Cư sĩ giới pháp

Photo: Một trong những vị cư sĩ Phật giáo chân chánh tại Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi Chủ tịch đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền ở Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao, kiêm nhiệm Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng.

[lwptoc]

CƯ SĨ GIỚI PHÁP

– PH: Nam Mô Phật! Bạch Sư! Con đã quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới rồi, hiện tại con là cư sĩ tại gia, từ lâu con học và hành theo pháp môn Đại Thừa, con gặp không ít khó khăn trên con đường tu học, vì con tìm một vị Mình Sư để học đạo, chắc do con kém phước nên không gặp được, trước Tam Bảo con nguyện Đức Phật cho con gặp được chánh pháp và giờ đây con đã gặp được chánh pháp, con còn bâng khuâng không biết phải bắt đầu từ đâu? Và hành trì như thế nào? Con phải đọc kinh gì ở tại gia? Xin Sư hoan hỷ chỉ dạy giúp con, để con hành trì cho đúng Chánh pháp, con xin Sư Từ Bi hoan hỷ chỉ dạy giúp con, con Thành Kính tri ân Sư, và Đảnh Lễ Sư, kính chúc Sư pháp thể khinh an.

– @:

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Có tìm sẽ có thấy. Có đi sẽ có đến.

Có một cuốn sách mang lại nhiều điều lợi ích: cuốn Cư Sĩ Giới Pháp của Tỳ kheo Giác Giới dành cho cư sĩ tại gia được Tỳ kheo Giác Chánh giới thiệu tóm tắt như sau:

“Cư Sĩ Giới Pháp là tập sách giáo khoa Phật học của người cư sĩ, giải thích rõ ràng về nghi lễ giới luật và pháp môn tu cho người Phật tử tại gia biết để thực hành cho đúng ý nghĩa cận sự nam, cận sự nữ (hay thiện nam, tín nữ) trong Phật giáo.

Mặc dù đời sống của người Phật tử đặt trên tinh thần tự giác, và giáo lý nhà Phật cũng không phải là giáo điều áp đặt, bắt buộc tín đồ phải chấp nhận, thế nhưng cũng có những điều nên làm và những điều nên tránh, được y cứ trên luật nhân quả nghiệp báo mà Đức Phật là đấng Đạo Sư sáng suốt thấy rõ chân lý, như các nhà khoa học phát minh những công thức điện học, quang học v.v…

Những giới pháp trong quyển Cư Sĩ Giới Pháp này như là những công thức hơn là giáo điều, để giúp người cư sĩ tại gia tu tập tiến hóa.

Tôi xin trân trọng giới thiệu đến chư Phật tử.”

CƯ SĨ GIỚI PHÁP

Tỳ kheo Giác Giới

Bước đầu hãy học thật kỹ rồi dần từng bước thực hành đúng đắn theo những hướng dẫn trong cuốn sách này để chuẩn bị nền tảng căn bản và vững chắc trở thành người có đức hạnh và trí tuệ, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội, trở thành Người cư sĩ chân chánh trong Phật giáo, chung sức gánh vác hai vai trò quan trọng:

⚀ Vai trò người hộ pháp

(Dhammarakkhaka).

Hộ pháp tức là hộ trì Tam bảo: ❶ hộ trì Phật bảo, ❷ hộ trì Pháp bảo, ❸ hộ trì Tăng bảo.

❶ Hộ trì Phật Bảo

1– Giữ vững niềm tin đối với Đức Phật, không có hoài nghi sự giác ngộ của Ngài.

2– Hằng tán dương Đức Phật và hoan hỷ người khác tán dương Đức Phật.

3– Thường xuyên lễ bái Đức Phật qua hình, tượng, xá lợi.

4– Xây dựng đền tháp, tôn thờ Phật cảnh trang nghiêm để tôn vinh Đức Phật. Nếu không có khả năng tự mình làm thì ủng hộ người khác cùng làm.

❷ Hộ trì Pháp bảo

1– Giữ vững niềm tin đối với giáo pháp, không có hoài nghi về hiệu năng hướng thượng của Giáo pháp.

2– Siêng năng học hỏi giáo pháp, thọ trì đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan, không xu hướng ngoại đạo.

3– Hoan hỷ cúng dường đến các vị tỳ kheo, sa di là bậc đa văn, những vị học pháp, hành pháp và duy trì giáo pháp.

4– Có sự ưu tư trong việc chấn hưng Phật pháp khi thấy có dấu hiệu bi suy thoái, bị phá hoại.

5– Tùy khả năng của mình, hỗ trợ chư Tăng kết tập kinh điển, in ấn sách kinh, mở trường lớp Phật học v.v…

❸ Hộ trì Tăng bảo

1– Có niềm tin vững chắc nơi Tăng chúng, không vì lý do một vài phần tử cá nhân xấu mà mất niềm tin với Tăng chúng.

2– Thường xuyên hộ độ cúng dường các nhu cầu vật chất đến chư tăng.

3– Luôn luôn bảo vệ uy tín và thanh danh cho Tăng chúng.

4– Quan tâm đến sự an nguy thịnh suy của Tăng chúng, đồng vui cộng khổ với chư tăng.

5– Đối xử với Tăng chúng bằng sự kính trọng và nhu thuận.

⚁ Vai trò người thừa tự pháp

(Dhammadāyadaka).

Thừa tự pháp là kế thừa Giáo pháp của Đức Phật.

Gồm ba phận sự: ❶ Học hỏi giáo lý ❷ Thực hành giáo pháp ❸ Duy trì Phật giáo.

❶ Học hỏi giáo lý

Bằng cách nghe chư Tăng thuyết Phật pháp, bằng cách nghiên cứu tham khảo kinh sách Phật giáo, bằng cách tìm gặp nhau để đàm luận Phật pháp.

❷ Thực hành giáo pháp

Sự thực hành giáo pháp, tức là hành theo ba điều căn bản:

“Không làm các điều ác” (Sabbapāpassa akaraṇaṃ). Nghĩa là người cư sĩ sống né tránh không làm điều tội lỗi như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói chia rẽ, nói độc ác, nói vô ích, tham lam, sân hận và tà kiến.

“Thực hiện các việc lành” (Kusalassa upasampadā). Nghĩa là người cư sĩ thiết tha làm những điều thiện như bố thí, trì giới, tu tiến, cung kính, phục vụ, thính pháp, nói pháp, hồi hướng phước, tùy hỷ phước và cải chánh tri kiến.

“Thanh lọc nội tâm” (Sacittapariyodapanaṃ). Nghĩa là người cư sĩ tinh tấn thiền định để rèn luyện nội tâm, làm cho tâm trong sạch không bị ô nhiễm bởi phiền não tham, sân, si.

❸ Duy trì Phật giáo

Người cư sĩ thừa tự pháp, ngoài hai phận sự là học hỏi giáo lý và thực hành giáo pháp, còn có một phận sự nữa cũng rất quan trọng, đó là duy trì Phật giáo.

Phật giáo được tồn tại lâu dài là nhờ vào tứ chúng: tỳ kheo, tỳ kheo ni, cận sự nam và cận sự nữ hết lòng phụng sự duy trì chánh pháp. Trong tứ chúng ấy, tỳ kheo và tỳ kheo ni là hàng xuất gia; cận sự nam và cận sự nữ thuộc hàng tại gia cư sĩ. Bậc xuất gia đóng vai trò chính trong phận sự duy trì Phật pháp vững bền; còn đối với hàng cư sĩ là vai trò phụ.

Tuy người cư sĩ đối với phận sự duy trì Phật pháp là vai trò phụ nhưng không phải là không quan trọng. Vì nếu người cư sĩ không xuất gia hoặc cư sĩ cha mẹ không hoan hỷ cho con cháu xuất gia thì làm sao có tỳ kheo, tỳ kheo ni để duy trì Phật pháp? Lại nữa, nếu người cư sĩ không ủng hộ cúng dường hoặc bảo vệ Tăng chúng Phật giáo thì làm sao các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni có điều kiện thuận lợi làm phận sự duy trì Phật pháp?

Bởi thế, người cư sĩ cũng có phận sự duy trì Phật giáo là gián tiếp. Và người cư sĩ duy trì Phật giáo được gọi là người thừa tự giáo pháp.

***

Con đường theo Chánh pháp đi đến đích giải thoát rốt ráo cuối cùng không hề dễ dàng, đầy khó khăn thử thách, nhưng vô cùng cao thượng và xứng đáng để mỗi người hết lòng tinh tấn và dũng cảm tiến bước.

Hãy lên đường, cuộc sống vô cùng hy hữu, vô cùng quí báu, vô cùng ngắn ngủi, hãy tận dụng cơ hội vô giá mà ta đang có được khi đang còn làm con người và khi đang gặp chánh pháp.

Nguyện cho hồng ân tam bảo luôn gia trì cho quí vị cùng gia đình trên con đường giác ngộ giải thoát cao thượng này.

Trong tâm từ

TK Viên Phúc

 

Bài viết liên quan

  • Một số phép tắc phật tử cần biết, Web, FB
  • Những điều Phật tử cần biết khi hộ độ chư tăng, Web, FB, Web Link
  • Tu sĩ và tiền bạc (phần 5/5: hỏi và đáp với thiền sư pa-auk tawya Sayadaw), Web, FB
  • Vun bồi phước nghiệp cung kính, Web, FB
  • Cư sĩ giới pháp, Web, FB
  • Bổn phận hàng ngày của cư sĩ tại gia, Web, FB
  • Phận sự tu sĩ xuất gia & cư sĩ tại gia khác nhau như thế nào, Web, FB
  • Phước – tuệ đồng tu, Web, FB
  • “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa” là dễ hay khó, Web, FB
  • Xưng hô thế nào cho đúng, Web, FB
  • Namo: nên niệm Nam mô Phật – không nên niệm Mô Phật, Web, FB
  • Tỳ khưu đảnh lễ những ai?, Web, FB
  • Lợi đắc – cung kính – danh vọng mang lại khổ lụy gì, Web, FB
  • Phạm hạnh được sống vì mục đích gì, Web, FB
  • Mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh là gì, Web, FB
  • Cúng dường là gì, Web, FB
  • Dāna – từ thiện – bố thí – cúng dường với sự hiểu biết, Web, FB
  • Suy xét làm phước thiện bố thí, Web, FB
  • Xây chùa, tháp, dựng tượng Phật có thuộc vào thí sự không, Web, FB
  • Bỏ công trực tiếp bố thí có lợi ích gì, Web, FB
  • Sai khác giữa có bố thí và không bố thí, Web, FB
  • Bố thí xứng bậc chân nhân, Web, FB
  • Bố thí ba-la-mật, Web, FB
  • Bố thí là việc dễ làm, song bố thí để tạo được phước thiện không phải là việc dễ, mà được phước thiện vô lượng càng khó hơn…, Web, FB
  • 5 đại thí – mahādāna, Web, FB
  • Video 2a/4: dāna – charity – bố thí cúng dường, Web, FB

Youtube

  • Phước nghiệp bố thí cúng dường, Youtube
  • Quả báu và phân loại phước nghiệp bố thí cúng dường, Youtube
  • Tích truyện về quả báu phước nghiệp bố thí, Youtube
  • Ý nghĩa quy y Tam Bảo là gì, Web, FB
  • Qui y Tam Bảo (tisaraṇagamana), Web, FB
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • Các chi phần của ngũ giới & bát quan trai giới, Web, FB
  • Quả báu đại thiện nghiệp trì ngũ giới, Web, FB
  • Sát sinh, Web, FB
  • Địa ngục có hay không, Web, FB
  • Không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệt (Pháp cú 127), Web, FB
  • Như bóng không rời hình, Web, FB
  • Như nước nhỏ từng hạt, rồi bình cũng tràn đầy (Pháp cú 122), Web, FB
  • Vì sao có kẻ ác lại gặp điều thiện lành, vì sao có người thiện lại gặp điều ác dữ, Web, FB
  • Công bằng có không? Công bằng ở đâu? (Pháp cú 161), Web, FB
  • Nhân & quả – cái chết của đệ nhất thần thông (Pháp cú 137 – 140), Web, FB
  • Sám hối như thế nào? Để làm gì, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB
  • Phước thiện – puñña, Web, FB
  • Nhà bao việc, Web, FB
  • 10 thiện nghiệp là gì, Web, FB

🎥🎥 video tụng kinh rải tâm từ, Youtube

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 16 tháng 11, 2017