi đầu của tầng MINH SÁT TUỆ SAMMĀSANAÑĀṆA [TUỆ THẤU ĐẠT TAM TƯỚNG]. Ở giai đoạn này, Yogī [Hành giả] sẽ ghi nhận bất kỳ chuyển động hay hoạt động, vật chất hoặc tinh thần [thân hoặc tâm], lặp đi lặp lại, và từ đó nhận được kết quả hạnh phúc bình an được sinh ra từ samādhi (định). Loại định này được gọi là ekaggatā samādhi [định nhất tâm]. TRẠNG THÁI NÀY TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN CỦA JHĀNA [JHĀNA = THIỀN/ĐỊNH, ‘GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN CỦA JHĀNA’ = SƠ THIỀN: PATHAMA–JHĀNA].

Trong giai đoạn tiếp theo, khi Yogī [Hành giả] tiếp tục tiến triển trong đó, các hoạt động và chuyển động sẽ tự hiện ra một cách tự nhiên để ghi nhận. Yogī [Hành giả] đã vượt qua giai đoạn đầu tiên, giai đoạn mà hành giả phải nỗ lực để ghi nhận chúng. Tầng minh sát tuệ này được gọi là udayabbaya–ñāṇa [Tuệ Sinh Diệt].

Ở trong giai đoạn khi mà vitakka (suy nghĩ) [tầm, hay tư duy hướng tâm ] và vicāra (lang thang của tâm trí) [tứ, hay sự suy tư chà sát đối tượng] vắng mặt, và pīti [hỷ], sukha (niềm vui) [lạc] tràn đầy với sự tăng cường hơn nữa của samādhi [định], thì PHẦN ĐẦU CỦA TẦNG MINH SÁT TUỆ UDATABBAYA [TUỆ SINH DIỆT] NÀY TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI NHỊ THIỀN JHĀNA [NHỊ THIỀN: DUTIYA JHĀNA].

Ở GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CAO CỦA UDAYABBAYA [TUỆ SINH DIỆT] ánh sáng phát ra từ trạng thái hỷ pīti sẽ được vượt qua bởi sukkha (hạnh phúc an bình) [lạc] và samādhi (tập trung) [định] đã trở nên nổi bật. GIAI ĐOẠN NÀY TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI GIAI ĐOẠN THỨ BA CỦA JHĀNA [TAM THIỀN: TATIYA JHĀNA].

Sau đó, khi thậm chí sukha [lạc] mờ dần và biến mất, và khi có sự chú ý tập trung vào sự phân rã và hoại diệt liên tục của các hiện tượng, khi đó BHAṄGA–ÑĀṆA (MINH SÁT TUỆ VỀ SỰ PHÂN RÃ VÀ HỦY DIỆT) [TUỆ DIỆT] PHÁT TRIỂN. Ở giai đoạn này upekkhā (xả) nổi bật. GIAI ĐOẠN NÀY TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI GIAI ĐOẠN THỨ TƯ CỦA JHĀNA [TỨ THIỀN: CATTUTHA–JHÀNA].

Trong thực tế, upekkhā (xả) và eskaggatā (định nhất tâm) trở nên nổi bật hơn trong giai đoạn tiếp theo của minh sát tuệ saṅkhārupekkha–ñāṇa [Tuệ Hành xả]. Những Yogī [Hành giả] đã tiến đến giai đoạn này sẽ biết nó là gì.

Khi Sātāagiri nói rằng Đức Phật không xuất khỏi jhāna [thiền/định] ông có ý nói là Đức Phật đang ở trong tất cả các giai đoạn này của jhāna [thiền/định].

* Phật nhập jhāna [thiền/định] trong khi khán giả đang nói “Sādhu” [Lành thay]

Đức Phật liên tục ở trong jhāna [thiền/định] và vì thế mà Ngài là Bậc khả kính. Sau khi kết thúc một phần bài giảng, trong khi khán giả đang thốt lên đồng thanh, “Sādhu! Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay! Lành thay!), Đức Phật đã nhập jhāna [thiền/định] ngay cả trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó. Và rồi Ngài tiếp tục bài giảng. Sự kiên định như vậy thực sự kỳ diệu.

*** Hết phần trích dịch. ***

Ghi chú:

– Các chú thích ghi trong [… ] là của người dịch Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.

VIPASSNĀ–JHĀNA

Observing the three lakkhaṅās: (signs) means vipassanā jhanā.

The three lakkhaṇās are anicca lakkhaṇā, dukkha lakkhaṇā and anatta lakkhaṇā. Observing these three signs means vipassanā jhāna. But one cannot possibly start with observation of these three lakkhaṇās. One must start observing the consciousness emanating from the six sense–doors of the body. To observe the actions of the body, one must make a note of them as they occur, thus: “going” “lifting” of the foot, “moving forward”, of the foot, “dropping” of the foot, as one is walking. In the same way, one must note the standing, sitting, sleeping, bending, stretching, rising of the abdomen; and its falling, seeing, hearing etc.–all actions as they occur.

While noting these actions of the body and the mind as they occur, one will come to know of the new occurrence or happening of the actions and also the passing out of these actions to be followed by a new series of actions. By making this observation one will come to know of the impermanence (anicca), or the constant changes indicating instability which spells difficulty; distress and misery (dukkha) and of the absence of control of the actions by anything called self (anatta).

The mindfulness of this state of affairs in the physical and mental phenomena takes the meditator to be beginning of sammāsanañāṇa stage of insight. At this stage the yogī will make a note of any movement or action, physical or mental, over and over, and thus derive measure of peaceful happiness that is born of samādhi (concentration). This kind of concentration is called ekaggatā samādhi. This state is equivalent to the first stage of jhāna. In the next stage, as the yogī progresses to it, the actions and movements will present themselves spontaneously for noting. The yogī has passed the first stage in which he has to make an effort to note them. That stage of insight is called udayabbaya–ñāṇa.

At that stage vitakka (thinking) and vicāra (wandering of the mind) are absent, and pīti, sukha (joyfulness) abound with a further strengthening of samādhi. Therefore, the earlier part of this udatabbaya stage of insight is equivalent to the second jhāna stage.

At the advanced stage of udayabbaya the light emanating from the state of joy will be overcome by sukha (peaceful happiness) and samādhi (concentration) which have become prominent. That stage is equivalent to the third stage of jhāna. Then further, even sukha dims and fades when attention is focused on the constant decay and passing out of the phenomena as bhaṅga–ñāṇa (insight on decay and destruction) develops. At that stage upekkhā (indifferent) stands out prominently. That stage is equivalent to the fourth stage of jhāna. In fact, upekkhā (indifference) and eskaggatā (one–pointed concentration) become more prominent in the next stage of insight saṅkhārupekkha–ñāṇa. The yogīs who have advanced to this stage will know what it is.

When Sātāagiri said that the Buddha was not out of jhāna he meant that the Buddha was into–all these stages of jhāna.

Buddha into jhāna while audience were saying “Sādhu”

The Buddha was constantly into the jhāna, and for that He is adorable. While, after the end of a part of a sermon the audience exclaimed in one voice, “Sādhu! Sādhu! Sādhu! (Well done!) the Buddha went into jhāna even during that brief interval. And then He resumed the sermon. Such constancy is really marvelous.

[From: “A discourse on Hemavata sutta” – Mahasi Sayadaw ]

Bài viết liên quan

  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
  • Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
  • Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
  • Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, FB
  • Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ!, Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Mahasi Sayadaw – Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’=’Định Minh Sát’, Web, FB
  • U Pandita Sayadaw – Các Tầng Thiền Minh Sát (Vipassnā Jhāna), Budsas
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
  • Lộ Trình Thực Hành Tu Tập Dẫn Đến “Định Samādhi”, Tức Thể Nhập Các Tầng “Thiền Jhāna”
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ Hoặc Tu Tập ‘Vô Tướng Định – Animitto Samādhi’ Để Đoạn Diệt Không Còn Dư Tàn Ba Bất Thiện Tư Duy: Dục Tư Duy, Sân Tư Duy, Hại Tư Duy., Web, FB
  • Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
  • Niệm Chết Như Thế Nào, Web, FB
  • Quán Niệm 32 Thể Trược, Web, FB
  • Thân Hành Niệm – Quán Thân Bất Tịnh 32 Thể Trược, Web, FB
  • Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
  • Như Thế Nào Là Tu Tập Định-Samādhi Minh Sát Quán-Vipassnā Ngũ Uẩn Để Đạt Tuệ-Paññā Đoạn Tận Lậu Hoặc-Āsavānaṃ?, Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không? “Ta Là Phật Đã Thành, Các Chúng Sinh Là Phật Sẽ Thành” Có Phải Là Phật Ngôn Không?, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 25 Tháng 4, 2020