“Làm gì biết nấy” không phải là chánh niệm, phải là “làm gì tuệ tri nấy”

“LÀM GÌ BIẾT NẤY” KHÔNG PHẢI LÀ CHÁNH NIỆM, PHẢI LÀ “LÀM GÌ TUỆ TRI NẤY”❗

––––––––––––––––––––––––––––––

Nếu chỉ thực hành “đi biết đi, ăn biết ăn, đau, nhức, lạnh, nóng, tham, sân, khó chịu, vui, buồn … đều biết” thì đấy không phải là đang Chánh Niệm theo lời Phật dạy, không phải là đang thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ, ⇛⇛⇛ đấy mới chỉ là sự chú ý hay biết của tưởng tri hoặc thức tri, mà con trâu con bò nó cũng có cái hay biết đó, cái hay biết đó chẳng có tý tỉnh giác trí tuệ nào dẫn đến giác ngộ giải thoát cả.

Khi Đức Phật truyền dạy về Chánh Niệm Tỉnh Giác, Ngài không sử dụng từ “biết – jānāti” thông thường, mà Đức Phật đã sử dụng từ “Tuệ Tri – pajānāt” tức là “biết rõ như thật”, “biết rõ như nó đang là”, tức là biết bằng trí tuệ (tiếp đầu ngữ pa– là paññā tức Tuệ giác), chứ không phải bằng thức tri hay tưởng tri.

Với Trí Tuệ “Biết rõ như thật”, “biết rõ như nó đang là” tức là thành tựu Minh sát Tuệ, tức là thành tựu Chánh tri kiến về tam tướng Vô Thường – Khổ – Vô Ngã, về Khổ – Tập – Diệt – Đạo, về Lý Duyên Khởi.

Đức Phật truyền dạy: “khi đi” phải “Tuệ Tri – pajānāti”, tức là biết rõ bằng trí tuệ chứ không phải chỉ là “biết–jānāti” một cách thông thường rằng “tôi đang đi”, tức là phải có hiểu biết tỉnh giác về tập hợp danh sắc hay ngũ uẩn này, tức tập hợp giả tạm mang danh nghĩa “TÔI” này, đang sinh – diệt trong từng sát na hiện tại, ⇛⇛⇛ tức tập hợp ngũ uẩn này có bản chất vô thường – khổ – vô ngã ⇛⇛⇛ hoàn toàn không có “tôi” đang đi và “tôi” biết đang đi, ⇛⇛⇛ và bằng tuệ giác phá vỡ ảo tưởng về cái “tôi”, thấy biết rõ như thật rằng chỉ đang có các tiến trình đi (chuyển động – yếu tố gió của sắc pháp) và sự hay biết (danh pháp) về tiến trình đi này.

Nếu “đi biết là đi” một cách mơ hồ ảo tưởng như vậy thôi, chứ không phải là “đi biết với trí tuệ sự đi”, thì không thể gọi là đang thực hành đúng đắn Chánh Niệm (tức Tứ Niệm Xứ) như lời Đức Phật đã dạy.

“Làm gì biết nấy” như vậy không phải là Chánh niệm, phải là “làm gì, cảm thọ gì, nghĩ gì, ⇛⇛⇛ tuệ tri nấy” mới là Chánh niệm.

Thực hành đúng đắn Chánh Niệm = Tứ Niệm Xứ theo lời Phật dạy (xem trong Đại kinh Tứ Niệm Xứ) cần phải có đầy đủ 4 yếu tố là:

⑴ “Quán sát lặp đi lặp lại anupassī”,

⑵ “Nhiệt tâm ātapi” thiêu đốt các ác bất thiện pháp,

⑶ “Tỉnh Giác sampajāno” về mục đích – thích hợp – hành xứ – vô si,

⑷ “(Chánh) niệm satimā” về sinh – diệt trên Thân – Thọ – Tâm – Pháp,

⇛⇛⇛ để có được kết quả là “chế ngự mọi tham – ưu trên đời”, như có ánh sáng thì bóng tối tan biến đồng thời, cùng lúc đó.

Tu tập không đúng lời Đức Phật hướng dẫn thì dù tu tập lâu bao nhiêu năm cũng không thể vun bồi được Minh sát tuệ dẫn đến nhàm chán, ly tham, giải thoát.

