Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn tứ niệm xứ – minh sát

 

[lwptoc]

TẤT CẢ CHỈ CÓ BẤY NHIÊU ĐỂ CÓ THỂ THỰC HÀNH ĐÚNG ĐẮN TỨ NIỆM XỨ – MINH SÁT VIPASSNĀ

“Thay vì thắc mắc, lý giải, kể lể về sự việc, hiện tượng trên Thân – Thọ – Tâm – Pháp [1] / Ngũ uẩn [2] đã xảy ra, hay đã không xảy ra theo ý muốn mong đợi của mình, thì khi thiền tập kiên trì hàng ngày, các hành giả chỉ nên Như lý tác ý [3], Tinh tấn [4], Chánh niệm [5], Tỉnh giác [6] về sự Sinh – Diệt đang xảy ra liên tục của các sự việc, hiện tượng đó mà thôi, để có thể lặp đi lặp lại kinh nghiệm trực giác – tức Tu Tuệ [7]– càng nhiều càng tốt về bản chất (Thực tính): Vô thường – Khổ – Vô ngã [8] của tất cả các pháp, dẫn tới nhàm chán, ly tham – diệt dục [9], đoạn tận các lậu hoặc [10], chứng đắc Tâm giải thoát – Tuệ giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não [11], chứng ngộ Niết bàn [12] bình an mãi mãi.

Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn Tứ Niệm Xứ – Minh sát Vipassnā.”

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

GHI CHÚ:

[1] Tứ Niệm Xứ: Thân – Thọ – Tâm – Pháp

🍀… Bốn niệm xứ này, này các Tỷ–kheo, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết–bàn.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [47] Chương III – Tương Ưng Niệm Xứ (b) – 32. II. Ly Tham (Tập 24,34, Ðại 2,276a) (S.v,179)]

– Hết trích dẫn –

🍀… Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất,

❶ đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh,

❷ vượt khỏi sầu,

❸ vượt khỏi bi,

❹ diệt trừ khổ,

❺ diệt trừ ưu,

❻ thành tựu chánh lý,

❼ chứng ngộ Niết bàn.

Ðó là BỐN NIỆM XỨ. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo

⚀ sống quán THÂN TRÊN THÂN, ⑴ nhiệt tâm, ⑵ tỉnh giác, ⑶ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚁ sống quán THỌ TRÊN CÁC THỌ, ⑴ nhiệt tâm, ⑵ tỉnh giác, ⑶ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚂ sống quán TÂM TRÊN TÂM, ⑴ nhiệt tâm, ⑵ tỉnh giác, ⑶ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚃ sống quán PHÁP TRÊN CÁC PHÁP, ⑴ nhiệt tâm, ⑵ tỉnh giác, ⑶ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Niệm xứ

Bài viết liên quan: Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, WebFB

Các lợi ích của Tứ Niệm Xứ:

Nguồn trích dẫn:Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [52] Chương VIII Tương Ưng Anuruddha

– Hết trích dẫn –

[2] Ngũ uẩn

🍀… ❶ Này các Tỷ–kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ–kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ–kheo, nên gọi là sắc.

❷ Này các Tỷ–kheo, thế nào gọi là thọ? Ðược cảm thọ, này các Tỷ–kheo, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Ðược cảm thọ, này các Tỷ–kheo, nên gọi là thọ.

❸ Này các Tỷ–kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ–kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ–kheo, nên gọi là tưởng.

❹ Này các Tỷ–kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ–kheo, nên gọi là các hành.

❺ Và này các Tỷ–kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ–kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm … rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ–kheo, nên gọi là thức.

Bài viết liên quan: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 22: Tương ưng uẩn – III: Phẩm những gì được ăn – 79. Ðáng Ðược Ăn]

– Hết trích dẫn –

🍀… – Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn?

– Này Tỷ–kheo,

① phàm sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc uẩn.

② Phàm cảm thọ gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là thọ uẩn.

③ Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại … xa hay gần, như vậy là tưởng uẩn.

④ Phàm những hành gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại … xa hay gần, như vậy là hành uẩn.

⑤ Phàm thức gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại … xa hay gần, như vậy là thức uẩn.

Cho đến như vậy, này Tỷ–kheo, là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn.

… – ① Bốn đại là nhân, này Tỷ–kheo, bốn đại là duyên được chấp nhận gọi là sắc uẩn.

② Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là thọ uẩn.

③ Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là tưởng uẩn.

④ Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là hành uẩn.

⑤ Danh sắc là nhân, này Tỷ–kheo, danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là thức uẩn.

– Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là thân kiến (tà kiến về thân)?

– Ở đây, này Tỷ–kheo, có kẻ vô văn phàm phu

không hiểu rõ các bậc Thánh,

không thuần thục pháp các bậc Thánh,

không tu tập pháp các bậc Thánh,

không hiểu rõ các bậc Chơn nhân,

không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân,

không tu tập pháp các bậc Chơn nhân,

① xem sắc như là tự ngã,

② hay xem tự ngã như là có sắc,

③ hay xem sắc như là trong tự ngã,

④ hay xem tự ngã như là trong sắc;

① xem thọ như là tự ngã,

② hay xem tự ngã như là có thọ,

③ hay xem thọ như là trong tự ngã,

④ hay xem tự ngã như là trong thọ;

① xem tưởng như là tự ngã,

② hay xem tự ngã như là có tưởng,

③ hay xem tưởng như là trong tự ngã,

④ hay xem tự ngã như là trong trưởng;

① xem hành như là tự ngã,

② hay xem tự ngã như là có hành,

③ hay xem hành như là trong tự ngã,

④ hay xem tự ngã như là trong hành;

① xem thức như là tự ngã,

② hay xem tự ngã như là có thức,

③ hay xem có thức như là trong tự ngã,

④ hay xem tự ngã như là trong thức.

… – Bạch Thế Tôn,

① cái gì là vị ngọt của sắc, [thọ / tưởng / hành / thức]

② cái gì là sự nguy hiểm,

③ cái gì là sự xuất ly?

– Này Tỷ–kheo,

① lạc hỷ gì duyên sắc khởi lên, như vậy là vị ngọt của sắc [thọ / tưởng / hành / thức.

② Cái gì vô thường, khổ, bị biến hoại trong sắc như vậy là sự nguy hiểm của sắc [thọ / tưởng / hành / thức]

③ Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn diệt dục tham, như vậy là sự xuất ly của sắc [thọ / tưởng / hành / thức].

– Bạch Thế Tôn, do biết gì, do thấy gì, mà không có mạn tùy miên rằng: “Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm”, đối với tự thân có ý thức, và đối với cả tưởng ở ngoài?

– Này Tỷ–kheo, phàm có sắc gì, ① quá khứ, ② vị lai hay ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần, đối với tất cả sắc, thấy được như thật với trí tuệ là:

“⚀ Cái này không phải của tôi,

⚁ cái này không phải là tôi,

⚂ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm có thọ gì …

… tưởng gì …

… hành gì …

phàm có thức gì, ① quá khứ, ② vị lai hay ③ hiện tại, ④ nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần, đối với tất cả sắc, thấy được như thật với trí tuệ là:

“⚀ Cái này không phải của tôi,

⚁ cái này không phải là tôi,

⚂ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Này Tỷ–kheo, do biết như vậy, thấy như vậy, nên không có mạn tùy miên rằng: “Ta là người làm, sở thuộc của ta là người làm”, đối với tự thân có ý thức, và đối với tất cả tướng ở

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 109. Ðại kinh Mãn nguyệt

– Hết trích dẫn –

🔴 Về pháp quán đối với ngũ uẩn

“không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó.”

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 22: Tương ưng uẩn – V: Phẩm hoa – 95. Bọt Nước

🔴 Về pháp quán đối với ngũ uẩn

“❶ Cái này không phải của tôi,

❷ cái này không phải là tôi,

❸ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 109. Ðại kinh Mãn nguyệt]

🔴 Về pháp quán đối với ngũ uẩn

“Trống không, Rỗng không, Không có lõi cứng.”

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 22: Tương ưng uẩn – V: Phẩm hoa – 95. Bọt Nước

🔴 Quán Ngũ Uẩn: đau khổ và cội gốc của đau khổ

Nguồn trích dẫn: Tương ưng uẩn – X. Cội Gốc Của Ðau Khổ (S.iii,32)

🔴 Quán Ngũ Uẩn: các pháp cần phải thắng trí, liễu tri

Nguồn trích dẫn: Tương ưng uẩn – II. Liễu Tri (Parinna) (Tạp 3.22 Trì Pháp. Ðại 2,19a) III. Thắng Tri (Tạp 1.3, Vô Tri. Ðại 2,1a) (S.iii,27)

🔴 Về Như Lý Tác Ý đối với ngũ uẩn

 

Bài viết liên quan: Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, WebFB

– Hết trích dẫn –

[3] Như lý tác ý

🍀… “Vị ấy như lý tác ý: “Ðây là khổ”, như lý tác ý: “Ðây là khổ tập”, như lý tác ý: “Ðây là khổ diệt”, như lý tác ý: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ–kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ.”

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 2. Kinh Tất cả các lậu hoặc

*****

🍀… “Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ–kheo giữ giới do NHƯ LÝ TÁC Ý năm thủ uẩn này là ① vô thường, ② khổ, ③ bệnh hoạn, ④ ung nhọt, ⑤ mũi tên, ⑥ bất hạnh, ⑦ ốm đau, ⑧ người lạ, ⑨ hủy hoại, ⑩ rỗng không, ⑪ vô ngã, CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QỦA DỰ LƯU.

… CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QỦA NHẤT LAI.

… CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QỦA BẤT LAI.

… CÓ THỂ CHỨNG ĐƯỢC QỦA ALAHÁN.”

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 22: Tương Ưng Uẩn – II: Phẩm Thuyết Pháp – 122. Vị Giữ Giới

Bài viết liên quan: Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát. Bài 4/6 – Như Lý Tác Ý, WebFB

– Hết trích dẫn –

[4] Tinh tấn

🍀… Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn?

① Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

② Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

③ Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

④ Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Niệm xứ

Bài viết liên quan: Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, WebFB

– Hết trích dẫn –

[5] Chánh niệm

🍀… Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm?

① Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; ② trên các cảm thọ… ③ trên các tâm… ④ quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Niệm xứ

Bài viết liên quan: Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, WebFB

– Hết trích dẫn –

[6] Tỉnh giác

🍀Thế nào là tỉnh giác trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tỉnh giác trong khi ấy.

Nguồn trích dẫn:  TẠNG DIỆU PHÁP – BỘ PHÁP TỤ

– Hết trích dẫn –

🍀 Ví dụ về Tu luyện “Tỉnh Giác” khi đi tới đi lui

… Đối với tỉnh giác có bốn loại, cụ thể như sau:

(1) tỉnh giác về lợi ích (sātthaka–sampajañña): đó chính là việc lựa chọn ngay sau khi suy nghĩ đi tới khởi xuất. Đó là nhờ lựa chọn giữa điều thiện và điều bất thiện như sau: điều gì sẽ diễn ra nhờ việc tôi đi tới? Liệu có đem lại lợi ích gì hay không? Và không đi tới là kết quả tức thời của chính suy nghĩ đó.

(2) tỉnh giác về thích hợp (sappāya–sampajañña): là việc lựa chọn điều thích hợp bằng cách lựa chọn giữa điều thích hợp với điều không thích hợp trong khi đang đi trên đường.

(3) tỉnh giác nơi thường lui tới (gocara–sampajañña): là việc ra đi của một người đã chọn như vậy điều gì có lợi và thích hợp và người nào, ngoài 38 đề mục thiền, lại lấy hành xứ làm đề mục thiền đem lại điều dễ chịu thoải mái cho chính tâm mình, và lại mang theo với chính mình trên đường hành xứ chính là cuộc đi khất thực của mình.

(4) tỉnh giác thông qua vô si (asammoha–sampajañña): là không bị si mê liên quan đến đi tới v.v… chúng ta nên hiểu điều này như sau: Ở đây có một vị Tỳ khưu, đang khi đi tới hay đi lui, không giống như một người mù bình thường tự si mê liên quan đến đi tới, v.v… [bằng cách tưởng tượng ra rằng:] “Có bản ngã đi tới. Việc đi tới do chính bản ngã đó tạo ra. Hay: tôi đi tới, việc đi tới đó do tôi tạo ra. Người này không tự si mê như vậy; khi tâm cho rằng “tôi sẽ đi tới” nổi lên, cùng với chính tâm đó phát sanh phong đại tâm sở sanh, giúp tạo thân biểu tri như vậy bộ xương người này được gọi là thân đi tới do cách thức khuếch tán phong đại lại do hành vi của tâm mà ra.

Nguồn trích dẫn: Chú Giải BỘ PHÂN TÍCH (Vibhanga Atthakathā) – Tập II – Chương Tám – PHÂN LOẠI CHÁNH TINH TẤN

– Hết trích dẫn –

[7] Tu Tuệ

Ba loại Tuệ (Văn, Tư, Tu) được các văn bản cổ gọi là ba loại Tuệ Gốc mūla paññā

Văn: Study (Pali: sutamayā paññā)

Tư: Reflection (Pali: cintāmayā paññā)

Tu: Meditation (Pali: bhāvanāmayā paññā)

1. Sutamayā paññā

Văn Tuệ (wisdom by study) do thu được từ một nguồn bên ngoài như lắng nghe và hướng dẫn bởi những người khác về giáo pháp của Đức Phật (như sự đau khổ, vô thường và vô ngã). Hoặc do thu được từ sự đọc hiểu các loại kinh điển và tài liệu.

2. Cintāmayā paññā

Tư tuệ (wisdom by refletion) do thu được từ chính những gì mình đã nắm bắt bằng tư duy của riêng mình. Nó là quá trình phân tích một cái gì đó một cách minh triết và hợp lý.

3. Bhāvanāmayā paññā

Tu tuệ (wisdom by meditation) do thu được qua trải nghiệm thiền (bhavana). Cả hai loại thiền Chỉ định (samatha – bhavana) và thiền Quán tuệ (vipasana – bhavana) đều đưa tuệ. Tuệ sinh ra từ thiền Chỉ định – ngũ thần thông, khác với tuệ sinh ra từ thiền Quán tuệ – Minh Sát Tuệ & Lậu tận thông (Đạo tuệ, Quả tuệ).

[8] Vô thường – Khổ – Vô ngã

🍀… Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ–kheo,

⚀ SẮC là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

– Những gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem: “Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?”

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

– Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ–kheo,

⚁ thọ …

⚂ tưởng …

⚃ hành …

⚄ thức là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.

– Những gì vô thường, là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?”

– Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

– Do vậy, này các Tỷ–kheo,

⚀ phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại … tất cả loại sắc, cần phải như thật quán: “① Cái này không phải của tôi, ② cái này không phải là tôi, ③ cái này không phải tự ngã của tôi”.

⚁ Phàm có thọ gì,

⚂ phàm có tưởng gì,

⚃ phàm có hành gì,

⚄ phàm có thức gì quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại. Tất cả loại thức, cần phải như thật quán: “① Cái này không phải của tôi, ② cái này không phải là tôi, ③ cái này không phải tự ngã của tôi”.

Như vậy, này các Tỷ–kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với hành, yếm ly đối với thức.

Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát.

Trong sự giải thoát, vị ấy biết được vị ấy đã giải thoát.

Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Từ nay không còn trở lại đời sống thế này nữa”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ–kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự giảng giải này được nói lên, tâm của sáu mươi vị Tỷ–kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 109. Ðại kinh Mãn nguyệt

– Hết trích dẫn –

[9] Ly Tham – Diệt dục

🍀… Sự Tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế (Chân lý về Nguyên Nhân Của Khổ).

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 22. Đại kinh Niệm xứ

Bài viết liên quan: Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, WebFB

– Hết trích dẫn –

🍀… Như vậy, này các Tỷ–kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với hành, yếm ly đối với thức.

Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, vị ấy biết được vị ấy đã giải thoát. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Từ nay không còn trở lại đời sống thế này nữa”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ–kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự giảng giải này được nói lên, tâm của sáu mươi vị Tỷ–kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 109. Ðại kinh Mãn nguyệt

– Hết trích dẫn –

🍀…– Này các Tỷ–kheo, để thắng tri tham, bảy pháp cần phải tu tập. Thế nào là bảy?

Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt. Này các Tỷ–kheo, để thắng tri tham, bảy pháp này cần phải tu tập.

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – IX. Phẩm các kinh không nhiếp (II) (2) Thắng Tri Tham (2)

🍀 Năm dục công đức

… Năm dục công đức: Sắc do nhãn nhận thức. Sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Tiếng do tai nhận thức … Hương do mũi nhận thức … Vị do lưỡi nhận thức … Xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn.

Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh – 33. Kinh Phúng tụng

– Hết trích dẫn –

[10] Đoạn tận các lậu hoặc

🍀… Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí.

Vị ấy biết như thật: “Ðây là Khổ”,

biết như thật: “Ðây là Nguyên nhân của khổ”,

biết như thật: “Ðây là Khổ diệt”,

biết như thật: “Ðây là Con đường đưa đến khổ diệt”,

biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”,

biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc”,

biết như thật: “Ðây là các lậu hoặc diệt”,

biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến các lậu hoặc diệt”.

… Vị ấy nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của vị ấy

① thoát khỏi dục lậu,

② thoát khỏi hữu lậu,

③ thoát khỏi vô minh lậu.

Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”.

Vị ấy biết: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không có trở lui đời sống này nữa”.…

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 27. Tiểu kinh Dụ dấu chân voi

Bài viết liên quan:Vesak 2020 – Cùng ôn lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát, WebFB

– Hết trích dẫn –

[11] Tâm Giải Thoát – Tuệ Giải Thoát khỏi mọi khổ đau phiền não

🍀… Có hai pháp này, này các Tỷ–kheo, thuộc thành phần minh.

Thế nào là hai?

Chỉ (samatha) và Quán (vipassana)

⚀ Chỉ (samatha) được tu tập, này các Tỷ–kheo, chờ đợi lợi ích gì?

Tâm được tu tập.

Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì?

Cái gì thuộc về tham được đoạn tận.

⚁ Quán (vipassana) được tu tập, này các Tỷ–kheo, chờ đợi lợi ích gì?

Tuệ được tu tập.

Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì?

Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận.

⚀ Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ–kheo, tâm không thể giải thoát.

⚁ Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập.

⚀ Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát.

⚁ Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Chương II – Hai Pháp – III. Phẩm Người Ngu ]

– Hết trích dẫn –

🍀… Này các Tỷ–kheo, khi nào Tỷ–kheo có tâm giải thoát và có tuệ giải thoát, này các Tỷ–kheo, vị ấy được gọi là Tỷ–kheo

❶ đã cất đi các vật chướng ngại,

❷ đã lấp các thông hào,

❸ đã nhổ lên cột trụ,

❹ đã mở tung các ổ khóa,

❺ là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

❶ Và thế nào là Tỷ–kheo đã cất đi các chướng ngại?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đoạn trừ vô minh, đã cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tàla, làm cho không thể hiện hữu, không thể sinh khởi trong tương lai. Này các Tỷ–kheo, như vậy là Tỷ–kheo đã cất đi các vật chướng ngại.

❷ Và này các Tỷ–kheo, thế nào là Tỷ–kheo đã lấp các thông hào?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tàla, làm cho không thể hiện hữu, không thể tái sanh trong tương lai. Này các Tỷ–kheo, như vậy là Tỷ–kheo đã lấp các thông hào.

❸ Và này các Tỷ–kheo, thế nào là vị Tỷ–kheo đã nhổ lên cột trụ?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đoạn trừ tham ái, đã cắt đứt tận gốc rễ, đã làm cho như thân cây tàla, đã làm cho không thể hiện hữu, không thể sanh khởi trong tương lai. Này các Tỷ–kheo, như vậy là Tỷ–kheo đã nhổ lên cột trụ.

❹ Và này các Tỷ–kheo, thế nào là vị Tỷ–kheo đã mở tung các ổ khóa?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt đứt tận gốc rễ, đã làm cho như thân cây tàla, đã làm cho không thể hiện hữu, không thể tái sanh trong tương lai. Này các Tỷ–kheo, như vậy là Tỷ–kheo đã mở tung các ổ khóa.

❺ Và này các Tỷ–kheo, thế nào gọi Tỷ–kheo là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt đứt tận gốc rễ, đã làm cho như thân cây tàla, đã làm cho không thể hiện hữu, không thể sanh khởi trong tương lai. Này các Tỷ–kheo, như vậy gọi Tỷ–kheo là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không còn gì hệ lụy.

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – VIII – Phẩm chiến sĩ – (I) (71) Tâm Giải Thoát Quả (1)

Trung bộ kinh – 22. Kinh Ví dụ con rắn

– Hết trích dẫn –

[12] Niết Bàn

🍀… – Này các tỳ–khưu, có sự không sinh (ajāta), không trở thành (abhūta), không được tạo ra (akata), không hữu vi (asaṅkhata). Nếu không có cái không sinh, không trở thành, không được tạo ra, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, trở thành, được tạo ra, hữu vi. Vì rằng có cái không sinh, không trở thành, không được tạo ra, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sinh, trở thành, được tạo ra, hữu vi. –(Ud 8:3)

🍀… – Này các tỳ–khưu, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có không vô biên xứ, không có thức vô biên xứ, không có vô sở hữu xứ, không có phi tưởng phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có mặt trăng hay mặt trời. Do vậy, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sinh. Không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên. Đây là sự đoạn tận khổ đau. –(Ud 8:1)

Nguồn trích dẫnKinh Phật tự thuyết – Chương tám

Bài viết liên quan
:

  1. Hết Luân Hồi Thì Đi Đâu, WebFB
  2. Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt : Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì?, WebFB

– Hết trích dẫn –

🍀… – Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?

– ❶ Bị tham ái (rāga) làm say đắm (ratto), này Bà–la–môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Như vậy, này Bà–la–môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

❷ Bị sân (dosa) làm uế nhiễm (duṭṭho), này Bà–la–môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Như vậy, này Bà–la–môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

❸ Bị si (moha) làm mê mờ (mūḷho), này Bà–la–môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.

Như vậy, này Bà–la–môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Khi vị ấy, này Bà–la–môn,

⚀ CẢM THỌ THAM ÁI ĐƯỢC ĐOẠN TẬN, KHÔNG CÓ DƯ TÀN,

⚁ CẢM THỌ SÂN ĐƯỢC ĐOẠN TẬN, KHÔNG CÓ DƯ TÀN,

⚂ CẢM THỌ SI ĐƯỢC ĐOẠN TẬN, KHÔNG CÓ DƯ TÀN.

NHƯ VẬY, NÀY BÀ–LA–MÔN, NIẾT BÀN LÀ THIẾT THỰC HIỆN TẠI, KHÔNG CÓ THỜI GIAN, ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY, CÓ KHẢ NĂNG HƯỚNG THƯỢNG, ĐƯỢC NGƯỜI TRÍ TỰ MÌNH GIÁC HIỂU.

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!

Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!

① Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống,

② hay trình bày cái gì bị che kín,

③ hay chỉ đường cho người bị lạc hướng,

④ hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.

Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – vi. phẩm các bà-la-môn – 55. Niết-bàn

Bài viết liên quan: Nibbāna – Niết Bàn Thiết Thực Hiện Tại (Có Thể Thấy Được Ngay Trong Kiếp Sống Này) Là Gì?, WebFB

– Hết trích dẫn –

🍀…

❶ – Này các Tỷ–kheo, hãy lắng nghe.Ta sẽ giảng về vô vi và con đường đưa đến Niết bàn – Vô vi.

(Thay “Vô vi” bởi 32 cụm từ được Đức Phật sử dụng để chỉ tới “Niết Bàn” dưới đây.)

I. Vô Vi (asankhata)

II. Ðích Cuối Cùng (Antam) (S.iv,368)

III. Vô Lậu (Anāsavaṃ) (S.iv,360)

IV. Sự Thật (Saccam)

V. Bờ Bên Kia (Pàram)

VI. Tế Nhị (Nipunam)

VII. Khó Thấy Ðược (Sududdasam)

VIII. Không Già (Ajajjaram)

IX. Thường Hằng (Dhuvam)

X. Không Suy Yếu (Apalokitam)

XI. Không Thấy (Anidassanam)

XII. Không Lý Luận (Nippapam)

XIII. Tịch Tịnh (Santam)

XIV. Bất Tử (Amatam)

XV. Thù Thắng (Paniitam)

XVI. An Lạc (Sivam)

XVII. An Ổn (Khemaṃ)

XVIII. Ái Ðoạn Tận (Taṇhakkhayo)

XIX. Bất Khả Tư Nghì (Acchariyam)

XX. Hy Hữu (Abhutam)

XXI. Không Tai Họa (Anìtika)

XXII. Không Bị Tai Họa (Anitakdhamma)

XXIII. Niết Bàn (Nibbana)

XXIV. Không Tồn Tại (Avyàpajjho)

XXV. Ly Tham (Viràgo)

XXVI. Thanh Tịnh (Suddhi)

XXVII. Giải Thoát (Mutti)

XXVIII. Không Chứa Giữ (Anàlayo)

XXIX. Ngọn Ðèn (Dipa)

XXX. Hang ẩn (Lena)

XXXI. Pháo Ðài (Tànam)

XXXII. Quy Y (Saranam)

XXXIII. Ðến Bờ Bên Kia (Paràyanam)

ooooooooooo

❷ – Và này các Tỷ–kheo, thế nào là vô vi (…v… v…)?

Này các Tỷ–kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là vô vi (… v… v…)

ooooooooooo

❸ – Và này các Tỷ–kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi (… v… v…)?

… XXXVIII–XLV. Tám Chánh Ðạo (1–8) (S.iv,367) Aṭṭhangikamaggo

Ở đây, này các Tỷ–kheo, tu tập chánh tri kiến… chánh tư duy… chánh ngữ… chánh nghiệp… chánh mạng… chánh tinh tấn… chánh niệm… chánh định, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ–kheo, đây là con đường đưa đến vô vi (… v… v…).

ooooooooooo

❹ – Như vậy, này các Tỷ–kheo, Ta thuyết về vô (… v… v…), Ta thuyết về con đường đưa đến vô vi (… v… v…).

❺ Này các Tỷ–kheo, những gì một bậc Ðạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ ; tất cả, Ta đã làm đối với các Ông.

❻ Này các Tỷ–kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ -Tập IV – Thiên Sáu Xứ – [43] Chương IX Tương Ưng Vô Vi

Bài viết liên quan: Thế Nào Là Vô Vi – Niết Bàn – Đến Bờ Bên Kia? (Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ Và Phương Pháp Thực Hành Chấm Dứt Khổ), Web, FB  

– Hết trích dẫn –

Bài viết liên quan

Tu tập tuệ

Mahasi Sayadaw Vipasana meditation instructions

Hướng dẫn thực hành thiền minh sát Vipassana by Tharmaneykyaw Sayadaw

Bài viết liên quan

Tu tập tuệ

Mahasi Sayadaw Vipasana meditation instructions

Hướng dẫn thực hành thiền minh sát Vipassana by Tharmaneykyaw Sayadaw

  • English version:, Youtube
  • Thailand version:, Youtube
  • Web Link
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • QUÁN PHÁP – TỨ THÁNH ĐẾ: thực hành tu tập định & tuệ hiệp thế dẫn đến định & tuệ siêu thế như thế nào, Web, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Sắc – thọ – tưởng – hành – thức, Web, FB
  • Ngũ uẩn là gì, Web, FB

Audio bài giảng

  • (46) quán pháp: ngũ uẩn – vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly. thiền sư viên phúc, Archive
  • (47) quán ngũ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức – không phải của ta hãy từ bỏ nó., Archive
  • (48) như lý tác ý ngũ thủ uẩn là rỗng không là trống không, Archive
  • Hiện tại lạc trú là gì, Web, FB
  • Pháp thượng nhân. Uttarimanussadhammo, Web, FB
  • Anata – vô ngã là gì, Web, FB
  • Who am I, ta là ai, Web, FB
  • Điều này không thể xảy ra, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Chăm sóc tâm trí của bạn, Web, FB
  • Ái dục trói buộc chúng sinh vào khổ đau bất tận của luân hồi sinh tử trong tam giới như thế nào, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 4/4: Xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), FB
  • Tà kiến: tánh biết không sinh không diệt, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), FB
  • Lý duyên sinh p4 vô minh duyên hành, FB
  • Lý duyên sinh p8 bánh xe sinh tử , FB
  • Playlist loạt bài giảng: “lý duyên sinh” theo “thanh tịnh đạo”, Youtube
  • Kinh 7 trạm xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Tất cả pháp lấy gì làm căn bản, Web, FB
  • Kāma – dục (tham ái) và chanda – dục (mong muốn), Web, FB
  • Cetanā – tác ý tư tâm sở và Manasikāra – tác ý chú tâm, Web, FB
  • Lộn ngược là thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, Web, FB
  • Thế nào là hão huyền, thế nào là vọng tưởng, Web, FB
  • Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
  • Thuận theo tự nhiên nào, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Vị thầy chân chính: một trợ duyên tối quan trọng không thể thiếu, Web, FB
  • Tìm gặp thiện tri thức, Web, FB
  • Tích truyện tôn giả nhất cú, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB