Lợi ích phòng hộ các căn là gì

[lwptoc]

LỢI ÍCH PHÒNG HỘ CÁC CĂN LÀ GÌ ?

… ① Với căn không phòng hộ, này các Tỷ–kheo, với người khiếm khuyết phòng hộ các căn, GIỚI ĐI ĐẾN HỦY HOẠI.

② Với giới không có, có ai khiếm khuyết về giới, CHÁNH ĐỊNH ĐI ĐẾN HỦY HOẠI.

③ Với chánh định không có, với ai khiếm khuyết chánh định, TRI KIẾN NHƯ THẬT ĐI ĐẾN HỦY HOẠI.

④ Với tri kiến như thật không có, với ai khiếm khuyết tri kiến như thật, NHÀM CHÁN, LY THAM ĐI ĐẾN HỦY HOẠI.

⑤ Với nhàm chán, ly tham không có, với ai khiếm khuyết nhàm chán, ly tham, GIẢI THOÁT TRI KIẾN ĐI ĐẾN HỦY HOẠI.

….. ① Với CÁC CĂN ĐƯỢC PHÒNG HỘ, này các Tỷ–kheo, với người đầy đủ các căn được phòng hộ, GIỚI ĐI ĐẾN ĐẦY ĐỦ.

② Với giới có mặt, với người đầy đủ giới, CHÁNH ĐỊNH ĐI ĐẾN ĐẦY ĐỦ.

③ Với chánh định có mặt, với người đầy đủ chánh định, TRI KIẾN NHƯ THẬT ĐI ĐẾN ĐẦY ĐỦ.

④ Với tri kiến như thật có mặt, với người đầy đủ tri kiến như thật, NHÀM CHÁN, LY THAM ĐI ĐẾN ĐẦY ĐỦ.

⑤ Với nhàm chán, ly tham có mặt, với người đầy đủ nhàm chán, ly tham, GIẢI THOÁT TRI KIẾN ĐI ĐẾN ĐẦY ĐỦ.

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Chương VI – Sáu Pháp, (VIII) (50) Các Căn

Thế Nào Là Hộ Trì Các Căn?

… Ðại vương, thế nào là Tỷ–kheo hộ trì các căn? Này Ðại vương,

⑴ khi mắt thấy sắc, Tỷ–kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỷ–kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn.

⑵ Khi tai nghe tiếng…

⑶ mũi ngửi hương…

⑷ lưỡi nếm vị…

⑸ thân cảm xúc…

⑹ ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỷ–kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh Digha Nikaya, 2. Kinh Sa-môn quả, (Sàmannaphala sutta)

Thế Nào Là Vô Thượng Căn Tu Tập?

– Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh?

⑴ Ở đây, này Ananda, vị Tỷ–kheo, MẮT THẤY SẮC, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.

⑵ Lại nữa, này Ananda, Tỷ–kheo TAI NGHE TIẾNG khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Này Ananda, như một người lực sĩ có thể búng tay một cách dễ dàng; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các tiếng do tai nhận thức.

⑶ Lại nữa, này Ananda, Tỷ–kheo do MŨI NGỬI HƯƠNG khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại.

Này Ananda, như những giọt nước mưa chảy trượt đi, không có đọng lại trên một lá sen hơi chúc xuống; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các hương do mũi nhận thức.

⑷ Lại nữa, này Ananda, Tỷ–kheo LƯỠI NẾM VỊ khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lênnơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tinh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại.

Này Ananda, như một người lực sĩ có thể nhổ ra một cách dễ dàng cục đờm đọng lại trên đầu lưỡi; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các vị do lưỡi nhận thức.

⑸ Lại nữa, này Ananda, Tỷ–kheo THÂN CẢM XÚC khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Này Ananda, ví như một người có thể co duỗi cánh tay được co lại của mình, hay co lại cánh tay duỗi ra của mình; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các xúc do thân nhận thức.

⑹ Lại nữa, này Ananda, Tỷ–kheo, Ý NHẬN THỨC CÁC PHÁP khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý và bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý và bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. Nhưng cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại.

Này Ananda, như một người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt đun nóng mỗi ngày, này Ananda, các giọt nước rơi rất chậm nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.

Như vậy, này Ananda, là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh.

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya, 152. Kinh Căn tu tập, (Indriyabhàvanà sutta)

BỐN TINH CẦN: CHẾ NGỰ TINH CẦN, ĐOẠN TRỪ TINH CẦN, TU TẬP TINH CẦN, HỘ TRÌ TINH CẦN.

❶ Này các Hiền giả, thế nào là chế ngự tinh cần?

Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ–kheo,

① khi mắt thấy sắc không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ–kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự chế ngự nhãn căn.

② Khi tai nghe tiếng …

③ mũi ngửi hương …

④ lưỡi nếm vị …

⑤ thân cảm xúc …

⑥ ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.

Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ–kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự chế ngự ý căn. Này các Hiền giả, như vậy gọi là chế ngự tinh cần.

❷ Này các Hiền giả, thế nào là đoạn trừ tinh cần?

Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ–kheo

① không chấp nhận dục tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu;

② không chấp nhận sân tầm đã khởi lên …

③ không chấp nhận hại tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu.

Này các Hiền giả, như vậy gọi là đoạn trừ tinh cần.

❸ Này các Hiền giả, thế nào là tu tập tinh cần?

Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ–kheo

① tu tập Niệm Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ;

② tu tập Trạch pháp Giác chi …

③ tu tập Tinh tấn Giác chi …

④ tu tập Hỷ Giác chi …

⑤ tu tập Khinh an Giác chi …

⑥ tu tập Ðịnh Giác chi …

⑦ tu tập Xả Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ.

Này các Hiền giả, như vậy gọi là tu tập tinh cần.

❹ Này các Hiền giả, thế nào là hộ trì tinh cần?

Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ–kheo hộ trì định tướng tốt đẹp đã khởi lên, cốt tưởng, trùng hám tưởng, thanh ứ tưởng, đoạn hoại tưởng, trương bành tưởng.

Này các Hiền giả, như vậy gọi là hộ trì tinh cần.

Nguồn trích dẫn: Trường bộ kinh – 33. Kinh Phúng tụng

 

Bài viết liên quan

  • Thế nào là không nắm giữ tướng chung, không nắm tướng riêng, Web, FB
  • Ai đang nói, ai đang nghe, Web, FB
  • Thấy chỉ là thấy, Web, FB
  • Quán thọ như thế nào để đạt tới ái tận giải thoát, Web, FB
  • Ai ăn thức thực, ai cảm xúc, Web, FB, Web Link
  • Lợi ích phòng hộ các căn là gì, Web, FB
  • Thực hành nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác, Web, FB
  • Tu tập định cùng với tu tập tứ niệm xứ, Web, FB
  • Tứ niệm xứ tu tập, làm cho sung mãn đem lại thành quả gì, Web, FB
  • Yếu pháp tu tập tuệ giải thoát. Bài 2/6 – tứ niệm xứ, Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Tu tập và phát triển thái độ không bám níu, Web, FB
  • Tập thể dục không thể đánh bại kẻ thù, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB