Dukkha – khổ theo thanh tịnh đạo

[lwptoc]

DUKKHA – KHỔ THEO THANH TỊNH ĐẠO

– PT: Dạ xin hỏi Dukkha – Khổ theo Thanh tịnh đạo của Ngài Trưởng Lão Buddhaghosa (Phật Âm) là gì ạ?

– @: Ngài Buddhaghosa (Phật Âm) là vị Thánh Tăng, nhà Chú Giải Sư vĩ đại, Ngài là vị đầu tiên đã tổng hợp lại các bộ Chú Giải đã có từ trước, trong đó đa phần được ghi lại bằng ngôn ngữ Sīhaḷa của xứ Tích Lan. Ngài đã hoàn tất phần chú giải về Tạng Luật và Tạng Diệu Pháp. Về Tạng Kinh, ngài đã hoàn tất phần chú giải của Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tương Ưng Bộ, Kinh Tăng Chi Bộ, và một số thuộc về Kinh Tiểu Bộ. Nổi trội vượt bậc là bộ sách nổi tiếng Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) được đánh giá là cẩm nang tu tập cho hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia vì đã cô đọng lại những gì tinh hoa của lời Phật dạy.

Trong Thanh tịnh đạo Ngài Trưởng Lão Buddhaghosa (Phật Âm) có tổng hợp dựa theo Kinh điển một số điểm quan trọng sau để giúp chúng ta hiểu biết Khổ – một trong những giáo lý cốt tủy của Đạo Phật Gotama, mà do không liễu ngộ, không thể nhập Chân Lý này nên chúng sinh chịu khổ đau trong sinh tử luân hồi từ muôn kiếp đến nay và mai sau:

“Dukkha (Khổ) với nghĩa ⚀ bức bách, ⚁ hữu vi, ⚂ bốc cháy, ⚃ biến đổi, đó là bốn nghĩa của thánh đế về Dukkha (Khổ), chân thật, không hư ngụy, không thể khác.” (Ps. ii, 104).

Về từ nguyên, và phân theo tính chất:

Từ nguyên của Dukkha (Khổ): Du là xấu xa (kucchita), như người ta gọi đứa trẻ hư là Dupputta. Chữ Kham có nghĩa là trống rỗng (tuccha), khoảng trống gọi là Kham. Dukkha (Khổ) là “xấu” vì nó là nơi thường lai vãng của nhiều hiểm nguy và nó trống rỗng vì không trường cửu, không đẹp, không vui, không có tự ngã.

Chân lý về khổ có ⚀ đặc tính làm sầu muộn đau khổ; ⚁ nhiệm vụ nó đốt cháy; ⚂ biểu hiện bằng sự sanh khởi.

“Này các tỷ kheo, khổ này là thực, không hư dối, không thể khác”. (S. v, 430).

“Không có niềm đau nào ngoài khổ

Và không gì làm đau mà không phải khổ

Ðiều chắc chắn là khổ làm đau buồn

Ðó là chân lý được nói ở đây.”

Về Khổ, có 12 việc như Vibhanga nói:”① Sanh là khổ, ② già là khổ, ③ chết là khổ, ④ sầu, ⑤ bi, ⑥ khổ, ⑦ ưu, ⑧ não, ⑨ gần gũi cái không ưa, ⑩ xa lìa cái yêu mến, ⑪ cầu không toại ý, nói tóm, ⑫ năm thủ uẩn là khổ.”

Có nhiều thứ khổ, đó là

⚀ khổ – khổ, dukkha–dukkha, hay khổ nội tại – cảm thọ khổ về thân và tâm gọi là khổ khổ, vì tự tính nó là khổ, tên nó là khổ, và vì nó đau đớn thực sự;

⚁ hoại – khổ, viparinàma–dukkha, khổ do biến hoại – cảm thọ lạc về thân và tâm gọi là hoại khổ vì đó là nhân sinh ra khổ khi cảm thọ ấy biến hoại (M.i, 303).;

⚂ hành – khổ, dankhàra–dukkha – xả thọ và các hành khác trong ba cõi là hành khổ, vì chúng bị bức bách trong sinh diệt.

Và lại còn có

⚀ khổ ngấm ngầm – Những nổi khổ về thân và tâm như đau tai, đau răng, cơn sốt tham dục, cơn sốt sân nhuế thù hằn, vv. gọi là khổ ngấm ngầm vì có hỏi mới biết được là khổ, và vì sự gia hại của nó không rõ rệt;

⚁ khổ lộ liễu – Sự đau đớn do 32 lối tra tấn sinh ra, vv. gọi là khổ rõ rệt vì không cần hỏi cũng biết, và sự gia hại có thấy rõ;

⚂ khổ gián tiếp – Trừ khổ khổ, tất cả khổ nói trong Vibhanga kể từ sanh khổ đều gọi là khổ gián tiếp vì là căn để cho một loại khổ này hay khác;

⚃ khổ trực tiếp – khổ khổ thì gọi là khổ trực tiếp..

Vì sanh, già, chết… bức bách năm uẩn đối tượng của chấp thủ:

① cũng như lửa bức bách nhiên liệu,

② như tấm bia thu hút những tên bắn,

③ như ruồi nhặng bu lại thân con bò,

④ như thợ gặt nhóm họp trên đồng lúa chín,

⑤ như bọn cướp đến nơi khu làng,

những khổ ấy được sinh ra trong các uẩn

⑥ như cỏ, dây leo mọc trên đất,

⑥ như hoa trái mầm mộng ở trên thân cây.

Năm thủ uẩn có ⚀ sanh là cái khổ đầu tiên, ⚁ già là khổ chặng giữa, ⚂ chết là khổ chặng cuối.

Khổ nung nấu tâm can nạn nhân của nỗi đau đớn đe dọa sự chết chóc, thì gọi là “sầu”.

Khổ dưới hình thức khóc than ở nơi người không chịu đựng nổi, gọi là “bi”.

Cái khổ do thân tứ đại bị xáo trộn gọi là “khổ”.

Nỗi khổ bức bách tâm hồn kẻ phàm phu khi phải đương đầu với nỗi đau thể xác, thì gọi là “ưu”.

Khổ ngấm ngầm nơi một kẻ có nhiều khổ đau chồng chất gọi là “não”.

Khổ do thất vọng, nơi những người mà niềm mong ước bị ngang trái phũ phàng, gọi là “cầu bất đắc khổ”.

Bởi thế, khi xét những khía cạnh khác nhau, ta thấy rằng chung quy, năm uẩn bị chấp thủ (cho là bản ngã của mình) chính là khổ.

Nói làm sao xiết, tất cả những nỗi khổ muôn màu muôn vẻ, dù có trải qua nhiều đời kiếp cũng không nói cho hết được.

Bởi bậy, đức Thế tôn dạy: “Nói tóm lại, năm uẩn trói buộc (thủ uẩn) là khổ”, để ám chỉ rằng, tóm lại, tất cả khổ đều hiện hữu trong mỗi uẩn bị chấp thủ, cũng như vị mặn của biển được tìm thấy trong mỗi giọt nước biển.

TK Viên Phúc – Tóm tắt lại theo:

Thanh Tịnh Ðạo, Buddhaghosa (Phật Âm), Thích Nữ Trí Hải dịch Việt
Chương XVI, Mảnh Ðất Cho Tuệ Tăng Trưởng: Căn Ðế, (Indriya – Sacca – Niddesa)

Bài viết liên quan

  • Như Lai chỉ là người chỉ đường, Web, FB
  • Phật pháp dành cho ai, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 1/4: kẻ ngu & người hiền trí khác nhau thế nào?, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 2/4: giới (dhatù – elements) là gì? Xứ (àyatana – spheres) là gì, Web, FB
  • Người hiền trí – bài 3/4: duyên khởi là gì? (paṭic­ca­samup­pāda­ – depending arising), Web, FB
  • Người hiền trí – bài 4/4: xứ phi xứ (có thể & không thể) là gì? (ṭhānāṭhā­na­ – possible and impossible), Web, FB
  • Phật nào, pháp nào, tăng nào, nương tựa nơi đâu, Web, FB
  • Giả và thật, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 1/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 2/4, Web, FB
  • Tứ thánh đế – bài 3/4, Web, FB, Youtube
  • Tứ thánh đế – bài 4/4, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 21 tháng 9, 2017