Mong quý đạo hữu xem kỹ lại phần hướng dẫn cơ bản của Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw, để thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ theo lời Phật dạy, bao gồm các bước:

⑴ Niệm thầm hướng tâm ngay tức khắc thẳng vào đề mục vừa sinh khởi (phát khởi tâm sở Tầm vitakka),

⑵ Quán sát lặp đi lặp lại anupassī, chà sát đề mục danh / sắc để thấy được đặc tính riêng của đề mục (phát khởi tâm sở Tứ vicāra),

⑶ Với Chánh tinh tấn (nhiệt tâm ātapi) duy trì Tầm–vitakka, tức niệm thầm hướng tâm tới đề mục danh /sắc, và duy trì Tứ–vicāra, tức bám sát chà sát trên sự sinh diệt của đặc tính riêng của đề mục) một cách liên tục ⇛⇛⇛ để Chánh Niệm sinh khởi liên tục ⇛⇛⇛ dẫn đến Sát na định liên tục sinh khởi cùng hỷ, lạc ⇛⇛⇛ thì khi đó cũng sẽ có nhất tâm để thấy rõ đặc tính chung tức tam tướng vô thường – khổ – vô ngã thông qua việc “tỉnh giác thấy rõ – sampajāno” về sự sinh – diệt của các đặc tính riêng của sắc pháp như nóng lạnh cứng mềm căng giãn chuyển động… hoặc của danh pháp như vui, buồn, tham, sân…

Tỉnh giác thấy biết rõ đặc tính chung là có được Minh sát tuệ dẫn đến chế ngự mọi tham ưu trên đời ⇛⇛⇛ nhàm chán⇛⇛⇛ ly tham ⇛⇛⇛ có được giải thoát trong sát na và giải thoát tạm thời.

Khi Minh sát tuệ phát triển và chín muồi nhờ Sát na Định vững chắc liên tục tương tự các tầng Thiền–Jhāna ⇛⇛⇛ Đạo – Quả sẽ sinh khởi dẫn đến chứng ngộ Niết bàn – hạnh phúc thật sự, tự do thật sự.

Cần tinh tấn tập trung quán sát các hiện tượng (danh/sắc) đang sinh diệt trong sát na hiện tại trên Thân – Thọ – Tâm – Pháp của chính bản thân ta (nội phần) cho thật đúng đắn, thành thục, liên tục để có thể thực chứng “Minh sát tuệ trực tiếp” trên nội phần ⇛⇛⇛ khi đó sẽ có được “Minh sát tuệ suy đạt” ở ngoại phần, ở trong quá khứ và ở tương lai.

Không thể có “Tuệ minh sát suy đạt” ở ngoại phần, ở quá khứ, ở tương lai mà không thực chứng “Tuệ minh sát trực tiếp” qua kinh nghiệm của chính bản thân mình.

Đây mới chính là sự thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ satipaṭṭhānā theo lời Đức Phật, thông qua những chỉ dẫn chi tiết cụ thể của Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu cùng tất cả mọi người trong gia đình luôn được khỏe mạnh, thành công, an vui, và hạnh phúc, luôn tinh tấn làm lành, lánh dữ, thanh lọc tâm, vun bồi phước thiện Bố thí – Trì giới – Tu tập Tâm và Tuệ tạo duyên lành giúp sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

[Bài viết trả lời câu hỏi của Xuanga Dang: Bạch Sư. Qua câu trả lời của Sư cho con về quán ngoại thân (thọ, tâm, pháp) và nội thân (thọ, tâm, pháp). Con lãnh hội qua suy tư nhưng chưa hiểu rõ lắm. Thời gian gần đây con mới tự chợt hiểu và nhận ra qua sự tu tập, xin kính trình lên Sư một cách tóm tắt: ” quán ngoại thân, thọ, tâm, pháp là quán chiếu những hiện tượng qua sự xúc chạm của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý với sắc, thinh, hương, vị, xúc. Thí dụ: đi biết đi, ăn biết ăn, đau nhức, lạnh, nóng, khó chịu…đối với người, vật hay với tự thân đều biết đó là chánh niệm tỉnh giác biểt về ngoại. Còn biểt (hay chánh niệm tỉnh giác) những phản ứng bên trong của ý, tâm, tuệ đối với các ngoại pháp ấy, trong từng lúc từng sát na, là quán chiếu nội thân(thọ, tâm, pháp).

Kính xin Sư chỉ dạy thêm.]

––––––––––––––––––––––––––––––

Xuanga Dang: Bạch Sư hoan hỷ giải thích thêm cho con được rõ hơn trong lúc tu tập:

– quán thân (thọ, tâm,pháp) trên thân (thọ, tâm, pháp), nội, ngoại thân (thọ,tâm,pháp).

Thưa Sư, quán nội thân (thọ, tâm,pháp) thì con hiểu và thực hành được.

Còn quán ngoại thân (thọ,tâm,pháp) là quán như thế nào? Làm sao biết được thọ, tâm,pháp ở ngoài mà quán?

Con kính cảm ơn Sư ạ 🙇‍♀️🙏

>>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Với nhiệt tâm – chánh niệm – tỉnh giác khi hành giả quán sát lặp đi lặp lại nội thân – thọ – tâm – pháp thì trí minh sát xuất hiện là trực giác, còn khi quán ngoại thân – thọ – tâm – pháp thì trí minh sát xuất hiện là trí suy đạt.

Ví dụ: buổi tối ngủ say không biết gì, khi sáng tỉnh giấc ra ngoài thấy sân vườn cây cỏ đều đẫm nước khắp mọi nơi, thì trí suy đạt khởi lên là tối qua có mưa.

Hoặc khi trông thấy khói bốc lên cuồn cuộn, mùi khét lẹt … v.v… thì nhờ trí suy đạt mà biết rằng ở đó đang có đám cháy.

Khi hành giả quán sát nhiệt tâm chánh niệm tỉnh giác lặp đi lặp lại trên nội thân thọ tâm pháp (của mình) trong sát na hiện tại một cách liên tục không gián đoạn – tức với sát na định hoặc cận định trở lên – thì sẽ bằng Minh sát trí trực tiếp thấy biết “như thật” bản chất vô thường – khổ – vô ngã của ngũ uẩn này, và sau đó, chính bằng Minh sát trí suy đạt – tức thông qua các biểu cảm, biểu hiện liên quan trực tiếp … v.v… đã thực chứng bằng Minh sát trí trực tiếp – hành giả sẽ không còn nghi ngờ trong quá khứ và tương lai cũng là như vậy, bên trong (nội) bên ngoài (ngoại), thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần cũng là như vậy, tức là có cùng bản chất vô thường khổ vô ngã, do vậy mà hành giả “nhàm chán, do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.”

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH: THẾ NÀO LÀ CHÁNH NIỆM

Trường Bộ Kinh – 22. Ðại Kinh Niệm xứ

––––––––––––––––––––––––––––––

… Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, ① đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, ② vượt khỏi sầu, ③ bi, ④ diệt trừ khổ, ⑤ ưu, ⑥ thành tựu chánh lý, ⑦ chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo

⑴ ⚀ sống, ① quán lặp đi lặp lại, thân trên thân, ② Nhiệt tâm + ③ Chánh Niệm+ ④ Tỉnh Giác, ⇛⇛⇛ để chế ngự tham ưu ở đời;

⑵ ⚁ sống, ① quán lặp đi lặp lại, thọ trên các thọ, ② Nhiệt tâm + ③ Chánh Niệm+ ④ Tỉnh Giác, ⇛⇛⇛ để chế ngự tham ưu ở đời;

⑶ ⚂ sống, ① quán lặp đi lặp lại, tâm trên tâm, ② Nhiệt tâm + ③ Chánh Niệm+ ④ Tỉnh Giác, ⇛⇛⇛ để chế ngự tham ưu ở đời;

⑷ ⚃ sống, ① quán lặp đi lặp lại, pháp trên các pháp, ② Nhiệt tâm + ③ Chánh Niệm+ ④ Tỉnh Giác, ⇛⇛⇛ để chế ngự tham ưu ở đời;…

“… Như vậy, vị ấy

⑴ sống quán thân [thọ/tâm/pháp] trên NỘI thân [thọ/tâm/pháp] hay

⑵ sống quán thân [thọ/tâm/pháp] trên NGOẠI thân [thọ/tâm/pháp] ; hay

⑶ sống quán thân [thọ/tâm/pháp] trên cả NỘI thân [thọ/tâm/pháp], NGOẠI thân [thọ/tâm/pháp] ;

hay vị ấy

⑴ sống quán tánh SANH KHỞI trên thân [thọ/tâm/pháp]; hay

⑵ sống quán tánh DIỆT TẬN trên thân [thọ/tâm/pháp]; hay

⑶ sống quán tánh SANH DIỆT trên thân [thọ/tâm/pháp].

“Có thân [thọ/tâm/pháp] đây”, vị ấy an trú CHÁNH NIỆM như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời.

Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân [thọ/tâm/pháp] trên thân [thọ/tâm/pháp].” (Trường Bộ Kinh, Đại kinh Tứ Niệm Xứ).

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Đại kinh Tứ Niệm Xứ.

––––––––––––––––––––––––––––––

Chú thích:

*① “QUÁN LẶP ĐI LẶP LẠI (anu–passī)” không được các dịch giả sử dụng để dịch cho thật sát nghĩa chữ anu–passī: trong đó “anu là liên tục lặp đi lặp lại”, còn “passī là quán sát thấy”. Ở đây trong bản dịch của HT TMC chỉ dùng chữ “quán” để dịch.

* ② “NHIỆT TÂM (ātapi)” có 4 là: đối với thiện pháp phải ⒈ Phát khởi & ⒉ Phát triển; đối với bất thiện pháp phải ⒊ Ngăn chặn & ⒋ Đoạn trừ. Nhiệt tâm ở đây có nghĩa là “vun bồi thiện pháp” và “thiêu đốt bất thiện pháp”.

⑴ “… ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

⑵ Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

⑶ Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

⑷ Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.” (Đại kinh Tứ Niệm Xứ)

* ③ “TỈNH GIÁC (sampajāno)” có 4 là: trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày khi ngó tới, ngó lui; khi co tay, duỗi tay; khi mang áo sanghati, mang bát, mang y; khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm; khi đại tiện, tiểu tiện; khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng; khi có bất kỳ cảm thọ nào; khi có bất kỳ tưởng nào đều tỉnh giác hiểu biết rõ ràng về việc mình đang làm trên các phương diện

⒈ Mục đích tỉnh giác: thấy biết rõ thiện hay bất thiện,

⒉ Thích hợp tỉnh giác: thấy biết rõ thích hợp hay không thích hợp,

⒊ Hành xứ tỉnh giác: thấy biết rõ đề mục Chỉ samatha (khái niệm – tục đế) hay đề mục Quán Vipassnā (thực tại – chân đế), và đặc biệt quan trọng là

⒋ Vô si tỉnh giác: thấy biết rõ tam tướng vô thường, khổ, vô ngã thông qua thấy biết rõ sự khởi lên, an trú, hoại diệt của mọi hiện tượng đang xảy ra liên tục trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

* ④ “(CHÁNH) NIỆM (satimā)” có 4 là: chú tâm chìm sâu, không hời hợt vào sự sinh, vào sự diệt, vào sự sinh & diệt của mọi hiện tượng xảy ra trên ⒈ Thân ⒉ Thọ ⒊ Tâm ⒋ Pháp.

* “SINH–DIỆT TRÊN NỘI–NGOẠI THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP” cần phải quán sát liên tục lặp đi lặp lại được Đức Phật nhắc nhở tới 16 lần trong bài Đại kinh Tứ Niệm Xứ.

– Hết chú thích –

Bài viết liên quan

  • Chánh niệm là gì? (sumangala bhikkhu viên phúc), Web Link
  • “làm gì biết nấy” không phải là chánh niệm, phải là “làm gì tuệ tri nấy”!, Web Link
  • Như thế nào là hiểu biết một cách như thật❓thấy như chúng đang là❓, Web, FB
  • Thấy biết cái gì thì được coi là thấy biết ‘như thật’, ‘như nó đang là’ khi thực hành tu tập minh sát tứ niệm xứ Vipassnā satipaṭṭhānā?, Web, FB
  • Chỉ bằng chánh niệm thì không thể biết và thấy các pháp như thật, như nó đang là, vì chánh niệm mới chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ ⇛ chánh định mới là điều kiện cần và đủ., Web Link
  • Bốn niệm xứ (cattāro satipaṭṭhānā), Web Link
  • Tứ niệm xứ – Cattāro satipaṭṭhānā, Web, FB
  • Đây là con đường độc nhất dẫn đến Niết Bàn, Web, FB
  • Để có kết quả “chế ngự tham – ưu trên đời” dẫn đến chứng ngộ niết bàn thì cần tu tập thực hành gieo nhân gì trong đời sống hàng ngày?, Web Link
  • Thiền sư mahasi – thiền minh sát tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā, Web Link
  • Làm thế nào phát triển tuệ minh sát?, Web Link
  • Thế nào là thực hành đúng đắn minh sát tứ niệm xứ?, Web Link
  • Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn tứ niệm xứ – minh sát Vipassnā, Web, FB
  • Thực hành bát chánh đạo thông qua thực hành thiền tập minh sát tứ niệm xứ Vipassanā Satipaṭṭhānā, Web, FB
  • Thiền minh sát Vipassana và Tứ diệu đế, Web, FB
  • Thực hành minh sát tứ niệm xứ tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā để thành tựu thất giác chi như thế nào?, Web Link
  • Tránh đẽo cày ở ngã tư đường!, Web Link
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 1/2), Web, FB
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 2/2), Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 6/9/2023