Trả Lời Ngoại Đạo
– NNH: tôn giáo là do con người sinh ra nha bác … bác phân định dùm giữa HIỆN TƯỢNG TÂM LINH và GIÁO LÝ TÔN GIÁO. Cảm ơn bác tôi không theo TÔN GIÁO và chỉ tranh luận để đi tìm đến cái ĐÚNG thôi. Ngoài Đạo Phật ra đạo khác không có cầu siêu và siêu thoát. SIÊU PHÀM HAY SIÊU THOÁT cũng chỉ là thuật ngữ đặt ra để chỉ một VẤN ĐỀ hoặc một HIỆN TƯỢNG mà thôi.
– @:
Chắc quí vị chưa đọc ý kiến đã gửi tới quí vị trong bài viết về Siêu Thoát Và Con Đường Đưa Tới Siêu Thoát, Web, FB.
Và cũng nhắc lại nhân đây là ở đây không có tranh luận với bất cứ một ai để tìm cái đúng, cái sai. Ở đây cũng không có ý định thuyết phục, thu phục bất kỳ ai, cải đạo bất kỳ ai, nhất là đối với những người vô trí, vô duyên. Mà ở đây chỉ cố gắng nhắc lại đầy đủ và đúng đắn những lời Phật dạy, để có thể cố gắng tinh tấn thực hành đầy đủ và đúng đắn những lời chỉ dẫn đó, cho đến khi hoàn toàn chứng ngộ, thể nhập Chân lý.
Đối với chúng tôi, trong Phật giáo Nguyên thủy cũng không hề thực hành, suy tôn các tế lễ, lễ đàn cầu an, cầu siêu, giải oan, giải vong, giải hạn …, và ngược lại, mỗi khi có thể, chúng tôi đều phân tích, lên án các hoạt động đó là mê tín, dị đoan thuộc tín ngưỡng dân gian, hoặc thuộc ngoại đạo, xâm nhập vào cái được gọi là “Đạo Phật phát triển – Phật giáo Trung hoa”.
Và không chỉ dừng ở mức độ phân tích, lên án các hoạt động mê tín dị đoan nhân danh Phật giáo đó, chúng tôi còn luôn tinh tấn từ thế hệ này đến thế hệ khác, cho đến tận ngày nay, thực hành con đường Bát Thánh Đạo nhằm giúp tự mình trải nghiệm kinh nghiệm tâm linh cao thượng của sự giải thoát và bằng cách này bảo trì và trao truyền sự tinh khiết của Pháp học, Pháp hành, Pháp Thành theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Sự thật là Tôn giáo do con người tạo ra trong quá trình vận hành của xã hội con người, và các kinh nghiệm, trải nghiệm tâm linh là các hiện tượng xuất hiện khi hội tụ đầy đủ các nhân duyên.
Tuy nhiên một người có trí, dù không theo Tôn giáo nào đó, cũng sẽ không bao giờ bác bỏ Tôn giáo hoàn toàn vì bên trong của vỏ bọc bên ngoài nhân tạo do con người xã hội tạo nên đó, là kho báu vô giá những Hiện tượng tâm linh đã được giải mã, tức những kinh nghiệm, trải nghiệm tâm linh thực thụ đã được liễu tri bởi trí tuệ siêu việt nơi những con người đã hội tụ đầy đủ các đại nhân duyên – nơi những vị sau này được tôn kính, tôn vinh như các vị Thánh lịch sử có thật – chứ không phải huyền thoại tạo dựng.
Ngược lại – giống như khi muốn thưởng thức hương vị tuyệt hảo của trái cây, người ta phải lột bỏ lớp vỏ ngoài xù xì sấu xí để có được lớp ruột thơm tho, ngon ngọt, bổ ích – người có trí sẽ tìm đến những nguồn thông tin đáng tin cậy của những người trong cuộc để sau khi loại bỏ mọi nhiễu loạn thông tin đến được kho tàng trí tuệ thâm sâu vi diệu ẩn chứa dưới lớp vỏ ngoài Mê tín, Tín Ngưỡng, Nghi lễ, Giáo điều của Tôn giáo.
Trong Phật Giáo Nguyên thủy cũng vậy – Giáo Lý Đạo Phật hay nói cách khác Lời Phật chỉ bày hướng dẫn – ở tận cùng bên trong, cái cốt lõi, cốt tủy của nó là tập hợp những lời giảng giải dẫn đến thực hành về hàng loạt kinh nghiệm tâm linh phong phú, đa chiều có một không hai về (31) cảnh giới các cõi, về các loại hữu tình (không chỉ là người âm, người dương như một số người không theo Phật giáo đã từng có kinh nghiệm), về kinh nghiệm giác ngộ giải thoát.
Và điều tối quan trọng, tối lợi ích cho chúng sinh loài người và chư thiên (những vị hữu duyên, có trí, đã hội tụ một số điều kiện nhân duyên cần thiết) là từ Giáo Lý Đạo Phật (Lời Phật dạy) – họ không chỉ được nghe, được giảng giải mà họ còn có thể Học, có thể Hành, có thể Thành tựu những kinh nghiệm, trải nghiệm tâm linh đó cho tới cảnh giới tâm linh cao thượng nhất: đó là sự giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não do không còn tái sinh trong luân hồi sinh tử.
Đại đại hồng phúc cho những ai có được điều kiện, nhân duyên đi xuyên qua lớp vỏ bọc Phật giáo bên ngoài bắt đầu bởi Mê tín dị đoan, xuyên qua lớp Tín ngưỡng dân gian, xuyên qua lớp Nghi lễ tôn giáo, xuyên qua lớp Chấp thủ giáo điều để đến gặp và lắng nghe các điều giảng giải cốt tủy dẫn đến thực hành, tự chứng nghiệm các trải nghiệm tâm linh mà chính Đức Phật và các đệ tử truyền thừa – tu sĩ xuất gia theo truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada đã từng tự trải nghiệm, tự kinh nghiệm và trao truyền lại.
Cầu mong cho quí vị sớm có được an vui hạnh phúc thật sự trong cái thấy cái biết thanh tịnh về chân lý đang hiện hữu và tỏa sáng.
Trong tâm từ,
Tỳ khưu Viên Phúc Sumangala.
Bài viết liên quan
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Phê Phán Ngoại Đạo Có Nên Chăng?, Web, FB
- Trả Lời Ngoại Đạo, Web, FB
- Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
- Vận Mệnh Tương Lai Thành Tựu Rốt Ráo Hạnh Phúc Tối Thượng Bắt Đầu Bởi Giây Phút Hiện Tại Này Với Lòng Cung Kính, Tín Tâm Bất Động Nương Tựa Quy Y Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng!, Web, FB
- Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế? Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất?, Web, FB
- Giả Và Thật, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
- Phật Pháp Dành Cho Ai, Web, FB
- Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
- “Từ Bi Hỷ Xả Vô Lượng” Có Thể Hiện Phật Tính Hay Không?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- 969 Là Gì, Web, FB
- Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
- Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB