Ai đang nói, ai đang nghe

[lwptoc]

AI ĐANG NÓI, AI ĐANG NGHE

“Hãy thường xuyên chú tâm ghi nhận và quán sát sự nói, sự nghe của chính bản thân mình – chân lý sẽ hiển lộ: “vô ngã”, chẳng có ai ở đây cả – giác ngộ giải thoát ngay bây giờ và ngay nơi đây.”

– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

“WHO IS TALKING? WHO IS LISTENING?”

“Constantly focus on noting and observing your own speaking and hearing – the truth will manifest: “anatta”, nobody is here – enlightenment and liberation is right now and right here.”

– Bhikkhu Sumangala Viên Phúc.

[CHÁNH KINH]

THẤY CHỈ LÀ THẤY

NGHE CHỈ LÀ NGHE

CẢM GIÁC CHỈ LÀ CẢM GIÁC

NHẬN THỨC CHỈ LÀ NHẬN THỨC

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

“Trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy, trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe, trong việc cảm giác sẽ là thuần túy việc cảm giác, trong việc nhận thức sẽ là thuần túy việc nhận thức.”

Này Bāhiya, ngươi nên học tập theo đúng như vậy.

Này Bāhiya, khi nào đối với ngươi, trong việc thấy sẽ là thuần túy việc thấy, trong việc nghe sẽ là thuần túy việc nghe, trong việc cảm giác sẽ là thuần túy việc cảm giác, trong việc nhận thức sẽ là thuần túy việc nhận thức, này Bāhiya, khi ấy ngươi không là với điều ấy.

Này Bāhiya, khi nào ngươi không là với điều ấy, này Bāhiya khi ấy ngươi không là trong đó.

Này Bāhiya, khi nào ngươi không là trong đó, này Bāhiya khi ấy ngươi đương nhiên không là ở đây, không là ở kia, không là ở khoảng giữa của cả hai. Chính điều này là sự chấm dứt của khổ.”

Với lời giảng Pháp tóm tắt này của đức Thế Tôn ngay khi ấy tâm của Bāhiya Dārucīriya không còn chấp thủ và đã được giải thoát khỏi các lậu hoặc.

❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉❉

“In that case, Bāhiya, you should train yourself thus: In what is seen there must be only what is seen, in what is heard there must be only what is heard, in what is sensed there must be only what is sensed, in what is cognized there must be only what is cognized. This is the way, Bāhiya, you should train yourself.

“And since for you, Bāhiya, in what is seen there will be only what is seen, in what is heard there will be only what is heard, in what is sensed there will be only what is sensed, in what is cognized there will be only what is cognized, therefore, Bāhiya, you will not be with that; and since, Bāhiya, you will not be with that, therefore, Bāhiya, you will not be in that; and since, Bāhiya, you will not be in that, therefore, Bāhiya, you will not be here or hereafter or in between the two—just this is the end of suffering.”

Then through the Gracious One’s brief teaching of this Dhamma Bāhiya of the Bark Robe’s mind was immediately freed from the pollutants, without attachment.

Nguồn trích dẫn:

– TAM TẠNG PĀLI – VIỆT tập 28, PHẬT TỰ THUYẾT, Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
– Udāna 1.10 – Bāhiyasuttaṃ 10 The Discourse about Bāhiya

AI CẢM XÚC? AI CẢM THỌ?

AI KHÁT ÁI? AI CHẤP THỦ?

🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

⚀ – Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ cảm xúc”. Nếu Ta nói: “Có kẻ cảm xúc”, thời câu hỏi: “Ai cảm xúc” là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, xúc sanh khởi?”, thời câu hỏi ấy thích hợp.

Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau:

“Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi.

Do duyên xúc, thọ sanh khởi”.

⚁ – Bạch Thế Tôn, ai cảm thọ?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có người cảm thọ”. Nếu ta có nói: “Có người cảm thọ”, thời câu hỏi: “Ai cảm thọ?” là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thọ sanh khởi?”, thời câu hỏi ấy thích hợp.

Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau:

“Do duyên xúc, thọ sanh khởi.

Do duyên thọ, ái sanh khởi”.

⚂ – Bạch Thế Tôn, ai khát ái?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ khát ái”. Nếu Ta nói: “Có kẻ khát ái”, thời câu hỏi: “Ai khát ái” là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, ái sanh khởi”, thời câu hỏi ấy thích hợp.

Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau:

“Do duyên thọ, ái sanh khởi.

Do duyên ái, thủ sanh khởi”.

⚃ –Bạch Thế Tôn, ai chấp thủ?

Thế Tôn đáp:

– Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ chấp thủ”. Nếu Ta nói: “Có kẻ chấp thủ”, thời câu hỏi: “Ai chấp thủ” là câu hỏi thích hợp.

Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thủ sanh khởi”, thời câu hỏi ấy thích hợp.

Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau:

“Do duyên ái, thủ sanh khởi.

Do duyên thủ, hữu sanh khởi”.

Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

⚄ Nhưng này Phagguna, do ly tham, đoạn diệt một cách hoàn toàn sáu xứ nên xúc diệt.

Do xúc diệt, nên thọ diệt.

Do thọ diệt nên ái diệt.

Do ái diệt nên thủ diệt.

Do thủ diệt nên hữu diệt.

Do hữu diệt nên sanh diệt.

Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt.

Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập II – Thiên Nhân Duyên, [12] Chương I, Tương Ưng Nhân Duyên (a), I. Phẩm Phật Ðà

⚀ “Venerable sir, who makes contact?”

“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One makes contact.’ If I should say, ‘One makes contact,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who makes contact?’

But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does contact come to be?’ this would be a valid question.

To this the valid answer is: ‘With the six sense bases as condition, contact comes to be; with contact as condition, feeling.’”

⚁ “Venerable sir, who feels?”

“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One feels.’ If I should say, ‘One feels,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who feels?’

But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does feeling come to be?’ this would be a valid question.

To this the valid answer is: ‘With contact as condition, feeling comes to be; with feeling as condition, craving.’”

⚂ “Venerable sir, who craves?”

“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One craves.’ If I should say, ‘One craves,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who craves?’

But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does craving come to be?’ this would be a valid question.

To this the valid answer is: ‘With feeling as condition, craving comes to be; with craving as condition, clinging; with clinging as condition, existence…. Such is the origin of this whole mass of suffering.’

⚃ “But, Phagguna, with the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact comes cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, aging–and–death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”

From: https://suttacentral.net/sn12.12/en/bodhi

– Này các Tỷ–kheo, Ta sẽ giảng sự tập khởi và sự đoạn diệt của khổ. Hãy nghe…

– Và này các Tỷ–kheo, thế nào là khổ tập khởi?

Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội nên xúc khởi. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Này các Tỷ–kheo, đây là khổ tập khởi.

Do duyên tai và các tiếng…

Do duyên mũi và các hương…

Do duyên lưỡi và các vị…

Do duyên thân và các xúc…

Do duyên ý và các pháp, ý thức khởi lên. Do ba cái tụ hội, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Này các Tỷ–kheo, đây là khổ tập khởi.

Và này các Tỷ–kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?

Do duyên con mắt và các sắc, nhãn thức khởi lên. Do ba cái tụ hội, nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỷ–kheo, đây là khổ đoạn diệt.

Do duyên lỗ tai và các tiếng, nên nhĩ thức sanh khởi…

Do duyên mũi và các hương, nên tỷ thức sanh khởi…

Do duyên lưỡi và các vị nên thiệt thức sanh khởi…

Do duyên thân và các xúc nên thân xúc sanh khởi…

Do duyên ý và các pháp nên ý thức sanh khởi. Do ba cái tụ họp nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ. Do duyên thọ nên có ái. Do sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Này các Tỷ–kheo, đây là khổ đoạn diệt.

 

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập II – Thiên Nhân Duyên – [12] Chương I – Tương Ưng Nhân Duyên – III. Khổ. (S.ii,71)

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
  • Ai đang nói, ai đang nghe, Web, FB
  • Thấy chỉ là thấy, Web, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, Web, FB, Web Link
  • Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
  • Thực hành nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác, Web, FB
  • Tu tập định cùng với tu tập tứ niệm xứ, Web, FB
  • Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì, Web, FB
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Tu tập và phát triển thái độ không bám níu, Web, FB
  • Tập thể dục không thể đánh bại kẻ thù, Web, FB
  • Vesak 2020 – cùng ôn lại con đường giác ngộ giải thoát, Web, FB
  • Jhana – thiền có đưa đến giác ngộ giải thoát hay không, Web, FB
  • Chỉ – samatha, quán – vipassanā, định – samādhi, tuệ – paññā, Web, FB
  • Có sự khác nhau rất lớn giữa chỉ – samatha và định – samādhi quán – vipassanā và tuệ – paññā, Web, FB
  • Lưu ý tập trung phát triển chánh định – không định, vô tướng định, vô nguyện định, Web, FB
  • Định (samādhi) là gì? Thế nào là con bò núi ngu ngốc?, Web, FB
  • Có cần tu tập thiền hay không, Web, FB
  • Không chánh định không thể có bát thánh đạo, Web, FB
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Phật giáo (Buddhasasana) là gì?, Web, FB
  • Phật pháp, Phật giáo, đạo Phật là gì, Web, FB
  • Hoàn toàn và vĩnh viễn: sự thật về đạo Phật giải thoát, Web, FB
  • 969 là gì, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Học từ từ, tập từ từ, thực hành từ từ, Web, FB
  • Như thế nào là lộ trình tu tập thánh đạo giác ngộ, Web, FB
  • Trong pháp và luật này có một tuần tự học tập, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp cú 239), Web, FB
  • Chớ quên lợi ích của chính mình (Pháp cú 166), Web, FB
  • Quí vị thiền vì mục đích gì, Web, FB
  • Giới luật “chỉ là phương tiện”, Web, FB
  • Hoàn toàn và vĩnh viễn: sự thật về đạo Phật giải thoát, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB

🔊🔊🔉🔈🔊🔉🔈🔊🔉🔈🔊🔉🔈

  • Audio video: thiền minh sát vipassana: lý thuyết & thực hành, Youtube
  • Audio – yếu pháp tu tập trong phật giáo nguyên thủy theravada , Youtube
  • Audio – giới và luật trong phật giáo nguyên thủy theravada, Youtube