Ngu thì khổ

[lwptoc]

NGU THÌ KHỔ

– PT: Tại sao con phải chịu đau khổ đến như thế này?

– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala: NGU THÌ KHỔ, AI CŨNG KHỔ VÌ AI CŨNG NGU (kể cả sư), ai ai cũng cho rằng có thể tìm thấy và có thể an trú hạnh phúc trong thế gian liên tục biến đổi này – nên ai cũng ảo tưởng mê mờ tìm kiếm và bám vào khổ mà tưởng là lạc, tìm kiếm và bám vào vô thường mà tưởng là thường hằng, tìm kiếm và bám vào vô ngã mà tưởng là tự ngã; ai ai cũng “… tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh … tự mình bị chết … tự mình bị sầu … tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm.”

Nguồn trích dẫnKinh Thánh Cầu – Trung Bộ Kinh

Chỉ có tu tập theo Bát Thánh Đạo do Đức Phật chỉ dạy để trở thành bậc Alahán, thì mới hết ngu, tu Bát Thánh Đạo thì mới hết khổ:

“Và này các Tỷ–kheo, thế nào là Thánh đạo Tám ngành? Tức là

① chánh tri kiến,

② chánh tư duy,

③ chánh ngữ,

④ chánh nghiệp,

⑤ chánh mạng,

⑥ chánh tinh tấn,

⑦ chánh niệm,

⑧ chánh định.

Ðối với những ai, này các Tỷ–kheo, Thánh đạo Tám ngành bị thối thất, bị thối thất là Thánh đạo Tám ngành, con đường chân chánh đưa đến đoạn tận khổ đau.

Với những ai, này các Tỷ–kheo, Thánh đạo Tám ngành được thực hiện, đối với họ, được thực hiện là Thánh đạo Tám ngành, con đường chân chánh đưa đến đoạn tận khổ đau.”

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Tương ưng đạo – IV.: Phẩm về hạnh – 33. Thối Thất

Ngoài Đạo Phật không có Bát Thánh Đạo, ngoài Đạo Phật không có con đường dẫn đến chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt sinh tử luân hồi, siêu thoát tam giới, đạt tới bình an mãi mãi – Niết bàn:

“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa–môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa–môn, cũng không có đệ tam Sa–môn, cũng không có đệ tứ Sa–môn.

Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa–môn, cũng có đệ nhị Sa–môn, cũng có đệ tam Sa–môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa–môn.

Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa–môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa–môn, cũng có đệ tam Sa–môn, cũng có đệ tứ Sa–môn.

Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa–môn.

Này Subhadda, nếu những vị Tỷ–kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A–la–hán.”

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – Đại kinh Bát Niết Bàn

Nên bắt đầu từ đâu?

Hãy tìm cho mình một vị thầy đầy đủ pháp học, pháp hành đúng theo lời Phật dạy theo truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada và hãy bắt đầu lắng nghe Diệu Pháp để có thể thực hành trong đời sống hàng ngày.

Tìm mãi vẫn chưa gặp được vị thầy chân chính thì phải làm gì?

Chưa gặp được vị thầy thì tìm tiếp cho đến khi gặp, chớ có bỏ cuộc. Quá trình tìm kiếm đó cũng chính là quá trình chuẩn bị của bản thân.. Khi người học trò đã sẵn sàng thì vị thầy sẽ có mặt. Và hãy nhớ rằng hỏi đúng thì sẽ có người giúp, sẽ có có câu trả lời đúng, còn kêu ca phàn nàn sẽ chẳng có ai giúp.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala.

 

Chánh Kinh

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 115. Kinh Đa Giới

Thế Tôn nói như sau

– Phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ–kheo,

tất cả những SỢ HÃI ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí (pandita),

phàm có những THẤT VỌNG gì sanh khởi, này các Tỷ–kheo, tất cả thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí,

phàm có những HOẠN NẠN gì sanh khởi, này các Tỷ–kheo, tất cả hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.

Ví như, này các Tỷ–kheo, tia lửa từ ngôi nhà bằng cỏ, thiêu cháy ngôi nhà có lầu gác được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ đóng kỹ; cũng vậy, này các Tỷ–kheo,

phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ–kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;

phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ–kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;

phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ–kheo, tất cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.

Như vậy, này các Tỷ–kheo,

KẺ NGU ĐẦY NHỮNG SỢ HÃI, NGƯỜI HIỀN TRÍ KHÔNG CÓ SỢ HÃI.

KẺ NGU ĐẦY NHỮNG THẤT VỌNG, NGƯỜI HIỀN TRÍ KHÔNG CÓ THẤT VỌNG.

KẺ NGU ĐẦY NHỮNG HOẠN NẠN, NGƯỜI HIỀN TRÍ KHÔNG CÓ HOẠN NẠN.

Này các Tỷ–kheo,

KHÔNG CÓ SỢ HÃI CHO NGƯỜI HIỀN TRÍ,

KHÔNG CÓ THẤT VỌNG CHO NGƯỜI HIỀN TRÍ,

KHÔNG CÓ HOẠN NẠN CHO NGƯỜI HIỀN TRÍ.

Do vậy, này các Tỷ–kheo, “Chúng tôi sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”, như vậy, này các Tỷ–kheo, các Ông cần phải học tập.

NGƯỜI NGU

Nguồn trích dẫnKinh Pháp Cú

28. Người trí dẹp phóng dật,

Với hạnh không phóng dật,

Leo lầu cao trí tuệ,

Không sầu, nhìn khổ sầu,

Bậc trí đứng núi cao,

Nhìn kẻ ngu, đất bằng.60. “Ðêm dài cho kẻ thức,

Ðường dài cho kẻ mệt,

Luân hồi dài, kẻ ngu,

Không biết chơn diệu pháp.”

61. “Tìm không được bạn đường,

Hơn mình hay bằng mình,

Thà quyết sống một mình,

Không bè bạn kẻ ngu.”

62. “Con tôi, tài sản tôi,

Người ngu sanh ưu não,

Tự ta, ta không có,

Con đâu, tài sản đâu.”

63. “Người ngu nghĩ mình ngu,

Nhờ vậy thành có trí.

Người ngu tưởng có trí,

Thật xứng gọi chí ngu.”

64. “Người ngu, dầu trọn đời,

Thân cận người có trí,

Không biết được Chánh pháp,

Như muỗng với vị canh.”

66. “Người ngu si thiếu trí,

Tự ngã thành kẻ thù.

Làm các nghiệp không thiện,

Phải chịu quả đắng cay.”

69. “Người ngu nghĩ là ngọt,

Khi ác chưa chín muồi;

Ác nghiệp chín muồi rồi,

Người ngu chịu khổ đau.”

70. “Tháng tháng với ngọn cỏ,

Người ngu có ăn uống

Không bằng phần mười sáu

Người hiểu pháp hữu vi.”

71. “Nghiệp ác đã được làm,

Như sữa, không đông ngay,

Cháy ngầm theo kẻ ngu,

Như lửa tro che đậy.”

72. “Tự nó chịu bất hạnh,

Khi danh đến kẻ ngu.

Vận may bị tổn hại,

Ðầu nó bị nát tan.”

74. “Mong cả hai tăng, tục,

Nghĩ rằng (chính ta làm).

Trong mọi việc lớn nhỏ,

Phải theo mệnh lệnh ta ”

Người ngu nghĩ như vậy

Dục và mạn tăng trưởng.”

121. “Chớ chê khinh điều ác,

Cho rằng “chưa đến mình “,

Như nước nhỏ từng giọt,

Rồi bình cũng đầy tràn.

Người ngu chứa đầy ác

Do chất chứa dần dần.”

125. “Hại người không ác tâm,

Người thanh tịnh, không uế,

Tội ác đến kẻ ngu,

Như ngược gió tung bụi.”

136. “Người ngu làm điều ác,

Không ý thức việc làm.

Do tự nghiệp, người ngu

Bị nung nấu, như lửa.”

161. “Ðiều ác tự mình làm,

Tự mình sanh, mình tạo.

Nghiền nát kẻ ngu si,

Như kim cương, ngọc báu.”

164. “Kẻ ngu si miệt thị,

Giáo pháp bậc La Hán,

Bậc Thánh, bậc chánh mạng.

Chính do ác kiến này,

Như quả loại cây lau

Mang quả tự hoại diệt.”

171. “Hãy đến nhìn đời này,

Như xe vua lộng lẫy,

Người ngu mới tham đắm,

Kẻ trí nào đắm say.”

177. “Keo kiết không sanh thiên,

Kẻ ngu ghét bố thí,

Người trí thích bố thí,

Ðời sau, được hưởng lạc.”

206. “Lành thay, thấy thánh nhân,

Sống chung thường hưởng lạc.

Không thấy những người ngu,

Thường thường được an lạc.”

207. “Sống chung với người ngu,

Lâu dài bị lo buồn.

Khổ thay gần người ngu,

Như thường sống kẻ thù.

Vui thay, gần người trí,

Như chung sống bà con.”

286. “Mùa mưa ta ở đây

Ðông, hạ cũng ở đây,

Người ngu tâm tưởng vậy,

Không tự giác hiểm nguy.”

330. “Tốt hơn sống một mình,

Không kết bạn người ngu.

Ðộc thân, không ác hạnh

Sống vô tư vô lự,

Như voi sống rừng voi.”

325. “Người ưa ngủ, ăn lớn

Nằm lăn lóc qua lại,

Chẳng khác heo no bụng,

Kẻ ngu nhập thai mãi.”

355. “Tài sản hại người ngu.

Không người tìm bờ kia

Kẻ ngu vì tham giàu,

Hại mình và hại người.”

 

Bài viết liên quan

  • Cần bận rộn những việc gì, Web, FB
  • Ngoài chuyện sinh – tử chẳng có gì là quan trọng cả, Web, FB
  • Hãy đứng dậy, lên đường, Web, FB
  • Con là cái gì mà sao con khổ thế này, Web, FB
  • Cuộc đời là đau khổ hay không đau khổ, Web, FB
  • Người già cao tuổi, đầy bệnh hoạn, luôn ốm đau, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Học gì hết ngu, tu gì hết khổ, Web, FB
  • Who am i, ta là ai, Web, FB
  • Bát thánh đạo, Web, FB
  • Bát chánh ðạo là ðường tối thượng, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 1/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 2/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 4/4, Web, FB
  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada , FB, Youtube
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB