Lời Phật

LỜI PHẬT

– XQ: Lành thay thưa Sư, hôm nay một ý nghĩ đến với con. Rằng thời nay các Thầy thường giảng Pháp theo tư kiến, ít có sự trích dẫn Nguyên gốc nguyên văn lời dạy từ Chánh Kinh của Đức Thế Tôn. Pháp được Thế Tôn khéo thuyết là toàn hảo, Lành thay nếu các vị thầy trích dẫn nguyên văn chính xác. Và Sư cũng thường trích dẫn nguyên văn.

Con tìm tới Tam tạng kinh điển, thấy các Thánh đệ tử của Đức Thế Tôn khi giảng Pháp luôn nhất quán và dạy đúng nguyên văn như lời dạy của Thế Tôn, không có sự sai khác, kkông có thêm thắt tư kiến.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:

Sādhu! Lành thay!

Đạo hữu nay bắt đầu trở thành một trong số ít người trên thế gian này đã cảm nhận được hương vị giáo pháp đặc biệt, khác biệt rõ rệt, có một không hai, trong nội dung và cách diễn đạt trong những lời Phật dạy so với những lời thuyết giảng của tất cả những người còn lại, cho dù họ có được sùng bái đến đâu chăng nữa thì đó cũng không thể là những lời khéo thuyết về Chân lý và Con đường dẫn đến chứng ngộ Chân lý như của bậc Toàn Trí Chánh Đẳng Giác.

Khi đã cảm nhận được hương vị đặc biệt, khác biệt đó rồi, chúng ta sẽ không còn bị mê hoặc, lừa dối của những lời hoa mỹ nhưng trống rỗng, pha trộn, cóp nhặt tư tưởng, trí tuệ của Đức Phật, mà chúng ta đã có thể phân biệt được ngay đâu là lời Phật dạy chân thật, đâu chỉ là những lời xảo ngôn loạn Đạo (cũng có nhiều trường hợp không phải là sự cố ý xuyên tạc, bóp méo lời Phật, mà đơn giản chỉ vì người thiếu trí tuệ thì thường hay kiêu hãnh với sự ngu dốt của bản thân) đầy rẫy trên thị trường tâm linh, buôn thần bán thánh ngày nay.

Khi đã phân biệt được đâu là thật đâu là giả chúng ta sẽ không còn băn khoăn nghi ngờ, và sẽ luôn quay về nương tựa vào Bậc Đạo Sư duy nhất của chúng ta, đó chính là nương tựa vào Pháp và Luật do Đức Thế Tôn truyền dạy:

“… Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo Sư của các Ngươi.” (Đại kinh Bát Niết Bàn)

Và với Bậc Đạo Sư Toàn Trí Chánh Đẳng Giác Gotama, chúng ta sẽ không thể lầm đường lạc lối, sẽ đi đúng đường, đến đúng nơi cần phải đến,

để đạt được hạnh phúc tối thượng Niết bàn;

để không bị uổng phí cơ hội vô cùng hy hữu sau vô lượng kiếp luân hồi trong bốn đọa xứ, bị vô minh che phủ, nay được làm người;

để không bỏ phí cơ hội gặp được Chánh pháp của bậc Nhất thiết chủng trí sau vô lượng kiếp mới có thể xuất hiện, và hãy còn đang tỏa sáng trên thế gian này.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho đạo hữu luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH

––––––––––––––––––––––––––––––

“Ðây là Thế Tôn, bậc A–la–hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa–môn, Bà–la–môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch.”

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 41. Kinh Sàleyyaka

––––––––––––––––––––––––––––––

… Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 34. Kinh Thập thượng

––––––––––––––––––––––––––––––

… Pháp được Thế Tôn chúng ta khéo giảng dạy, khéo trình bày, một pháp có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh do vị Chánh Ðẳng Giác trình bày…

… pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác.

Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 33. Kinh Phúng tụng

––––––––––––––––––––––––––––––

‘Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảng, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; chúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, CÁC PHÁP ẤY CẦN PHẢI HỌC THUỘC LÒNG, CẦN PHẢI HỌC THẤU ĐÁO.’

Như vậy, này các Tỷ–kheo, các Ông cần phải học tập.”

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Kinh – Chương 20: Tương ưng thí dụ – 7. Cái Chốt Trống 

––––––––––––––––––––––––––––––

… Phạm hạnh Thế Tôn giảng dạy được thịnh đạt, phát triển, quảng bá, biến mãn, phổ biến, khéo thuyết giảng cho chư Thiên và loài Người.

… khi Như Lai chuyển bánh xe Pháp; khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Này Ananda, đó là nhân thứ sáu, duyên thứ sáu, khiến đại địa chấn động.

Nguồn trích dẫn: Kinh Tăng Chi – VII. Phẩm Ðất Rung Ðộng – 8.70. Ðộng Ðất

––––––––––––––––––––––––––––––

… Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí chứng hiểu.

… đối với vị ấy có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly.

Vị ấy tự nghĩ: “Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp”, và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp;

từ hân hoan, hỷ sanh;

từ hỷ, thân được khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định.

Vị ấy tự nghĩ: “Ðến giai đoạn này, đối với Ta, có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly”,

và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp;

từ hân hoan, hỷ sanh;

từ hỷ, thân khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định.

Này các Tỷ–kheo, vị Tỷ–kheo, giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy—nếu có ăn đồ khất thực với gạo thơm, hạt đen được vất đi, với các món canh, với các món ăn khác cũng không vì vậy trở thành một chướng ngại cho vị ấy.

Này các Tỷ–kheo, như một tấm vải cấu uế, nhiễm bụi, nếu bỏ trong nước sạch, trở thành thanh tịnh sạch sẽ, như bỏ vào lò lửa trở thành thanh tịnh sạch sẽ.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, một Tỷ–kheo, giới như vậy, pháp như vậy, tuệ như vậy—nếu có ăn đồ khất thực với gạo thơm, hạt đen được vất đi, với các món canh, với các món ăn khác, cũng không vì vậy trở thành một chướng ngại cho vị ấy.

Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi … (như trên)

… với tâm câu hữu với hỷ … (như trên)

… biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân.

Vị ấy biết: “Có cái này, có cái hạ liệt, có cái cao thượng, có sự giải thoát vượt qua các tưởng”.

Do vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu.

Ðối với tự thân đã giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã giải thoát, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo ấy được gọi là Tỷ–kheo đã được tắm rửa với sự tắm rửa nội tâm.

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 7. Kinh Ví dụ tấm vải

––––––––––––––––––––––––––––––

… Này Ānanda, thật không có gì lạ, vấn đề con người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này thời Ānanda, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai.

Này Ānanda, vì vậy ta sẽ giảng Pháp kính (Gương chánh pháp) để Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau:

“Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.

Này Ānanda, Pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau:

“Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.

Này Ānanda, vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật:

“Thế Tôn là bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”.

Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp:

“Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu”.

Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng:

“Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời, cụ túc giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị ảnh hưởng bởi đời sau, hướng dẫn đến thiền định”.

Này Ānanda, chính Pháp kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau:

“Ðối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn

––––––––––––––––––––––––––––––

… Tôn giả Vangìsa vâng đáp Thế Tôn và nói lên những bài kệ tán thán Thế Tôn; những bài kệ chưa được suy nghĩ từ trước:

Thắng ác ma, tà đạo,

Ngài sống chướng ngại đoạn.

Hãy thấy bậc Giải Thoát,

Thoát ly mọi hệ phược,

Phân tích thành từng phần,

Hắc, bạch pháp phân minh.

Ngài nói lên con đường,

Nhiều pháp môn khác biệt,

Mục đích giúp mọi người,

Vượt qua dòng bộc lưu,

Chính trên pháp bất tử,

Ðược Ngài thường tuyên thuyết.

Chúng con bậc pháp kiến,

Vững trú không thối chuyển,

Bậc tạo dựng quang minh,

Ngài thâm nhập các pháp,

Thấy được chỗ vượt qua,

Tất cả mọi kiến xứ.

Sau khi biết và chứng,

Ngài thuyết tối thượng xứ,

Pháp như vậy khéo giảng.

Ai có thể phóng dật,

Khi được biết pháp ấy,

Pháp khéo giảng như vậy?

Do vậy trong giáo pháp,

Ðức Thế Tôn, Thiện Thệ.

Luôn luôn không phóng dật,

Hãy đảnh lễ, tu học.

Nguồn trích dẫn: Chương 8: Tương Ưng Trưởng Lão Vangìsa – 8.8. Một Ngàn và Nhiều Hơn

Bài viết liên quan

  • Website: ehipassiko – đến để thấy, Web Link
  • Sumangala bhikkhu viên phúc, Web Link
  • Người hoàn toàn mới đến với Đạo Phật cần bắt đầu từ đâu?, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • Lời Phật, Web, FB
  • Tám đặc tính nhận biết pháp và luật thật sự, Web, FB
  • Điều nào là pháp, điều nào là luật, điều nào là lời giáo huấn của bậc đạo sư?, Web Link
  • Phật pháp dành cho ai, Web, FB
  • Kim cương & khỉ, Web Link
  • Gieo nhân lành sẽ gặt quả lành – càng sớm càng nhiều càng tốt., Web Link
  • Vận mệnh tương lai thành tựu rốt ráo hạnh phúc tối thượng bắt đầu từ đâu, Web, FB
  • Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, Web, FB
  • Một số phép tắc phật tử cần biết, Web, FB
  • Những điều Phật tử cần biết khi hộ độ chư tăng, Web, FB
  • Những điều cần nhớ khi thăm đền chùa ở Myanmar, Web, FB

Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB

  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên facebook ngày 15 tháng 9, 2022