Tứ Niệm Xứ – Cattāro Satipaṭṭhānā
TỨ NIỆM XỨ – CATTĀRO SATIPAṬṬHĀNĀ
… Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, ① đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, ② vượt khỏi sầu, ③ bi, ④ diệt trừ khổ, ⑤ ưu, ⑥ thành tựu chánh lý, ⑦ chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.
Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo
⚀ sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
⚁ sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
⚂ sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
⚃ sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.
…
Như vậy vị ấy
❶ sống quán pháp trên các nội pháp;
❷ hay sống quán pháp trên các ngoại pháp;
❸ hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp.
❹ Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp;
❺ hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp;
❻ hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp.
“Có những pháp ở đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm.
Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.
Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.
Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm …
… trong năm năm …
… trong bốn năm …
… trong ba năm …
… trong hai năm …
… trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ–kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng …
… trong năm tháng …
… trong bốn tháng …
… trong ba tháng …
… trong hai tháng …
… trong một tháng …
… trong nửa tháng vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ–kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Này các Tỷ kheo, ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ① ĐƯA ĐẾN SỰ THANH TỊNH CHO CHÚNG SANH, ② VƯỢT KHỎI SẦU ③ BI, ④ DIỆT TRỪ KHỔ ⑤ ƯU, ⑥ THÀNH TỰU CHÁNH LÝ, ⑦ CHỨNG NGỘ NIẾT BÀN. ÐÓ LÀ BỐN NIỆM XỨ.
– Hết trích dẫn –
Tương Ưng Bộ – Tương Ưng Niệm Xứ
––––––––––––––––––––––––––––––
Ðống thiện, này các Tỷ–kheo, nếu có ai nói là bốn niệm xứ, người ấy nói một cách chơn chánh. Toàn bộ đống thiện này, này các Tỷ–kheo, tức là bốn niệm xứ.
5. V. Một Ðống Thiện (Tạp 24,28, Ðại 2,171b) (S.v,145)
––––––––––––––––––––––––––––––
Này các Tỷ–kheo, hãy đi đến chỗ hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của cha mẹ mình. Này các Tỷ–kheo, đi đến chỗ hành xứ của mình, đến cảnh giới của cha mẹ mình, thời Ác ma không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng. Và này các Tỷ–kheo, chỗ nào là chỗ hành xứ của Tỷ–kheo? Chỗ nào là cảnh giới của cha mẹ? Chính là bốn niệm xứ.
6. VI. Con Chim Ưng (Sakunagghi) (Tạp 24,15, Ðại 2,172c) (S.v,146)
––––––––––––––––––––––––––––––
Ở đây, này Ananda, Tỷ–kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời… trú, quán thọ trên các thọ… trú, quán tâm trên tâm… trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Như vậy, này Ananda, Tỷ–kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác.
Này Ananda, những ai hiện nay, hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một điều gì khác; những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ–kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.
13. III. Cunda (Tạp 24,39, Ðại 2,176b) (S.v,161)
––––––––––––––––––––––––––––––
Ở đây, này Bàhiya, Ông hãy trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Hãy trú, quán thọ trên các thọ… Hãy trú, quán tâm trên tâm… Hãy trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Khi nào, này Bàhiya, y cứ vào giới, an trú vào giới, Ông tu tập như vậy bốn niệm xứ này. Do vậy, này Bàhiya, ban đêm hay bàn ngày, chờ đợi là các thiện pháp tăng trưởng, không phải tổn giảm.
Rồi Tôn giả Bàhiya hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Rồi Tôn giả Bàhiya sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng được mục đích mà người thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: Chính là vô thượng Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, vị ấy tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Rồi Tôn giả Bàhiya trở thành một vị A–la–hán nữa.
15. V. Bàhiya, hay Bàhika (Tạp 24,24, Ðại 2,175a) (S.v,165)
––––––––––––––––––––––––––––––
Này các Tỷ–kheo, có bốn niệm xứ này được tu tập, được làm cho sung mãn, là những Thánh dẫn đạo, dắt dẫn những ai thực hành theo, đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau.
17. VII. Bậc Thánh (Tạp 24,23, Ðại 2,176a) (S.v,166)
––––––––––––––––––––––––––––––
Và này các Tỷ–kheo, thế nào trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác? Chính do sự thực hành (àsevanàya), do sự tu tập (bhàvanàya), do sự làm cho sung mãn. Như vậy, này các Tỷ–kheo, trong khi hộ trì cho mình, là hộ trì người khác.
Và này các Tỷ–kheo, thế nào trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình? Chính do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ, do lòng ai mẫn. Như vậy, này các Tỷ–kheo, trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.
Này các Tỷ–kheo, “Tôi sẽ hộ trì cho mình”, tức là niệm xứ cần phải thực hành. Này các Tỷ–kheo, “Tôi sẽ hộ trì người khác”, tức là niệm xứ cần phải thực hành. Trong khi hộ trì cho mình, này các Tỷ–kheo, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình.
19. IX. Sedaka, hay Ekantaka (Tạp 24,17, Ðại 2,173b) (S.v,168)
––––––––––––––––––––––––––––––
Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết–bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài.
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết–bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
22. II. Trú (Tạp 24,29, Ðại 2,173c) (S.v,172)
––––––––––––––––––––––––––––––
“Hữu học, hữu học”, thưa Hiền giả Anuruddha, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Anuruddha, là hữu học?
[Ghi chú: Bậc hữu học: Bậc Thánh Dự Lưu Thánh Nhất lai, Thánh Bất lai]
– Do tu tập một phần bốn niệm xứ, thưa Hiền giả, là bậc hữu học.
26. VI. Một Phần (Tạp 24,26, Ðại 2,175a) (S.v,174)
––––––––––––––––––––––––––––––
– Do tu tập một cách hoàn toàn bốn niệm xứ này, thưa Hiền giả, là bậc vô học. [Bậc vô học: Bậc Thánh Alahán].
27. VII. Hoàn Toàn (Samattam) (S.v,175)
––––––––––––––––––––––––––––––
Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ, đại thắng trí được đạt tới.
Và thưa Hiền giả, do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi thắng tri được ngàn thế giới.
28. VIII. Thế Giới (S.v,175)
––––––––––––––––––––––––––––––
– “Quán thân trên thân này”, này các Tỷ–kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh. Quán thân trên thân cần phải tu tập này… Quán thân trên thân đã được tu tập này, này các Tỷ–kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.
“Quán thọ trên các cảm thọ này”…
“Quán tâm trên tâm này”…
“Quán pháp trên các pháp này”, này các Tỷ–kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh. Quán pháp trên pháp cần phải tu tập này… Quán pháp trên pháp đã được tu tập này, này các Tỷ–kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, minh sanh, quang sanh.
31. I. Chưa Từng Ðược Nghe (S.v,178)
––––––––––––––––––––––––––––––
Bốn niệm xứ này, này các Tỷ–kheo, nếu tu tập, nếu làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.
32. II. Ly Tham (Tạp 24,34, Ðại 2,276a) (S.v,179)
––––––––––––––––––––––––––––––
Ðối với những ai, này các Tỷ–kheo, bốn niệm xứ này bị thối thất, thời cũng thối thất là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt đau khổ. Ðối với những ai, này các Tỷ–kheo, bốn niệm xứ này được thực hành, thời cũng được thực hành là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau.
33. III. Thối Thất (Viraddha) (S.v,179)
––––––––––––––––––––––––––––––
Bốn niệm xứ này, này các Tỷ–kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa từ bờ bên này qua đến bờ bên kia.
34. IV. Tu Tập (S.v,180)
––––––––––––––––––––––––––––––
Do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này các Tỷ–kheo, được chờ đợi là một trong hai quả: Ngay trong hiện tại, chứng được Chánh trí, hay nếu có dư y, chứng được Bất hoàn.
36. VI. Chánh Trí (S.v,181)
––––––––––––––––––––––––––––––
– Này các Tỷ–kheo, có bốn niệm xứ này. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị ấy trú, quán thân trên thân, ước muốn đối với thân được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
Vị ấy trú, quán thọ trên các cảm thọ… Do vị ấy trú, quán thọ trên các cảm thọ, ước muốn đối với thọ được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
Vị ấy trú, quán tâm trên tâm… Do vị ấy trú, quán tâm trên tâm, ước muốn đối với tâm được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
Vị ấy trú, quán pháp trên các pháp… Do vị ấy trú, quán pháp trên các pháp, ước muốn đối với các pháp được đoạn diệt. Do ước muốn được đoạn diệt nên chứng ngộ được bất tử.
37. VII. Ước Muốn (Chandam) (S.v,182)
––––––––––––––––––––––––––––––
Này các Tỷ–kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các Ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, hay thân hữu hay bà con, hay huyết thống; này các Tỷ–kheo, các Ông cần phải khích lệ các người ấy, hướng dẫn, an trú các người ấy trong sự tu tập bốn niệm xứ.
48. VIII. Thân Hữu (S.v,189)
––––––––––––––––––––––––––––––
Có ba lậu hoặc, này các Tỷ–kheo. Thế nào là ba? Dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Này các Tỷ–kheo, đây ba là lậu hoặc.
Chính để đoạn tận ba lậu hoặc này, này các Tỷ–kheo, bốn niệm xứ này cần phải tu tập.
50. X. Các Lậu Hoặc (S.v,189)
––––––––––––––––––––––––––––––
Này các Tỷ–kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ–kheo, những pháp này là năm thượng phần kiết sử.
Này các Tỷ–kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn niệm xứ cần phải tu tập.
[Ghi chú: Bậc Thánh Bất lai đoạn tận 5 hạ phần kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham, sân. Tiếp đó tu tập bốn niệm xứ đoạn tận 5 thượng phần kiết sử, trở thành Bậc Thánh Alahán.]
103. X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,191)
––––––––––––––––––––––––––––––
… Tôn giả Anuruddha:
“Những ai thối thất bốn niệm xứ, cũng thối thất đối với họ là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Những ai thành tựu bốn niệm xứ thì cũng thực hiện được Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau”.
…
… do tu tập, làm cho sung mãn Tứ Niệm Xứ, ⚀ nên tôi chứng được đại thắng trí;… ⚀ nên tôi thắng tri được một ngàn thế giới;… ⚀ nên tôi thực hiện nhiều loại thần thông;… ⚀ nên tôi nhớ được ngàn kiếp;… ⚁ nên tôi chứng được thiên nhĩ thông;… ⚀ nên tôi với tâm của mình biết được tâm của nhiều loại hữu tình khác, nhiều loại người khác;… ⚀ nên tôi như thực rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ;… ⚀ nên tôi như thật rõ biết quả dị thục các nghiệp báo quá khứ, vị lai, hiện tại;… ⚀ nên tôi như thật rõ biết con đường đưa đến tất cả cảnh giới… ⚀ nên tôi như thật rõ biết thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại sai biệt;… ⚀ nên tôi như thật rõ biết chỉ hướng sai biệt của các loại hữu tình;… ⚀ nên tôi như thật rõ biết các căn thượng hạ của các loại hữu tình và các loại người;… ⚀ nên tôi như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền chứng, về Thiền, về Giải thoát, về Ðịnh… ⚀ nên tôi nhớ được nhiều đời quá khứ;… ⚀ nên tôi chứng được thiên nhãn thanh tịnh;… ⚀ do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí, tôi chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Nguồn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya. Tương Ưng AnuruddhaViệc thực hành chánh niệm tỉnh giác liên tục cũng vậy: chúng ta LẶP ĐI LẶP LẠI (GIEO NHÂN) việc Chánh Niệm Tỉnh Giác để tiến đến kết quả là có được Chánh Niệm Tỉnh Giác liên tục để có thể đắc Định, nhờ đó đạt tới (KẾT QỦA) là thấy rõ như thật bằng trí tuệ trực giác bản chất của tất cả các Pháp là tam tướng Vô Thường – Khổ – Vô Ngã.
Đa phần mọi người chỉ muốn có ngay KẾT QUẢ (như chánh niệm tỉnh giác liên tục, hay không sân, không tham … v.v…) mà không thông suốt được rằng tu tập đơn giản chỉ là LẶP ĐI LẶP LẠI những việc làm đơn giản nhưng đúng đắn và cần thiết theo hướng dẫn khi chưa đạt tới kết quả. Với hiểu biết đúng đắn, thông suốt như vậy việc thực hành Minh sát Vipassnā không có gì là khó, mà quan trọng là quá trình vun bồi Tín, Tấn bất thối chuyển để có thể LẶP ĐI LẶP LẠI các bước thực hành đơn giản về Chánh Niệm Tỉnh Giác với Như Lý Tác Ý mọi lúc mọi nơi, mỗi khi có thể, cho đến hơi thở cuối cùng. Tất cả chỉ có bấy nhiêu thôi.
– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
Bài Viết Liên Quan
- Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
- Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassanā Satipaṭṭhānā, Web, FB
- Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ?, Web, FB
- Chuẩn Bị Tâm Thái Trước Khi Hành Thiền, Web, FB, Youtube, Web Link
- Cần Phải Làm Những Gì Để Có Được Thái Độ Đúng Đắn Khi Thực Hành Thiền Tập?, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Căn Bản Thực Hành Tứ Niệm Xứ
- Phần 1: Thực Hành Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Quan Trọng Như Thế Nào?, Web, FB
- Mahasi Sayadaw Vipasana Meditation Instructions
Hướng Dẫn Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana By Tharmaneykyaw Sayadaw
English Version. Youtube, Web Link - Hộ Trì Cho Mình Hộ Trì Người Khác, Web, FB
- Lợi Ích Tu Tập Tứ Niệm Xứ, Web, FB
- Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, FB
- Tập Trung Vào Đề Mục Chính Để Vun Bồi Phát Triển Định Trong Tu Tập Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassnā Tứ Niệm Xứ, Web, FB
- Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
- Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?
Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB - Mười Tám Tuệ Quán Minh Sát Chính Atthārasa Mahāvipassanā Là Gì?, Web
- Minh Sát Vipassana – Thiền Hành & Thiền Tọa, Web, FB
- Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, FB
- Lợi Ích Phòng Hộ Các Căn Là Gì ?, Web, FB
- Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Làm Thế Nào Diệt Trừ Tà Kiến, Web, FB
- “Tu Tập Và Phát Triển Thái Độ Không Bám Níu, Không Chấp Trước Vào Bất Cứ Cái Gì Trên Đời Này” Là Tu Tập Cái Gì? Như Thế Nào?, Web, FB
- Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ!, Web, FB
- Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát, Web, FB
- Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát. Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
- Quán Pháp – Tứ Thánh Đế: Thực Hành Tu Tập Định – Tuệ Hiệp Thế Dẫn Đến Định – Tuệ Siêu Thế Như Thế Nào?, Web
- Bài 4/6 Phần 1 – Như Lý Tác Ý Là Như Thế Nào?, Web, FB
- Bài 4/6 Phần 2 – Như Lý Tác Ý: Có Bao Nhiêu Cách Quán Vô Thường – Khổ – Vô Ngã Của Ngũ Uẩn Trong Thực Hành Tu Tập Hàng Ngày?, Web
- Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Chúng Ta Không Thể Kiểm Soát Mọi Thứ, Chúng Ta Có Thể Lựa Chọn Cách Phản Ứng, Web
- Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
- Cái Gì Là ❶ Vị Ngọt, ❷ Sự Nguy Hiểm, ❸ Sự Xuất Ly Của Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức?, Web, FB
- Ngũ Uẩn Là Gì, Web, FB
Audio Bài Giảng
- (46) Quán Pháp: Ngũ Uẩn – Vị Ngọt, Sự Nguy Hiểm, Sự Xuất Ly. Thiền Sư Viên Phúc, Archive
- (47) Quán Ngũ Uẩn: Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức – Không Phải Của Ta Hãy Từ Bỏ Nó., Archive
- (48) Như Lý Tác Ý Ngũ Thủ Uẩn Là Rỗng Không Là Trống Không, Archive
- Hiện Tại Lạc Trú Là Gì? Tịch Tĩnh An Trú Là Gì? Đoạn Diệt (Phiền Não) Là Gì?, Web, FB
- Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Pháp Âm: “Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát”, Web
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB