Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ
Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ
Khéo An trú trong Tứ Niệm Xứ hoặc Tu tập ‘Vô tướng Định – Animitto samādhi’ để đoạn diệt không còn dư tàn ba bất thiện tư duy: dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.
❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈
“Này các Tỷ–kheo, có ba ‘bất thiện tầm akusalavitakkā’ này: ‘dục tầm – kāmavitakko’, ‘sân tầm – byāpādavitakko’, hại tầm – vihiṃsāvitakko’. Và này các Tỷ–kheo, ba bất thiện tầm này được đoạn diệt không có dư tàn, đối với vị nào tâm đã khéo an trú vào bốn Niệm xứ hay tu tập ‘Vô tướng Định – Animitto samādhi’.
Này các Tỷ–kheo, hãy khéo tu tập Vô tướng Định. Này các Tỷ–kheo, ‘Vô tướng Định – Animitto samādhi’ được tu tập, làm cho tăng thịnh, đưa đến quả lớn, lợi ích lớn.
Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Kinh – Chương 22: Tương ưng uẩn – III: Phẩm những gì được ăn – 80. Người Khất Thực
Ghi chú:
Khi chú tâm chánh niệm tỉnh giác một cách tinh tấn liên tục vào đặc tính Vô Thường thì pháp ‘Quán minh sát – Vipassnā’ đạt được ‘Vô tướng định – Animitta samādhi’; vào đặc tính Khổ thì pháp ‘Quán minh sát – Vipassnā’ đạt được ‘Vô Nguyện định– Appaṇihita samādhi’; vào đặc tính Vô Ngã thì pháp ‘Quán minh sát – Vipassnā’ đạt được ‘Không định – Suññata samādhi’.
Ba Định này phát sinh khi tâm luôn luôn tập trung quán sát sự sinh ra và diệt đi ngay tức thì của mọi hiện tượng trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp, từ đó có được Tuệ giác thấy rõ như thật mọi Pháp như chúng đang là, tức là thấy như thật các Pháp đang sinh diệt: các Pháp đang là Vô Thường, đang là Khổ, đang là Vô Ngã.
“Chỉ còn là nhất tâm hay biết về sự sinh diệt, đổi thay, vô thường, khổ, vô ngã của Danh Sắc Chân đế; đi cùng các chi thiền còn lại (tầm, tứ, hỷ, xả) tùy theo các tầng ‘Thiền – jhāna’ mà nó đạt được – nên gọi là Vô tướng định, hoặc Vô nguyện định, hoặc là Không định”.
Ba loại Định: Không định, hoặc Vô tướng định, hoặc Vô nguyện định là Chánh Định trong Bát Thánh Đạo hiệp thế – các Định này (còn được gọi là ‘Thiền thẩm định tướng – Lakkhaṇūpanijjhāna’, hoặc cũng gọi là ‘Thiền Minh sát’ hay ‘Thiền quán – Vipassanājhāna’) vẫn lấy sự sinh diệt của Danh, Sắc Chân đế làm đối tượng; khi loại Định này viên mãn sẽ chuyển thành Thánh Chánh Định trong Bát Thánh Đạo siêu thế, tức Thánh Định siêu thế sẽ lấy Niết bàn làm đối tượng, vượt ra khỏi Tam Giới, đạt tới Thánh Đạo Tuệ, Thánh Quả Tuệ, đoạn tận Phiền não ngủ ngầm, giác ngộ giải thoát.
– “Không” định – suññata samādhi: Định (samādhi) được vun bồi, tu tập bởi pháp thiền Quán (‘Quán minh sát – Vipassnā’) với đề mục là đặc tính Vô ngã (anattā) của tất cả các pháp: Hành giả chỉ như lý tác ý ngũ uẩn là vô ngã, tác ý tất cả trống không, không có tự ngã, không có ngã sở, không có ngã mạn – vì tất cả không thể điều khiển, làm chủ theo ý muốn của bất kỳ ai cả, chúng chỉ có mặt khi các yếu tố nhân duyên khác có mặt, và sẽ không có mặt khi các yếu tố nhân duyên khác không có mặt. Định này dẫn đến một trong ba cửa giải thoát là “Không” giải thoát – Suññato Vimokkho.
– ‘Vô tướng định – Animitta samādhi’: Định – Samādhi’ được vun bồi, tu tập bởi pháp thiền Quán (‘Minh Sát – Vipassnā’) với đề mục là đặc tính Vô thường (anicca) của tất cả các pháp hữu vi: Hành giả chỉ như lý tác ý ngũ uẩn là vô thường, không tác ý đến tất cả các tướng, tác ý vô tướng giới – vì tất cả luôn biến chuyển, thay đổi không đứng yên, không cố định trong bất cứ hình tướng nào. Định này dẫn đến một trong ba cửa giải thoát là ‘Vô tướng giải thoát – Animitto Vimokkho’.
– ‘Vô nguyện định – Appaṇihita samādhi’: ‘Định – Samādhi’ được vun bồi, tu tập bởi pháp thiền Quán (‘Minh Sát –Vipassnā’) với đề mục là đặc tính Khổ (dukkha) của tất cả các pháp hữu vi: Hành giả chỉ như lý tác ý ngũ uẩn là khổ, không tác ý bất kỳ sự khát khao, ham muốn, ước nguyện điều gì – vì tất cả đều là khổ và dẫn đến khổ. Định này dẫn đến một trong ba cửa giải thoát là ‘Vô nguyện giải thoát – Appa–ṇihito Vimokkho’.
Với Không định, hoặc với Vô tướng định, hoặc với Vô nguyện định hành giả sẽ thấy sự vật như thật, như nó đang là, tức là thấy chúng đang vô ngã, vô thường, khổ. Từ đó phát sinh nhàm chán, ly tham, không bám víu vào bất cứ điều gì trên đời, được giải thoát.
Ban đầu, hành giả lúc thì thấy hiển lộ rõ tính vô thường, lúc thì thấy hiển lộ rõ tính khổ, lúc lại thấy hiển lộ rõ tính vô ngã trong các quán sát.
Sau này khi đã thuần thục, liên tục chánh niệm tỉnh giác trên sự sinh diệt của đề mục thì khi thấy hiển lộ một đặc tính thì cũng đồng thời thấy hiển lộ hai đặc tính còn lại, cùng một lúc.
Khi đó hành giả nên như lý tác ý, chú tâm chánh niệm tỉnh giác một cách tinh tấn liên tục vào chỉ một trong ba đặc tính theo sở trường của bản thân để đạt được hoặc Không định, hoặc Vô tướng định, hoặc Vô nguyện định.
Dưới đây là phần giải thích làm rõ thêm về Định Tuệ I – Hiệp thế và II – Xuất thế có đối tượng đề mục khác nhau như thế nào:
🍀 I – ĐỊNH, TUỆ HIỆP THẾ có hai loại đối tượng đề mục là:
⑴ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ MỤC TỤC ĐẾ – KHÁI NIỆM: khi đó định, tuệ này là định, tuệ của Samatha (Chỉ). Định Tuệ hiệp thế này gồm có ⒜ Định vắng lặng samatha–jhāna và ⒝ Tuệ thắng trí ngũ thần thông (trừ lậu tận thông) mà cả ngoại đạo (không tu tập viên mãn Bát Thánh Đạo) cũng có thể đạt tới.
Cùng với chánh kiến về nghiệp và quả của nghiệp, Định Tuệ Samatha là Chánh kiến hiệp thế – tức Ánh sáng thế gian, có mặt ngay cả khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác chưa ra đời.
⑵ hoặc ĐỐI TƯỢNG ĐỀ MỤC CHÂN ĐẾ – THỰC TẠI DANH & SẮC TRỪ NIẾT BÀN: khi đó định, tuệ này gồm có
⒜ Định của Quán Vipassnā–jhāna (gồm cả Không định, Vô tướng định, Vô nguyện định) và
⒝ các Minh Sát Tuệ từ Phân Biệt Danh Sắc cho đến Tuệ Hành xả.
Định, tuệ hiệp thế loại này khác với Định Tuệ hiệp thế nêu ở bên trên trong mục ⑴, chỉ có thể đạt được nhờ tu tập pháp Quán Vipassana, chỉ có trong Pháp và Luật của Đức Phật Gotama, đây được gọi là Chánh kiến Phật Pháp – tức Ánh sáng Giáo Pháp chỉ có mặt khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời và Giáo pháp của Ngài còn tồn tại và tỏa sáng trên thế gian. Sau đó cũng bị thất truyền và thế gian lại chìm trong bóng tối của vô minh tới khi có vị Phật Chánh Đẳng Giác ra đời.
🍀 II – ĐỊNH, TUỆ XUẤT THẾ có ĐỐI TƯỢNG ĐỀ MỤC LÀ CHÂN ĐẾ NIẾT BÀN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN ĐẾ DANH & SẮC. Đây chính là 40 Tâm Đạo, Tâm Quả (4 Đạo + 4 Quả trong 5 bậc Thiền jhāna): khi Minh Sát Tuệ chín muồi sẽ xuất hiện Minh Sát tuệ chuyển tộc lấy Niết bàn làm đối tượng,, sau đó sẽ là Đạo Tuệ và Quả Tuệ cũng lấy Niết bàn làm đối tượng, siêu xuất Tam giới.
Định Tuệ xuất thế này cũng là Chánh kiến Phật Pháp – Ánh sáng Giáo Pháp chỉ có trong Phật giáo như đã nói ở phần trên.
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala.
“There are, bhikkhus, these three kinds of unwholesome thoughts: sensual thought, thought of ill will, thought of harming. And where, bhikkhus, do these three unwholesome thoughts cease without remainder? For one who dwells with a mind well established in the four establishments of mindfulness, or for one who develops the signless concentration. This is reason enough, bhikkhus, to develop the signless concentration. When the signless concentration is developed and cultivated, bhikkhus, it is of great fruit and benefit.
“Tayome, bhikkhave, akusalavitakkā—kāmavitakko, byāpādavitakko, vihiṃsāvitakko. Ime ca bhikkhave, tayo akusalavitakkā kva aparisesā nirujjhanti? Catūsu vā satipaṭṭhānesu suppatiṭṭhitacittassa viharato animittaṃ vā samādhiṃ bhāvayato. Yāvañcidaṃ, bhikkhave, alameva animitto samādhi bhāvetuṃ. Animitto, bhikkhave, samādhi bhāvito bahulīkato mahapphalo hoti mahānisaṃso.
✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮✮
Bài Giảng Sumangala Bhikkhu Viên Phúc – Thiền Viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar. Tối 30/10/2018, Archive
Bài viết liên quan
- Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, FB
- Như Thế Nào Là Tu Tập Định-Samādhi Minh Sát Quán-Vipassnā Ngũ Uẩn Để Đạt Tuệ-Paññā Đoạn Tận Lậu Hoặc-Āsavānaṃ?, Web, FB
- Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
- Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
- Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ!, Web, FB
- Mahasi Sayadaw – Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
- U Pandita Sayadaw – Các Tầng Thiền Minh Sát, Budsas
- “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
- Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
- Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
- Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
- Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
- Niệm Chết Như Thế Nào, Web, FB
- Quán Niệm 32 Thể Trược, Web, FB
- Thân Hành Niệm – Quán Thân Bất Tịnh 32 Thể Trược, Web, FB
- Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
- Mở Rộng Hiểu Biết Về Chánh Định Là Gì?, Web, FB
- Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
- Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
- Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không? “Ta Là Phật Đã Thành, Các Chúng Sinh Là Phật Sẽ Thành” Có Phải Là Phật Ngôn Không?, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Youtube
- Archive, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB