Tác Bạch Ý Nguyện Làm Kappiya Hộ Tăng Như Thế Nào

[lwptoc]

TÁC BẠCH Ý NGUYỆN LÀM KAPPIYA HỘ TĂNG NHƯ THẾ NÀO?

(Vun bồi phước thiện phục vụ hỗ trợ như thế nào?)

– Viveka: Con thành kính chào Sư. Con có xin làm kapiya cho một số vị Tỳ Kheo, nhưng con không biết tác bạch như thế nào cho hợp luật, kiến thức về phật pháp của con còn kém cỏi, mong Sư hoan hỷ chỉ dẫn ạ.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Sādhu! Lành thay!

Cư sĩ nam hay nữ đều có thể làm Kappiya Hộ Tăng. Nhưng nam cư sĩ thì có thuận lợi hơn về phương diện hỗ trợ trong một số công việc mang vác, sửa chữa … v. v…… cần đến sức lực, cũng như về phương diện trực tiếp gặp khi cần, còn nữ cư sĩ khi đến gặp các vị Tỳ khưu không nên đứng, ngồi quá gần dưới hai sải tay, và phải đi ít nhất là hai người để tránh cho Tỳ khưu phạm giới, cũng như tránh thị phi, hiểu nhầm cho cả bản thân và cho chư Tỳ khưu.

Khi bày tỏ ý nguyện, đơn giản chỉ cần cung kính đảnh lễ và tác bạch:

“Bạch Ngài, kể từ nay (⒜ không giới hạn thời gian nhưng khi ngừng thôi không làm Kappiya Hộ Tăng thì phải tác bạch thông báo, hoặc ⒝ có giới hạn trong một khoảng thời gian giới hạn cho đến ngày tháng năm ddmmyy) con xin Đại đức (Trưởng Lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Sayadaw Đại sư…) hoan hỷ chấp thuận để con có được cơ hội vun bồi tích lũy công đức và phước báu tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn, bằng cách hết lòng cung kính phục vụ, hỗ trợ cho Đại đức. Bất cứ khi nào Đại đức cần điều gì trong phạm vi Giới Luật cho phép, xin hãy không ngần ngại, và nói ra cho con được biết, con sẽ cố gắng hết sức mình trong hoàn cảnh có thể được để tìm cách hỗ trợ Đại đức.

Sādhu! Sādhu! Sādhu! “

Vị Đại đức (Trưởng Lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Sayadaw Đại sư…) có thể chấp thuận hay không tùy hoàn cảnh, tùy mức độ mối quan hệ. Trong bất cứ trường hợp nào thì quí đạo hữu cũng đã thể hiện mong muốn thiện lành của mình một cách đầy đủ và đúng pháp, thuộc phận sự của mình. Khi được chấp thuận thì nên tận dụng cơ hội quí hiếm này để vun bồi phước nghiệp một cách đúng đắn, mang lại lợi lạc thù thắng cho cả hai bên, theo một số các điều cần chú ý tuân thủ được trình bày trong các bài viết dưới đây:

  1. Những Điều Phật Tử Cần Biết Khi Hộ Độ Chư Tăng, WebFB
  2. Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 1/5: Những Điều Cư Sĩ Hộ Tăng Cần Biết), WebFB

⚀ Ví dụ khi có thí chủ cúng dường tịnh tài để trợ giúp vật thực / vật dụng / thuốc men khám chữa bệnh / phương tiện dụng cụ sinh hoạt học tập / vé đi lại tàu xe / xây cất sửa chữa nơi trú ngụ … v. v…… thì có thể tác bạch như sau:

“Kính bạch Đại đức, thí chủ ABC đã phát tâm trong sạch cúng dường vật thực / vật dụng / thuốc men khám chữa bệnh / phương tiện dụng cụ sinh hoạt học tập / vé đi lại tàu xe / xây cất sửa chữa nơi trú ngụ … v. v……, với khoản tịnh tài tương ứng là xyz (vnđ/usd). Bất cứ khi nào Đại đức cần điều gì trong phạm vi Giới Luật cho phép, xin hãy không ngần ngại, và nói ra cho con được biết, con sẽ cố gắng hết sức mình trong hoàn cảnh có thể được để tìm cách hỗ trợ Đại đức.”

⚁ Ví dụ khi có thí chủ cúng dường vật thực, thực phẩm có thể để qua ngày nhưng tỳ khưu không được phép thọ dụng phi thời và không được phép thọ nhận tích trữ qua đêm thì vị Kappiya Hộ Tăng có thể nhận cất giữ, bảo quản các vật thực, thực phẩm đó và tác bạch như sau:

“Kính bạch Đại đức, thí chủ ABC đã phát tâm trong sạch cúng dường vật thực / thực phẩm xyz, con xin cất giữ, bảo quản và hàng ngày sẽ dâng cúng tới Đại đức để thọ dụng hợp thời trước giờ đứng bóng buổi trưa (~12h trưa).”

⚂ Cũng có trường hợp vị Tỳ khưu thọ nhận đúng thời và thọ dụng một phần các vật thực, thực phẩm đúng thời nhưng không sử dụng hết, và phải xả bỏ vì Giới Luật không cho phép tích trữ vật thực, thực phẩm qua đêm, không cho phép tích trữ quá 7 ngày 5 loại dược phẩm (bơ lỏng, bơ đặc, dầu ăn, mật ong, đường mía) thì vị Kappiya Hộ Tăng có thể nhận cất giữ, bảo quản các vật thực xả bỏ đó để dâng cúng lại hàng ngày với tác bạch như sau:

“Kính bạch Đại đức, số vật thực, thực phẩm này con xin nhận cất giữ, bảo quản và hàng ngày sẽ dâng cúng tới Đại đức để thọ dụng hợp thời trước giờ đứng bóng buổi trưa (~12h trưa).”

⚃ Ngoài ra vị Kappiya Hộ Tăng có thể hỗ trợ trong các công việc khác như giúp mang vác, dọn dẹp vệ sinh phòng ốc, trú xứ, sửa chữa đồ dùng, nhà cửa … v. v…… tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng cụ thể một cách tự nguyện, không bắt buộc với những lời tác bạch giản dị nhưng lễ phép để vun bồi tích lũy phước thiện cung kính và phước thiện phục vụ cho bản thân.

🍀 Tất cả mọi công việc phục vụ hỗ trợ của vị Kappiya Hộ Tăng đều là tự nguyện, không ai ép buộc phải làm, nhưng khi đã nhận lãnh tự nguyện thì cần phải được làm một cách toàn tâm toàn ý, đầy đủ trọn vẹn trách nhiệm, nghĩa vụ, kham nhẫn, khéo léo phần công việc phục vụ hỗ trợ đã tự nguyện cam kết, tránh giãi đãi, cẩu thả, tùy tiện thậm chí dẫn đến các bất thiện nghiệp do bất bình, mâu thuẫn.

🍀 Trở thành Kappiya Hộ tăng là có được cơ hội vô cùng quí báu để vun bồi tích lũy không chỉ một trong 10 phước thiện, đó là Veyyāvaccakusala – Phước–thiện phục–vụ hỗ–trợ [3], mà còn có cơ hội vun bồi phước thiện cung kính, tùy hỷ, nghe pháp, sửa đổi tà kiến … v.v… khi có nhiều thời gian gần gũi thân cận các bậc chân tu thiện tri thức.

🍀 Cơ hội Hộ Tăng – phục vụ, hỗ trợ này giúp vị cư sĩ tại gia hoàn thành tốt đẹp vai trò phận sự cao cả của mình là [4]: ① Vai trò người hộ pháp (Dhammarakkhaka), ② Vai trò người thừa tự pháp (Dhammadāyadaka).

🍀 Trong “Phật thuyết như vậy” [5], Đức Thế Tôn đã chỉ rõ lợi ích vượt qua dòng nước mạnh, đoạn tận khổ đau của mối quan hệ tương hỗ khăng khít giữa Tăng chúng với các vị cư sĩ tại gia như sau:

“Này các Tỷ–kheo, các Bà–la–môn gia chủ rất có lợi ích cho các Thầy, chính họ đã sắp đặt y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh cho các Thầy.

Này các Tỷ–kheo, các Thầy cũng rất có lợi ích cho các người Bà–la–môn gia chủ, vì các Thầy thuyết pháp cho họ, pháp ấy sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, nói lên Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, Phạm hạnh này được sống, do tương duyên với nhau, với mục đích vượt qua dòng nước mạnh, đoạn tận khổ đau.

Có nhà và không nhà,

Cả hai nương tựa nhau,

Chứng đạt được diệu pháp,

Ách an ổn, vô thượng,

Từ các vị có nhà,

Vị không nhà nhận được

Y áo, các vật dụng,

Giường nằm và chỗ ngồi,

Nhờ vậy tránh khỏi được,

Các nguy hiểm nhọc nhằn.

Các vị trú gia đình,

Ước mong mến gia đình,

Nương tựa bậc Thiện Thệ,

Lòng tin bậc Ứng Cúng,

Lòng tin Thánh trí tuệ,

Họ tu tập thiền định,

Ở đây, hành trì pháp,

Con đường đến cõi lành,

Hân hoan trong thiên giới,

Họ sống được hoan hỷ,

Như điều họ mong muốn.

[5] Tiểu Bộ – Kinh Phật Thuyết Như Vậy – Chương 4 – Bốn Pháp – Phẩm I – (CVII) (Cat. 8) (It. 111)

– Hết trích dẫn –

🍀

… Còn phục vụ vô thượng là như thế nào?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người phục vụ Sát–đế–ly, phục vụ Bà–la–môn, phục vụ gia chủ, phục vụ các người cao thấp sai biệt hay phục vụ Sa–môn hay Bà–la–môn có tà kiến, tà hạnh.

Này các Tỷ–kheo, đây là có phục vụ hay không?

Ta nói rằng: “Ðây là không phục vụ”.

Phục vụ ấy, này các Tỷ–kheo, là hạ liệt, là hèn hạ, là phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.

Này các Tỷ–kheo, ai phục vụ Như Lai hay đệ tử Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín, này các Tỷ–kheo, đây là phục vụ vô thượng, đưa đến thanh tịnh cho các loài chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt được chánh lý, chứng ngộ Niết–bàn, tức là phục vụ Như Lai hay đệ tự Như Lai, với lòng tin an trú, với lòng ái mộ an trú, nhứt hướng thuần tín.

Này các Tỷ–kheo, đây gọi là phục vụ vô thượng… budsas.net

– Hết trích dẫn –

Quả báu của phước–thiện phục vụ, hỗ trợ ấy cùng phước thiện bố thí cúng dường cũng như các phước thiện khác thật là vô lượng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an–lạc trong kiếp hiện–tại và vô số kiếp vị–lai.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu cùng tất cả mọi người trong gia đình luôn được khỏe mạnh, thành công, an vui, và hạnh phúc, luôn tinh tấn làm lành, lánh dữ, thanh lọc tâm, vun bồi phước thiện Bố thí – Trì giới – Hành thiền tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

[Phần ‘Ghi chú’ và ‘Các bài viết liên quan’ dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham muốn tìm hiểu chi tiết, đầy đủ, có chứng cứ, nhưng chưa biết cách tìm kiếm trong biển kiến thức bao la, có thể tìm được nguồn Chánh kinh và tài liệu gốc trực tiếp khi cần thiết, một cách thuận tiện và nhanh chóng. Người đọc bình thường có thể bỏ qua phần chuyên sâu và mở rộng này.]

GHI CHÚ:

  1. Những Điều Phật Tử Cần Biết Khi Hộ Độ Chư Tăng, WebFBFB
  2. Tu Sĩ Và Tiền Bạc – Những Điều Cư Sĩ Hộ Tăng Cần Biết, WebFB

❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊

PHẦN 1/5 – Cư Sĩ Hộ Tăng Cần Biết

(Trích dẫn từ: thuvienhoasen.org)

❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊❊

Quý vị có biết rằng Đức Phật không cho phép các tu sĩ và sa di nhận tiền bạc?

Chắc chắn là quý vị đã để ý thấy đại đa số các tu sĩ nhận và sử dụng tiền bạc. Đây là một trong những yếu tố sẽ dẫn tới việc Giáo Pháp của Đức Phật biến mất. Quý vị có thể góp phần để duy trì Phật Pháp được tồn tại bằng cách học tập cách cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép.

Trong mục này chúng ta sẽ liệt kê những điểm chính mà một cư sĩ nên ghi nhớ để một tu sĩ (Tỳ khưu) có thể có được những vật dụng cần thiết mà không vi phạm những giới luật của Vinaya.

1. Không bao giờ cúng dường tiền cho các Tỳ khưu, nhưng chỉ cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép chẳng hạn như các bộ y, thuốc men, sách, hay vé để đi lại. Nếu quý vị không chắc chắn về những gì một Tỳ khưu cần có thì quý vị có thể hỏi họ, hoặc mời họ yêu cầu quý vị nếu họ cần thứ gì đó.

2. Một ngân quỹ dành để mua những vật dụng cần thiết có thể được để lại cho một kappiya (người phục vụ cho một Tỳ khưu) và ông ta nên được chỉ dẫn để mua và cúng dường những vật dụng cần thiết cho một Tỳ khưu, một nhóm Tỳ khưu, hay Tăng đoàn của một tu viện. Đừng hỏi Tỳ khưu: ‘Nên trao số tiền này cho ai?’ Nếu quý vị hỏi theo cách này thì một Tỳ khưu không được phép chỉ rõ một kappiya. Chỉ nên nói: ‘Thưa Sư, con muốn cúng dường những vật dụng cần thiết cho Sư. Ai là kappiya của Sư?’

3. Khi đã cho kappiya biết, quý vị thông báo cho Tỳ khưu bằng cách nói: ‘Con đã để lại một món tiền trị giá ‘x’ đô la cho kappiya của Sư. Khi Sư cần những vật dụng cần thiết Sư cứ hỏi họ và họ sẽ dâng cho Sư những vật dụng đó.’

4. Nếu quý vị đã biết ai là kappiya của Tỳ khưu thì khi đó quý vị chỉ cần để lại món tiền cho kappiya và thông báo cho Tỳ khưu như mục 3 ở trên.

Xin đọc kỹ những điều trên và lưu ý tới những gì được nói trong đó. Thủ tục ở trên được Đức Phật cho phép trong phần được gọi là ‘thừa nhận mendaka’. Nó được tìm thấy trong Bhesajja Khandhaka của Mahavagga (Đại Phẩm) trong Vinaya Pitaka (Tạng Luật).

Xem tiếp bài liên quan:

Những Điều Phật Tử Cần Biết Khi Hộ Độ Chư Tăng, WebFB

Tu Sĩ Và Tiền Bạc, FB

  1. Phần 1/5 – Cư Sĩ Hộ Tăng Cần Biết
    (Trích Dẫn:, Tu Sĩ Và Tiền Bạc – Những Điều Cư Sĩ Hộ Tăng Cần Biết, WebFB
  2. Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 2/5: Sai Lầm Trong Việc Nhận Tiền), WebFB
  3. Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 3/5: Những Giới Luật Liên Quan Tới Tiền Bạc), WebFB
  4. Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 4/5: Việc Bị Thu Hồi Và Sám Hối), WebFB
  5. Tu Sĩ Và Tiền Bạc Phần 5/5: Hỏi Và Đáp Với Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw, WebFB

Audio Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala Tại Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar., FB

  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada:, YoutubeArchive
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 3 Đại Phẩm – Mahāvagga, YoutubeArchive
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 4 Tiểu Phẩm – Cullavagga Archive
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 5 Tập Yếu – Parivāra, Archive

✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵

[3] PHƯỚC–THIỆN PHỤC–VỤ HỖ–TRỢ (Veyyāvaccakusala)

Nền tảng Phật giáo – Quyển 3 Phước Thiện

Định nghĩa Veyyāvacca:

🍀 “Visesena āvaranti ussakkaṃ āpajjanī’ti byāvaṭā. Byāvaṭassa kammaṃ: veyyāvaccaṃ.”

Những người nào cố gắng quan tâm đặc biệt đến công việc tạo phước–thiện những người ấy được gọi là người hỗ–trợ tạo phước–thiện.

Phước–thiện nào làm cho những người ấy quan tâm đặc biệt đến công việc tạo phước–thiện, gọi là veyyāvaccakusala: phước–thiện hỗ–trợ tạo mọi phước–thiện.

Veyyāvaccakusala: Phước–thiện hỗ–trợ tạo phước–thiện như là:

– Hỗ–trợ người theo học pháp–học Phật–giáo.

– Hỗ–trợ hành–giả thực–hành pháp–hành thiền.

– Hỗ–trợ giúp đỡ thí–chủ tạo phước–thiện bố–thí.

– Hỗ–trợ giúp đỡ nuôi dưỡng tỳ–khưu bệnh.

– Hỗ–trợ giúp đỡ quét dọn làm sạch sẽ xung quanh cội Đại–Bồ–đề, quét dọn làm sạch sẽ xung quanh ngôi bảo tháp tôn thờ Xá–Lợi của Đức–Phật Gotama và ngôi tháp thờ Xá–Lợi của chư Thánh A–ra–hán.

– Hỗ–trợ giúp đỡ sửa ngôi chùa cũ, sửa chỗ ở của chư tỳ–khưu, v.v…

Đó là định nghĩa theo cách puggaladhiṭṭhāna: ĐỊNH NGHĨA THEO NGƯỜI LÀ CHÍNH.

🍀 Taṃ taṃ kiccakaraṇe byāvaṭassa bhāvo: veyyāvaccaṃ Pháp nào làm nhân cho người quan tâm đặc biệt hỗ–trợ giúp đỡ tạo phước–thiện, pháp ấy gọi là veyyāvacca: phước–thiện hỗ–trợ tạo mọi phước–thiện.

Đó là tác–ý tâm– sở đồng sinh với dục–giới thiện–tâm. Đó là định nghĩa theo cách dhammadhiṭṭhāna: ĐỊNH NGHĨA THEO PHÁP LÀ CHÍNH.

* Hỗ–trợ giúp đỡ mọi công việc trong đời không có lỗi, không có hại cho mình, cũng không có hại cho mọi người, không có hại đến mọi chúng–sinh khác, như giúp đỡ chữa bệnh, nuôi bệnh, giúp đỡ dạy các môn học có ích lợi, hoàn toàn vô hại, giúp đỡ công việc đồng áng, trồng trọt, giúp đỡ làm công việc xây dựng, v.v… Như vậy, cũng gọi là veyyāvacca: phước–thiện hỗ–trợ.

🍀 Tích truyện Uttaravimānavatthu [Bộ Vimānavatthu]: là tích truyện lâu đài to lớn nguy nga tráng lệ sáng ngời của vị thiên–nam Uttara cũng như hội trường Sudhammā tại cõi trời Tam–thập–tam–thiên của Đức–vua trời Sakka.

Khi ở cõi người, tiền–kiếp của vị thiên–nam Uttara đã tạo phước–thiện như thế nào?

Khi ở cõi người, tiền–kiếp của vị thiên–nam Uttara là cậu Uttara, người làm công ăn lương của ông tỉnh trưởng Pāyāsi tỉnh Setabya trong đất nước Kosala.

Hằng ngày, cậu Uttara tạo phước–thiện hỗ–trợ giúp ông tỉnh trưởng lo công việc phước–thiện bố–thí cúng dường đến chư tỳ–khưu, sa–môn, bà–la–môn, những người nghèo khổ, những người đi đường, v.v…

Trước kia, ông tỉnh trưởng Pāyāsi là người có tà–kiến thấy sai chấp lầm rằng: không có kiếp sau, không có quả của ác–nghiệp, không có quả của thiện–nghiệp nào cả.

Về sau, ông tỉnh trưởng Pāyāsi đi đến hầu nghe Ngài Trưởng–lão Kumārakassapa giảng giải tế độ, ông tỉnh trưởng Pāyāsi từ bỏ tà–kiến ấy, trở thành người có chánh–kiến, ông tỉnh trưởng phát sinh đức–tin trong sạch nơi Tam–bảo: Đức–Phật–bảo, Đức–Pháp–bảo, Đức–Tăng–bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, rồi kính xin thọ phép quy–y Tam–bảo trở thành người cận–sự–nam (upāsaka) đã quy–y Tam–bảo đến trọn kiếp.

Ông tỉnh trưởng Pāyāsi muốn tạo phước–thiện bố–thí hằng ngày, nên truyền bảo cậu Uttara hỗ–trợ giúp ông tạo phước–thiện bố–thí các vật thí như cơm, đồ ăn, vải may y phục đến chư tỳ–khưu, sa–môn, bà–la–môn, những người nghèo khổ, những người qua đường.

Ông tỉnh trưởng Pāyāsi vốn có tính keo kiệt, bủn xỉn trong của cải, nên ông ra lệnh cho cậu Uttara đem các vật thí loại xấu, loại tồi tạo phước–thiện bố–thí đến chư tỳ–khưu, sa–môn, bà–la–môn, những người nghèo khổ, những người đi đường, v.v…

Mặc dù vậy, cậu Uttara vẫn vâng lệnh ông tỉnh trưởng đem những vật thí loại xấu, loại tồi ấy tạo phước–thiện bố–thí, cúng dường đến chư tỳ–khưu, sa–môn, bà–la–môn một cách cung–kính, và tạo phước–thiện bố–thí phân phát những vật thí loại xấu, loại tồi ấy đến những người nghèo khổ, những người đi đường, v.v… cũng cung–kính như vậy.

Sau khi tạo phước–thiện bố–thí xong phận sự, cậu Uttara phát nguyện rằng:

“Tôi chỉ gặp ông tỉnh trưởng Pāyāsi kiếp hiện–tại này mà thôi. Do năng lực phước–thiện hỗ–trợ tạo phước–thiện bố–thí này, kiếp sau của tôi xin không gặp lại ông tỉnh trưởng Pāyāsi này nữa.”

Nghe người báo cho ông tỉnh trưởng biết, cậu Uttara phát nguyện như vậy, nên ông tỉnh trưởng Pāyāsi gọi cậu Uttara đến hỏi rằng:

– Này Uttara! Ta nghe người báo tin cho biết ngươi đã phát nguyện như vậy có thật hay không?

Cậu Uttara thưa với ông tỉnh trưởng Pāyāsi rằng:

– Kính thưa ông tỉnh trưởng, đúng sự thật như vậy.

– Này Uttara! Do nguyên nhân nào mà ngươi phát nguyện như vậy?

– Kính thưa ông tỉnh trưởng, ông dùng những món ăn ngon lành, mặc y phục những thứ vải tốt, còn ông ra lệnh cho tôi đem những thứ vật thực dở như cơm nấu bằng thứ gạo hẩm, với nước cải ngâm chua; các thứ vải thô xấu tạo phước–thiện bố–thí đến chư tỳ–khưu, sa–môn, bà–la–môn, những người nghèo khổ, những người đi đường, v.v… Những thứ vật thí loại xấu, loại tồi ấy mà chính ông cũng không muốn nhìn thấy. Ông tỉnh trưởng muốn cho mọi người kính trọng ông, nhưng ông lại đối xử với những người ấy như vậy, thì làm sao họ kính trọng, thương yêu ông được?

Nghe cậu Uttara thưa như vậy, ông tỉnh trưởng Pāyāsi ra lệnh cậu Uttara rằng:

– Này Uttara! Vậy, từ nay ngươi hãy tạo phước–thiện bố–thí những món vật thực như ta dùng, những thứ vải như ta mặc.

Tuân theo lệnh của ông tỉnh trưởng Pāyāsi, từ đó về sau, hằng ngày cậu Uttara hỗ–trợ, giúp đỡ ông tỉnh trưởng trong công việc tạo phước–thiện bố–thí, cúng dường những vật thí tốt đến chư tỳ–khưu, sa–môn, bà–la–môn một cách cung–kính, và bố–thí phân phát những vật thí tốt ấy đến những người nghèo khổ, những người đi đường, v.v… rất cung–kính, với tâm từ, tâm bi của mình.

🍀 Quả báu phước–thiện bố–thí của ông tỉnh trưởng Pāyāsi:

Ông tỉnh trưởng Pāyāsi chỉ ra lệnh cho cậu Uttara tạo phước–thiện bố–thí mà thôi, ông không tự tay mình tạo phước–thiện bố–thí đến chư tỳ–khưu, chư sa–môn, chư bà–la–môn, các người nghèo khổ, người đi dường khác, cũng không biết kính trọng phước–thiện bố–thí.

Về sau, sau khi ông tỉnh trưởng Pāyāsi chết, đại–thiện–nghiệp bố–thí ấy cho quả tái–sinh làm vị thiên–nam trong lâu đài tầm thường hoang vắng có tên Serīsaka–vimāna tại cõi trời tứ Đại–Thiên–vương, sống một mình không có ai hầu hạ, mà còn phải lên hầu hạ các chư– thiên trên cõi trời Tam–thập–tam–thiên nữa.

🍀 Quả báu phước–thiện hỗ–trợ của cậu Uttara:

Hằng ngày, cậu Uttara là người làm công ăn lương của ông tỉnh trưởng Pāyāsi, cậu Uttara có phận sự hỗ–trợ tạo phước–thiện bố–thí, các vật thí loại tốt đến chư tỳ–khưu, sa–môn, bà–la–môn một cách cung–kính, và bố–thí phân phát những vật thí tốt ấy đến những người nghèo khổ, những người đi đường, v.v… rất cung–kính, với tâm từ, tâm bi như vậy.

Sau khi cậu Uttara chết, đại–thiện–nghiệp hỗ–trợ tạo phước–thiện bố–thí ấy cho quả tái–sinh kiếp sau hoá–sinh làm vị thiên–nam Uttara cao quý trong một lâu đài Uttaravimāna cao 12 do–tuần to lớn nguy nga tráng lệ sáng ngời tại cõi trời Tam–thập–tam–thiên, cũng như hội trường Sudhammā của Đức–vua trời Sakka tại cõi trời Tam–thập–tam–thiên.

Vị thiên–nam Uttara cao quý có hào quang sáng ngời, có đông chư thiên–nam và chư thiên–nữ hầu hạ, hưởng mọi sự an–lạc trên cõi trời Tam–thập–tam–thiên ấy.

Như vậy, đại–thiện–nghiệp bố–thí của người thí–chủ xuất ra tiền của tạo phước–thiện bố–thí dù có nhiều đến bao nhiêu, mà không tự tay tạo phước–thiện bố–thí đến cho người thọ–thí, thì cũng không thể sánh với đại–thiện–nghiệp hỗ–trợ của người bỏ công sức tạo phước–thiện hỗ–trợ trực–tiếp tự tay tạo phước–thiện bố–thí đến người thọ–thí một cách cung–kính.

Thật ra, người thí–chủ có tác–ý tâm–sở đồng sinh với đại–thiện–tâm xuất tiền của tạo phước–thiện bố–thí trong những dục–giới lộ–trình–tâm diễn tiến qua thời gian quá ít so với người bỏ công sức có tác–ý tâm–sở đồng sinh với đại–thiện–tâm tạo phước–thiện hỗ–trợ, trực–tiếp tự tay tạo phước–thiện bố–thí đến người thọ–thí trong những dục–giới lộ–trình–tâm diễn tiến qua thời gian hằng ngày quá nhiều vô số, không sao kể được.

Tóm lại, người thí–chủ xuất ra tiền của tạo phước–thiện bố–thí mà không tự tay mình tạo phước–thiện bố–thí đến cho người thọ–thí, dù có xuất ra tiền của nhiều đến bao nhiêu cũng không thể sánh với người bỏ công tạo phước–thiện hỗ–trợ giúp đỡ tạo phước–thiện bố–thí.

Nếu người thí–chủ có đại–thiện–tâm trong sạch, tin nghiệp và quả của nghiệp, xuất ra tiền của tạo phước–thiện bố–thí, rồi tự tay mình tạo phước–thiện bố–thí đến cho người thọ–thí, một cách cung–kính thì chắc chắn quả báu của phước–thiện bố–thí ấy thật là vô lượng, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an–lạc trong kiếp hiện–tại và vô số kiếp vị–lai.

––––––––––––––––––––––––––––––

[4] CƯ SĨ GIỚI PHÁP – Vai trò của cư sĩ tại gia WebFB

… Người cư sĩ chân chánh trong Phật giáo có hai vai trò:

❶ Vai trò người hộ pháp (Dhammarakkhaka).

❷ Vai trò người thừa tự pháp (Dhammadāyadaka:

❶ Vai trò Hộ pháp tức là hộ trì Tam bảo – Phật Pháp Tăng:

🍀 Hộ trì Phật bảo,

1– Giữ vững niềm tin đối với Đức Phật, không có hoài nghi sự giác ngộ của Ngài.

2– Hằng tán dương Đức Phật và hoan hỷ người khác tán dương Đức Phật.

3– Thường xuyên lễ bái Đức Phật qua hình, tượng, xá lợi.

4– Xây dựng đền tháp, tôn thờ Phật cảnh trang nghiêm để tôn vinh Đức Phật. Nếu không có khả năng tự mình làm thì ủng hộ người khác cùng làm.

🍀 Hộ trì Pháp bảo,

1– Giữ vững niềm tin đối với giáo pháp, không có hoài nghi về hiệu năng hướng thượng của Giáo pháp.

2– Siêng năng học hỏi giáo pháp, thọ trì đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan, không xu hướng ngoại đạo.

3– Hoan hỷ cúng dường đến các vị tỳ kheo, sa di là bậc đa văn, những vị học pháp, hành pháp và duy trì giáo pháp.

4– Có sự ưu tư trong việc chấn hưng Phật pháp khi thấy có dấu hiệu bi suy thoái, bị phá hoại.

5– Tùy khả năng của mình, hỗ trợ chư Tăng kết tập kinh điển, in ấn sách kinh, mở trường lớp Phật học v.v…

🍀 Hộ trì Tăng bảo

1– Có niềm tin vững chắc nơi Tăng chúng, không vì lý do một vài phần tử cá nhân xấu mà mất niềm tin với Tăng chúng.

2– Thường xuyên hộ độ cúng dường các nhu cầu vật chất đến chư tăng.

3– Luôn luôn bảo vệ uy tín và thanh danh cho Tăng chúng.

4– Quan tâm đến sự an nguy thịnh suy của Tăng chúng, đồng vui cộng khổ với chư tăng.

5– Đối xử với Tăng chúng bằng sự kính trọng và nhu thuận.

❷ Vai trò thừa tự pháp:

Thừa tự (dāyada) là sự kế thừa, thừa hưởng, như là thừa tự tài sản, thừa hưởng gia sản v.v… thừa tự pháp là kế thừa Giáo pháp của Đức Phật.

Trong kinh Trung Bộ, Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Này các tỳ kheo, các ngươi hãy là người thừa tự pháp của ta, đừng là người thừa tự tài vật – Dhamma–dāyādā me bhikkhave bhavatha mā āmisadāyādā” – (M.I.12).

Người cư sĩ có ba phận sự trong vai trò Thừa tự pháp:

– Học hỏi giáo lý

– Thực hành giáo pháp

– Duy trì Phật giáo

[5] Tiểu Bộ – Kinh Phật Thuyết Như Vậy – Chương 4 – Bốn Pháp – Phẩm I – (CVII) (Cat. 8) (It. 111)

Bài viết liên quan

  • Vun Bồi Phước Nghiệp Cung Kính, Web, FB
  • Phục Vụ Với Mục Đích Gì Mang Lại Lợi Ích Lớn?, Web, FB
  • Cư Sĩ Giới Pháp, Web, FB
  • Bổn Phận Hàng Ngày Của Cư Sĩ Tại Gia, Web, FB
  • Phận Sự Của Tu Sĩ Xuất Gia Và Cư Sĩ Tại Gia Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Cách Thức Thọ Trì Bát Quan Trai Giới, Web, FB
  • Thế Nào Là Giới Thế Gian Và Giới Xuất Thế Gian?, Web, FB
  • Hỏi Đáp Về Đồ Ăn Nấu Rượu, Phần Mền Lậu Crack, Web, FB
  • Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
  • “Thứ Nhất Là Tu Tại Gia, Thứ Nhì Tu Chợ, Thứ Ba Tu Chùa” Là Dễ Hay Khó?, Web, FB
  • Xưng Hô Thế Nào Cho Đúng, Web, FB
  • Namo: Nên Niệm Nam Mô Phật – Không Nên Niệm Mô Phật, Web, FB
  • Tỳ Khưu Đảnh Lễ Những Ai?, Web, FB
  • Lợi Đắc – Cung Kính – Danh Vọng Mang Lại Khổ Lụy Gì Cho Các Tỳ-Kheo?, Web, FB
  • Phạm Hạnh Được Sống Vì Mục Đích Gì ?, Web, FB
  • Mục Tiêu Cuối Cùng Của Phạm Hạnh Là Gì?, Web, FB
  • Cúng Dường Là Gì, Web, FB
  • Từ Thiện – Bố Thí – CúNg DườNg – Dāna Với Sự Hiểu Biết, Web, FB
  • Suy Xét Làm Phước Thiện Bố Thí, Web, FB
  • Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không?, Web, FB
  • Bỏ Công Trực Tiếp Bố Thí Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
  • Sai Khác Giữa Có Bố Thí Và Không Bố Thí?, Web, FB
  • Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân, Web, FB
  • Bố Thí Ba-La-Mật, Web, FB
  • Bố Thí Là Việc Dễ Làm, Song Bố Thí Để Tạo Được Phước Thiện Không Phải Là Việc Dễ, Mà Được Phước Thiện Vô Lượng Càng Khó Hơn…, Web, FB
  • 5 Đại Thí – Mahādāna, Web, FB
  • Video 2A/4: Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường, Web, FB

Youtube

  • Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
  • Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Youtube
  • Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo là gì, Web, FB
  • Qui Y Tam Bảo (Tisaraṇagamana), Web, FB
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • Chi Phần Của Ngũ Giới Và Bát Quan Trai Giới, Web, FB
  • Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới Quả Xấu Ác Nghiệp Phạm Ngũ Giới, Web, FB
  • Sát Sinh, Web, FB
  • Địa Ngục Có Hay Không, Web, FB
  • Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
  • Như Bóng Không Rời Hình, Web, FB
  • Như Nước Nhỏ Từng Hạt, Rồi Bình Cũng Đầy Tràn., Web, FB
  • Vì Sao Có Kẻ Ác Lại Gặp Điều Thiện Lành? Vì Sao Có Người Thiện Lại Gặp Điều Ác Dữ?, Web, FB
  • Công Bằng Có Không? Công Bằng Ở Đâu?, Web, FB
  • Nhân & Quả – Cái Chết Của Đệ Nhất Thần Thông Ðại Mục-Kiền-Liên, Web, FB
  • Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
  • Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức:, Web, FB
  • Phước Thiện – Puñña, Web, FB
  • Nhà Bao Việc, Web, FB
  • 10 Thiện Nghiệp Là Gì, Web, FB
  • Việc “Chư Tăng Chỉ Thọ Dụng Vật Thực Do Đi Khất Thực, Ăn Ngày Một Bữa, Với Ba Y, Một Bát” Là Khổ Hạnh Đầu Đà – Dhutanga, Không Phải Là Giới., Web, FB
  • Video Tụng Kinh Rải Tâm Từ, Youtube
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB