Chỉ Thọ Dụng Vật Thực Do Đi Khất Thực, Ăn Ngày Một Bữa

Chỉ Thọ Dụng Vật Thực Do Đi Khất Thực, Ăn Ngày Một Bữa

posted Sep 25, 2020, 10:13 AM by Dhamma 128   [ updated Oct 9, 2020, 1:22 PM ]

“CHỈ THỌ DỤNG VẬT THỰC DO ĐI KHẤT THỰC, ĂN NGÀY MỘT BỮA, VỚI BA Y, MỘT BÁT” LÀ KHỔ HẠNH ĐẦU ĐÀ – DHUTANGA, KHÔNG PHẢI LÀ GIỚI.

– CL: Thưa sư! Nhân việc có đạo hữu tác bạch xin làm Kappiya con có câu hỏi xin sư giải thích: Việc chư tăng đi khất thực ăn ngày một bữa với 3 y một bát được Đức Phật truyền dạy thế thì nay chư tăng lại đi khất thực ngoài bình bát lại mang thêm túi, bịch còn có cả kappiya đi theo để mang vác thậm chí có trường hợp phải dùng xe để chở, vậy có đúng giới luật không? Nếu đồ dùng không hết trong ngày lại mang về cốc để dành như thế có phải rơi vào việc tích trữ tài sản không?

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Những lời “được Đức Phật truyền dạy” (ví dụ như trong phần câu hỏi ở trên) cần phải chú ý phân biệt có những điều là lời tán thán, có những điều là lời khuyên, có những điều là lời dạy, có những điều là lời phân tích … v. v…… và có những điều là Giới Luật chế định, chứ không phải tất cả đều là Giới Luật.

Ở đây câu hỏi liên quan tới Giới Luật nên chúng ta cần phải có một số hiểu biết cơ bản về Giới luật liên quan trực tiếp sau:

❶ Đức Phật không chế định Giới luật “việc chư tăng đi khất thực, ăn ngày một bữa, với ba y, một bát”:

⒜ Ngoài việc đi khất thực, tỳ khưu có thể thọ dụng vật thực cúng dường không do đi khất thực.

Hạnh sống bằng khất thực: Chỉ nhận thức ăn do đi khất thực mà được, và Hạnh khất thực theo thứ lớp: Ði từ nhà nầy đến nhà khác, không chừa một nhà nào ở khoảng giữa, không phải là Giới, đây hạnh nguyện cá nhân, thuộc hạnh nguyện dhutanga – khổ hạnh,

⒝ Chỉ có Giới cấm ăn sau quá trưa 12h chứ không có Giới qui định chỉ ăn một bữa.

Hạnh nhất tọa thực: Ăn một lần mà thôi, đứng lên rồi, không ngồi xuống ăn lại. Hạnh nguyện này là phát nguyện cá nhân, thuộc hạnh nguyện dhutanga – khổ hạnh, không phải là Giới.

⒞ Ba y là: y trên, y dưới, y khoác ngoài hai lớp. Ngoài 3 loại y này không được sử dụng các loại y áo khác của người thế gian (các loại quần, áo lót, áo len, áo jacket, áo choàng măng–tô–san mùa đông… v. v……).

Các bộ 3 y phụ trội đã thọ nhận khi được cúng dường phải làm dấu và xác quyết trong vòng 10 ngày thì mới được sử dụng tránh phạm giới Ưng xả đối trị – ngoại trừ thời hạn 5 tháng của quả báu Kathina.

Hạnh chỉ mặc ba y cũng là phát nguyện cá nhân, thuộc hạnh nguyện dhutanga – khổ hạnh, không phải là Giới.

⒟ Một bát – Hạnh chỉ ăn một bát: Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai. Đây cũng là phát nguyện cá nhân, thuộc hạnh nguyện dhutanga – khổ hạnh, không phải là Giới.

❷ Không có Giới qui định cấm việc “đi khất thực ngoài bình bát lại mang thêm túi, bịch còn có cả kappiya đi theo để mang vác thậm chí có trường hợp phải dùng xe để chở”.

Việc đi khất thực có sự trợ giúp của kappiya hộ tăng cũng như có xe chở đồ cúng dường không chỉ cho cá nhân vị tỳ khưu đó, mà còn cho cả toàn bộ tu viện hoặc thiền viện (cho cả các vị ốm bệnh, già yếu, hoặc được phân công công việc giảng dạy, vệ sinh, sửa chữa … v. v……) là không phạm Giới Luật.

❸ Vị Tỳ khưu nếu Vật thực, Thực phẩm dùng không hết vào buổi sáng trước giờ trưa 12 h cần phải xả bỏ, nếu mang về cốc để dành dùng dần sau này, sẽ phạm Giới Ưng xả đối trị về tích trữ thực phẩm, vật thực.

GHI CHÚ:

Mười Ba Khổ Hạnh Đầu Đà (Dhutanga)

Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v… nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình. Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện và đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là “sự hân hoan trong tu tập” (A. ii, 27).

Đức Thế Tôn đã cho phép thực hành 13 khổ hạnh cho những thiện nam tử đã từ bỏ những chuyện xác thịt và không kể thân mạng, mong muốn tu tập phù hợp với cứu cánh giải thoát. Mười ba khổ hạnh là:

1. Hạnh mặc y phấn tảo: Phấn tảo (pamsukūla: bụi bặm): Loại vải bị vứt bỏ ở những đống rác bên đường, nghĩa địa, hay những đống phân. Một người đã thọ giới nầy chỉ mặc một y trong những loại sau: Vải lấy từ nghĩa địa; từ cửa hàng; từ đường cái; từ hố phân; từ giường trẻ; vải tẩy uế; vải từ chỗ tắm; vải bị cháy; bị gia súc ăn; bị kiến ăn; bị chuột ăn; vải rách ở biên; rách ở đầu; vải làm cờ; vải bỏ tại điện thờ; y của nhà Đầu đà; vải từ cuộc lễ; vải do thần thông biến hóa (tức tấm y do pháp Phật biến hóa lúc Ngài nói “Thiện lai Tỳ khưu”, thì pháp phục tự nhiên xuất hiện trên vị nầy, nhờ công đức đời trước của thầy); vải trên xa lộ; vải gió bay; vải do thiên thần bố thí; vải trôi giữa biển.

2. Hạnh chỉ mặc 3 y: Ðó là y Tăng già lê, thượng y và hạ y.

3. Hạnh sống bằng khất thực: Chỉ nhận thức ăn do đi khất thực mà được.

4. Hạnh khất thực theo thứ lớp: Ði từ nhà nầy đến nhà khác, không chừa một nhà nào ở khoảng giữa.

5. Hạnh nhất tọa thực: Ăn một lần mà thôi, đứng lên rồi, không ngồi xuống ăn lại.

6. Hạnh chỉ ăn một bát: Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai.

7. Hạnh không ăn đồ dư tàn: Không ăn đồ ăn thừa, và không nhận đồ ăn sau khi ăn xong.

8. Hạnh ở rừng: Vị nầy chỉ sống trong rừng.

9. Hạnh ở gốc cây: Vị nầy chỉ sống dưới gốc cây.

10. Hạnh ở giữa trời: Vị nầy chỉ sống ở ngoài trời.

11. Hạnh ở nghĩa địa: Vị nầy chỉ sống tại các nghĩa địa.

12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được: Ai phân phối cho mình chỗ nào cũng đều chấp nhận.

13. Hạnh ngồi không nằm: Khi ngủ cũng ngồi chứ không nằm.

***

Tất cả những hạnh kể trên gọi là hạnh (anga) của một tỷ kheo theo khổ hạnh (dhuta – phiên âm là “đầu đà”) bởi vì vị ấy đã rũ bỏ (dhuta) cấu uế bằng cách thọ trì một trong những khổ hạnh ấy. Gọi là “đầu đà” (dhuta) vì nó rũ sạch (niddhunana) chướng ngại, gọi là hạnh (anga) vì nó là con đường (patipatti). Trên đây là trình bày ý nghĩa.

Tất cả 13 khổ hạnh trên đều có đặc tính là ý nguyện thọ trì. Luận nói: “Người thọ giới là một con người. Cái nhờ đó nó thọ giới được là tâm và tâm sở. Chính ý chí trong hành vi thọ giới gọi là hạnh đầu đà. Tất cả 13 hạnh đều có công dụng là loại trừ tham dục và hiện tướng của chúng là vô tham. Nguyên nhân gần của chúng là những đức thiểu dục… “

Tham khảo: Hạnh Ðầu-đà của con đường thanh tịnh

Bài viết liên quan

  • Giới Và Phận Sự Khác Nhau Như Thế Nào? Quan Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Khổ Hạnh (Hạnh Đầu Đà – Dhutanga), Web, FB
  • Hạnh Ðầu-Đà (Khổ Hạnh) = Hạnh Rũ Bỏ, Web, FB
  • Thực Hành 3 Khổ Hạnh Đầu Đà Trong Kỳ An Cư Mùa Mưa, FB
  • Điều Gì Cao Hơn Cả Mạng Sống, Web, FB
  • Tác Bạch Ý Nguyện Làm Kappiya Hộ Tăng Như Thế Nào?, Web, FB
  • Vun Bồi Phước Nghiệp Cung Kính, Web, FB
  • Phục Vụ Với Mục Đích Gì Mang Lại Lợi Ích Lớn?, Web, FB
  • Cư Sĩ Giới Pháp, Web, FB
  • Bổn Phận Hàng Ngày Của Cư Sĩ Tại Gia, Web, FB
  • Phận Sự Của Tu Sĩ Xuất Gia Và Cư Sĩ Tại Gia Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Phước – Tuệ Đồng Tu, Web, FB
  • “Thứ Nhất Là Tu Tại Gia, Thứ Nhì Tu Chợ, Thứ Ba Tu Chùa” Là Dễ Hay Khó?, Web, FB
  • Xưng Hô Thế Nào Cho Đúng, Web, FB
  • Namo: Nên Niệm Nam Mô Phật – Không Nên Niệm Mô Phật, Web, FB
  • Tỳ Khưu Đảnh Lễ Những Ai?, Web, FB
  • Lợi Đắc – Cung Kính – Danh Vọng Mang Lại Khổ Lụy Gì Cho Các Tỳ-Kheo?, Web, FB
  • Phạm Hạnh Được Sống Vì Mục Đích Gì ?, Web, FB
  • Mục Tiêu Cuối Cùng Của Phạm Hạnh Là Gì?, Web, FB
  • Bài Giảng Về Giới Luật: Phần 1 – Giới Bổn Patimokkha, Youtube, Archive
  • Bài Giảng Về Giới Luật: Phần 2 – Giới Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Youtube, Archive
  • Bài Giảng Về Giới Luật: Phần 3 – Khổ Hạnh Đầu Đà Dhutanga Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
  • Bài Giảng Về Giới Luật: Phần 4- Tăng Sự, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada:, Youtube, Archive
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 3 Đại Phẩm – Mahāvagga, Youtube, Archive
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 4 Tiểu Phẩm – Cullavagga, Youtube
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 5 Tập Yếu – Parivāra,Youtube, Archive
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 23 tháng 9, 2020